Cap nguyên văn phục vụ các cụ không nghe được ở văn phòng. Bản tin này mà phát vào giờ ăn tối thì có người không nuốt được cơm
“Nữ BTV: Thói hung hăng côn đồ hiện vẫn tồn tại trong XH của chúng ta. Không ở đâu xa cả chúng ta có thể bắt gặp ngay khi mà chúng ta ở trên đường và tham gia giao thông.
Nam: kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu. Giả dụ là 2 xe va chạm với nhau thì chưa biết ai đúng ai sai cả đã dùng nắm đấm để giải quyết. Hoặc thậm chí là biết mình sai rồi. Nhưng thấy đối phương yếu hơn, đánh được, là đánh. Bất chấp cả mọi người can ngăn. Gần đây thì những vụ hành hung ntn có chiều hướng gia tăng…. (“trình bày vụ Bình Dương”)…
Thế nhưng không phải vụ việc nào cũng được xử lý như vậy (“3 ngày khởi tố luôn”). Điển hình như vụ việc xảy ra ngày 31 tháng 12 vừa qua ngay tại Thủ Đô. Nhưng chỉ vì nhắc nhở 1 người đi ô tô (“room to dần gương mặt Long đại hiệp”) dừng đỗ quá lâu, 1 nam thanh niên cũng đã bị hành hung dã man. Vậy mà đến nay, chưa biết vụ việc sẽ được xử lý ra sao.
Luật sư: Đa phần thì cái hậu quả của các vụ việc cố ý gây thương tích thì họ đều có thể hòa giải với nhau bằng cách thông qua bồi thường, thương lượng với nhau. Do vậy là rất nhiều trường hợp là không xử lý.
Nam BTV: Cũng theo LS, luật quy định những trường hợp bị hành hung có tỷ lệ thương tật dưới 11% nhưng hành vi mang tính côn đồ thì vẫn có thể xử lý hình sự nếu có yêu cầu của bị hại. Hơn nữa, khi bị hại rút đơn yêu cầu, cơ quan tố tụng vẫn có thể xử lý tội gây rối trật tự công cộng, nếu xét thấy tính chất hành vi có ảnh hưởng xấu đến XH.
Thế nhưng đến nay, thế nào là hành vi côn đồ, gây rối TTCC thì lại chưa có hướng dẫn cụ thể mà chỉ vận dụng theo văn bản của tòa án NDTC đưa ra từ năm 1977.
LS: tình tiết côn đồ được giải thích là 1 hành vi mà vô cớ hoặc vì lý do vụn vặt mà tấn công, hành hung người khác. Tuy nhiên, đến nay các quy định đã thay đổi rất nhiều và hoàn toàn phụ thuộc vào các cơ quan tố tụng trong quá trình vận dụng để đánh giá hành vi của người có hành vi tấn công người khác để xác định có côn đồ hay không.
BTV: Thiếu hướng dẫn cụ thể sẽ khó xác định hành vi. Có lẽ, đây là kẽ hở của PL thực tế không ít trường hợp sau khi hành hung người khác vì va chạm giao thông cũng chỉ bị xử phạt hành chính nên không đủ sức răn đe. Và những hành vi côn đồ như thế này (“quay quả lên gối nét căng J ”) sẽ còn tái diễn.
Nam: có thể thấy trong nhiều vụ việc thì cũng không hẳn là do va chạm dẫn tới nóng giận gì đâu. Mà là bản thân các đối tượng này đều có sẵn bản tính côn đồ rồi. Va chạm giao thông chẳng qua cũng chỉ là cái cớ để các đối tượng có cơ hội mà bộc phát ra và tấn công người khác với tâm lý là đánh được người rồi sau đó bỏ đi cũng có sao đâu rõ ràng là tình trạng này không thể kéo dài thêm được. Chúng ta cần có 1 chế tài đủ mạnh để những kẻ dù là côn đồ nhất cũng phải biết sợ. KHông dám đánh người.