Trong Đông y, rượu ngâm làm lưu thông khí huyết, kích thích tiêu hóa, giúp người uống với liều lượng nhất định cảm thấy khỏe khoắn, ăn ngon miệng hơn.
Rượu được chưng cất đúng cách theo phương pháp cổ truyền để loại bỏ độc tố như metylic và các aldehyd, ngâm chung với các thảo dược hoặc động vật sẽ bồi bổ sức khỏe.
Trong văn hóa Việt Nam chắc chả có ai lạ lẫm gì với các chai rượu ngâm nữa.
Rượu ngâm thì siêu đa dạng, muôn hình vạn trạng nên em xin phép các cụ mạnh dạn mở thớt này để tọa đàm, giao lưu về các loại rượu ngâm, công dụng, khẩu vị khi ngâm rượu, cũng như để giới thiệu ( khoe) với mn bộ sưu tập rượu ngâm của mình.
Đầu tiên, em xin phép làm tý ôn tập lại lý thuyết cơ bản về rượu ngâm trước đã:
NHỮNG LƯU Ý KHI NGÂM RƯỢU
- Rượu ngâm chỉ nên sử dụng để bảo vệ sức khỏe hàng ngày, không nên coi đó là thuốc chữa bệnh. Cho dù là rượu ngâm để tăng cường sức khỏe cũng chính là rượu - một thứ không nên uống quá nhiều.
- Phải đặc biệt kỹ lưỡng trong việc lựa chọn nguyên liệu ngâm. Tốt nhất là hỏi ý kiến thầy thuốc Đông y để lựa chọn nguyên liệu ngâm phù hợp, tránh những chất có thể gây ra độc tố trong quá trình ngâm, hoặc là cùng ngâm các vị thuốc khắc kị. Ngoài ra cũng cần nghiên cứu cách sử dụng, công dụng và liều lượng khi uống.
- Khi ngâm rượu, cần phải kiểm soát chất lượng của rượu gạo. Tốt nhất dùng rượu có nguồn gốc rõ ràng và lựa chọn loại rượu gạo có nồng độ nhẹ, thông thường không được quá 40 độ, đừng nghĩ rượu mạnh mới tốt.
- Nguyên liệu ngâm rượu đều phải rửa sạch, sơ chế (phơi khô, cắt nhỏ hoặc vò nát vo viên) trước khi ngâm. Những loại vỏ, cành, rễ thuốc, đều cắt thành miếng dày khoảng 3 ly, rễ cây cỏ thì cắt thành chiều dài 3 cm, nếu là hạt thì giã nát, có một số loại dược liệu phải qua xử lý bào chế. Lưu ý cần loại bỏ các bộ phận mang độc tính cao trong các nguyên liệu trước khi ngâm ( ví dụ lõi ba kích)
- Tùy vào nguyên liệu mà thời gian ngâm sẽ khác nhau, thông thường rượu thảo dược sẽ nhanh hơn rượu động vật. Với một số loại rượu để lâu sẽ khiến khả năng kháng khuẩn giảm, bảo quản kém sẽ gây nấm- mốc nguyên liệu gây ngộ độc.
- Uống rượu ngâm cần uống đúng liều lượng và điều độ. Thông thường ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 10-50ml tùy loại ( không uống quá phản tác dụng).
Rượu được chưng cất đúng cách theo phương pháp cổ truyền để loại bỏ độc tố như metylic và các aldehyd, ngâm chung với các thảo dược hoặc động vật sẽ bồi bổ sức khỏe.
Trong văn hóa Việt Nam chắc chả có ai lạ lẫm gì với các chai rượu ngâm nữa.
Rượu ngâm thì siêu đa dạng, muôn hình vạn trạng nên em xin phép các cụ mạnh dạn mở thớt này để tọa đàm, giao lưu về các loại rượu ngâm, công dụng, khẩu vị khi ngâm rượu, cũng như để giới thiệu ( khoe) với mn bộ sưu tập rượu ngâm của mình.
Đầu tiên, em xin phép làm tý ôn tập lại lý thuyết cơ bản về rượu ngâm trước đã:
NHỮNG LƯU Ý KHI NGÂM RƯỢU
- Rượu ngâm chỉ nên sử dụng để bảo vệ sức khỏe hàng ngày, không nên coi đó là thuốc chữa bệnh. Cho dù là rượu ngâm để tăng cường sức khỏe cũng chính là rượu - một thứ không nên uống quá nhiều.
- Phải đặc biệt kỹ lưỡng trong việc lựa chọn nguyên liệu ngâm. Tốt nhất là hỏi ý kiến thầy thuốc Đông y để lựa chọn nguyên liệu ngâm phù hợp, tránh những chất có thể gây ra độc tố trong quá trình ngâm, hoặc là cùng ngâm các vị thuốc khắc kị. Ngoài ra cũng cần nghiên cứu cách sử dụng, công dụng và liều lượng khi uống.
- Khi ngâm rượu, cần phải kiểm soát chất lượng của rượu gạo. Tốt nhất dùng rượu có nguồn gốc rõ ràng và lựa chọn loại rượu gạo có nồng độ nhẹ, thông thường không được quá 40 độ, đừng nghĩ rượu mạnh mới tốt.
- Nguyên liệu ngâm rượu đều phải rửa sạch, sơ chế (phơi khô, cắt nhỏ hoặc vò nát vo viên) trước khi ngâm. Những loại vỏ, cành, rễ thuốc, đều cắt thành miếng dày khoảng 3 ly, rễ cây cỏ thì cắt thành chiều dài 3 cm, nếu là hạt thì giã nát, có một số loại dược liệu phải qua xử lý bào chế. Lưu ý cần loại bỏ các bộ phận mang độc tính cao trong các nguyên liệu trước khi ngâm ( ví dụ lõi ba kích)
- Tùy vào nguyên liệu mà thời gian ngâm sẽ khác nhau, thông thường rượu thảo dược sẽ nhanh hơn rượu động vật. Với một số loại rượu để lâu sẽ khiến khả năng kháng khuẩn giảm, bảo quản kém sẽ gây nấm- mốc nguyên liệu gây ngộ độc.
- Uống rượu ngâm cần uống đúng liều lượng và điều độ. Thông thường ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 10-50ml tùy loại ( không uống quá phản tác dụng).
Chỉnh sửa cuối: