'Tôi không duy ý chí khi đề xuất hạn chế xe cá nhân'

Bóng Chày

Xe lừa
Biển số
OF-66195
Ngày cấp bằng
13/6/10
Số km
39,905
Động cơ
832,757 Mã lực
E vẫn ngưỡng mộ anh T từ hồi anh ấy là kế toán trưởng SĐ. Giờ nghe anh phán trên báo em thấy thất vọng vô cùng! Chắc làm ct nó phải vậy chăng?
 

vitxinhcb

Xe tải
Biển số
OF-106743
Ngày cấp bằng
25/7/11
Số km
369
Động cơ
397,350 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
OCB Cao Bằng
“Nếu sợ thì tôi đã không làm bởi mỗi quyết định quản lý đều ảnh hưởng tới số đối tượng nhất định. Nhưng quan trọng là quyết định đó mang lại lợi ích cho số đông hay số ít”, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng trả lời VnExpress về đề án hạn chế phương tiện vận tải cá nhân.
- Chính phủ vừa yêu cầu Hà Nội và TP HCM hạn chế hoặc cấm lưu thông xe máy trên một số tuyến phố. Ông nói gì khi nhiều chuyên gia phản bác rằng chưa có cơ sở khoa học để nói nguyên nhân chính gây ùn tắc là xe máy?


