- Biển số
- OF-87448
- Ngày cấp bằng
- 4/3/11
- Số km
- 1,659
- Động cơ
- 420,527 Mã lực
Nhân chủ đề về phân làn bằng giải phân cách cứng trên đường Nguyễn Trãi đang hot; và chào đón Đô trường mới của Hà Thành với niềm tin sẽ tạo nhiều thay đổi tích cực cho thủ đô; trên một diễn đàn lớn về ô tô và giao thông, em mạo muộn có một số ý kiến về tổ chức giao thông đô thị ở Việt Nam, nhất là tại Hà Nội như sau:
1. Thực trạng hiện nay
- Đô thị là các thành phố thuộc cả trung ương và địa phương, nơi có mật độ dân cư đông, phương tiện giao thông nhiều và sự di chuyển phức tạp, các tuyến phố/giao thông to nhỏ đan xen, nhiều giao cắt
- Tuy nhiên, hầu hết các đô thị ở VIệt Nam, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. HCM, Hải Phòng, Cần Thơ,… thường xuyên xảy ra kẹt xe, không những gây ra những tổn thất về kinh tế cho đất nước, thời gian, tiền bạc của người dân mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người tham gia giao thông như tai nạn, hít khói bụi,…
- Tình trạng xử lý không nghiêm các vi phạm khiến cho pháp luật tuy có nhưng bị nhờn, không thay đổi được thói quen, ý thức của người tham gia giao thông
2. Biện pháp thay đổi
a. Thay đổi biển báo và hình vẽ hướng dẫn giao thông
- Thay đổi chiều rộng của làn xe: trên thực tế, rất nhiều làn xe ô tô ở Hà Nội được vẽ theo cảm tính; có làn vẽ rộng 3,5m, có làn vẽ rộng 3m; có làn chỉ là chia đôi bề rộng của đường. Trong khi thực tế, xe 80 chỗ rộng nhất cũng chỉ là 2,5m; còn lại đa số từ 2m trở xuống; và tốc độ đi trong đô thi không cao (cao nhất chỉ 60km/h). Do vậy, cần vẽ lại các làn đường trong đô thị theo hướng: làn ô tô rộng 3m (đủ để các xe ô tô đi song song nối đuôi không va chạm); làn xe máy rộng từ 1,5 đến 2m (đủ để ít nhất 2 xe đi song song không va chạm)
- Với tất cả các đường 2 chiều, cần vẽ vạch liền (theo quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT) ở giữa hai chiều kéo dài giữa hai điểm có giao cắt (ngã ba, ngã tư); trường hợp đường 2 chiều mà mỗi bên rộng từ 10m trở lên thì làm dải phân cách cứng (tấm bê tông cao bằng vỉa hè, sơn phản quang an toàn); như vậy, các xe muốn rẽ vào lề phải quay đầu đi đúng hướng, không thể tự tiện sang đường bất kỳ chỗ nào; hạn chế tối đa các lối mở khi không có giao cắt với đường/phố khác (kể cả ngõ đi ra vẫn phải rẽ phải rồi đến điểm giao cắt mới quay đầu nếu muốn đi hướng bên trái)
- Sử dụng tối đa các hình vẽ sơn chỉ dẫn trên đường (để phân làn) theo quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT) để hạn chế việc làm biển treo khi cần nhắc lại; chỉ những con phố rộng lớn có giải phân cách giữa to thì mới làm giá treo biển nhắc lại ở các ngã ba/ngã tư; như vậy sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền và không gây mất mỹ quan trong đô thị bởi các hệ thống treo
(còn tiếp)
1. Thực trạng hiện nay
- Đô thị là các thành phố thuộc cả trung ương và địa phương, nơi có mật độ dân cư đông, phương tiện giao thông nhiều và sự di chuyển phức tạp, các tuyến phố/giao thông to nhỏ đan xen, nhiều giao cắt
- Tuy nhiên, hầu hết các đô thị ở VIệt Nam, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. HCM, Hải Phòng, Cần Thơ,… thường xuyên xảy ra kẹt xe, không những gây ra những tổn thất về kinh tế cho đất nước, thời gian, tiền bạc của người dân mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người tham gia giao thông như tai nạn, hít khói bụi,…
- Tình trạng xử lý không nghiêm các vi phạm khiến cho pháp luật tuy có nhưng bị nhờn, không thay đổi được thói quen, ý thức của người tham gia giao thông
2. Biện pháp thay đổi
a. Thay đổi biển báo và hình vẽ hướng dẫn giao thông
- Thay đổi chiều rộng của làn xe: trên thực tế, rất nhiều làn xe ô tô ở Hà Nội được vẽ theo cảm tính; có làn vẽ rộng 3,5m, có làn vẽ rộng 3m; có làn chỉ là chia đôi bề rộng của đường. Trong khi thực tế, xe 80 chỗ rộng nhất cũng chỉ là 2,5m; còn lại đa số từ 2m trở xuống; và tốc độ đi trong đô thi không cao (cao nhất chỉ 60km/h). Do vậy, cần vẽ lại các làn đường trong đô thị theo hướng: làn ô tô rộng 3m (đủ để các xe ô tô đi song song nối đuôi không va chạm); làn xe máy rộng từ 1,5 đến 2m (đủ để ít nhất 2 xe đi song song không va chạm)
- Với tất cả các đường 2 chiều, cần vẽ vạch liền (theo quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT) ở giữa hai chiều kéo dài giữa hai điểm có giao cắt (ngã ba, ngã tư); trường hợp đường 2 chiều mà mỗi bên rộng từ 10m trở lên thì làm dải phân cách cứng (tấm bê tông cao bằng vỉa hè, sơn phản quang an toàn); như vậy, các xe muốn rẽ vào lề phải quay đầu đi đúng hướng, không thể tự tiện sang đường bất kỳ chỗ nào; hạn chế tối đa các lối mở khi không có giao cắt với đường/phố khác (kể cả ngõ đi ra vẫn phải rẽ phải rồi đến điểm giao cắt mới quay đầu nếu muốn đi hướng bên trái)
- Sử dụng tối đa các hình vẽ sơn chỉ dẫn trên đường (để phân làn) theo quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT) để hạn chế việc làm biển treo khi cần nhắc lại; chỉ những con phố rộng lớn có giải phân cách giữa to thì mới làm giá treo biển nhắc lại ở các ngã ba/ngã tư; như vậy sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền và không gây mất mỹ quan trong đô thị bởi các hệ thống treo
(còn tiếp)