- Biển số
- OF-542845
- Ngày cấp bằng
- 24/11/17
- Số km
- 152
- Động cơ
- 163,839 Mã lực
Em giống cụ, chỉ nghe Khánh Ly hát,Nhạc Trịnh thì cháu thích nghe Khánh Ly hát vài bài. Hồng Nhung thì không đủ tuổi. có lẽ cháu già rồi
Em giống cụ, chỉ nghe Khánh Ly hát,Nhạc Trịnh thì cháu thích nghe Khánh Ly hát vài bài. Hồng Nhung thì không đủ tuổi. có lẽ cháu già rồi
Công nhận, để viết được những dòng như thế này thì không chỉ cần "tấm lòng" mà còn cần cả sự "dũng cảm" và sự dấn thân.Hồi nhỏ không hiểu nên không thích nhưng giờ cháu lại thích nhạc Trịnh. Như bài Gia tài của mẹ nhạc vui tươi nhưng lời thì rất buồn, tang thương cho đất nước. Cụ nào hay nghe rock rất hay có kiểu ngược như này
Không phải bài nào ông Trịnh viết cũng hay, như mọi người thôi. Nhưng mà như đặng thế Phong có mỗi 1 bài mà để vang danh làng nhạc Việt thị cụ Trịnh xứng đáng là 1 tượng đài rồi
Diễm xưa được biểu diễn ở Nhật, giờ còn được đưa vào chương trình ĐH Nhật Bản, em chỉ biết sơ thế thôi:Người miền trong dễ cảm với TCS do hợp cảnh hơn cởi mở hơn, miền ngoài thì khó hợp hơn do khép kín hơn sâu lắng hơn.
Em không thích nhạc TCS nói riêng và nhạc việt nói chung. Vì em nghe nhạc ít khi nghe lời (ko thuộc bài nào trọn vẹn) chỉ nghe phần nhạc.
Cũng lê la các nơi, cố gắng cảm nhận thì cá nhân nhận thấy: TCS hợp trong quán cafe, anh đờm phù hợp trong phòng karaoke, bô lê rô cho đám cưới quê, nhạc 'miền ngoài' cho các sự kiện hô hào khẩu hiệu và cũng hợp với em hơn, nói chung cũng là những chỗ bình dân, hợp thi hiếu với số đông. Còn nâng lên 1 chút thì khác.
Em nghe nhạc kách cmn mệnh quen tai rồi, nên đ éo thể thẩm được thứ nhạc ẽo uột năm xu một hào của cụ Trịnh, khú khú.Mỗi người một sở thích. Toàn mấy thằng không có trình độ thẩm được nên vào chê nhạc Trịnh.
Đấy đấy.. Bẩm cụ, vứn đề là ở chỗ đấy đấy đấy ạ...Nói chung nhạc Trịnh kén người. E cho nó phải có vốn văn hoá, kiến thức...ở một hiểu biết nhất định
Phải công nhận Cụ có kiến giải rất mới mẻ khoa học song chủ quan nhà cháu thấy vẫn còn tí cưỡng tình đoạt lý .ví dụ nhé : "...Từ đó trong vườn khuya. Ôi áo xưa em là. Một chút mây phù du. Đã thoáng qua đời ta. Từ đó trong hồn ta. Ôi tiếng chuông não nề. Ngựa hí vang rừng xa ,,," Đây là bài hát duy nhất trong âm nhạc Việt Nam tả Ma ,Ma nữ ám ảnh Cụ ấy còn gì , Nghe nhạc bài này rồi cảm thấu như đoạn phim quay chậm vậy nó mới thú vị . Tương tự như với thơ Cụ có thể thấy có bài thơ làm người đọc cảm thấu như một bức họa phong cảnh vậy . Ví dụ tả một ông tâm thần đi lang thang :Hồi ấy cả Nhật và Hàn đều có thể loại Uyên Ca (đại khái là nhạc não tình)
Cụ Sơn copy phần nhạc ( đơn giản hoá đi, rồi lặp lại mỗi đoạn tăng lên một tông hoặc giảm xuống một tông, lặp lại vài lần là thành 1 bài hát dễ nghe)
Phần lời thì góp nhặt những từ mà bây giờ gọi là ngôn tình, đảo lộn lung tung, lắp ghép lộn xộn, bất chấp ngữ pháp và ý nghĩa, mặc kệ cho dân tình tự gán cho nó những thứ cao siêu, miễn là nó hợp với nốt nhạc đã viết từ trước.
Trong văn thơ cũng có một ông Bùi Giáng kiểu như thế.
Cũng như xem tranh ấy.Đấy đấy.. Bẩm cụ, vứn đề là ở chỗ đấy đấy đấy ạ...
Phần đông (em nói phần đông nhá. Nghĩa là còn phần ko đông là fan xịn hiểu biết..hí hí) fan quạt nhạc Trịnh chả hiểu fan vì cái gì nhưng sợ bị chê là bò đeo bình tông nên theo phong trào thì cũng phải cố gật gù tỏ vẻ ta đây sành điệu
Em là em thích ăn cơm cháy nên cứ thật thà thế. Em mà có nghe thì tuyền nghe nhạc tây. Nhạc ta thì cũng chỉ dám nghe kiểu như Xa khơi của cụ Tuệ thôi (ca từ hình ảnh tươi sáng, khoáng đãng cái con người...) chứ chả dám đua nghe cụ Trịnh
Trước e hay xem kênh VTV2. Có vài nhà Nông tiến bộ đã cho gia súc của mình nghe giao hưởng...để tăng năng xuất kinh tế.K thích thì thôi còn bày đặt chê để toả nguy hiểm.Tin rằng trong đây chả ai đủ trình để nc dc với cụ Trịnh về âm nhạc nếu cụ ấy còn sống
Giờ thị phần bị cạnh tranh và chia nhỏ, số lượng nghe và thẩm được nhạc trịnh giảm, kén cả ngưòi hát, kén ngưòi nghe. Em giờ nghe đa thể loại, có khi cả năm không nghe nhạc trịnh lần nào, nhưng biết chút , nhạc trẻ hát vu vơ mấy bài hot cũng hay, nhạc bolero làm mới, hòa âm phối khí lại những bài xưa cũ lại thấy hay, nhạc cách mạng / trữ tình các c sỹ trẻ giờ hát kỹ thuật cũng rất tốt, luôn có những sp âm nhạc chất lượng , có đầu tư hơn, kéo ngưòi nghe lại.
(NS Trịnh Công Sơn - tranh của HS Đinh Cường)
Tôi đã yêu nhạc Trịnh từ cái đài cát xét sập sệ và băng thâu ngoài chợ, tựa đề Sơn ca 7, những tháng ngày trẻ con thập niên 90 chưa có mấy thứ chơi. Cuốn băng tua đi lật lại cả ngàn vạn lần.
Chắc chắn có ng yêu nhạc Trịnh trước tôi rất xa. Những bậc tiền bối tôn thờ nhạc Trịnh như một giáo phái.
Có bao nhiêu bài viết ca ngợi nhạc Trịnh, thì có bấy nhiêu cái bản thân mà tôi cảm nhận có được trong đó. Tức là nói một cách không văn vở thì là, tôi thấy những lời ca ngợi đều chí lý.
Tôi cảm nhạc Trịnh. Tôi thấy vui nghe nhạc Trịnh cũng được, buồn nghe nhạc Trịnh cũng đc. Bỗng dưng không đâu mở nhạc Trịnh nghe hay.
Rồi tôi cảm nhận rằng cái "cảm" mà tôi cảm được từ nhạc Trịnh nó là một trạng thái cảm thương. Cảm thương còn người gày gò ấy. Cảm thương cái lối sống ấy. Cảm thương cái sự trả lại từ đời cho con người ấy lúc đương thời.
Rồi tôi lại thấy, những ca từ u uẩn núp dưới những ma thuật đảo ngữ. Tôi thấy những nặng trìu trĩu những suy tưởng kéo ta vào một mê hồn trận mà ko sao nhẹ thoát ra được. Tâm lý bị một sức nặng vô hình dồn ép. Tôi nghe nhạc Trịnh một lúc là thấy mệt.
Tôi đã dần từ bỏ nhạc Trịnh.
(Nguồn st)
Bài này ngày xưa mà nghe là chúng nó bắt đi tù đó, không đùa đâuCông nhận, để viết được những dòng như thế này thì không chỉ cần "tấm lòng" mà còn cần cả sự "dũng cảm" và sự dấn thân.
Gia tài của mẹ
Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
một trăm năm đô hộ giặc tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
gia tài của mẹ, để lại cho con
gia tài của mẹ, là nước Việt buồn
Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
một trăm năm đô hộ giặc tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
gia tài của mẹ, một rừng xương khô
gia tài của mẹ, một núi đầy mồ
Dạy cho con tiếng nói thật thà
mẹ mong con chớ quên màu da
con chớ quên màu da, nước Việt xưa
mẹ mong trông con mau bước về nhà
mẹ mong con lũ con đường xa
ôi lũ con cùng cha, quên hận thù
Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
một trăm năm đô hộ giặc tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
gia tài của mẹ, ruộng đồng khô khan
gia tài của mẹ, nhà cháy từng hàng
Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
một trăm năm đô hộ giặc tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
gia tài của mẹ, một bọn lai căng
gia tài của mẹ, một lũ bội tình.
Em cũng đồng ý , có bài gì mà có ca từ Giết người yêu nữa chứ, tại sao tôi nỡ giết ngưòi tôi đã y , thấy lôm côm không còn phù hợp với tình hình phát triển.Em thấy ngôn ngữ nhạc Trịnh có vấn đề hoặc là người ta cố tình hiểu sai nó. Như bài gì có đoạn: "Sống trong đời sống cần có 1 tấm lòng. Để làm gì, em biết không? Để gió cuốn đi..." Để gió cuốn đi tức là chả để làm gì. Ông Trịnh Này viết bài đấy hình như trong giai đoạn cũng hơi bất mãn. Mà các bố nhà mình toàn lôi ra lấy làm bài cổ vũ tinh thần tương thân tương ái nghe nó cứ sao ý.
Ơ, em và cụ giống nhau. Thi thoảng em cũng nghe Đen Vâu, ngẫu hứng lại rap một đoạnLâu lắm rồi không nghe nhạc Trịnh, nhạc vàng. Nhạc đỏ cũng chả nghe.
Thi thoảng nghe Đen Vâu.