Chiến tranh đã qua rất nhiều năm, tại sao tôi dùng từ nhiều năm, vì từ khi thống nhất đất nước, tổ quốc ta vẫn thường xuyên có những thế lực thù địch, cả trong và ngoài luôn tìm cách phá hoại những thành quả mà chúng ta đã có trong công cuộc thống nhất và bảo vệ tổ quốc.
Bốn mươi năm không quá dài trong lịch sử, nhưng quá dài cho một đời người. Người lính này trong con mắt đồng đội là một anh hùng. Chiến tranh đã biến ông thành một người không còn nhớ được mình là ai, quê nhà mình ở đâu trong cả bốn mươi năm. Giờ đây ông đã trở về với quê hương, với một tấm thân già yếu, thương tật và có phần mất trí nhớ, nhưng rất may có nhiều đồng đội cùng quê hương đã nhận ra ông.
Ta phải làm gì để bù đắp cho một con người cụ thể đã chịu nhiều mất mát, thiệt thòi trong cuộc chiến nhằm thống nhất đất nước.
Mời các thành viên OF cho những ý kiến và nếu có thể ta sẽ lập một bản tổng kết để góp phần tri ân người lính đang chịu nhiều bất hạnh.
Liệt sĩ trở về sau 40 năm: Hãy nhớ đồng đội tôi là một anh hùng!
(Dân trí) - Đọc bài “liệt sĩ trở về sau 40 năm”, một cựu chiến binh nhiễm chất độc da cam bỗng òa lên khóc. Mấy đêm ông không ngủ, vừa mừng vừa tủi cho sự trở về ly kỳ của người đồng đội một thời ông ngưỡng mộ, nay mang một ký ức nửa tỉnh nửa mê.
>> “Liệt sĩ” lưu lạc ly kỳ 40 năm: Ngày về tay trắng
>> Liệt sĩ trở về và hành trình lưu lạc ly kỳ suốt 40 năm
Bỏ cơm, mất ngủ vì đồng đội… còn sống Câu chuyện liệt sĩ Phan Hữu Được (nhiều người vẫn gọi ông là Phạm Văn Được, theo họ tên mà ông đã đổi để được đi bộ đội) trở về sau 40 năm lưu lạc trong vô thức, đói khổ, đã đến được với các đồng đội của ông ở Hải Phòng cùng nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Họ - những con người đã một thời vào sinh ra tử với chiến sĩ Được - đã òa khóc, đã nghẹn lòng ôm ngực đau đớn trước tình cảnh của đồng đội mình.
Ông Nguyễn Ngọc Điềm ở số nhà 15/59 đường Lê Lợi, thành phố Hải Phòng, một người cùng chiến đấu, được xem là thân nhất thuở ở chiến trường với ông Được đã liên lạc với người viết bài, mong được gặp để chia sẻ về quá khứ không thể nào quên.
“Hãy nhớ đồng đội tôi là một anh hùng”
Theo chân những người cựu chiến binh này về lại Tiên Minh cùng thăm ông Được, chính người viết bài cũng khóc tràn nước mắt khi chứng kiến cảnh những người lính bước ra từ cái chết trở về gặp lại nhau trong hoàn cảnh trớ trêu, đau xót.
Cánh cửa vừa mở, ông Được đã nhận ra ngay ông Điềm. Hai người đàn ông ôm lấy nhau mà khóc. Ông Điềm vừa khóc vừa sờ nắn những vết thương còn nghe lạo xạo mảnh đạn trên cơ thể đồng đội mà trách dồn: “Sao lại ra nông nỗi này, sao lại thân tàn ma dại trở về trong cô đơn, quên hết bạn bè thế này. Sao lại đến 40 năm cơ cực để bây giờ gầy mòn thế này hả Được!”. Ông Được không đứng vững, ngồi thụp xuống nền nhà khóc, chỉ vào vết thương dài trên đầu: “Mày có nhìn thấy cái đầu tao không, cái đầu tao nó có nguyên nữa đâu”.
Những người lính gặp nhau và khóc như con trẻ Trong tiếng nấc xúc động, ông Nhữ Hồng Doanh (thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) đã rất ân hận chia sẻ: “Năm 2008, anh em chúng tôi có đi thăm chiến trường xưa ở Sa Mat, Tây Ninh và gặp rất nhiều Việt Kiều từ Campuchia trở về, nhưng tại sao không biết bạn mình đang lang thang ở đó? Thế là đã có lúc chúng tôi bước ngang qua bất hạnh của đồng đội mình mà không hay biết”.
http://dantri.com.vn/xa-hoi/liet-si-tro-ve-sau-40-nam-hay-nho-dong-doi-toi-la-mot-anh-hung-745755.htm
Bốn mươi năm không quá dài trong lịch sử, nhưng quá dài cho một đời người. Người lính này trong con mắt đồng đội là một anh hùng. Chiến tranh đã biến ông thành một người không còn nhớ được mình là ai, quê nhà mình ở đâu trong cả bốn mươi năm. Giờ đây ông đã trở về với quê hương, với một tấm thân già yếu, thương tật và có phần mất trí nhớ, nhưng rất may có nhiều đồng đội cùng quê hương đã nhận ra ông.
Ta phải làm gì để bù đắp cho một con người cụ thể đã chịu nhiều mất mát, thiệt thòi trong cuộc chiến nhằm thống nhất đất nước.
Mời các thành viên OF cho những ý kiến và nếu có thể ta sẽ lập một bản tổng kết để góp phần tri ân người lính đang chịu nhiều bất hạnh.
Liệt sĩ trở về sau 40 năm: Hãy nhớ đồng đội tôi là một anh hùng!
(Dân trí) - Đọc bài “liệt sĩ trở về sau 40 năm”, một cựu chiến binh nhiễm chất độc da cam bỗng òa lên khóc. Mấy đêm ông không ngủ, vừa mừng vừa tủi cho sự trở về ly kỳ của người đồng đội một thời ông ngưỡng mộ, nay mang một ký ức nửa tỉnh nửa mê.
>> “Liệt sĩ” lưu lạc ly kỳ 40 năm: Ngày về tay trắng
>> Liệt sĩ trở về và hành trình lưu lạc ly kỳ suốt 40 năm
Bỏ cơm, mất ngủ vì đồng đội… còn sống Câu chuyện liệt sĩ Phan Hữu Được (nhiều người vẫn gọi ông là Phạm Văn Được, theo họ tên mà ông đã đổi để được đi bộ đội) trở về sau 40 năm lưu lạc trong vô thức, đói khổ, đã đến được với các đồng đội của ông ở Hải Phòng cùng nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Họ - những con người đã một thời vào sinh ra tử với chiến sĩ Được - đã òa khóc, đã nghẹn lòng ôm ngực đau đớn trước tình cảnh của đồng đội mình.
Ông Nguyễn Ngọc Điềm ở số nhà 15/59 đường Lê Lợi, thành phố Hải Phòng, một người cùng chiến đấu, được xem là thân nhất thuở ở chiến trường với ông Được đã liên lạc với người viết bài, mong được gặp để chia sẻ về quá khứ không thể nào quên.
“Hãy nhớ đồng đội tôi là một anh hùng”
Sau khi gặp đồng đội, ông Được đã tỉnh táo hơn
Theo chân những người cựu chiến binh này về lại Tiên Minh cùng thăm ông Được, chính người viết bài cũng khóc tràn nước mắt khi chứng kiến cảnh những người lính bước ra từ cái chết trở về gặp lại nhau trong hoàn cảnh trớ trêu, đau xót.
Cánh cửa vừa mở, ông Được đã nhận ra ngay ông Điềm. Hai người đàn ông ôm lấy nhau mà khóc. Ông Điềm vừa khóc vừa sờ nắn những vết thương còn nghe lạo xạo mảnh đạn trên cơ thể đồng đội mà trách dồn: “Sao lại ra nông nỗi này, sao lại thân tàn ma dại trở về trong cô đơn, quên hết bạn bè thế này. Sao lại đến 40 năm cơ cực để bây giờ gầy mòn thế này hả Được!”. Ông Được không đứng vững, ngồi thụp xuống nền nhà khóc, chỉ vào vết thương dài trên đầu: “Mày có nhìn thấy cái đầu tao không, cái đầu tao nó có nguyên nữa đâu”.
Những người lính gặp nhau và khóc như con trẻ
http://dantri.com.vn/xa-hoi/liet-si-tro-ve-sau-40-nam-hay-nho-dong-doi-toi-la-mot-anh-hung-745755.htm
Chỉnh sửa cuối: