Để tính toán khấu hao cho một tài sản, có 4 yếu tố cần được đề cập tới:
- Nguyên giá: Là chi phí ban đầu sử dụng để mua tài sản đó.
- Thời gian sử dụng: là thời gian ước tính sử dụng tài sản, tài sản có thể bị hao mòn theo thời gian, hoặc theo số lần sử dụng.
- Giá trị thu hồi: Là giá trị còn lại của tài sản tại thời điểm hiện tại.
- Phương pháp khấu hao: Phướng pháp được sử dụng để tính toán lượng hao hụt của tài sản cố định theo thời gian
Có 3 phương pháp tính khấu hao thường được sử dụng đối với tài sản:
Khấu hao tuyến tính
Phương pháp khấu hao tuyến tính là phương pháp tính khấu hao trong đó định mức khấu hao tài sản cố định là như nhau trong suốt thời gian sử dụng.
Ví dụ, điện thoại iPhone 7 có giá 20 triệu đồng, thời gian sử dụng là 2 năm, khấu hao hết giá trị trong thời gian sử dụng. Giá trị khấu hao theo từng năm sẽ chia bằng nhau là 10 triệu/năm.
Khấu hao theo số dư giảm dần
Khấu hao được tính theo công thức: Giá trị khấu hao hàng năm bằng nguyên giá của tài sản tại năm tính khấu hao nhân với tỉ lệ khấu hao.
Ví dụ: điện thoại iPhone 7 có giá 20 triệu, giảm dần theo tỷ lệ 25%.
Y1: 20 triệu – khấu hao 5 triệu (20 triệu x 25%) = 15 triệu
Y2: 15 triệu – khấu hao 3.75 triệu (15 triệu x 25%) = 11.25 triệu
Y3: 11.25 triệu – khấu hao 2.81 triệu (11.25 triệu x 25%) = 8.44 triệu
…
Khấu hao theo khối lượng sản phẩm:
Ví dụ: khấu hao giá trị của xe ô tô dựa trên số kilomet xe đó đã đi.
3. Ý nghĩa của việc tính khấu hao
Khấu hao đặc biệt quan trọng trong 2 vấn đề:
a. Bởi vì xuất hiện chi phí “mòn” của tài sản trong quá trình sản xuất, việc tính giá thành sản phẩm trở nên chính xác hơn từ đó xác định được lợi nhuận chính xác;
b. Việc tính toán khấu hao cũng là cơ sở cho việc tính toán tái sản xuất và tái đầu tư. Ví dụ, một máy móc sản xuất dùng được trong 10 năm, vậy thì chủ sản xuất có thể tính toán được lợi ích kinh tế của máy móc đó trong 10 năm tới, dựa trên việc khấu hao giá trị của nó.