Nỗ lực 14 năm hồi sinh nông nghiệp và đa dạng hóa nền kinh tế ngót 1 thế kỷ phụ thuộc dầu mỏ của Venezuela.
Kể từ khi sản xuất dầu mỏ bùng nổ ở Venezuela vào những năm 1920, công nghiệp dầu mỏ dần trở thành ngành sản xuất duy nhất của quốc gia này. Ngành sản xuất khác khi đó ở Venezuela là nông nghiệp, vốn nằm trong tay số ít các chủ đất, với tiền lương rẻ mạt đã không thể cạnh tranh nổi nhân công với các ông chủ dầu mỏ đang ăn nên làm ra, và các sản phẩm nông nghiệp cũng không cạnh tranh nổi với hàng nhập khẩu đang tràn vào bởi nguồn tiền từ dầu mỏ, và thế là nông nghiệp suy tàn.
Dù rằng cho đến năm 1929 Venezuela trở thảnh nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ, tuy nhiên phần lớn lợi nhuận lọt vào tay các công ty nước ngoài. Sự xung đột giữa người lao động trong nước và các ông chủ nước ngoài đã khởi phát từ đó, nó được nhà chính chị-nhà văn Rufino Blanco Fombona thể hiện một đoạn trong cuốn tiểu thuyết La Bella y la Fiera (1927)- "Los trabajadores pidieron un aumento de sueldo miserable y los rubios de ojos azules, los hombres que son dueños de millones de dólares, libras esterlinas y florines en bancos europeos y de EE.UU., se negaron."- " Những công nhân xin tăng những đồng lương khố khổ và những cô gái mắt xanh, tóc vàng, những ông chủ có hàng triệu Đô-la, sterling và florins trong những ngân hàng Âu-Mỹ , đã từ chối". Các lợi nhuận dầu mỏ còn lại mà chính quyền Venezuela thu được cũng không được đầu tư vào y-tế, giáo dục, hạ tầng, làm Venezuela tụt hậu với các quốc gia khác. Những điều trên tạo ra một nghịch lý là dù Venezuela cho đến những năm 90 của thế kỷ 20 có GDP bình quân đầu người cao hàng đầu khu vực nhưng dân nghèo rất đông và chậm phát triển so với các quốc gia khác.
Khủng hoảng dầu mỏ thế giới vào những năm 1970 thường mang lại hàng núi tiền cho các quốc gia dầu mỏ, tuy nhiên ở Venezuela lại dần trở thành thảm họa. Với giá dầu rất cao vào thời điểm này, chính phủ Venezuela khi đó tự tin vay những khoản tiền khổng lồ với tham vọng đa dạng hóa nền kinh tế, nhưng rốt cuộc lại dẫn đến khủng hoảng nợ khi giá dầu giảm vào những năm 1980 với đỉnh điểm là Thứ Sáu đen tối (Viernes Negro) vào 18/02/1983 khi giá trị đồng nộị tệ Venezuela bị sụp đổ. Venezuela khi đó phải chấp nhận các điều khoản của IMF để đổi lấy khoản vay 4.5 tỷ USD trong 3 năm và thực hiện hoàng loạt các biện pháp với nền kinh tế của mình, có thể những biện pháp đó đã có hiệu quả nào đó nhưng hệ quả của nó là tạo ra một lượng lớn người dân bị bần cùng hóa, đói nghèo. Điều đó đã dẫn đến cuộc bạo loạn Caracazo ( 27/02/1989-08/03/1989), mơi đầu chỉ là sự phản đối tăng giá xăng dầu ở một thành phố ngoại ô Caracas, sau đó lan ra nhiều thành phố và biến thành bạo loạn cướp phá. Quân đội đã được sử dụng để trấn áp, số người chết được phía chính phủ Venezuela khi đó công bố là 276 người, tuy nhiên chính BBC nhắc đến một ước tính nạn nhân khác lên đến 3000 người.
Đến khi Cách mạng Bolivar diễn ra và Chavez lên nắm quyền, Venezuela vẫn là một quốc gia gần như chỉ sản xuất dầu mỏ, .Tình hình khi đó thậm chí còn tồi tệ hơn những năm 1960 vì lúc này vùng nông thôn gần như đã hoang tàn, khi dân chúng bị phá sản do không sống bám được vào nông nghiệp, họ đổ về các thành thị và đa phần sống trong vành đai các khu ổ chuột. Tỷ lệ đô thị hóa của Venezuela lên đến mức 85 phần trăm, cao hơn mức quốc gia Mỹ Latin và các quốc gia đang phát triển khác. Ngoài ra, nạn bất bình đẳng trong sở hữu đất nông nghiệp của Venezuela là trầm trong nhất trong các quốc gia Mỹ Latin, chỉ 5% dân số sở hữu từ 75-80% đất đai, trong đó 2% dân số sở hữu 60% đất trồng trọt và có 60% nông dân không có đất. Nỗ lực quy mô và mạnh mẽ đầu tiên trong lịch sử Venezuela để phục hồi ngành nông nghiệp nhằm đa dạng hóa kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực đã được tiến hành vào tháng 11/2001 với tên gọi là "Mission Zamora". Trong "Mission Zamora" những đất đai từ các nguồn sau sẽ được chia cho nông dân: 1. Đất của chính phủ- 2. Đất tư nhân nhưng có tranh chấp với chính phủ-3. Đất tư nhân nhưng bỏ hoang, không sản xuất. Đến nay chính phủ Venezuela vẫn chỉ phân phối 2 loại đất đầu tiên. Kết quả là khoảng 180.000 nông dân đã được cấp đất tổng cộng là 2.7 triệu ha. Phần lớn các đại điền chủ ở Venezuela vẫn giữ được đất đai, chỉ có một trường hợp là nhà nước đã tịch thu 63.000 ha đất ở Apure vì chủ của nó không thể chứng minh quyền ở hữu hợp pháp của mình, đặc biệt trong số chủ sở hữu số đất này được cho là có cả Nelson Rockefeller - cựu phó tổng thống Mỹ. Ngoài ra những đất nông nghiệp không được sử dụng đều bị đánh thuế cho đến khi nó được canh tác.
Tiếp sau đó một kế hoạch tham vọng mang tên "Mission Vuelta al Campo" (Vuelta al Campo nghĩa là trở về làng quê), đã huy động dân nghèo thành thị về nông thôn sản xuất nông nghiệp. Kế hoạch được đề ra năm 2005, nhằm giảm sức tải cho đô thị và phục hồi nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, kế hoạch còn có sự giúp sức của các kĩ sư nông học Việt Nam. Tuy nhiên có những khó khăn nhất định khi lao động ở Venezuela thiếu hẳn kinh nghiệm làm nông, và rất khó khăn khi chuyển đổi những gia đình vài thế hệ sống ở thành thị thành các gia đình nông dân.
Những nỗ lực đó của chính quyền Cách mạng Bolivar thu được những thành công bước đầu. Hiện tại Venezuela sở hữu 14 triệu con gia súc lớn trên số dân 30 triệu người, giá thịt rẻ bằng 1/5 các quốc gia lân cận, mức sản xuất 50.000 tấn thịt gia cầm/ tháng. Và vào vụ mùa năm 2018 họ thu được 1.940.000 tấn ngũ cốc.
http://vtv.mippci.gob.ve/gmvv-arriba-a-la-vivienda-2-199-340/?fbclid=IwAR0qjjCaq75MigZd4kYE6qr-xYqvmEDeQY7e-XoKnAZAqLTldtZx7KlfnYY
https://slideplayer.com/slide/8466629/
https://www.misionesbolivarianas.com/mision-vuelta-al-campo/
http://vtv.mippci.gob.ve/mafias-colombianas-no-solamente-contrabandean-el-combustible-sino-tambien-la-carne/?fbclid=IwAR06U9eovQEvhLTutqAorcJDcPI6vdKkPbPW2J6pYxfdthaH7HQvy9bz6lM
https://venezuelanalysis.com/news/3781