- Tôi cho rằng, các chuyên gia nói đúng, ùn tắc tại Hà Nội và TP HCM không phải hoàn toàn do xe máy mà gồm cả ôtô cá nhân, taxi, xe buýt. Do đó, Bộ Giao thông Vận tải đang làm đề án “Hạn chế phương tiện vận tải cá nhân” gồm có ôtô, taxi, môtô và xe máy để trình Thủ tướng phê duyệt. Không thể để tình trạng phương tiện vận tải cá nhân phát triển bùng nổ như hiện nay. Việt Nam có hơn 80 triệu dân nhưng tổng cộng ôtô là 1,8 triệu chiếc và xe máy là trên 35 triệu chiếc. Trung bình gần 2 người có một xe máy thì không hạ tầng giao thông nào chịu nổi.
"Trung bình gần 2 người có một xe máy thì không hạ tầng giao thông nào chịu nổi". Ảnh: Hoàng Hà
- Theo đề án của Bộ Giao thông thì lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân sẽ như thế nào?
- Bộ Giao thông Vận tải đã làm việc với TP HCM và Hà Nội, trước hết là cấm xe cá nhân đi vào một số tuyến phố chính, sau đó mở rộng dần. Đồng thời với đó là các giải pháp đồng bộ như tăng cường năng lực vận tải công cộng, đầu tư, nâng cấp, mở rộng hạ tầng giao thông... Khi có đường sắt trên cao, có tàu điện ngầm thì việc hạn chế phương tiện cá nhân sẽ nhanh hơn, còn bây giờ thì phải từ từ, không gây xáo trộn lớn.
Tiếp đó là những chính sách nhập khẩu, lệ phí đăng ký… sao cho nếu dùng ôtô cá nhân thì phải nộp nhiều tiền sử dụng hạ tầng, bảo vệ môi trường. Chúng ta điều tiết bằng cả biện pháp hành chính và kinh tế để người dân thấy rằng, sử dụng phương tiện cá nhân không thuận tiện, mất nhiều tiền. Vừa qua, TP HCM cũng có đề án thu phí ôtô vào nội đô, vấn đề này trên thế giới áp dụng lâu rồi. Theo tôi biết, để một ôtô hoạt động ở Singapore, một năm chủ xe phải đóng 6.000 đôla Singapore và nhiều thứ tiền khác nữa.
Hiện nay việc cấm dùng vỉa hè, lòng đường để đỗ xe hoặc kinh doanh điểm đỗ cũng là biện pháp hạn chế phương tiện cá nhân bởi khi đi xe vào không có chỗ đỗ thì buộc phải sử dụng phương tiện vận tải công cộng.
- Tại Hà Nội, ôtô chiếm 10% phương tiện nhưng chiếm 55-60% diện tích mặt đường, bản thân bộ trưởng cũng cho rằng xe máy không phải là nguyên nhân chính gây ùn tắc. Tại sao chúng ta không hạn chế ôtô trước, sau đó mới tính đến xe máy để tránh gây xáo trộn lớn?
- Quan điểm của tôi là phải hạn chế đồng thời chứ không riêng ôtô hay xe máy. Taxi cũng là phương tiện vận tải cá nhân nên sắp tới Bộ Giao thông cũng sẽ làm việc với Hà Nội và TP HCM để tạm dừng cấp phép đăng ký thành lập mới công ty taxi, xem xét quy hoạch phát triển taxi đến một mức độ nào đó thì phải dừng và hạn chế.
- Phương tiện vận tải công cộng tại các đô thị đang khá yếu kém, ông sẽ nói gì nếu đề xuất hạn chế phương tiện cá nhân tại thời điểm này của Bộ Giao thông bị cho là duy ý chí?
- Chúng tôi không duy ý chí, không hạn chế xe cá nhân để bắt người dân sử dụng một dịch vụ tồi. Tôi cũng đã thực tế đi xe buýt, nếu nói phương tiện vận tải công cộng hiện thấp kém là không đúng, mặc dù cũng cần một số cải tiến như hệ thống phanh, chỗ ngồi, bến dừng đỗ... Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần chấp nhận, chia sẻ nếu đòi hỏi đủ hạ tầng, phương tiện vận tải công cộng thì lúc đó bình quân mỗi người đã có một xe máy. Các thành phố hiện đại trên thế giới thường dành 15-20% đất cho giao thông nhưng Hà Nội chỉ có 6%, chẳng lẽ phải đập nhà đi làm đường?
