- Biển số
- OF-473912
- Ngày cấp bằng
- 29/11/16
- Số km
- 14
- Động cơ
- 198,440 Mã lực
- Tuổi
- 41
- Nơi ở
- LaptopPhongLinh.com
- Website
- laptopphonglinh.com
Hôm nay nhà cháu mạn đàm tí về SSD.
Ưu điểm của SSD hầu như ai cũng biết:
- Tốc độ truy xuất dữ liệu cực nhanh, giúp tăng tốc toàn bộ hệ thống
-Không bị phân mảnh dữ liệu như HDD nên không bị ảnh hưởng như HDD (dữ liệu phân mảnh trên HDD khiến đầu đọc cơ học làm việc kém hiệu quả hơn nhiều)
-Không có tiếng ồn, tỏa nhiệt ít -> mát máy, pin trâu
-Chống shock cơ học tuyệt đối, thoải mái di chuyển không lo tèo ổ...
-Rất hữu ích cho các máy tính đời cũ ì ạch
-Lại càng hữu ích cho các em máy đời mới được thiết kế hỗ trợ SSD tối đa (các em máy siêu thị thường lắp HDD tốc độ thấp làm kéo tụt hiệu suất tổng thể mà máy xứng đáng có được với các phiên bản thế hệ mới như Ivy, Haswell, Broadwell, Skylake, Kaby lake mới nhất)
Hôm nay nhà cháu sẽ trao đổi chút về tốc độ ghi thực tế của SSD và tuổi thọ thực tế của SSD. Có gì sai xin các cụ các mợ nhẹ phím.
Một em SSD là Samsung SM843T, phiên bản cao cấp của Samsung.
Đây là phiên bản siêu bền, bền hơn nhiều so với Samsung 850 Pro, SSD dành cho máy chủ và máy trạm. SSD Samsung 480G SM843T sử dụng chip nhớ eMLC, đỉnh cao của SSD. Được thiết kế với kiến trúc đặc biệt dành cho các hệ thống dữ liệu hỗn hợp cực lớn, dành cho các môi trường yêu cầu đòi hỏi chuyên sâu như làm ổ khởi động cho máy chủ, máy trạm doanh nghiệp đòi hỏi độ tin cậy cao nhất về tuổi thọ và độ bền. SM843T được thiết kế phù hợp với yêu cầu độ trễ thấp (99.9% độ trễ đáng tin cậy QoS), cho phép duy trì tốc độ đọc ghi ngẫu nhiên lần lượt lên tới 98k/15k IOPS.
Một em là phiên bản giá rẻ của PNY, CS 1311.
Đây là phiên bản chi phí thấp, dành cho người dùng muốn trải nghiệm SSD với chi phí thấp để cải thiện tốc độ máy. Kết quả benchmark với phần mềm Crystal Disk mark. Đây là phần mềm nhiều shop và anh em show cũng như tin tưởng vào kết quả để tham khảo. Thực tế có đúng hay không, giả lập có chính xác không? Dưới đây thấy SM843T có phần kém. Ảnh nhà cháu chụp từ clip nên không rõ lắm, có gì xin phiền các cụ xem clip ở cuối bài ạ.
Máy test là HP Mobile workstation Zbook 17 core i7 4800MQ RAM 8G SSD 480G + SSD 128G, VGA K3100M, Windows 10 Pro 1607.
Tốc độ ghi thực tế của Samsung SM843T (copy từ ổ CS 1311 sang, file ISO 22GB), đạt >350MB/s và ổn định không bị tut trong suốt quá trinh, khá chính xác và khớp với kết quả benchmark ở trên:
Tốc độ ghi thực tế của SSD PNY CS1311 đạt tầm 90MB/s sau khi tràn cache, mà cache khá thấp chỉ được tầm vài GB. Đây là tốc độ thực tế của hầu hết SSD chip nhớ TLC đang phổ biến trên thị trường đang được quảng bá mạnh mẽ. Dù kết quả benchmark của phần mềm tỏ ra cao như trong ví dụ ở trên tới mấy trăm MB/s. Ngay cả 850 Evo 120G cũng chỉ đạt tầm 150MB/s khi tràn cache thôi ạ.
Trong clip nhà cháu có ví dụ thêm một em Kingston giá rẻ new không rõ phiên bản vì mượn ù khách để test cho khách thấy tốc độ thực, là một vị khách hàng mang qua và rất vui vì nâng cấp được giá hời chỉ có tầm 1 triệu ở thời điểm viết bài, một mức giá cực tốt vì SSD đang bị lên giá liên tục. Tốc độ chỉ đạt trên 60MB/s và trồi sụt không ổn định:
Tốc độ thực tế là vậy. Còn tuổi thọ SSD thì sao ạ? Nhiều người dùng tưởng tuổi thọ SSD phụ thuộc vào thời gian sử dụng. Nhưng sự thật thì không phải vậy, tuổi thọ thực tế SSD phụ thuộc vào TBW – terabytes written hay số TB đã được ghi. Các nhà sản xuất thường không đưa ra giới hạn này và ổ SSD của chúng ta có thể “ngủm” trước khi đạt ngưỡng này. Nhà sản xuất cũng cung cấp chương trình để kiểm tra thông số TBW. Samsung công bố độ bền của ở SSD 850 EVO 500G của họ là 150TBW và 120G/250G là 75TBW. Và các hãng khác cũng sẽ có mức phổ biến từ 75-150TBW. Samsung cung cấp phần mềm Samsung Magician để kiểm tra việc này. Các cụ các mợ cũng có thể dùng phần mềm CrystalDiskInfo dể kiểm tra ạ.
Ổ SM843T 480G nhà cháu review ở trên có TBW là 1930, gấp 50 lần so với SSD phổ biến giá rẻ hiện nay. Nghĩa là nếu ta phải ghi 1TB (1024GB) mỗi ngày thì phải 1930 ngày tương đương 5 năm mới hết. Samsung thường sẽ cho phép ghi nhiều hơn so với công bố bảo hành. Nhưng nếu ta ghi hết số TBW trong hạn mức cũng đồng nghĩa với hết bảo hành. Giả sử với ổ SSD 850 Evo 120G với TBW là 75, mỗi ngày ghi hết 1TB dữ liệu thì ta chỉ được 75 ngày thôi là hết bảo hành, chứ không phải theo thời gian là 5 năm (Sam cũng công bố rõ thông tin này, nghĩa là bảo hành theo 75 TBW hay 5 năm tùy theo điều kiện nào đến trước). Dĩ nhiên đây là số lượng dữ liệu cực lớn, chỉ khi ta dùng để làm máy chủ data center thì mới cần tới lượng dữ liệu trao đổi lớn đến thế. Nhưng ổ Enterprise đồng thời cho ta độ an toàn tin cậy lớn, để không bị mất dữ liệu "bất đắc kì tử" so với ổ SSD phân khúc thấp...
Nhà cháu cũng gặp các khách làm gì đó mà ghi tới hàng TB dữ liệu/ngày rồi nên cũng không ngạc nhiên khi khách hàng cần tới ổ SSD cấp doanh nghiệp...
Clip hầu các cụ:
Các cụ hãy chia sẻ lại trải nghiệm thực tế SSD của mình nhé
Cảm ơn các cụ đã theo dõi!
Ưu điểm của SSD hầu như ai cũng biết:
- Tốc độ truy xuất dữ liệu cực nhanh, giúp tăng tốc toàn bộ hệ thống
-Không bị phân mảnh dữ liệu như HDD nên không bị ảnh hưởng như HDD (dữ liệu phân mảnh trên HDD khiến đầu đọc cơ học làm việc kém hiệu quả hơn nhiều)
-Không có tiếng ồn, tỏa nhiệt ít -> mát máy, pin trâu
-Chống shock cơ học tuyệt đối, thoải mái di chuyển không lo tèo ổ...
-Rất hữu ích cho các máy tính đời cũ ì ạch
-Lại càng hữu ích cho các em máy đời mới được thiết kế hỗ trợ SSD tối đa (các em máy siêu thị thường lắp HDD tốc độ thấp làm kéo tụt hiệu suất tổng thể mà máy xứng đáng có được với các phiên bản thế hệ mới như Ivy, Haswell, Broadwell, Skylake, Kaby lake mới nhất)
Hôm nay nhà cháu sẽ trao đổi chút về tốc độ ghi thực tế của SSD và tuổi thọ thực tế của SSD. Có gì sai xin các cụ các mợ nhẹ phím.
Một em SSD là Samsung SM843T, phiên bản cao cấp của Samsung.
Đây là phiên bản siêu bền, bền hơn nhiều so với Samsung 850 Pro, SSD dành cho máy chủ và máy trạm. SSD Samsung 480G SM843T sử dụng chip nhớ eMLC, đỉnh cao của SSD. Được thiết kế với kiến trúc đặc biệt dành cho các hệ thống dữ liệu hỗn hợp cực lớn, dành cho các môi trường yêu cầu đòi hỏi chuyên sâu như làm ổ khởi động cho máy chủ, máy trạm doanh nghiệp đòi hỏi độ tin cậy cao nhất về tuổi thọ và độ bền. SM843T được thiết kế phù hợp với yêu cầu độ trễ thấp (99.9% độ trễ đáng tin cậy QoS), cho phép duy trì tốc độ đọc ghi ngẫu nhiên lần lượt lên tới 98k/15k IOPS.
Một em là phiên bản giá rẻ của PNY, CS 1311.
Đây là phiên bản chi phí thấp, dành cho người dùng muốn trải nghiệm SSD với chi phí thấp để cải thiện tốc độ máy. Kết quả benchmark với phần mềm Crystal Disk mark. Đây là phần mềm nhiều shop và anh em show cũng như tin tưởng vào kết quả để tham khảo. Thực tế có đúng hay không, giả lập có chính xác không? Dưới đây thấy SM843T có phần kém. Ảnh nhà cháu chụp từ clip nên không rõ lắm, có gì xin phiền các cụ xem clip ở cuối bài ạ.
Máy test là HP Mobile workstation Zbook 17 core i7 4800MQ RAM 8G SSD 480G + SSD 128G, VGA K3100M, Windows 10 Pro 1607.
Tốc độ ghi thực tế của Samsung SM843T (copy từ ổ CS 1311 sang, file ISO 22GB), đạt >350MB/s và ổn định không bị tut trong suốt quá trinh, khá chính xác và khớp với kết quả benchmark ở trên:
Tốc độ ghi thực tế của SSD PNY CS1311 đạt tầm 90MB/s sau khi tràn cache, mà cache khá thấp chỉ được tầm vài GB. Đây là tốc độ thực tế của hầu hết SSD chip nhớ TLC đang phổ biến trên thị trường đang được quảng bá mạnh mẽ. Dù kết quả benchmark của phần mềm tỏ ra cao như trong ví dụ ở trên tới mấy trăm MB/s. Ngay cả 850 Evo 120G cũng chỉ đạt tầm 150MB/s khi tràn cache thôi ạ.
Trong clip nhà cháu có ví dụ thêm một em Kingston giá rẻ new không rõ phiên bản vì mượn ù khách để test cho khách thấy tốc độ thực, là một vị khách hàng mang qua và rất vui vì nâng cấp được giá hời chỉ có tầm 1 triệu ở thời điểm viết bài, một mức giá cực tốt vì SSD đang bị lên giá liên tục. Tốc độ chỉ đạt trên 60MB/s và trồi sụt không ổn định:
Tốc độ thực tế là vậy. Còn tuổi thọ SSD thì sao ạ? Nhiều người dùng tưởng tuổi thọ SSD phụ thuộc vào thời gian sử dụng. Nhưng sự thật thì không phải vậy, tuổi thọ thực tế SSD phụ thuộc vào TBW – terabytes written hay số TB đã được ghi. Các nhà sản xuất thường không đưa ra giới hạn này và ổ SSD của chúng ta có thể “ngủm” trước khi đạt ngưỡng này. Nhà sản xuất cũng cung cấp chương trình để kiểm tra thông số TBW. Samsung công bố độ bền của ở SSD 850 EVO 500G của họ là 150TBW và 120G/250G là 75TBW. Và các hãng khác cũng sẽ có mức phổ biến từ 75-150TBW. Samsung cung cấp phần mềm Samsung Magician để kiểm tra việc này. Các cụ các mợ cũng có thể dùng phần mềm CrystalDiskInfo dể kiểm tra ạ.
Ổ SM843T 480G nhà cháu review ở trên có TBW là 1930, gấp 50 lần so với SSD phổ biến giá rẻ hiện nay. Nghĩa là nếu ta phải ghi 1TB (1024GB) mỗi ngày thì phải 1930 ngày tương đương 5 năm mới hết. Samsung thường sẽ cho phép ghi nhiều hơn so với công bố bảo hành. Nhưng nếu ta ghi hết số TBW trong hạn mức cũng đồng nghĩa với hết bảo hành. Giả sử với ổ SSD 850 Evo 120G với TBW là 75, mỗi ngày ghi hết 1TB dữ liệu thì ta chỉ được 75 ngày thôi là hết bảo hành, chứ không phải theo thời gian là 5 năm (Sam cũng công bố rõ thông tin này, nghĩa là bảo hành theo 75 TBW hay 5 năm tùy theo điều kiện nào đến trước). Dĩ nhiên đây là số lượng dữ liệu cực lớn, chỉ khi ta dùng để làm máy chủ data center thì mới cần tới lượng dữ liệu trao đổi lớn đến thế. Nhưng ổ Enterprise đồng thời cho ta độ an toàn tin cậy lớn, để không bị mất dữ liệu "bất đắc kì tử" so với ổ SSD phân khúc thấp...
Nhà cháu cũng gặp các khách làm gì đó mà ghi tới hàng TB dữ liệu/ngày rồi nên cũng không ngạc nhiên khi khách hàng cần tới ổ SSD cấp doanh nghiệp...
Clip hầu các cụ:
Các cụ hãy chia sẻ lại trải nghiệm thực tế SSD của mình nhé
Cảm ơn các cụ đã theo dõi!