- Biển số
- OF-737606
- Ngày cấp bằng
- 29/7/20
- Số km
- 8
- Động cơ
- 64,580 Mã lực
- Tuổi
- 36
Vế phải là số lẻ ( hình như tận cùng là 7 ), mà vế phải tích 3 số liên tiếp là số chẵn, vô nghiệm thôi các cụ nhỉ?
Thâỳ đây.Hãy rèn cho con (nhất là con trai) tính kiên cường và tự trọng của 1 người đàn ông.
Bài khó, hãy tự nghĩ cách giải, nghĩ mãi không ra thì chủ động hỏi bạn bè, không ra nữa thì chấp nhận sức học hiện tại của mình đến vậy, sau đến lớp hỏi thầy và dõng dạc "Em không giải được, thầy giúp em".
Hoặc bố mẹ sau khi biết cách, giảng giải cho con, hãy đề nghị nó "Tuy con đã hiểu, nhưng hãy để bài này ở trạng thái chưa giải được", nhận điểm 7 thôi, còn hơn nhận điểm 9 với 1 bài nhờ bố mẹ làm hộ. Hãy rèn công dân tương lai của Việt Nam tính trung thực.
Vô nghiệm.các cụ giải hộ F1 nhà em với , em chịu chết
tìm n ( n là số nguyên )
Cụ thử tìm xem có trường hợp nào 3 số liên tiếp mà cả 3 số không chia hết cho 3 không nhỉ?Em chả nhớ là có cái tích 3 số liên tiếp chia hết cho 3 hay 6 các cụ bảo luôn ấy, ở lớp mấy các cụ nhỉ, nhẽ e não cá vàng thế
Đây chỉ là câu kết luận chứ không phải là bài giải:Vô nghiệm.
Vế trái chia hết cho 3, vế phải không chia chết cho 3
Có phải giải phương trình đâu mà “vô nghiệm” cụ.Vô nghiệm.
Vế trái chia hết cho 3, vế phải không chia chết cho 3
Không cần phải xét về vấn đề chia hết cho 6, chỉ cần lệch pha trong việc chia hết cho 3 là kết luận được rồi.Đây chỉ là câu kết luận chứ không phải là bài giải:
Khi n là số nguyên thì n, n+1, n+2 là ba số nguyên liên tiếp.
Vậy nếu có 2 số nguyên liên tiếp n; n+1 và n+1; n+2 sẽ có một số nguyên chia hết cho 2, tức tích hai số nguyên liên tiếp chia hết cho 2.
Tương tự, có 3 số nguyên liên tiếp n; n+1; n+2 sẽ có một số nguyên chia hết cho 3, tức tích 3 số nguyên liên tiếp chia hết cho 3.
Nên UCLN của 2 và 3 là: 6.
Ta có vế trái thì chia hết cho 6 (vì 3 số nguyên liên tiếp).
Còn vế phải chia cho 6 và dư 1.
Vậy không có số n nguyên nào thỏa mạn đẳng thức (Vô nghiệm)
Những bài kiểu này rèn luyện cho con người sự nhẫn nại, để có khả năng rút tỉa 1 nhận xét tinh tế khi nhìn vấn đề. Em gặp quá nhiều vấn đề ngoài đời thực, mà nếu chỉ cần nhìn ra 1 điểm mấu chốt thì có thể giải quyết được kha khá khó khăn, còn nếu không nhìn ra được thì chỉ có thể brute-force hùng hục như trâu, tốn công tốn sức. Phẩm chất được rèn luyện là sự bình tĩnh, sự kiên cường, kiên nhẫn trước khó khăn, và khả năng nhìn ra những mối liên kết (mà trong nhiều trường hợp là không hiển nhiên) giữa các yếu tố trong vấn đề.Tôi luôn bảo con tôi bỏ những bài này.
Vì kể cả có làm được, nó cũng không có giá trị sử dụng cho các bài khác trong tương lai.
Bài khác, ví dụ Vế phải là 7^2009 + 1, có thể lại phải tìm cách khác hoàn toàn so với bài trên..
Em xin phép chỉnh một chút: BCNN của 2 và 3 là 6 chứ không phải UCLN của 2 và 3 là 6.Đây chỉ là câu kết luận chứ không phải là bài giải:
Khi n là số nguyên thì n, n+1, n+2 là ba số nguyên liên tiếp.
Vậy nếu có 2 số nguyên liên tiếp n; n+1 và n+1; n+2 sẽ có một số nguyên chia hết cho 2, tức tích hai số nguyên liên tiếp chia hết cho 2.
Tương tự, có 3 số nguyên liên tiếp n; n+1; n+2 sẽ có một số nguyên chia hết cho 3, tức tích 3 số nguyên liên tiếp chia hết cho 3.
Nên UCLN của 2 và 3 là: 6.
Ta có vế trái thì chia hết cho 6 (vì 3 số nguyên liên tiếp).
Còn vế phải chia cho 6 và dư 1.
Vậy không có số n nguyên nào thỏa mạn đẳng thức (Vô nghiệm)
Rất chính xác, ngoài ra toán học là để rèn luyện tư duy logic. Tư duy logic càng cao thì càng dễ thành công trong công việc. Nói chung những đứa học toán giỏi đa phần đều thành công cả, không xuất sắc thì cũng khá trong xã hội.Những bài kiểu này rèn luyện cho con người sự nhẫn nại, để có khả năng rút tỉa 1 nhận xét tinh tế khi nhìn vấn đề. Em gặp quá nhiều vấn đề ngoài đời thực, mà nếu chỉ cần nhìn ra 1 điểm mấu chốt thì có thể giải quyết được kha khá khó khăn, còn nếu không nhìn ra được thì chỉ có thể brute-force hùng hục như trâu, tốn công tốn sức. Phẩm chất được rèn luyện là sự bình tĩnh, sự kiên cường, kiên nhẫn trước khó khăn, và khả năng nhìn ra những mối liên kết (mà trong nhiều trường hợp là không hiển nhiên) giữa các yếu tố trong vấn đề.
Thực ra bài này cũng không khó lắm, vì ngay lớp 6 đang học đến môn số học, học về chia hết và chia có phần dư. Học sinh chỉ cần nhớ bài trên lớp 1 chút, và kiên nhẫn nhìn 2 vế, sẽ thấy là 6^mấy thì cũng chia hết cho 3, còn vế trái là tích 3 số liên tiếp cũng chia hết cho 3, do vậy sẽ nhận ra ngay 2 vế không khớp vào nhau, bài toán vô nghiệm nguyên. Lời giải chỉ mấy dòng.
Trông thì rất đơn giản, nhưng sự nhẫn nại cần thiết để cẩn thận suy nghĩ vấn đề là phải rèn luyện mới có. Rất nhiều học sinh không rèn luyện được cái này, dẫn tới khi gặp bài toán mà chỉ cần đọc đề 10 giây không hiểu là sẽ giơ tay đầu hàng. Hậu quả sẽ kéo dài cho cả các vấn đề khác trong đời: Học ngoại ngữ những level thấp rất khó, không hiểu được -> lập tức nản và do vậy không thể khá lên được; hoặc công việc bế tắc, không biết kiên cường tìm kiếm các đầu ra, hoặc không biết đi gặp những người cần gặp -> nản, bất đắc chí, dễ sa vào sai lầm.
Vế trái số chẵn.các cụ giải hộ F1 nhà em với , em chịu chết
tìm n ( n là số nguyên )
e định cmt như cụ, cái này dễ mà, cứ nhìn số mũ làm sai cách nghĩTìm n là số tự nhiên à cụ?
Vô nghiệm. Vì tích 3 số liên tiếp chia hết cho 3. Vế phải thì chia 3 dư 1.
Bọn nó học dấu hiệu chia hết cho 2,3,5 từ lớp 5 rồi cụ. Lớp 6 học số nguyên tố, có bài phân tích 1 số thành số nguyên tố, bài tập này chắc nằm trong đoạn đó.Đáp án chuẩn đây rồi. Lớp 6 cũng học tính chia hết rồi. Em nghĩ thay vì chia hết cho 3 thì giải thích luôn chia hết cho 6 và chia 6 dư 1
Em không rõ bây giờ đã cho phép sử dụng tiên đề tích 3 số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 6 chưa nhỉ?