Ngoài ra, chúng ta không bao giờ phát triển được dịch vụ vận tải công cộng tốt trong khi vẫn để phương tiện cá nhân hoạt động thoải mái. Như tôi vừa nói, phải là cung - cầu chứ nếu đầu tư nhiều nhưng không có người đi thì lại có tình trạng xe buýt “đắp chiếu”.
- Nếu bây giờ không sử dụng ôtô, xe máy, ông và các cán bộ Bộ Giao thông sẽ sử dụng phương tiện gì?
- Lúc đó chúng tôi sẽ đi xe buýt nhưng trước hết phải tạo thói quen đi bộ. Ngay những nước tiên tiến, người dân vẫn phải đi bộ từ nhà ra ra bến xe, từ bến xe tới công sở. Lâu nay chúng ta có thói quen bước ra cửa phải có xe. Nhiều người phóng xe máy tốc độ cao, chen lấn, xô đẩy để đến quán bia, uống hàng mấy tiếng đồng hồ, trong khi việc phóng nhanh đó chỉ tiết kiệm được mấy phút. Chợ cách nhà vài trăm mét họ cũng đi xe máy trong khi buổi tối lại dành tới vài tiếng để đi bộ.
- Khi hợp nhất Hà Tây với Hà Nội, lãnh đạo thủ đô từng bố trí tuyến xe buýt dành riêng cho công chức của các sở đi làm ở Hà Đông và Hà Nội nhưng cuối cùng xe buýt ngừng hoạt động vì quá ít người đi. Ông nghĩ gì về bài học này?
- Chúng ta vẫn để xe máy lưu thông nên mới vậy chứ nếu hạn chế xe máy thì đương nhiên phải đi xe buýt. Người ta đi xe máy một phần là chủ động, đi muộn về sớm, tranh thủ giữa giờ…
Cách đây 5-7 năm, Thái Lan ùn tắc khủng khiếp nhưng giờ đã giảm rất nhiều. Các thành phố lớn của Trung Quốc làm gì có xe máy. Ôtô mà vào được thành phố thì rất khó khăn bởi rất nhiều loại phí, lệ phí. Đấy là họ hạn chế cả ôtô lẫn xe máy. Nếu người dân Việt Nam không thay đổi nhận thức, coi ùn tắc giao thông là việc của thiên hạ, của ngành giao thông thì không bao giờ giải quyết được. Tôi vẫn nhớ ngày còn bé, bố tôi đưa đi Hà Nội chơi, toàn đi bộ vài km, chỗ nào xa thì đi tàu điện chứ làm gì có ôtô và xe máy như bây giờ.
"Chắc chắn cuối năm 2012 ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP HCM sẽ giảm". Ảnh: Hoàng Hà
- Nếu triển khai đề án hạn chế phương tiện cá nhân, bộ trưởng có cam kết gì về việc giảm ùn tắc tại các đô thị lớn?
- Là người đứng đầu ngành giao thông tôi sẽ chịu trách nhiệm với đề xuất hạn chế phương tiện cá nhân. Nếu sợ thì đã không dám làm bởi mỗi quyết định quản lý đưa ra đều ảnh hưởng tới những đối tượng nhất định. Nhưng quan trọng là quyết định đó đưa lại lợi ích cho số đông hay số ít. Khi mà số đông được lợi thì phải có một số nhỏ ảnh hưởng. Nhưng xét về tổng thể, nếu giảm được ùn tắc, tai nạn thì số bị tác động đó cũng sẽ được hưởng lợi.
Tôi chắc chắn cuối năm 2012 ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP HCM sẽ giảm bởi với những giải pháp đưa ra không giảm được ùn tắc thì mới lạ.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng (51 tuổi), quê Nam Định, là tiến sĩ kinh tế, ủy viên Trung ương ****. Ngay sau khi được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm, ông Thăng đã thẳng thắn với báo chí: "Bộ trưởng là tư lệnh lĩnh vực ngành phải cho tôi toàn quyền".
Ông Thăng từng là Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Việt Anh - Tiến Dũng thực hiện
theo VNexpress
nói thì vậy....dưới nhìu người cũng nghiên cứa lắm roài...iêm học gtvt ra đây nè.....vấn đề này đau đầu lắm...khó giải quyết lắm...hic..thiết nghĩ do nền kt còn thấp,dân còn nhiều người nghèo...ngõ thì chật...đi bộ thì xa..cũng phải đi xe hai bánh thoai..hu hu
 

xe beet

Xe buýt
Biển số
OF-111764
Ngày cấp bằng
6/9/11
Số km
858
Động cơ
396,705 Mã lực
Em có ý kiến này các cao nhân xem có khả thi không nhé: Hôm nay họp em có bài phát biểu: nguyên nhân gây ùn tắc giao thông là do mật độ dân số đông (ở quê mật độ dân số thưa nên không sảy ra ùn tắc.) vậy để giải quyết triệt để vấn đề này trước mắt ta nên hạn chế dần phương tiện cá nhân. nhưng cấp bách và triệt để lúc này là phải xong xong với các bộ ngàng, đề nghị bộ y tế.....lên phương án cấm xxx dần dần dân số giảm là đỡ tắc đường. :69::69::69::69::69:
 

evka

Xe buýt
Biển số
OF-47779
Ngày cấp bằng
1/10/09
Số km
511
Động cơ
464,440 Mã lực
Bác UP phát biệu chạ có gị mợi. Em lót dép ngồi hóng xem dư lào ;))
 

ngoibet

Xe điện
Biển số
OF-64611
Ngày cấp bằng
21/5/10
Số km
4,157
Động cơ
467,602 Mã lực
Nơi ở
HN
Website
facebook.com
Em Bẩu rồi, chuyển 50% bệnh viện và 50% trường học ra ngoại thành thì tắc đường nữa em đi đầu xuống đất.
đặc biệt chuyển mấy trường Trần phú, Ams, Chu Văn An ra mệ ngoại thành cho nó hết thành tổ đú luôn :))
Úi giờ, đọt trước họp chia suất out ra ngoại thành, mấy trường ĐH oánh nhua gần chết. Sau XXX bẩu thôi, cứ ở lại. thế là Cụ thấy trường ĐH nào chả mỗi nhiệm kỳ HT đều xây thêm một cái nhà to tổ chảng, chuyển đi bây giờ thì chít.
Lại bẩu là nội thành không xây CCCC nữa, nhưng mỗi DA, CĐT nó biếu cả sàn nên lại tặc lưỡi, thêm cái chả sao. Giờ phố nào chả có CCCC.
Lại bẩu xây đô thị vệ tinh mãi ngoài...Mỹ đình với TH-NC, bán giá rẻ, hạ tầng tốt dân nội thành sẽ tự động ra ở, nội thành sẽ thoáng. Xây xong quan chức địa phương ùn về tranh nhau mua => giá lên theo Cầu => nhiều chỗ đắt quá nội thành. Thế là bây giờ không chỉ nội thành tắc mà ngoại thành (khu mấy cái đô thị vệ tinh ý) cũng...tắc.

Bây giờ em nghe thấy đang nhăm nhe mấy cái ...mờ mờ kiến như sau:

Xây ở bốn góc HN (Đông - Tây-Nam-Bắc), mỗi góc 10-50 cái nhà cao... 150 tầng, to tổ chảng, liên thông nhau. Lùa hết dân ở mấy góc về mấy cái nhà ấy, bên trong có đủ: công sở, công ty, công an, công nông, bệnh viện, siêu thị, trường học...). Di chuyển trong đó bằng thang máy, cầu thang cuốn, và...dù bay. Di chuyển sang các cụm nhà khác bằng...UFO và cáp treo...
Nội bất xuất, ngoại bất nhập. Chả cần gì ô tô xe máy nữa.
Nghe đâu DA này đang trình BCT, Cụ nào biết nói rõ thêm cái!
 
Chỉnh sửa cuối:

evka

Xe buýt
Biển số
OF-47779
Ngày cấp bằng
1/10/09
Số km
511
Động cơ
464,440 Mã lực
Nếu bây giờ không sử dụng ôtô, xe máy, ông và các cán bộ Bộ Giao thông sẽ sử dụng phương tiện gì?
- Lúc đó chúng tôi sẽ đi xe buýt nhưng trước hết phải tạo thói quen đi bộ.
Riêng câu này nói lên tất cả. Em ủng hộ sự táo bạo, dám nghĩ dám làm nhưng chém bừa thế này thì rõ là ...chém. Các quan chức không thể đi phương tiện công cộng được trừ khi đi vi hành. VIP đi lại lộ thiên như vậy lỡ có làm sao thì loạn à. Táo bạo nhưng vô nguyên tắc như vậy thì ^:)^
Chốt lại: chả cần đợi, tung xu thôi, hên xui ;))
 

wildcat74

Xe điện
Biển số
OF-22272
Ngày cấp bằng
11/10/08
Số km
4,858
Động cơ
574,466 Mã lực
Thành phố 7 triệu dân hiện nay phương tiện vận chuyển công cộng duy nhất là xe bus, cùng lắm cũng chỉ đáp ứng được 10-15% nhu cầu đi lại. Thế bây giờ cấm phương tiện cá nhân thì dân đi bằng gì?. Thân làm bộ trưởng chưa ngồi ghế được mấy ngày mà đã phát biểu hồ đồ thế này thì khổ dân rồi!
 

dragonqv

Xe hơi
Biển số
OF-52666
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
184
Động cơ
455,346 Mã lực
Thầy bói vẽ voi. quy hoạch này đi bộ hết là hết tắc. nhanh cho vuông :)
 

thtvuf

Xe điện
Biển số
OF-19944
Ngày cấp bằng
15/8/08
Số km
4,537
Động cơ
546,012 Mã lực
Em xin kiến nghị trước khi làm thí điểm, báo Nhân Dân và Hà Nội Mới phát động phong trào "Toàn thể cán bộ công chức Bộ Giao Thông Vận tải và các Sở ban ngành liên quan tự nguyện bỏ xe 2 bánh/4 bánh cá nhân, đi xe bus đi làm". Em dự là có nhiều đơn xin nghỉ việc được nộp.
Cả đi bộ nữa cụ ợ...các bác ấy toàn ở phố nhớn thui
 

congbinhxuong

Xe buýt
Biển số
OF-26772
Ngày cấp bằng
2/1/09
Số km
760
Động cơ
494,390 Mã lực
Có bài này trên blog Osin Huy Đức khá hay

Xe Lam và Thăng Tư Lệnh

Huy Đức

Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng hình như đang muốn làm một cái gì đó. So với những quan chức chỉ giữ ghế thì sự xông xáo của ông rất đáng được hoan nghênh. Ông có vẻ như đã đúng khi tìm thấy nguyên nhân làm ách tắc giao thông: Người dân đô thị thay vì sử dụng giao thông công cộng đã chỉ dùng phương tiện cá nhân. Ông cũng đúng khi cho rằng phải hạn chế phương tiện cá nhân đồng thời tăng cường năng lực vận tải công cộng. Nhưng, ông đề nghị: “trước hết là cấm xe cá nhân đi vào một số tuyến phố chính, sau đó mở rộng dần”; trong khi chưa thấy ông đưa ra cách gì “tăng cường” các phương tiện công cộng để người dân đi lại.
Trong ngày nhận chức, ông Đinh La Thăng nói với báo chí: “Ra đường nhìn thấy một cô gái mặc rất đẹp thì không phải vì thế ta mua ngay bộ đồ đó về cho vợ mặc”. Vậy mà, giờ đây, cứ bắt đầu một chính sách là ông lại dẫn Singapore làm thế này, Thailand và Trung Quốc làm thế kia. “Các thành phố lớn của Trung Quốc làm gì có xe máy” như ông nói. Nhưng, một trong những thành phố lớn đó là Quảng Châu, phải mất mười năm, đầu tư xe bus, xây dựng hệ thống tàu điện ngầm, vận động nhân dân rồi đến năm 2006, họ mới đưa toàn bộ xe gắn máy ra nghĩa địa.
Cũng trong ngày nhận chức, ông Thăng nói: “Là tư lệnh ngành, phải cho tôi toàn quyền như vị tướng ra trận, phải được toàn quyền quyết định chiến đấu, tiến hay lùi mới làm được”. Nếu ông Đinh La Thăng muốn làm tư lệnh thì có lẽ Thủ tướng nên khuyến khích ông học bơi rồi giao cho ông một hải đoàn ra lấy lại Hoàng Sa. Bộ trưởng là một nhà hành pháp chính trị chứ không phải là “thủ lĩnh” như hồi ông làm Bí thư Đoàn Tổng công ty xây dựng Sông Đà. Phương tiện để thực hiện các ý nguyện của Bộ trưởng là chính sách, là thuyết phục, chứ không phải là ra lệnh. Để giải bài toán giao thông đô thị không thể chỉ nắm đầu đứa “bé miệng” nhất: xe máy. Không biết đã có khi nào ông Đinh La Thăng ra ăn cháo gà Hải Triều, nhìn cao ốc Bitexco 68 tầng được xây trên khuôn viên chỉ rộng 6.000m2. Để tính, sau khi kinh tế phục hồi, nếu tòa nhà văn phòng ấy có đủ người đến làm việc thì giờ tan tầm lấy đâu chỗ cho họ đứng khi vừa tiếp đất. Bitexco cũng đang làm thủ tục để biến Trung tâm cấp cứu Sài Gòn thành một cao ốc khoảng 55 tầng. Dòng người từ các cao ốc được xây ở trung tâm này sẽ di chuyển như thế nào để về nhà? Để trả lời câu hỏi ấy, Bộ trưởng Giao thông phải thảo luận với Chính quyền Thành phố, Bộ xây dựng và đương đầu với các thế lực sau lưng Vincom, Bitexco… chứ không ngồi quyết một mình được đâu “Thăng Tư lệnh” ạ.
Bài toán giao thông công cộng phải được giải trước khi cấm các phương tiện cá nhân. Không chỉ vì giao thông công cộng chỉ đáp ứng chưa tới 10% nhu cầu đi lại của người dân Hà Nội, Sài Gòn, mà còn bởi taxi thì quá mắc còn xe bus thì đang rất bất tiện. Ở “các thành phố trên thế giới” mà ông Thăng hay ví dụ, từ bến xe bus hay Metro người dân khá thoải mái khi đi bộ tới chỗ làm việc hay về nhà. Ở Việt Nam, dân chúng đã chiếm hết vỉa hè, từ nơi làm việc ra bến xe bus rồi từ bến xe bus đi bộ về nhà đều vừa quá xa vừa bất tiện.
Để nối các khoảng cách đó, nên tham khảo một loại xe rất được ưa dùng ở Sài Gòn trước đây: xe lam. Xe lam là một phương tiện có thể len lỏi trong nhiều con phố nhỏ. Xe lam cũ có nhược điểm là rất ồn. Nhưng, có thể đóng mới một loại xe chở 8 người theo mô hình xe lam sử dụng đầu máy honda 250 phân khối.
Xe bus cồng kềnh không nên để chạy trên tất cả các tuyến như hiện nay vì xe thì to lại chạy hết sức nghênh ngang trong khi đường sá thì quá chật. Xe bus lớn chỉ nên cho chạy từ Đông sang Tây theo đại lộ Võ Văn Kiệt. Từ hướng Hóc Môn, xe bus lớn nên dừng lại ở công viên Gia Định; Từ Củ Chi nên dừng lại ở một trạm đầu đường Cộng hòa; Từ Thủ Đức, nên dừng lại bên ngoài cầu Điện Biên phủ. Một loại xe bus dưới 45 chỗ có thể chạy xuyên tâm theo trục Lý Thường Kiệt, 3-2, Điện Biên Phủ… Phần còn lại dành cho “xe lam”. Trước đây, đã có những hợp tác xã vận tải sử dụng xe Daihatsu cải tạo theo mô hình xe lam nhưng bị các “ông lớn” xe bus gây sức ép để thành phố dẹp những chiếc Daihatsu không xin trợ giá đó. Xe lam cũng chở được từ 8 đến 10 người như Daihatsu mà rẻ hơn và chiếm chỗ ít hơn. Xe lam cũng sẽ làm giảm lượng taxi, loại phương tiện 4 chỗ thường chỉ có một khách ngồi trên đó.
Tiếp theo, phải đầu tư skytrain và metro. Có thể làm trước skytrain vì rẻ hơn và thời gian đưa vào sử dụng nhanh hơn, cho dù nó có thể làm xấu không gian đô thị. Chỉ khi có metro và skytrain nối trung tâm Hà Nội với Ba Vì, Tam Đảo; nối Chợ Bến Thành với Bình Dương, Củ Chi… các khu chung cư cách thành phố 30-45 phút skytrain bắt đầu mọc lên thì mới cho các cao ốc văn phòng xây dựng giữa trung tâm thành phố. Các phương tiện giao thông công cộng phát triển tới đâu thì ban hành chính sách “làm khó” phương tiện cá nhân tới đó. Khi đó, có thể học cách thu lệ phí xe vào thành phố của Thượng Hải; có thể học cách thu lệ phí xe đi vào một số tuyến đường trung tâm, cách đấu thầu quyền đăng ký xe mua mới của Singapore… Có thể thu trước một số lệ phí xe cộ và xăng dầu để đầu tư nếu Bộ trưởng thuyết phục được người dân những khoản thu ấy là cần thiết.
Cấm như cách mà Bộ trưởng Đinh La Thăng định làm thì tất nhiên là đỡ phải suy nghĩ hơn. Nhưng, Bộ không phải là công trường như Sông Đà hay Ialy để cần một người ra lệnh. Vai trò của Bộ trưởng là đưa ra chính sách. Muốn làm chính sách thì phải phân tích và phải theo đúng quy trình. Đôi khi để giải quyết một vấn nạn ở tầm quốc gia lại phải bắt đầu bằng việc trả lời những câu hỏi nhỏ: Nếu cấm xe máy ở một số tuyến đường như Bộ trưởng mới sáng kiến thì làm sao người dân có nhà trên những tuyến phố ấy có thể đón bạn bè đi xe máy tới nhà mình? Vì sao họ lại không có quyền đi xe máy như người dân ở những con phố khác?
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,916
Động cơ
605,841 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Úi giờ, đọt trước họp chia suất out ra ngoại thành, mấy trường ĐH oánh nhua gần chết. Sau XXX bẩu thôi, cứ ở lại. thế là Cụ thấy trường ĐH nào chả mỗi nhiệm kỳ HT đều xây thêm một cái nhà to tổ chảng, chuyển đi bây giờ thì chít.
Lại bẩu là nội thành không xây CCCC nữa, nhưng mỗi DA, CĐT nó biếu cả sàn nên lại tặc lưỡi, thêm cái chả sao. Giờ phố nào chả có CCCC.
Lại bẩu xây đô thị vệ tinh mãi ngoài...Mỹ đình với TH-NC, bán giá rẻ, hạ tầng tốt dân nội thành sẽ tự động ra ở, nội thành sẽ thoáng. Xây xong quan chức địa phương ùn về tranh nhau mua => giá lên theo Cầu => nhiều chỗ đắt quá nội thành. Thế là bây giờ không chỉ nội thành tắc mà ngoại thành (khu mấy cái đô thị vệ tinh ý) cũng...tắc.

