Chắc cụ làm trong ngành xăng dầu, hoặc có thể còn trực tham gia quản lý cái quỹ này!
Nhờ cụ giải thích giúp em về cái nguyên lý hoạt động của quỹ này, theo em hiểu:
- Giả sử giá xăng là 18k/l, BCT trích lập quỹ bình ổn 2k/l => NTD mua xăng với giá 20K/l
- KHi giá xăng tăng lên đến 22k/l, BCT trich quỹ bình ổn để bù giá 2k/l => giá xăng được bình ổn ở mức 20K/l
NTD bọn em chả được dôi ra đồng nào (ngoại trừ các tác động gián tiếp rất khó kiểm chứng kiểu như lạm phát, tăng giá ... do giá xăng dầu biến động), mà còn phải "trả trước" cho các DN xăng dầu 2k/l xăng, nói cách khác chính là bị chiếm dụng vốn!
Chưa kể cái cơ chế quản lý, sử dụng quỹ bình ổn đấy ra sao, minh bạch đến đâu luôn là một vấn đề không có lời giải!
Bác ợ, thời đại bây giờ lên google tìm đc nhiều thông tin lắm. Cần gì trong ngành mới biết, có điều muốn động não hay ko mà thôi.
Quỹ bình ổn xăng dầu được giao cho từng công ty lập tài khoản và báo cáo thường xuyên. Bác cứ vào trang của Petrolimex và Pvoil xem họ báo cáo giá trị quỹ bình ổn xăng dầu theo từng đợt điều chỉnh giá. Về phía doanh nghiệp, họ chẳng dại gì ăn ở khoản này đâu vì chẳng bao nhiêu, để ăn cũng rắc rối, mà nguy cơ bị ướp muối hơi bị cao.
Về vốn đề quỹ bình ổn giá đẻ ra là để hạn chế mức tăng đột biến của giá xăng dầu, dẫn đến tích lũy tăng giá tiêu dùng vì hoạt động sản xuất - kinh doanh dùng xăng dầu làm nhiên liệu chạy máy, vẩn tải các thứ.
Như trong cái ví dụ của bác, nó hơi bị kệch cỡm vì em chả biết bác lấy mấy đâu ra cái vụ trích bình ổn 2k/lít cả, nhưng nó cũng cho thấy 1 điều là tuy bác ko lợi gì về giá xăng vì là tiền từ túi trái bù túi phải nhưng bác ko thấy 1 điều là bát phở bác ăn nó ko tăng từ 35k lên 38k/bát ngay lập tức. Cái đó mới là mục đích bình ổn giá đó bác.
Trong thực tế thì mức thu/chi nó thấp nên chỉ hiệu quả trong giai đoạn xăng tăng mang tính nhất thời hoặc mùa vụ, còn trong giai đoạn giá toàn cầu tăng mạnh như thế này thì nó chỉ có tính chất cầm cự để kéo giãn giai đoạn thiết lập mặt bằng giá mới thôi.
Mặt khác, các quỹ bình ổn đang âm là hiện giờ người tiêu dùng vẫn đang hưởng lợi từ chính sách mới đúng. Nói lập luận cho rằng chiếm dụng vốn thì trong giai đoạn hiện tại đúng ra người tiêu dùng mới là chiếm dụng vốn bác ợ. Tất nhiên sau này người tiêu dùng phải "trả lại" thông qua việc trích quỹ bình ổn, nhưng lúc đó giá trị đồng tiền nó thay đổi rồi hehe.
Nhưng đáng tiếc là cơ chế cái quỹ đó nó đã rõ ràng là việc dùng tiền túi trái để bù tiền túi trái rồi, tức là tự việc vận hành nó đã thỏa mãn mục đích của nó nên ko phải là chiếm dụng vốn. Trừ phi có ai mang khoản tiền đó đi làm việc khác ngoài việc bù trừ giá xăng dầu thì mới gọi là chiếm dụng vốn. Mời bác mở sách luật ra xem định nghĩa trc khi "tuyên án" ạ.