- Biển số
- OF-124115
- Ngày cấp bằng
- 13/12/11
- Số km
- 461
- Động cơ
- 384,230 Mã lực
http://news.zing.vn/xa-hoi/cong-an-de-xuat-khong-giam-xe-vi-pham-gt/a320342.html#discover_article
Chiều 13/5, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên đã họp Hội đồng tư vấn thẩm định Nghị định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nghị định này do Bộ Công an chủ trì soạn thảo và đề nghị các bộ, ngành góp ý, hoàn thiện để trình Chính phủ ban hành.
Hàng ngàn xe cộ phơi nắng mưa
Theo báo cáo của Bộ Công an, biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nhằm đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, ngăn chặn hành vi vi phạm, tạo điều kiện để cơ quan chức năng xác minh tình tiết vụ vi phạm, trên cơ sở đó xử lý công bằng, nghiêm minh và đảm bảo hiệu lực thực thi quyết định xử lý vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, một số quy định về biện pháp tạm giữ trong Luật Xử lý vi phạm hành chính chưa cụ thể (nơi tạm giữ, chế độ bảo quản tang vật, trách nhiệm quản lý…) gây nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình tạm giữ và tạo bức xúc cho người dân.
Riêng trong lĩnh vực an toàn giao thông, các địa phương, nhất là TP.HCM, Hà Nội, Thanh Hóa, Hải Phòng… mỗi năm tạm giữ 250-1.600 xe ô tô, 7.200-20.000 xe máy và 4.000-8.000 các loại phương tiện khác. Số lượng tang vật, phương tiện vi phạm bị tạm giữ rất lớn nhưng điều kiện bảo quản kém nên bị giảm giá trị sử dụng do mưa nắng, gây lãng phí lớn cho xã hội.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên nhận xét: “Người dân vi phạm hành chính thì họ đã chấp nhận xử phạt rồi nhưng phương tiện giao thông vi phạm vẫn là tài sản hợp pháp của họ, tạm giữ mà bảo quản không tốt là xâm phạm quyền lợi chính đáng của dân. Dân ta còn nghèo mà các bãi xe tạm giữ để ô tô, xe máy vật vờ phơi mưa nắng, cỏ lau mọc phất phơ thì lãng phí quá”.
Đặt tiền bảo lãnh
Từ thực tế trên, Đại tá Trần Thế Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công an, cho biết: Nhằm tránh phiền hà cho người dân, dự thảo quy định hình thức xử lý mới là “giao phương tiện giao thông cho chính tổ chức, cá nhân vi phạm tự giữ, bảo quản”.
Phạm vi áp dụng là các xe bị tạm giữ để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, “chính chủ” vi phạm muốn tự bảo quản phương tiện phải có một trong hai điều kiện sau:
1. Phải có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú (cá nhân) hoặc có cơ sở hoạt động (tổ chức) tại tỉnh, TP nơi xảy ra vi phạm; có nơi giữ, bảo quản phương tiện đảm bảo theo quy định.
2. Có khả năng tài chính để đặt tiền bảo lãnh phương tiện. Mức tiền đặt bảo lãnh do người có thẩm quyền tạm giữ quyết định nhưng không thấp hơn mức tiền sẽ bị xử phạt, số tiền này sẽ được trả lại sau khi chấp hành xong quyết định xử phạt. Trường hợp không chấp hành quyết định xử phạt đúng hạn, tiền bảo lãnh sẽ bị xử lý để thi hành quyết định xử phạt.
Chiều 13/5, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên đã họp Hội đồng tư vấn thẩm định Nghị định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nghị định này do Bộ Công an chủ trì soạn thảo và đề nghị các bộ, ngành góp ý, hoàn thiện để trình Chính phủ ban hành.
Hàng ngàn xe cộ phơi nắng mưa
Theo báo cáo của Bộ Công an, biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nhằm đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, ngăn chặn hành vi vi phạm, tạo điều kiện để cơ quan chức năng xác minh tình tiết vụ vi phạm, trên cơ sở đó xử lý công bằng, nghiêm minh và đảm bảo hiệu lực thực thi quyết định xử lý vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, một số quy định về biện pháp tạm giữ trong Luật Xử lý vi phạm hành chính chưa cụ thể (nơi tạm giữ, chế độ bảo quản tang vật, trách nhiệm quản lý…) gây nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình tạm giữ và tạo bức xúc cho người dân.
Riêng trong lĩnh vực an toàn giao thông, các địa phương, nhất là TP.HCM, Hà Nội, Thanh Hóa, Hải Phòng… mỗi năm tạm giữ 250-1.600 xe ô tô, 7.200-20.000 xe máy và 4.000-8.000 các loại phương tiện khác. Số lượng tang vật, phương tiện vi phạm bị tạm giữ rất lớn nhưng điều kiện bảo quản kém nên bị giảm giá trị sử dụng do mưa nắng, gây lãng phí lớn cho xã hội.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên nhận xét: “Người dân vi phạm hành chính thì họ đã chấp nhận xử phạt rồi nhưng phương tiện giao thông vi phạm vẫn là tài sản hợp pháp của họ, tạm giữ mà bảo quản không tốt là xâm phạm quyền lợi chính đáng của dân. Dân ta còn nghèo mà các bãi xe tạm giữ để ô tô, xe máy vật vờ phơi mưa nắng, cỏ lau mọc phất phơ thì lãng phí quá”.
Đặt tiền bảo lãnh
Từ thực tế trên, Đại tá Trần Thế Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công an, cho biết: Nhằm tránh phiền hà cho người dân, dự thảo quy định hình thức xử lý mới là “giao phương tiện giao thông cho chính tổ chức, cá nhân vi phạm tự giữ, bảo quản”.
Phạm vi áp dụng là các xe bị tạm giữ để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, “chính chủ” vi phạm muốn tự bảo quản phương tiện phải có một trong hai điều kiện sau:
1. Phải có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú (cá nhân) hoặc có cơ sở hoạt động (tổ chức) tại tỉnh, TP nơi xảy ra vi phạm; có nơi giữ, bảo quản phương tiện đảm bảo theo quy định.
2. Có khả năng tài chính để đặt tiền bảo lãnh phương tiện. Mức tiền đặt bảo lãnh do người có thẩm quyền tạm giữ quyết định nhưng không thấp hơn mức tiền sẽ bị xử phạt, số tiền này sẽ được trả lại sau khi chấp hành xong quyết định xử phạt. Trường hợp không chấp hành quyết định xử phạt đúng hạn, tiền bảo lãnh sẽ bị xử lý để thi hành quyết định xử phạt.