Bây giờ em nghe thấy đang nhăm nhe mấy cái ...mờ mờ kiến như sau:

Xây ở bốn góc HN (Đông - Tây-Nam-Bắc), mỗi góc 10-50 cái nhà cao... 150 tầng, to tổ chảng, liên thông nhau. Lùa hết dân ở mấy góc về mấy cái nhà ấy, bên trong có đủ: công sở, công ty, công an, công nông, bệnh viện, siêu thị, trường học...). Di chuyển trong đó bằng thang máy, cầu thang cuốn, và...dù bay. Di chuyển sang các cụm nhà khác bằng...UFO và cáp treo...
Nội bất xuất, ngoại bất nhập. Chả cần gì ô tô xe máy nữa.
Nghe đâu DA này đang trình BCT, Cụ nào biết nói rõ thêm cái!
Cẩn thận nhé, sẽ có đề tài giải quyết ùn tắc thang máy, xử phạt UFO đỗ sai quy định, dù bay đi sai làn hoặc làm thế nào để lắp đèn tín hiệu trên không...
Báo chí sẽ giật tít: " Sốc với cụ già xếp hàng 100 năm chờ xuống đất", "Lý Nhã Kỳ lộ hàng khi đi dù bay" v.v.
 

xelurung

Xe hơi
Biển số
OF-99686
Ngày cấp bằng
11/6/11
Số km
149
Động cơ
399,530 Mã lực
các bác toàn bàn lùi, ai cũng nghĩ như các bác thì bao giờ dân vịt mình văn minh lên được
 

NN minhchau

Xe tăng
Biển số
OF-110172
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
1,173
Động cơ
402,400 Mã lực
Nơi ở
Lầu 5 góc và sô 10 phố downing
cấm thì 1 đứa trẻ lên 3 cũng làm dc, cấm là kách tốt nhất của những người làm nghề quản lý kém kỏi... haizzzz
đây là hệ quả của cơ chế chọn người tài: học hành kém vào làm kiến trúc ===>> kiến trúc vừa nhỏ, vừa bé, lại giao thông đồng mức, cả phố kô thấy chừa đất làm nhà wc nào... haizzz coi dân việt chả anh nào có lỗ hậu môn cả híc
xây dựng kém nhưng vì con ông cháu cha nên đường xá xuống cấp, ngập nước... thoát nước kém ==> kẹt xe...
tính nông dân nên thấy người giầu là ghét.... kèn cựa nên thuế cao đánh vào xe máy ô tô... ===> toàn dân đi xa máy là chính híc
hối lộ, luất lá nhiều nên xe khách, tải càng phải quá tải, quá khổ rùi phóng nhanh vượt ẩu.... càng chết nhiều...
học lái toàn bia bọt mới dc qua.... nên lái kém... chết cũng lăqsm từ đấy....
Ôi .....:D
 

vietran

Xe ba gác
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
24,635
Động cơ
723,036 Mã lực
Cấm phương tiện cá nhân là đúng rồi, có điều tập trung nghĩ cách nâng cao phương tiện công cộng
Em thấy anh Thăng cũng đựoc đấy chứ, chí ít là cũng chịu khó nghĩ cách
 

quochoan81

Xe máy
Biển số
OF-113800
Ngày cấp bằng
22/9/11
Số km
51
Động cơ
388,290 Mã lực
Cụ này, nói và làm còn xa nhau lắm!
 

CAP_bl

Xe điện
Biển số
OF-17510
Ngày cấp bằng
17/6/08
Số km
3,627
Động cơ
534,093 Mã lực
Về chuyện bác này dám có ý kiến, dám có đề xuất thì không cần bàn và điều này cũng là đáng mừng khi so sánh với những cơ quan ngang cấp khác.
Về chuyện khả thi thì đúng là có nhiều ý kiến trái chiều. Bác này có lý của mình, nhưng có vẻ hơi vội vàng. Ở ta phần trách nhiệm khi thực thi một việc không đến nơi, đến chốn hơi ít, vì thế có "làm" cũng không phải lo lắng quá khi "kết quả" kém, có lẽ vì thế mà dễ dàng đưa ra "giải pháp quyết liệt" chăng?
Bài toán "hạn chế xe cá nhân" và tăng cường "giao thông công cộng" bắt buộc phải song hành, thậm chí phần "công cộng" phải đi trước một bước, chấp nhận ban đầu lỗ! Có vẻ ý kiến của bác này đi ngược lại.
Tư duy vội vàng, giải pháp nửa vời,... tất cả sẽ tạo nên một kết cục có thể nhìn thấy trước :(
 
Chỉnh sửa cuối:

anhkick

Xe hơi
Biển số
OF-2662
Ngày cấp bằng
6/12/06
Số km
108
Động cơ
563,871 Mã lực
giống như kiểu điều hành đất nước tăng trưởng 8%, lạm phát 3-4% thì mới giỏi, chứ 1 năm lạm phát 22% thì thằng nào cũng điều hành được, em đảm bảo luôn
người có tài là người biết đưa ra 1 giải pháp ngắn hạn hợp lý, và gắn nó được vào 1 tầm nhìn dài hạn ổn định, để những thế hệ lãnh đạo tiếp theo thực hiện như là một chuỗi các chính sách ăn ý với nhau.
rất buồn là ở VN chúng ta tầm nhìn chỉ tối đa theo nhiệm kỳ 5 năm, và tài sản người tiền nhiệm để lại cho các tân bộ trường là 1 mớ hỗn độn từ giao thông, giáo dục, xây dựng cơ bản cho đến tài chính, và ai mà biết được sau 5 năm nữa các vị này sẽ để lại cho người kế nhiệm những gì? nếu như vẫn tiếp tục kiểu tầm nhìn theo nhiệm kỳ như bây h??
 

peroxide

Xe buýt
Biển số
OF-68295
Ngày cấp bằng
13/7/10
Số km
847
Động cơ
439,551 Mã lực
Hồi lớp 12 thằng bạn em chả biết vẽ đồ thị phương trình bậc ba, thế mà chả hiểu "cơ cấu" kiểu gì mà sau 15 năm đi làm ở kiểm toán nhà nước với tấm "certificate" sau đại học ở nước ngoài.
Hồi lớp 12 của em ...... nói chung là có nhiều thằng lắm, nói ra đến là xấu hổ hu hu.......
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top