[Funland] Tình yêu người lính: Vợ tôi nằm lại mãi yên lành…

Cup 70 cánh én

Xe tải
Biển số
OF-188697
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
219
Động cơ
333,722 Mã lực
“Thấp thoáng ảo mờ đôi mắt ấy/ Môi cười hòa lẫn tóc đen dài/ Phải chăng người ấy-em yêu dấu/ Sóng nước vỡ tan bóng nhạt phai”- Đó là một khổ trong bài thơ “Mờ ảo” mà Đại tá, Anh hùng LLVT nhân dân Lê Bá Ước (Bảy Ước), nguyên Chính ủy Sư đoàn 2 Đặc công viết tặng vợ-nữ liệt sĩ quân y Nguyễn Thị Kim Mến. Một buổi chiều rừng Sác, nơi người vợ hiền, người đồng đội của ông đã anh dũng hy sinh khi đang làm nhiệm vụ, vị đại tá nổi danh trận mạc, từng là “linh hồn” của Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác, ngồi lặng lẽ, mắt dõi xa xăm, mái tóc bạc phơ, miệng khẽ đọc những vần thơ da diết…
Chia tay…
Năm 1965, Đại úy Lê Bá Ước cùng vợ là Chuẩn úy Nguyễn Thị Kim Mến (Tư Mến) cùng gia đình ra Bắc, mang theo hai con nhỏ. Đứa lớn tên Lê Kim Hương, 4 tuổi. Đứa nhỏ tên Lê Nam Hùng chưa đầy 2 tuổi. Nơi sơ tán là vùng đồi cọ thuộc tỉnh Vĩnh Phú (nay là Phú Thọ và Vĩnh Phúc). Mới đến được ít ngày, đôi vợ chồng trẻ lại nôn nao muốn trở về miền Nam cùng đồng đội đánh Mỹ. Hai người bàn bạc, thống nhất, ngay hôm sau, người vợ tiễn chồng ra ga xuống Hà Nội để chuẩn bị vào Nam. Hai đứa nhỏ mếu máo dõi theo, vẫy tay líu ríu: “Ba, má nhớ về sớm với con!”. Người chồng không dám nhìn lại sợ ánh mắt các con níu kéo. Trên đường tiễn chồng ra ga, chị Mến bảo: “Anh đi rồi, em cũng sẽ thu xếp gửi hai con ở lại miền Bắc, vượt Trường Sơn để vào chia lửa cùng anh và đồng đội”. “Em còn phải học nâng cao, trở thành bác sĩ mới cứu chữa được cho nhiều thương binh. Với lại, anh đi xa, các con còn nhỏ rất cần được mẹ nâng niu, chăm sóc…” - Nắm chặt tay vợ, anh Ước dặn dò. “Nhất định em sẽ vào cùng anh. Hai con em gửi ông bà trông nom giúp. Vợ chồng mình đều là những đứa con của miền Nam. Trong lúc chiến tranh ác liệt thế này, em không nỡ rời xa anh, rời xa đồng đội”. Người phụ nữ quê Rạch Giá (Kiên Giang) thuyết phục chồng. Nhìn ánh mắt và nghe giọng nói cương quyết của vợ, Bảy Ước gật đầu: “Thôi được, vợ chồng mình gặp lại ở chiến trường. Nhưng em nhớ cắt ngắn mái tóc cho đỡ vướng víu và bụi bặm khi vượt Trường Sơn. Nhớ mang theo mấy thứ đồ phụ nữ thường dùng, gọn nhẹ thôi kẻo đi đường cực nhọc lắm!”. Họ chia tay trong nắng chiều vàng óng. Người vợ quay đi giấu đôi dòng nước mắt nóng bỏng, nghẹn ngào tiễn chân chồng về đơn vị cũ.
Chân dung nữ liệt sĩ Kim Mến.
Mấy ngày sau, chị xuống trường trả lại quyết định gọi học đại học với lý do đơn giản: “Anh em thương binh đang rất cần tôi chăm sóc. Khi nào kết thúc chiến tranh, tôi sẽ đi học nâng cao cũng được”.

Chung một chiến hào

Vào một ngày cuối thu năm 1967, Bảy Ước đang cùng đồng đội ở Trung đoàn Đặc công kiên cường bám trụ nơi chiến trường rừng Sác thì nhận được tin báo: “R” (Trung ương Cục miền Nam) quyết định bổ sung một nữ quân y cho Đoàn 10, hiện đang trên đường cùng giao liên xuống vùng ven”. Như có linh tính mách bảo, Trung đoàn trưởng Ước hồi hộp, thấp thỏm chờ mong. Mấy ngày sau, nữ y sĩ tóc ngắn ngang vai, nước da tái mét vì sốt rét rừng, vai mang ba lô có mặt tại Sở chỉ huy Đoàn 10. Hai vợ chồng, hai người đồng chí ôm chầm lấy nhau mừng mừng tủi tủi, nước mắt lưng tròng vui ngày gặp lại…
Đại tá Lê Bá Ước đứng dậy, đi tới khoảng đất trống bên bờ suối. Đứng lặng hồi lâu, ông mới lên tiếng: “Mấy chục năm trước, chỗ này là nơi vợ tôi thực hiện ca phẫu thuật đầu tiên chỉ bằng dao lam và chai thuốc đỏ, lấy mảnh đạn ra khỏi cơ thể chiến sĩ Chu Văn Khí ngay sau khi cô ấy vừa tới rừng Sác nhận nhiệm vụ. Thành công đầu tiên đã giúp vợ tôi nhanh chóng hòa nhịp cùng đội hình trung đoàn, được anh em tin yêu, quý mến. Vất vả, cực nhọc, khí hậu khắc nghiệt khiến mái tóc cô ấy dần trở nên khô, xơ và làn da cũng ngăm đen chẳng khác gì đặc công rừng Sác”.
Mặc dù hai vợ chồng cùng đơn vị nhưng mỗi người một nhiệm vụ nên họ rất ít được gặp nhau. Trong khu rừng ngập mặn, ngoài bom đạn của kẻ thù làm bộ đội thương vong còn có cả hùm, beo, đặc biệt là cá sấu. Tính mạng của những người lính đặc công bị đe dọa bất cứ lúc nào. Bởi vậy, chị Tư Mến luôn phải lặn lội từ tiền phương về hậu cứ rồi lại thức trắng đêm câu cá nuôi thương binh, đột kích vào ấp chiến lược lấy gạo về nấu cơm cho bộ đội… Có lẽ vì thế mà cả trung đoàn đều coi chị Tư là “cô Tấm” của Đoàn 10, còn anh Bảy là “linh hồn” của rừng Sác.
Gia đình Đại tá Bảy Ước.
Ông Ước nhớ lại: “Vào một đêm sau Tết Mậu Thân 1968, bọn địch giội bom phản kích ác liệt. Tôi triệu tập bộ phận hậu cứ về báo cáo tình hình. Thế là ngay trong đêm, vợ tôi cùng đồng chí quản lý Ba Hùng lập tức xuống xuồng về sở chỉ huy báo cáo. Đêm đó, máy bay B-52 của Mỹ giội bom 6 lần cày xới khắp chiến khu. Mỗi lần nghe tiếng máy bay gầm rú là tôi lại thót tim lo lắng cho sự an nguy của vợ và của đồng đội đang phải mò mẫm vượt khói lửa trong đêm. May sao, tờ mờ sáng cả hai đã bình an về tới sở chỉ huy. Lúc đó tôi mới thở phào nhẹ nhõm…”.

Nỗi lòng người ở lại
Cuối năm 1969, chiến tranh ngày càng ác liệt, rừng Sác như một “chảo lửa” hứng chịu mưa bom bão đạn của quân thù nhằm tận diệt những con người huyền thoại. Thời gian đó, chị Tư Mến sinh đứa con thứ 3. Lại một lần nữa vợ chồng chị bàn nhau đem con gửi ở gia đình một cơ sở của ta trong ấp chiến lược để chị thuận tiện làm nhiệm vụ. Thế là, đứa bé mới 15 ngày tuổi đã phải xa mẹ đi ở nhờ, khóc ngằn ngặt vì khát sữa. Hai vợ chồng chiến sĩ nén lòng động viên nhau chiến đấu quên mình với ước nguyện chiến tranh mau kết thúc. Nào ngờ, chưa đầy 3 tháng sau người vợ đã anh dũng hy sinh trong một trận máy bay oanh kích của địch…
Hơn 40 năm trôi qua, nhưng mỗi lần nhớ lại cái ngày thương tâm ấy, đôi mắt người anh hùng vẫn rưng rưng, hoe đỏ: “Hôm đó là ngày 20-1-1970, tại căn cứ quân y ở xã Tắc Kỳ Quang bên bờ sông Thị Vải, chiếc trực thăng OV-6 rà qua, rà lại nhiều lần. Phát hiện dấu vết lạ, nó ném xuống mặt sình 2 quả pháo màu xanh, đỏ để chỉ điểm rồi bay vút đi. Lúc bấy giờ với cương vị Đại đội phó quân y, Tư Mến thông báo nhanh cho các thương binh rút khỏi khu vực. Còn một mình cô ấy cố thu dọn mang theo một ít thuốc và dụng cụ quân y. Chừng 3 phút sau, cả chục tốp trực thăng lao tới phóng hỏa tiễn 90mm xé nát từng tấc đất trong khu căn cứ. Vợ tôi trúng đạn gãy nát một chân, tư thế nằm sấp đang lao về phía trước, trên vai vẫn mang nặng trĩu túi cứu thương…”.
Ngày ấy, khi nghe tin sét đánh, Trung đoàn trưởng Bảy Ước đã không kìm được lòng, nhưng để trấn an đồng đội anh đã cố tỏ ra cứng rắn, đợi trời tối mới trốn vào hầm một mình khóc. Và hôm nay, trước mặt tôi, ông cũng cố tỏ ra cứng cỏi nhưng nước mắt ông vẫn chảy. “Trước lúc hy sinh, y sĩ Tư Mến còn để lại kỷ vật gì không, thưa bác?” – Tôi hỏi. Ông Bảy nhớ lại: “Ngay cạnh chỗ vợ tôi nằm còn vương mấy mảnh áo gối thêu nhiều màu sắc khá đẹp. Tôi nhận ra đó là 3 chiếc gối vợ tôi mới thêu xong định gửi về tặng các con. Đêm cuối cùng chúng tôi gặp nhau, nằm trên sạp nước dưới ánh trăng rừng, cô ấy đã đưa cho tôi xem. Lúc đó, vợ tôi vui lắm! Nào ngờ…”.
Rừng Sác bây giờ đã đổi thay, dấu vết chiến tranh đã lùi vào quá khứ, nhưng với những người đã gắn bó gần hết cuộc đời nơi rừng thiêng nước độc này như Đại tá Lê Bá Ước thì tất cả vẫn vẹn nguyên. Tình cảm với người vợ, người đồng đội, nữ liệt sĩ quân y đã thôi thúc ông viết văn, làm thơ về đất và người rừng Sác, về những chiến sĩ Đặc công Rừng Sác huyền thoại, lập nên bao chiến tích lẫy lừng. Và những vần thơ ông viết tặng vợ từ bấy đến nay vẫn mộc mạc, chân tình, da diết yêu thương: Ngồi yên trên cát lòng cô quạnh/ Tưởng nhớ người đi lúc chiến tranh/ Rừng Sác mênh mông còn chỗ đó/ Vợ tôi nằm lại mãi yên lành…
Bài và ảnh: HOÀNG THÀNH
(Báo QĐND)
 
Chỉnh sửa cuối:

Cup 70 cánh én

Xe tải
Biển số
OF-188697
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
219
Động cơ
333,722 Mã lực
Xuân này đọc lại thư cha...

Đêm đêm, dưới ánh đèn khuya, dễ đến trăm lần tôi đem những nét chữ quen thuộc của cha ra đọc. Màu mực xanh đen hầu như không phai, từng hàng chữ đều đặn, nghiêng nghiêng theo lối phăng-tê-di được cha tôi tranh thủ viết dọc đường hành quân. Trong một lá thư viết vào dịp đầu Xuân 1968, cũng là thời gian cha lên đường vào Nam chiến đấu, cha đã tâm sự với mẹ tôi:
“Minh Liên em yêu!
Anh đã lên đường theo tiếng gọi của ****, của Tổ quốc và trái tim cộng sản. Anh phải hy sinh tất cả những gì mà anh yêu quý, những gì thuộc về hạnh phúc của chúng ta. Anh hiểu rất rõ như vậy nhưng vẫn quyết tâm ra đi theo tiếng gọi của trái tim cộng sản. Còn em, em cũng phải hy sinh rất lớn, nào chờ đợi, ước mơ, nào chịu đựng gian khổ và phấn đấu rèn luyện không ngừng để trưởng thành... Những việc ấy tuy bình thường nhưng rất vĩ đại, rất anh hùng, nó đã biểu thị phẩm chất tốt đẹp của người con gái Việt Nam.
Em yêu! Nếu vì nhiệm vụ mà anh hy sinh thì em hãy tự hào vì mình đã có người chồng hoàn thành nhiệm vụ góp phần giải phóng miền Nam, xây dựng một cuộc sống thanh bình, hạnh phúc trên đất nước ta”.
[SIZE=+0]Di ảnh liệt sĩ Phạm Đình Thám.[/SIZE]
Ngày ấy, cha tôi vừa tròn 30 tuổi, ông đã xung phong vào Nam chiến đấu, để lại Hà Nội một gia đình nhỏ cho mẹ tôi gánh vác, đó là bà nội và hai chị em tôi. Phải xa cha từ thuở ấu thơ nên sau này mỗi lần đọc lại thư cha là mỗi lần tôi thêm thấm thía tình yêu thương cha dành cho mẹ con tôi. Trong mỗi lá thư, việc chung, riêng luôn hòa quyện: “Anh rất hiểu em và trong những giờ phút này, anh lại càng hiểu và thương em hơn. Anh cũng hiểu từ ngày chúng ta lấy nhau, không mấy lúc em được thư nhàn. Em đã dành cho anh tình yêu đẹp nhất. Em là người vợ đảm của anh, xa em, anh rất nhớ và cũng rất tin tưởng vào sự cố gắng chịu đựng gian khổ của em.
Vì nhiệm vụ mà anh phải ra đi. Nhưng em ơi, những hy sinh gian khổ của chúng ta hôm nay không phải là vô ích, mà chính là ta muốn cho ngày mai cuộc sống được ấm no hạnh phúc, cho gia đình đoàn tụ mãi mãi yên vui trong Tổ quốc thống nhất”. (Thư viết dịp đầu Xuân 1968).
Trong cái Tết đầu tiên ở chiến trường, cha tôi và các chiến sĩ Đại đội 4, Nhà máy dệt 8-3 đã xa Hà Nội để đón một cái Tết ấm tình đồng bào trên đất Đô Lương, Nghệ An.
“Em yêu thương! Mỗi mùa Xuân đến là lòng người như trẻ lại, tình cảm thêm phấn khởi. Mấy hôm nay, lòng anh vui buồn khó tả, nhiều đêm thao thức nhớ vợ, thương con, ôn lại từng Xuân qua sống bên em, anh yêu và thương em vô hạn! Xuân về, vắng anh, con đi sơ tán, em đón Xuân chắc buồn nhiều, nhưng em ơi: Xa nhau để rồi gần nhau mãi/Hẹn mùa Xuân sau anh trở lại/Cùng em đoàn tụ đón Xuân về…
Em yêu! Tết này anh đã hành quân tới Nghệ An, đây là nơi tuyến lửa nhưng nhân dân rất lạc quan cách mạng. Một buổi tối, đơn vị anh hành quân đến một ngôi làng, vừa dừng chân, các o từ trong làng đã ùa ra ngâm thơ và hát làm cho anh và mọi người quên hết mệt nhọc. Đến khi các o hát đối tình, anh nghe mà tâm trí chợt hiện lên hình ảnh em và hai con, xúc động quá, nước mắt anh cứ trào ra. Bà con còn làm bánh chưng cho bộ đội đi qua ăn Tết như ở nhà. Thời chiến, không đầy đủ dưa hành, nhưng như thế cũng là vui lắm rồi. Ba ngày Tết, bọn anh vẫn hành quân đều em ạ...” (Thư ngày Mồng Một Tết Mậu Thân, 1968).
Từ đó, cha tôi bắt đầu bước vào một cuộc hành quân gian khổ trên con đường Trường Sơn huyền thoại. Trong một lá thư, cha đã kể với mẹ rằng: “Vượt Trường Sơn là một thử thách gian khổ, ở đó có nhiều vách cao, vực thẳm, các anh phải đi trọn ba ngày mới sang tới đất bạn Lào. Trên đường đi, chỉ thấy núi rừng, muỗi vắt, bữa ăn thì toàn rau rừng và đồ hộp. Em yêu ơi, chiến thắng hai miền đang giòn giã, ngày thống nhất không còn xa nữa. Mong em phát huy truyền thống “Ba đảm đang”, thay anh nuôi mẹ già, con nhỏ, chờ anh ngày chiến thắng trở về”.
Nhưng cha tôi và nhiều người con Hà Nội đã không trở về. Họ nằm trong lòng đất phương Nam, nghe gió sông Tiền, sông Hậu... thổi suốt bốn mùa. Trong một lần trở lại Long An tìm cha, tôi đã ngậm ngùi nghĩ rằng, cha mình (liệt sĩ Phạm Đình Thám) đang nằm đâu đó trong những hàng mộ trắng lóa, những ngôi mộ chưa biết tên ở các nghĩa trang liệt sĩ. Một cán bộ xã Phước Lâm (huyện Cần Giuộc) đã tâm sự: “Các liệt sĩ miền Bắc hy sinh ở đây đa phần là không biết tên, chúng tôi đã đưa họ vào nghĩa trang liệt sĩ của huyện rồi, 837 ngôi mộ chị à. Chị cứ yên tâm, đã có chúng tôi trong này hương khói cho các anh”.
Cha tôi không về! Mẹ tôi đã kiên gan vượt khó nuôi dạy chị em tôi khôn lớn. Tôi không biết mẹ đã khóc lúc nào, nhưng nhiều đêm tỉnh giấc, tôi chợt thấy bóng mẹ lặng lẽ in trên tường, mái tóc xanh dưới vành nón che nghiêng thuở nào giờ đã bạc như mây. Những lá thư của cha và cuốn nhật ký mẹ ghi lại quãng thời gian đằng đẵng ngóng tin cha luôn được mẹ tôi cẩn thận gìn giữ như những kỷ vật quý của gia đình.
Phạm Kim Thanh
 

Cup 70 cánh én

Xe tải
Biển số
OF-188697
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
219
Động cơ
333,722 Mã lực
Kỷ niệm mối tình đầu


Cựu chiến binh Nguyễn Văn Tá
Tôi mồ côi mẹ lúc 5 tuổi, mẹ tôi bị địch bắn chết khi chèo đò từ Duy Nghĩa (Duy Xuyên, Quảng Nam) qua Hội An làm giấy căn cước cho cha tôi. Bà mất mang theo cả em tôi mới 8 tháng còn trong bụng mẹ. Cha tôi gạt nước mắt giao tôi cho ông bà ngoại ở Đà Nẵng để tôi còn được học cái chữ. 16 tuổi, tôi về thăm quê, lúc này xã tôi là vùng giải phóng. Lễ phát động tòng quân sôi động khắp nơi. Như bao trai làng, tôi háo hức làm anh bộ đội. Đó là năm 1964, khi tôi mới 16 tuổi.
Tòng quân ở Tiểu đoàn 70, Quảng Nam, đánh đấm mấy trận, rồi bị thương, tái nhiễm trùng, sức khỏe yếu đến mức đơn vị phải gửi tôi đi an dưỡng ở trong dân. Tôi về sống ở Sa Kỳ (Quảng Ngãi) 6 tháng. Người nuôi tôi là má Mạnh thương tôi như con (sau này má không có con cái, tôi đưa ra Đà Nẵng phụng dưỡng, bà mới mất). Được má “vỗ béo” tôi bảnh trai trông thấy, nhưng cái chân dính đạn vẫn chưa lành hẳn. Nhớ anh em quá, tôi gắng sức băng bộ về đơn vị lúc đó đang đóng ở Tiên Phước (Quảng Nam). Đồng đội đã đi chiến đấu cả, chỉ còn lại Chính trị viên phó Ngọc và một số thương binh. Tại đây tôi gặp Hoa.
Quả thật, lúc đầu tôi không mấy cảm tình với cô gái mới từ đồng bằng lên, áo lai bầu, quần ống túm, dù cô rất xinh với dáng cao ráo, gương mặt trái xoan trắng trẻo. Khi tôi đang tự băng vết thương ở đùi đang rỉ máu vì 10 ngày đi bộ thì Hoa nhẹ nhàng bảo: “Để em giúp cho, tự làm là nhiễm trùng đấy”. Rồi mặc tôi ngại ngùng, cô giành cuộn băng và băng rất êm. Từ trước đến nay tôi thiếu sự chăm sóc của mẹ mình, lại ít tiếp xúc với phụ nữ, lần đầu tiên một cô gái chạm vào da thịt tôi thấy ấm áp lạ. Tối hôm đó trong căn nhà tạm, mưa dột tứ bề, tôi và Hoa tìm được chỗ khô ráo nhất. Chúng tôi mắc võng gần nhau, một đầu chung vào cây cột, hai đầu riêng. Cô hỏi tôi vào Tiểu đoàn 70 đã lâu chưa, có biết Phan Thanh Bình ở Quế Sơn không? Tôi nghi nghi: “Có phải Bình có cái bớp bên trái không?”. “Đúng rồi. Anh Hai em đó. Nhà chỉ có mình ảnh là trai. Biết ảnh hy sinh nhưng không biết rõ thế nào?”. Bao kỷ niệm bỗng ùa về. Tôi nhớ như in trận đánh ở Đồng Dương, Bình bị thương nặng, tôi vừa bò vừa cõng anh trong tầm đạn bắn như mưa của địch. Anh nói giọng nhỏ dần: “Thôi Tá à, chắc là mình không sống nổi đâu. Nhớ ghé Phú Duyên, Quế Sơn thăm mẹ và 2 em gái Hoa, Phượng của mình. Miếng dù này giữ làm kỷ niệm, đừng chôn theo uổng lắm”. Bình đã hy sinh trên tay tôi như thế. Nghe tôi kể về anh trai, Hoa khóc thút thít. Tôi trao cho Hoa miếng dù của Bình. Cô đề nghị: “Anh giữ một nửa, em một nửa”, rồi chia đôi. Tối đó với chiếc đèn dầu tù mù từ vỏ trái lựu đạn, Hoa dùng kim khâu từng mũi chỉ trên kỷ vật của Bình. Cái dáng mảnh mai nghiêng nghiêng hắt bóng lên tường, thấy thương quá chừng.
Khi biết tôi là bạn của anh trai mình, Hoa đối xử khác trước, chăm sóc hơn, đằm thắm hơn. Còn tôi cũng đã thấy trái tim xao xuyến. Tôi muốn thử mức độ tình cảm của Hoa bèn nghĩ ra một trò “dại dột”. Trận Quán Rường, đơn vị bị thương khá nhiều. Tôi cõng anh Thanh ra ngoài, rồi đưa dân công chuyển về bệnh xá. Dây súng của tôi đẫm máu của anh. Tôi đưa súng của mình cho hai anh bạn cầm về trước. Khi Hoa hỏi “Anh Tá đâu?”, mọi người trả lời: “Tá bị thương, đã chuyển đi”. Hoa nghe vậy, khóc nức nở. Đêm, tôi về, sè sẹ đi qua võng của cô, hỏi nhỏ: “Hoa ngủ chưa?”. Tức thì, cô bật dậy, ôm tôi khóc òa, đánh thùm thụp vào lưng tôi và nói “anh ác lắm”. Mấy anh bạn tôi quay mặt đi, cười tủm tỉm.
Vẫn chưa thổ lộ chữ yêu, nhưng tôi biết mình đã có Hoa. Cái nắm tay vội vã khi vắng người, những lần xuống suối giúp em gội tóc, tôi thấy chiến trường bớt khốc liệt hơn. Có những đêm ngồi tâm sự, Hoa nói với tôi: “Cứ đánh trận liên miên thế này, chắc anh chết trước em quá. Chiến tranh kết thúc, dù anh có cụt tay, đui mù, em vẫn bên anh”. Tôi bịt miệng không cho cô nói tiếp, dù biết rằng điều đó hoàn toàn có thể xảy ra. Có lần nhân chuyến công tác, tôi và Hoa ghé thăm nhà em, gặp cả mẹ và cô út Phượng du kích. Người cha và anh trai đã hy sinh, nhà chỉ còn đàn bà, vậy mà họ cứng cỏi hơn tôi nghĩ. Bà mẹ bắt 2 con gà làm mì Quảng đãi chúng tôi, lại còn rim thịt mặn bỏ vào lon hăng-gô cho hai đứa mang theo. Đó cũng là kỷ niệm gia đình cuối cùng của Hoa, sau này cô vẫn nhắc mãi.
Tháng 4-1968, một buổi chiều, đơn vị tôi đóng ở Kỳ Lâm, Tam Kỳ thì bị địch càn. Xe tăng Mỹ hung hãn nhả đạn, cùng lúc máy bay HU1A quần thảo trên đầu. Chúng tôi triển khai chiến đấu ngay. Hoa như con thoi băng bó thương binh rồi chạy vào làng, cứu chữa người dân. 6 giờ tối địch rút, khi thu dọn chiến trường, chôn cất liệt sĩ, tôi mới phát hiện không có Hoa. Không nhẽ em đã bị bọn Mỹ bắt? Tôi và đồng đội hoảng hốt đi tìm em, dùng tay bắc loa gọi “Hoa ơi, em ở đâu”. Trong một bụi rậm, tôi nghe tiếng cô yếu ớt: “Em ở đây”. Tôi mừng quá hét lên: “Tìm được Hoa rồi các đồng chí ơi!”. Hoa bị thương gãy chân, nhưng không được băng bó vì băng đã dùng hết cho thương binh. Chúng tôi cấp tốc cầm máu cho Hoa rồi khiêng em lên bệnh xá tuyến trước của CK 140 Sơn Cẩm Hà. 10 cây số đường rừng, với tôi xa thăm thẳm. Hoa đã kiệt sức. Đến nơi tôi chạy vội đi gặp bác sĩ Nam, nhưng mới chạy một quãng thì phải quay về vì anh em bảo Hoa cần gặp tôi gấp. “Anh đừng đi nữa. Ngồi xuống đây”. Tôi quỳ xuống bên cánh võng, nắm chặt bàn tay nhỏ bé của Hoa, lắng nghe em nói : “Em không chăm sóc được anh nữa rồi. Có dịp ghé thăm mẹ và em gái em”. Câu này tôi đã nghe ở Bình, vậy mà một lần nữa lại nghe từ Hoa. Em muốn nói gì nữa nhưng rồi lả dần. Lúc đó không cần biết mọi người xung quanh, tôi bế em vào lòng, truyền hơi ấm cho em, nhưng rồi em bỏ tôi mà đi, bàn tay còn cố với lên gương mặt tôi nhưng không đủ sức. Tôi vuốt mắt em, lòng đau quặn thắt. Lần đầu tiên tôi đã khóc. Nước mắt chảy ngược vào trong.
Chúng tôi an táng Hoa ở triền đồi dưới cây khế cách bệnh xá chừng 500 thước, lấy hòn đá to đặt lên đầu mộ để làm dấu. Mấy tháng sau đó, có dịp khiêng thương binh lên bệnh xá, tôi lại ra mộ thăm Hoa. Không có hương nhang, tôi hái hoa dại, các quả rừng đặt lên mộ em, rì rầm kể cho em nghe chuyện đơn vị, chuyện quê hương. Trước mỗi trận đánh, tôi luôn nhắc tên hai người phụ nữ là mẹ và Hoa, mong họ phù hộ cho tôi. Có phải nhờ thế không mà tôi đã không chết dù có lúc ai cũng nghĩ rằng tôi không thể nào sống sót. Rồi tôi bị thương trong trận đánh sân bay Ngọc Bích. Bàn tay phải bị giập nát buộc phải cắt bỏ. Ngày lên bệnh xá, tôi nói với bác sĩ hãy cất giữ bàn tay cho tôi. Tôi nhờ cô Bích y tá, cũng là bạn của Hoa (sau này cô cũng hy sinh) chôn bàn tay tôi vào bên mộ của Hoa. Tôi muốn một phần thân thể của mình luôn ở bên em. 6 tháng ở bệnh xá, với 3 lần cưa xương, tôi có nhiều thời gian thăm mộ Hoa. Tôi không nghĩ em đã mất mà như đang sống, cùng tôi tâm sự mỗi ngày.
Đầu năm 1969, tôi được đưa ra Bắc chữa trị vết thương, rồi được học văn hóa, trung cấp kế toán, làm công tác thương binh xã hội. Tôi lấy vợ năm 1973. Vợ tôi quê Gò Nổi, là văn công Sư đoàn 2 đi an dưỡng ngoài Bắc. Cô ấy biết mối tình của tôi với Hoa, nhưng là người lính, cô luôn đồng cảm và tôn trọng. Năm 1975, miền Nam giải phóng, tôi tranh thủ về phép thăm nội, ngoại 2 bên. Một việc mà tôi không chần chừ là đi thăm mộ Hoa. Vừa đi vừa phát rừng vất vả mới vào được đến nơi thì tôi không tin vào mắt mình nữa, tất cả là những hố bom sâu hoắm. Bệnh xá năm xưa cũng bị bom bình địa. Mộ em và mộ bao đồng đội tôi đã biến mất, không còn dấu vết. Tôi hỏi không còn ai biết. 10 ngày sau tôi tìm về Phú Duyên nay là xã Quế Xuân thì nhận thêm tin sét đánh: Nhà Hoa đã bị bom đốt cháy, em gái Hoa hy sinh năm 1969, mẹ em cũng đã bị sát hại. Cả nhà là liệt sĩ. Có người cháu ở xã bên đã mang các giấy tờ về thờ phụng. Tôi mất hẳn Hoa từ đó đến nay.
Hoa ơi, đồng đội của tôi, tình yêu của tôi, em ở đâu trong lòng đất mẹ? Giá như tôi được nhìn thấy em lần nữa dù chỉ là nắm xương trên cát. Bao nhiêu năm rồi, trong tôi em vẫn mãi mãi tuổi 17 sáng trong, để tôi trở về thời trai trẻ, bàn tay vụng về vuốt suối tóc mây của người con gái mà thấy hạnh phúc ngập tràn hơn bất cứ hoan lạc nào trên thế gian...

Bài và ảnh: Hồng Vân

(Ghi theo lời kể của thương binh Nguyễn Văn Tá, CCB Đại đội 2, Tiểu đoàn 70)

 

Cup 70 cánh én

Xe tải
Biển số
OF-188697
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
219
Động cơ
333,722 Mã lực
Đêm hôm ấy...anh về


QĐND - …Đó là một đêm đầu xuân năm 1966. Gà gáy canh hai. Tôi chập chờn không ngủ được. Có tiếng động nhẹ như bước chân mèo đi ăn đêm phía hông nhà. Rồi tiếng bàn tay mở chốt cửa. Tôi choàng dậy vớ ngay con dao đầu giường. Lại cái thằng sĩ quan đồn trưởng đi tắm rượu đâu đó rồi tới giở trò đây. Tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho những tình huống như thế này từ lâu rồi. Mũi dao này sẽ cắm phập vào cơ thể nó nếu nó manh động. Đúng lúc thần kinh tôi căng thẳng nhất thì một tiếng gọi quen thuộc, rất khẽ cất lên: “Tư à! Anh về với em đây”. Tôi như quên hết mọi thứ trên đời, ào đến anh như một cơn lốc. Đó là một đêm tuyệt diệu. Cả anh và tôi đều như ruộng hạn gặp mưa rào… Tình yêu bao giờ và lúc nào cũng là điều tuyệt diệu. Tình yêu trong thời khắc ấy, cái thời khắc đầy những nguy hiểm và bất trắc đang rình rập ấy, cái thời khắc muốn nói mà không thể hé răng, muốn khóc mà phải nén cho nước mắt chảy vào trong, muốn hét lên mà phải dồn nén âm thanh trong cuống họng; cái thời khắc người ta chỉ có thể cảm nhận nhịp tim đang thúc lên cùng nhau, mạch máu đang rần rật trong nhau… sự tuyệt diệu ấy không lời nào tả được. Dẫu cái đêm hôm ấy đã xảy ra cách đây 46 năm rồi, nhưng hôm nay ngồi nhắc lại, tôi vẫn thấy tim mình đập mạnh.
Chúng tôi ở bên nhau. Nồng nàn! Vội vã! Lo âu! Khắc khoải! Hạnh phúc… Khoảng thời gian đâu chừng hai tiếng đồng hồ thôi. Anh về như một cơn gió và cũng nhanh chóng rời khỏi tôi, rời khỏi căn nhà tranh bé nhỏ cách đồn địch chỉ một quãng đi bộ như một cơn gió (hồi đó nhà tôi ở gần nơi đóng quân của Sư đoàn 5, quân đội Sài Gòn ở Củ Chi). Chỉ cần chạm mặt đám lính đi tuần hoặc lúc trời sáng nhìn rõ mặt, tính mạng của anh, sự nghiệp của anh và nhiệm vụ nặng nề của tổ chức lúc bấy giờ sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm. “Anh phải qua sông trước lúc trời sáng. Em giữ gìn sức khỏe” - Anh chỉ kịp nói nhỏ vào tai tôi như vậy rồi lách mình qua khe cửa. Tôi đòi tiễn anh ra bến sông nhưng anh bảo không nên, sẽ nguy hiểm và dễ bị lộ. Tôi đứng nép mình bên cửa nhìn theo bóng anh mất hút vào màn đêm đen đặc lất phất mưa. Phía đầu ấp dậy lên tiếng chó sủa râm ran. Đó là lúc tụi lính gác thay ca trực và đi tuần tra.
Anh đi rồi, tôi đếm nhịp kim giây đồng hồ thao thức. Ngày đêm chắp tay lạy trời cầu phật cho anh được bình an. Đến với nhau trong nhiệm vụ. Yêu nhau trong tình đồng chí và cưới nhau trong bí mật. Thời gian chúng tôi ở bên nhau ngắn chẳng tày gang. Vội vã trở về rồi lại vội vã ra đi. Chiến tranh mà. Tất cả cho nhiệm vụ cách mạng.
Ông bà Nguyễn Văn Thương, Trần Thị Em hôm nay.
Một thời gian sau, tôi hạnh phúc trào nước mắt khi biết, một mầm sống đang cựa mình lớn dần trong bụng. Anh biết tin này chắc sẽ hạnh phúc lắm. Tôi nâng niu, gìn giữ báu vật cuộc đời, kết quả của tình yêu tôi dành cho anh. Mỗi đêm, tôi lại tự mình lấy tay xoa lên bụng, thay anh vỗ về, trò chuyện với đứa con yêu quý của mình. 9 tháng sau cái đêm hôm ấy, vào ngày 20-12-1966, tôi sinh con trai đầu lòng và đặt tên con là Nguyễn Thanh Liêm. Tôi mong muốn con trai tôi sẽ như ba nó, anh dũng, thanh cao và liêm khiết.
Niềm hạnh phúc được làm mẹ vừa đến thì cũng là lúc tôi bước vào cơn bĩ cực không biết san sẻ cùng ai. Sau cái đêm hôm ấy, anh đi biền biệt, không một dòng tin tức. Tôi biết anh đang bước vào giai đoạn cam go, nhiệm vụ của anh hết sức nặng nề và nguy hiểm. Nhiều lúc tôi chợt nghĩ dại, hay là anh đã hy sinh?
Sức ép kinh khủng đầu tiên mà tôi phải gánh chịu là mang tiếng xấu, gái chửa hoang. Ngày ấy tôi và anh lấy nhau, chỉ có ba mẹ tôi và rất ít các đồng chí lãnh đạo trong đơn vị của anh và tôi biết. Tôi làm giao liên, còn anh hoạt động bí mật trong mạng lưới tình báo. Thế nên mặc dù tôi là gái đã có chồng nhưng trên thực tế, tôi vẫn là một cô gái còn son, con nhà lành. Tôi có nhan sắc, nhà lại ở gần trại lính và đồn cảnh sát nên không ít viên sĩ quan, cả cấp cao và đám sĩ quan làng nhàng đều lấy tôi làm mục tiêu săn đuổi. Tán tỉnh, thuyết phục không được, chúng lập mưu giở trò. Nhiều lần viên sĩ quan đồn trưởng cảnh sát sau khi nhậu ngà ngà lại kiếm cớ đến nhà tôi vào ban đêm nhưng tôi kiên quyết khước từ. Việc tôi “chửa hoang” không chỉ khiến bà con họ hàng gièm pha, mai mỉa mà nguy hiểm hơn là cảnh sát Sài Gòn đã đưa tôi vào diện nghi vấn, tôi và gia đình tôi là “sân sau” của Việt Cộng. Trực tiếp tên đồn trưởng cảnh sát đã cho gọi tôi lên đồn, ban đầu thì nhỏ nhẹ thuyết phục, về sau thì hăm dọa, tra khảo, bắt tôi phải khai ai là cha của đứa bé? Chúng nghi tôi đã có con với một tên Việt Cộng nào đó, bởi nếu cha của đứa bé là một viên sĩ quan nào đó thì nhất định chúng phải biết? Tôi đã chuẩn bị sẵn tinh thần nên trước sau gì cũng chỉ nói, tôi bị lừa tình. Rằng trong những ngày đi mua vải (hồi đó nhà tôi mở tiệm may để che mắt địch nên dăm bữa nửa tháng lại vô nội thành mua vải), tôi đã gặp và có cảm tình với một gã lái buôn. Hắn nói yêu tôi, cưới tôi làm vợ nhưng khi biết tôi có thai thì đã vội vàng “bỏ của chạy lấy người”. Tôi nói với mấy tên sĩ quan cảnh sát rằng, nhờ các ông điều tra tìm giúp tôi cái thằng sở khanh đó. Các ông mà tìm được hắn, muốn gì tôi cũng chiều. Tôi sẽ băm vằm cái mặt thằng đó ra trăm mảnh cho hả giận. Hết lần này đến lần khác, tôi đều một kiểu điệp khúc như vậy. Tôi làm ra bộ căm thù kẻ bội tình đến tột đỉnh. Tụi nó thôi, không tra xét tôi nữa nhưng lại bày trò tâm lý chiến. Thỉnh thoảng, đám sĩ quan lại ghé qua nhà tôi, xin bế con tôi đi chơi để mua quà, bánh. Thực chất là tụi nó bế đi khắp các nhà dân trong vùng để hỏi xem con tôi giống ai, từ đó lần tìm tung tích của cha nó. Nhưng cách đó cũng chả khác gì “mò kim đáy bể”. Khi tình hình tạm yên, tôi lấy lý do vô nội thành Sài Gòn làm tiệm may để mở rộng mạng lưới giao liên hoạt động trong nội thành, đồng thời tìm tin tức của anh, nhưng tất cả đều như “bóng chim tăm cá”. Mãi đến năm 1969, tôi mới có được chút manh mối, rằng anh đã bị địch bắt và đang bị giam giữ tại nhà tù Hố Nai. Kế hoạch đến nhà tù Hố Nai thăm anh được tôi và má tôi vạch ra rất tỉ mỉ dưới sự tư vấn của một vài đồng chí thân cận. Má tôi làm một cái giấy, xin xác nhận của chính quyền địa phương đến nhà tù Hố Nai thăm một đứa cháu mồ côi, không hiểu vì sao lại bị bắt vào đó. Tờ giấy xác nhận ấy giúp hai má con tôi lọt qua được cánh cổng sắt nhà tù có đến mấy tầng lính gác để vào khu biệt giam thăm anh. Khi cánh cửa buồng giam mở ra, tôi nhìn thấy hai tên gác ngục khiêng một cái cáng đưa một người tù đã bị cụt hai chân đến quá phần đùi, dáng người khô đét như que củi đi ra. Tôi bàng hoàng nhắm nghiền mắt và cầu trời khấn phật đó không phải là anh. Rằng, chúng đã nhầm người. Một… hai… ba… bước chân của hai tên gác ngục mỗi lúc một gần. Khi nghe một tiếng “xịch”, cái cáng đã được tụi nó khiêng đến, tôi mới mở mắt he hé nhìn qua kẽ tay. Trời đất ơi! Sao lại thế này? Tôi chỉ kịp vo tròn nắm tay nhét vào vòm miệng để kìm tiếng thét, tiếng khóc. Tôi chỉ kịp nấc lên một tiếng rồi ngã lăn ra đất, bất tỉnh.
Sau này, nghe má tôi và anh kể lại thì ngay lúc đó, tụi lính sinh nghi nên hỏi dồn: “Sao vậy? Chuyện gì vậy”? Má tôi nhanh trí kêu to: “Hai ơi Hai. Dì đây con. Sao con ra nông nỗi này hả con? Mười mấy năm qua con bỏ đi đâu? Hôm nay biết tin con bị giam ở đây, dì dẫn bé Tư đến thăm con. Nó thấy con như vầy, nó xỉu luôn rồi nè”. Viên sĩ quan đứng cạnh đó hất hàm hỏi anh: “Họ là thế nào với anh”? Anh cũng nhanh trí đáp: “Hai mẹ con bà dì họ. Lâu lắm rồi không gặp, không hiểu sao họ biết tôi ở đây mà tìm. Tôi có còn ai thân thích nữa đâu”.
Tôi tỉnh dậy khi đã được cấp cứu. Trở về nhà, lòng tôi đau như cắt. Dẫu đã xác định từ đầu, dấn thân vào con đường cách mạng là phải chấp nhận hy sinh, tù đày, nhưng gặp lại anh trong hoàn cảnh ấy, tôi không thể cầm lòng. Con người vạm vỡ, võ nghệ cao cường của anh ngày nào giờ chỉ còn da bọc xương, thương tích đầy mình, hai chân bị cụt. Về sau tôi mới biết, anh bị địch bắt sau cái đêm hôm ấy không lâu trong một lần đi hoạt động bị lộ. Địch sử dụng cả trực thăng đổ quân để bao vây anh trên một cánh đồng gần khu Thủ Dầu Một. Anh bình tĩnh, mưu trí phi tang tài liệu và chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, tiêu diệt cả chục tên địch trước khi bị bắt. Chúng đã áp dụng mọi thủ đoạn dùng tiền mua chuộc, lấy gái đẹp dụ dỗ rồi đến tra tấn cực hình dã man. Đôi chân anh đã bị chúng cưa đến 6 lần nhưng anh không hề hé răng khai báo. Vì bị địch kiểm soát chặt chẽ nên cái tin anh đã có con trai, hôm đó tôi và má tôi không thể nào nói cho anh biết được.
Mặc dù bị sốc nặng nhưng tôi đã nhanh chóng lấy lại thăng bằng. Tôi hiểu, anh đang nắm giữ những bí mật quan trọng của cách mạng. Trận chiến nào cũng phải có mất mát hy sinh. Càng những lúc khó khăn, gian nguy, thử thách, mình càng phải vững niềm tin. Tôi dành tất cả tình thương yêu chăm sóc cho con và chờ đợi ngày anh trở về. Năm 1973, sau hiệp định trao trả tù binh, anh được chuyển về Lộc Ninh. Đó cũng là ngày đầu tiên vợ chồng, cha con đoàn tụ sau bao nhiêu mất mát, hy sinh, nụ cười chan đầy nước mắt. Dù thương tật đầy mình nhưng anh vẫn sống trở về. Với tôi, đó là một niềm hạnh phúc quá lớn lao lúc này…
(Ghi theo lời kể của bà Trần Thị Em, vợ Thiếu tá tình báo, Anh hùng LLVT nhân dân, thương binh hạng ¼ Nguyễn Văn Thương ở TP Hồ Chí Minh).
Bài và ảnh: Hà Tuệ
 

Cup 70 cánh én

Xe tải
Biển số
OF-188697
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
219
Động cơ
333,722 Mã lực
Căn hầm bí mật và chuyện tình 40 năm lặng lẽ



QĐND - Giả là vợ chồng để qua mắt địch. Giả rồi thành thật. Thật rồi phải lại giả. Chuyện tình của chiến sĩ biệt động Sài Gòn Năm Lai với hai nữ đồng chí hoạt động trong lòng địch về sau được các nhà làm phim lấy cảm hứng xây dựng thành các nhân vật Hoàng Sơn – Ngọc Mai – Huyền Trang trong bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt Nam: Biệt động Sài Gòn.
“Đừng hờn, đừng tủi nữa nghe Chinh”
Một ngày năm 1955, ty cảnh sát Hậu Nghĩa (Long An) thực hiện một cuộc gọi đột ngột lên Sài Gòn. Cuộc gọi ấy nhằm xác nhận nhân thân người đàn ông 30 tuổi thuộc dòng dõi thế gia xin xuất cảnh sang Cam-pu-chia “chơi ít ngày” vì … “giận vợ”. Đầu dây bên kia là cô Phạm Thị Phan Chính (thường gọi Phạm Thị Chinh) - lá ngọc cành vàng gọi chủ tiệm vàng Phú Xuân có tiếng lúc bấy giờ là cậu ruột, em gái của trưởng ty cảnh sát Nha Trang. Sau khi xác nhận thông tin, cảnh sát chính quyền Sài Gòn buộc phải giữ “ông chồng hay giận dỗi” để chờ cô Chinh xuống đón. Trước mặt bọn cảnh sát, “cô vợ” xinh đẹp hết lời xin lỗi rồi năn nỉ “chồng” về lại Sài Gòn. Đó là lần đầu tiên “vợ chồng” Phạm Thị Chinh và Năm Lai gặp nhau. Tất cả tình huống diễn ra ở Ty Cảnh sát đều do tổ chức sắp đặt nhằm tạo vỏ bọc hợp pháp đưa đồng chí biệt động Năm Lai trở lại Sài Gòn, tiếp tục hoạt động bí mật giữa nội thành sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954.
Liệt sĩ Phạm Thị Phan Chính.
Trong ngôi nhà 287/70 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, nay là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, ông Nguyễn Quang Vinh – nguyên thiếu tá đặc công được ông Năm Lai tin tưởng giao trông coi ngôi nhà sau khi mất - đã kể lại cho chúng tôi như vậy.
Ông Vinh vẫn nhớ rất rõ: Chiến sĩ biệt động Năm Lai tên thật là Trần Văn Lai, sinh năm 1920 trong một gia đình nghèo tại Kiến Xương, Thái Bình. Năm 1942, ông rời quê hương vào Bình Dương làm phu cao su cho các đồn điền Pháp. Cảnh áp bức, bóc lột tàn tệ mộ phu khiến ngọn lửa căm thù quân xâm lược và bè lũ bán nước tay sai trong ông thêm ngùn ngụt. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Năm Lai tham gia công tác trừ gian diệt ác của tổ chức Tự vệ Quyết tử 950, đồng thời gây dựng nhiều cơ sở cách mạng tại Sài Gòn. Do đó, ông được tổ chức yêu cầu ở lại nội thành tiếp tục hoạt động sau Hiệp định Giơ-ne-vơ. Sau cuộc gặp gỡ tại Ty Cảnh sát Hậu Nghĩa, Năm Lai lập gia đình với bà Chinh theo lệnh của tổ chức. Bấy giờ, bà Chinh cũng là một chiến sĩ biệt động vừa được kết nạp ****.
Bằng tài trí cùng sự hậu thuẫn của gia đình vợ, Năm Lai trở thành một nhân vật có tiếng trong giới kinh doanh tư sản Sài Gòn dưới vỏ bọc của một nhà thầu khoán tài ba mang tên Mai Hồng Quế. Là chủ thầu khoán Dinh Độc Lập, nhà tỷ phú Mai Hồng Quế được cấp giấy ra vào Dinh tự do, được đích thân Trung tá Huỳnh Giá, bấy giờ là Trưởng phòng nội dịch, lái xe riêng đưa vào. Thời gian này, ông Năm Lai và bà Chinh tiếp tục bí mật gây dựng nhiều cơ sở, lực lượng cách mạng tại nội thành.
Chiến sĩ biệt đồng Sài Gòn Trần Văn Lai (Năm Lai).
Từ vợ chồng trên danh nghĩa, cùng kề vai sát cánh chiến đấu trong lòng địch, họ dần yêu nhau. Tình giả thành tình thật. Nhưng khi tình yêu giữa hai người đồng chí ngày càng sâu sắc, gắn bó thì tai ương ập đến. Năm 1964, bà Chinh bị bắt. Địch nghi ngờ bà là Việt Cộng khi hai tù nhân Côn Đảo bà bảo lãnh, nhận là họ hàng đột ngột mất tích. Dù bị địch tra tấn hết sức dã man, nữ biệt động kiên trung vẫn không hề hé môi. Không khai thác được thông tin gì, một thời gian sau chúng đành thả bà. Mặc dù ông Năm Lai đã cố gắng chạy chữa, nhưng với thương tích nặng nề, bà Chinh qua đời sau một thời gian ngắn. Đôi vợ chồng trẻ vẫn chưa có với nhau một mặt con. Cuộc hôn nhân đầu ra đi theo cái chết của người vợ trẻ làm trái tim Năm Lai đớn đau, chua xót. Nước mắt thù nhà hòa trong mối hận nước non. “Sớm muộn Bắc Nam thề hiệp một/ Đừng hờn, đừng tủi nữa nghe Chinh!”. Uất hận, ông khắc câu thơ ấy trên bia mộ vợ như một lời hẹn ước phu thê cũng là lời hẹn ước của người đồng chí quyết chiến đấu cho ngày Bắc Nam sum họp như tâm nguyện người nằm xuống.
“Cô nhân tình” và căn hầm bí mật
Phạm Thị Chinh hy sinh, người ta vẫn tưởng rằng bà còn sống. Đó là sự sắp đặt. Có vậy, ông Năm Lai với bà Đặng Thị Thiệp mới dựng nên được vở kịch cô giúp việc qua mặt bà chủ đang đi xa, quyến rũ nhà tỷ phú hào hoa hơn mình 20 tuổi. Tháng 5-1966, đồng chí Đỗ Tấn Phong, Tham mưu phó phân khu 6 Sài Gòn - Gia Định, thay mặt tổ chức chấp thuận cho hai ông bà “xây dựng gia đình trong điều kiện đơn tuyến để bảo đảm bí mật cơ sở cho yêu cầu cách mạng”. Hiện giấy xác nhận hôn nhân của ông Năm Lai và bà Thiệp vẫn còn được lưu giữ tại ngôi nhà 287/70 Nguyễn Đình Chiểu. Thế nhưng với những người hàng xóm thì bà Thiệp vẫn là nhân tình không hơn không kém của nhà tỷ phú Mai Hồng Quế.
Bà Thiệp sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng tại Quảng Ngãi, từng làm giao liên cho phong trào đấu tranh chính trị, bảo vệ Hiệp định Giơ-ne-vơ. Sau khi rời Đà Lạt về Sài Gòn, bà được tổ chức bố trí tiếp xúc với ông Năm Lai, dựng nên vở kịch trên để tham gia quản lý hầm ém cán bộ và giấu vũ khí giữa nội thành. Cùng bên nhau trong cuộc chiến hiểm nguy, một lần nữa mối tình do tổ chức sắp đặt là mảnh đất cho tình yêu thật nảy nở. Yêu nhau nhưng họ vẫn phải đóng kịch để chịu sự dè bỉu của thiên hạ. Chồng làm thầu khoán, vợ bán đồ Mỹ viện trợ. Số tiền thu được họ cung cấp cho tổ chức, bảo vệ tài liệu mật, chạy căn cước giả…
Ông Trần Văn Lai (ngoài cùng, bên phải) và bà Đặng Thị Thiệp (ngoài cùng, bên trái) đón nhận bằng công nhận Di tích cho căn nhà 287/70 Nguyễn Đình Chiểu. Ảnh do nhân vật cung cấp.

Đầu năm 1967, dưới sự chỉ huy của đơn vị Biệt động 159, ông Năm Lai lấy cớ sửa căn nhà mới mua tại số 287/70 Nguyễn Đình Chiểu để đào hầm vũ khí, chuẩn bị cho trận đánh Dinh Độc Lập trong Chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968. Thời gian này, bà Thiệp phải chuyển về Gò Vấp. Gần một năm đào hầm là gần một năm vợ chồng không gặp nhau. Đứa con đầu lòng ra đời năm ấy không biết mặt cha. Hầm đào xong, bà Thiệp trở về cùng chồng cất vũ khí và nuôi giấu cán bộ. Đôi lúc, để hàng xóm khỏi dị nghị, vợ chồng lại giả vờ to tiếng, đẩy, ném đồ đạc loảng xoảng như đang có ẩu đả nhằm át đi tiếng động khi chuyển vũ khí xuống hầm. Rồi họ vờ giận dỗi, mỗi người ngủ mỗi nhà để trông coi.
Ông Vinh cho biết, mỗi lần gặp lại các đồng chí cùng vào sinh ra tử một thời tại căn nhà này, bà Thiệp vẫn thường hay nhắc lại cái đêm lịch sử chồng và 18 đồng chí Đội 5 tiến đánh cơ quan đầu não của địch. Đêm Mùng Một Tết Mậu Thân, bà lặng lẽ thu xếp đồ đạc cho chồng. Ông đi, bà ở lại trông coi căn hầm mà lòng như lửa đốt. Rồi tin dữ đổ về. Đồng đội người hy sinh, người bị bắt. Tin tức về chồng bặt tăm. Khi bà đang ôm con tuyệt vọng thì ông xuất hiện phờ phạc trước cửa nhà với chiếc xe đạp cọc cạch. Thương chồng nhưng để không bị lộ, bà giả vờ lên cơn ghen lồng lộn. Bà gào khóc, mắng nhiếc với lý do đang chiến sự hỗn loạn mà ông bỏ mặc bà để về với vợ lớn.
Sau trận đánh đó, chủ thầu khoán Mai Hồng Quế bị truy nã, tất cả gia sản bị tịch thu. Nhưng căn hầm vũ khí mãi là bí mật với chúng. Để không bị địch phát giác, gia đình thay chỗ ở liên tục. Cả 5 đứa con đều không được mang họ cha và phải gọi cha mình là bác Năm. Năm 1972, Năm Lai bị bắt. Địch giam cầm và tra tấn ông dã man ở nhà tù chi khu Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Bà Thiệp vừa một mình tảo tần nuôi con, vừa tất tả chạy ngược chạy xuôi lo cho chồng giấy chứng nhận bệnh tâm thần. Không khai thác được gì, chúng thả ông về nhưng vẫn cho người theo dõi gắt gao người đàn ông điên loạn này.
Sau ngày đất nước giải phóng, ông Năm Lai từ giã vai người điên, trở lại công tác ở Bộ tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh rồi chuyển sang Phòng Tổng kết chiến tranh. Năm 1981, người thương binh loại 1/4 nghỉ hưu. Ông sống ở căn nhà 85 Nguyễn Hữu Cầu, cùng bà Thiệp chăm nom xe bán nước rau má, máy xay cua... Căn nhà chứa hầm vũ khí vẫn đón bước chân ông sớm tối đi về trông nom.
Bây giờ, trong căn nhà ở phường Tân Định, quận 1, TP Hồ Chí Minh, ngày ngày bà Thiệp vẫn nhang đèn cho bàn thờ của chồng và chị (bà Phạm Thị Chinh). Bà Phạm Thị Chinh được công nhận là liệt sĩ năm 1984. Một năm sau, bà Đặng Thị Thiệp vinh dự nhận Huân chương Kháng chiến hạng ba. Đến nay, khi 6 người con của họ đã thành đạt, câu chuyện tình yêu năm nào giữa ba người vẫn là minh chứng sống bất diệt cho tình yêu cao đẹp trong thời chiến. Tình yêu ấy lặng lẽ với những hy sinh lớn lao, niềm riêng đặt trong niềm chung để làm nên cuộc cách mạng thần thánh của dân tộc.
Quỳnh Nga
 

Cup 70 cánh én

Xe tải
Biển số
OF-188697
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
219
Động cơ
333,722 Mã lực
Tình yêu vượt lên cái chết



QĐND - Chiến sĩ tình báo, Anh hùng LLVT nhân dân Hà Minh Trí, tên thật là Phan Văn Điển, bí danh Triệu Thiên Thương, gọi thân mật là Mười Thương. Ông sinh ra ở vùng quê nghèo xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Mới 5 tuổi, cậu bé Điển đã nghe tin bố bị giặc Pháp xử tử vì tham gia cuộc Binh biến Đô Lương, mẹ đi lấy chồng; lên 10 tuổi (năm 1945), được bà nội đưa lên Vinh tránh nạn đói. Từ đó, bắt đầu cuộc đời bươn chải kiếm sống. Ông nổi tiếng từ vụ bắn hụt Ngô Đình Diệm tại Buôn Ma Thuột (năm 1975), sau đó bị chúng bắt, tra tấn dã man.
Đầu năm nay, trở lại thăm gia đình ông, tôi không còn được nghe bà Kim Hưng-vợ ông-sôi nổi nói chuyện và cười giòn tan như mấy lần trước nữa. Trước đó, trong một vụ tai nạn giao thông, ông bị gãy đôi chiếc chân giả, nứt xương vai, gãy hai ngón tay. Bà bị chấn thương đầu, gãy chân phải, gãy tay trái, rồi tai biến, nằm bất động mấy năm nay. Ai cũng tưởng trận này đôi vợ chồng tử tù cùng ra đi luôn. Thế mà họ lại đứng dậy, chiến thắng Thần chết.
Anh hùng LLVT nhân dân Hà Minh Trí (Mười Thương).
Nhìn ông chăm chút bón từng thìa nước cháo cho bà, tôi thực sự xúc động. Ông bà đã vượt qua một chặng đường dài, cực kỳ nguy hiểm và đầy cạm bẫy để đến với nhau và đồng hành đến hôm nay. Đó là một huyền thoại về cuộc sống và tình yêu của Đại tá Mười Thương và Thượng tá Kim Hưng.
Hôm nay, nhìn Đại tá, anh hùng Mười Thương đã gần 80 tuổi mà không thấy nét già nua, ốm yếu. Ông vẫn vui, hóm hỉnh, sôi nổi trong câu chuyện. Với một chân còn lại, ông vẫn nhanh nhẹn ra vườn, vào nhà lo cho các con, chăm các cháu và nuôi dưỡng người bạn đời-bạn tù-trên giường bệnh. Gặp ông, tôi lại nhớ những câu chuyện ông kể về cuộc đời mình. Nhờ có trí nhớ tuyệt vời mà ông mới nhớ rất chi tiết như vậy.
Nếu nói chiến công giết giặc và chống trả giặc của ông Mười Thương là vẻ đẹp kiêu hãnh của sự dũng cảm, mưu trí, kiên trung, bất khuất thì tình yêu lứa đôi của ông lại vô cùng mãnh liệt và tuyệt đẹp. Nó vượt qua song sắt, địa ngục của kẻ thù và vượt qua cái chết, sự hiểm nguy để giành hạnh phúc trọn vẹn.
Cuối năm 1961, Nguyễn Thị Kim Hưng (17 tuổi, quê Đức Hòa, Long An) bị giặc bắt giam tại trại giam Tổng nha cảnh sát ngụy vì cô đang là học sinh trường Gia Long (Sài Gòn) đã tham gia chống chế độ Ngô Đình Diệm. Cô bị giam chung với 6 học sinh, sinh viên nữ ở phòng số 8. Ngày đầu, cô không biết rằng, ở phòng số 10 có một tử tù Hà Minh Trí, bị cách ly với mọi người, suốt ngày trong phòng giam (còn những tù nhân khác, mỗi ngày được ra khỏi phòng một lần). Anh có giọng hát vang ấm và truyền cảm. Sau mỗi lần đau đớn vì những trận đòn tra tấn dã man của giặc, Kim Hưng và bạn bè cô nghe tiếng hát của anh từ phòng số 10 vẳng ra là nỗi đau như được xoa dịu và củng cố thêm niềm tin chiến thắng. Từ giọng hát ấy, các cô đặc biệt quan tâm, tìm hiểu tử tù ở phòng số 10 nhưng chẳng có cách nào nhìn thấy khuôn mặt và bộ dạng của anh. Còn anh, qua lỗ nhỏ ở cửa phòng, anh đau lòng mỗi khi nhìn thấy mặt mũi các cô bị sưng tấy do địch tra tấn, đánh đập. Những lần ấy, giọng hát của anh càng nồng nàn, da diết hơn. Trong số chị em đó, Kim Hưng trẻ nhất, rất hồn nhiên, duyên dáng, đặc biệt là điệu cười rất giòn, rất ấn tượng. Tiếng cười và gương mặt ấy đã lưu giữ trong tâm hồn người chiến sĩ tử tù phòng số 10. Mỗi ngày qua đi, Kim Hưng không chỉ cảm tình với anh qua giọng hát mà còn khâm phục hành động anh hùng của anh dám trực tiếp giết Ngô Đình Diệm. Không giấu được tình cảm của mình với anh, cô đã làm bài thơ Tình nước rồi gọi to lên: “Số 10 ơi, anh hãy nghe bài thơ Tình nước, Kim Hưng gửi tặng anh nè”. Nghe Kim Hưng đọc hết bài thơ, ai cũng hiểu còn trên cả tình bạn tù, đó là tình yêu từ trái tim cô đã dành cho anh. Vài hôm sau, Kim Hưng chuyển trại khác, rồi cô được trả tự do sau 4 năm trong tù, để lại nỗi trống vắng trong lòng hai người. Điều kỳ lạ là hai người biết rõ chẳng bao lâu nữa họ sẽ vĩnh viễn xa nhau, nhưng trong lòng họ luôn nhớ nhau và hướng về nhau. Kim Hưng ra vùng căn cứ Củ Chi hoạt động. Cô không biết rằng, chỉ nửa năm sau, Hà Minh Trí cùng 12 tử tù đã bị đày ra Côn Đảo. Ra đây, anh xác định sớm muộn mình sẽ bị vùi thây trên hòn đảo này. Nhưng không ngờ, sau hơn một năm Diệm bị đảo chính, anh lại được đưa về đất liền và ngày 10-3-1965 anh được trả tự do, sau 8 năm, 16 ngày bị giam giữ. Từ cõi chết trở về, anh càng tha thiết nhớ Kim Hưng, nhưng biết cô ở đâu mà tìm?
Ông Mười Thương chăm sóc vợ ốm.

Ngày 13-3-1965, Hà Minh Trí được các đồng chí bắt liên lạc và đưa về Ban tổ chức Đặc khu ủy Sài Gòn-Gia Định tại xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Cuối tháng 4-1965, anh về công tác ở Ban An ninh khu Sài Gòn-Gia Định, mang tên mới là Nguyễn Văn Điền. Trên đường về Khu ủy, anh ghé vào quán nước mía bên đường thì có 3 cô gái bước vào. Theo quy định bảo mật, anh và các cô đều có khăn che mặt, chỉ hở đôi mắt. Nghe giọng nói trong trẻo của các cô, nhất là tiếng cười quen thuộc, Hà Minh Trí giật mình. Một linh cảm ập đến, anh mạnh dạn hỏi:
- Xin chào các cô. Tôi biết ở đây phải giữ bí mật nhưng nghe giọng nói và tiếng cười, tôi thấy giống người thân quen của tôi. Xin lỗi được hỏi, có cô nào...

Ba cô gái đổ dồn cái nhìn về phía anh. Một cô nhanh nhảu cắt ngang:
- Cô nào làm sao? Anh nói đi...
- Có cô nào tên là Kim Hưng không?
Cô gái vừa hỏi xúc động, rùng mình, bật dậy:
- Anh Trí! Trời ơi, có phải anh là Hà Minh Trí, Mười Thương không?
- Đúng! Anh đây!
- Ôi anh, thật hay mơ đây? Em Kim Hưng-Út Hưng ở phòng số 8 nè.
Hai người bỗng dưng cởi bỏ khăn, ôm nhau thật chặt, nước mắt chảy tràn, thấm ướt vai nhau... Mấy năm rồi, họ đều đã tưởng mất hẳn nhau. Từ cái ôm nồng thắm ấy, họ đã chính thức thuộc về nhau mà không một lời tỏ tình. Tổ chức đã làm lễ cưới cho hai người sau đó khoảng hai tháng.
Cưới nhau được chừng 3 tháng thì Mười Thương lại đọ sức với tử thần.
Hôm ấy, trên đường về Cơ quan An ninh Miền để nhận nhiệm vụ, tình cờ Mười Thương gặp đồng chí Bùi Thiện Ngộ đi ngược trở về. Lúc ấy, đồng chí Ngộ là Phó tiểu ban Bảo vệ chính trị Ban An ninh miền Nam, sau này là Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Thân tình, đồng chí Ngộ dặn Mười Thương: “Mới cưới vợ, giữ an toàn nghe. Về đó, ông nhớ bảo anh em bố trí ngủ trong hầm tôi vừa nằm đó. Hầm chắc chắn lắm, đất đắp dày 4m, rất yên tâm”.
Ông kể: “Tới nơi, có 3 đồng chí mắc võng nằm bên ngoài còn tôi mắc võng ngủ trong hầm. Thông thường thì tôi nằm quay mặt ra ngoài cửa hầm. Nhưng hôm ấy, tôi cảm thấy muốn cho thoáng khí nên gối đầu ở phía ngoài cửa hầm. Đêm ấy (tháng 2-1967), máy bay của Mỹ trút xuống căn cứ của Ban An ninh Sài Gòn Gia Định 4 trái bom thì một trái rơi trúng hầm của tôi. Bom không nổ nhưng xuyên qua chân trái tôi xuống sâu gần 2m, tiện mất hết đoạn từ đầu gối xuống.
Ngay sau trận bom, lực lượng du kích Củ Chi khẩn trương đào đất moi được tôi lên, kịp thời băng ga-rô để không mất máu rồi tức tốc đưa về bệnh viện dã chiến cấp cứu.
Được biết từ quả bom này, du kích Củ Chi đã lấy thuốc nổ để chế mìn diệt giặc, nhiều người được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt xe cơ giới”.
Còn Kim Hưng hôm ấy, đột ngột được tin dữ chồng mình bị bom ném trúng hầm, đau điếng như không tin vào tai mình nữa. Cô vội ra đón đường về bệnh viện. Nhìn hai người khiêng cáng, trên phủ tấm mền đỏ, Kim Hưng tưởng là cờ Tổ quốc... Cô ngất lịm đi.
Sau 6 tháng điều trị, Hà Minh Trí trở về với đội ngũ, với tổ ấm gia đình vừa gây dựng, tiếp tục công tác trong lực lượng công an. Năm 1989, ông làm Phó ban Nội chính Tỉnh ủy Tây Ninh. Năm 1992, ông làm Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Tây Ninh và về nghỉ hưu năm 1999. Đến năm 2005, ông được **** và Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.
5 người con của ông bà đều thành đạt. Riêng vợ chồng người con gái (là bác sĩ tại Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh) năm vừa qua đã làm một nghĩa cử có hiếu: Quyết định chuyển nhà, chuyển công việc từ TP Hồ Chí Minh về Tây Ninh để cùng bố chăm sóc mẹ già yếu. Cô đã chuyển hướng theo con đường của bố mẹ, trở thành đại úy công an, làm việc tại tỉnh Tây Ninh.
Gần cả cuộc đời xa quê nhưng tấm lòng của ông Phan Văn Điển- Mười Thương với quê hương thật sâu nặng. Ít ai biết rằng, ông đã có công gây dựng một làng kinh tế mới Nghi Thiết (huyện Nghi Lộc-quê hương ông) trù phú tại vùng biên giới Tây Ninh.

Bài và ảnh: ĐÀO VĂN SỬ

 

Đại xa

Xe tải
Biển số
OF-143155
Ngày cấp bằng
24/5/12
Số km
335
Động cơ
366,736 Mã lực
Kụ chịu khó đọc wa,giúp mọi người quan tâm thêm mảng khuất này,mặc dù đầy trên báo!
 

Cup 70 cánh én

Xe tải
Biển số
OF-188697
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
219
Động cơ
333,722 Mã lực
Kụ chịu khó đọc wa,giúp mọi người quan tâm thêm mảng khuất này,mặc dù đầy trên báo!
Hehe...Đọc để nhớ về ngày xưa mà cụ!
Mấy bác CCB kia có mối tình quá đẹp, chả bù cho tụi em sau này, nhiều đứa bị bồ đá ngay tức khắc khi nghe tin người yêu sang K! #-o
 

Cup 70 cánh én

Xe tải
Biển số
OF-188697
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
219
Động cơ
333,722 Mã lực
Cô giáo hơn 40 năm 'thủ tiết' chờ người yêu vì một lời thề

Đúng ngày anh cắt phép về để hai người chuẩn bị cho lễ cưới thì giặc Mỹ ném bom trúng đơn vị. Nghe tin anh hy sinh, cô ngất đi...
Và hơn 40 năm sau ngày anh ra đi, cô vẫn thủ tiết, xem mình là đã người có chồng, ở vậy lập bàn thờ lo hương khói hàng ngày cho người yêu.
Câu chuyện tình cảm động mà chúng tôi vừa nhắc tới đó là tình yêu giữa cô giáo làng Hoàng Thị Trinh và liệt sỹ Hồ Đức Tín, đều trú tại xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, Nghệ An.

Hơn 40 năm qua, cô Hoàng Thị Trinh vẫn một mình "chăn đơn gối chiếc" thờ phụng, lo hương khói cho người" chồng" chưa một lần cưới xin.

Tình yêu qua những cánh thư

Ngôi nhà của cô giáo làng Hoàng Thị Trinh nằm ngay bên mặt đường, phía trước là quầy tạp hóa bày bán đủ các mặt hàng thiết yếu. Bước chân tập tễnh của cô ra mời chúng tôi vào nhà, rót nước mời khách rồi quay lại thắp nén nhang cho “chồng”. Trong làn khói hương mờ ảo, cô Trinh từ từ hồi tưởng lại chuyện tình yêu của hai người từ khi quen nhau.
Cô Trinh và anh Tín đều sinh ra ở miền quê nghèo lam lũ xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Không may bị dị tật từ nhỏ, một bên bàn chân của Trinh không thể cử động và đi lại bình thường được. Tuy vậy Trinh vẫn là một cô gái khiến nhiều chàng trai trong vùng mê mẩn, thầm yêu trộm nhớ, trong đó có anh.
Lớn lên, Hoàng Thị Trinh đi học rồi ra trường trở thành cô giáo làng dạy học cho các em nhỏ. Dù “tình trong như đã” nhưng giữa Trinh và Tín lúc đó do ngại ngùng, e thẹn nên chẳng ai dám ngỏ lời. Tình yêu cứ thế nhen nhóm dần trong hai trái tim dù chưa một lần nói ra.
Rồi một ngày tháng 2/1965, anh lên đường nhập ngũ đi theo tiếng gọi của non sông, gác bút nghiên trở thành người lính báo vụ, phụ trách Đài vô tuyến 15W ở Khu trung tâm tiền phương chiến trường Hướng Hóa, Quảng Trị. Khoảng cách địa lý giữa hai người được nối gần qua những cánh thư.
Sau mỗi lần hành quân hay chiến thắng giặc, anh Tín đều viết thư về cho cô. Những cánh thư xa gói trọn niềm nhung nhớ nơi chiến trường gửi lại. Cô giáo trường làng cũng đáp trả bằng những lời động viên, chia sẻ, nặng nghĩa tình. Cứ thế, tình cảm của họ lớn dần qua từng trang giấy.
Hàng ngày cô giáo làng vẫn lên lớp đều đặn, còn chàng ở tiền tuyến cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tất nhiên những cánh thư gửi gắm tình yêu vào đó là không thể thiếu, anh vẫn dành trọn niềm thương nhớ cho người con gái chốn quê nhà.
Đến năm 1969, trong một chuyến công tác qua vùng Nghệ An của đơn vị, anh Tín được cho phép về thăm nhà 3 ngày. Ngày anh về cũng là ngày chị được vinh dự đứng vào hàng ngũ của ****. Họ chỉ có một ngày chủ nhật cùng nhau đi chơi quanh xóm.

Mỗi lần nhớ tới người chồng liệt sỹ Hồ Đức Tín, bà Trinh lại lấy ảnh của anh ra ngắm.
Trưa đó, anh rủ cô qua nhà mình chơi và giữ lại ăn cùng gia đình một bữa cơm đạm bạc. Rồi sáng hôm sau, cô trở lên trường, còn anh lại vào đơn vị. Chẳng nói chuyện được nhiều, anh lại mượn giấy bút bày tỏ nỗi niềm gửi lại.
Và cứ như thế, suốt thời gian xa nhau họ dành cho nhau tình yêu trong đợi chờ, nhung nhớ, trong bom đạn của chiến tranh. Dù không gặp nhau nhưng tình yêu của họ vẫn đong đầy qua những cánh thư gửi trọn tình yêu vào trong đó.

Hạnh phúc dang dở và lời thề trọn đời không phai

Suốt một thời gian dài yêu nhau qua thư, tình cảm của cô giáo làng tên Trinh và chiến sĩ Hồ Đức Tín ngày càng thắt chặt, hai bên nguyện thề ước chờ ngày hoà bình để được ở bên nhau trọn đời.
“Anh ấy quan tâm tôi từ những điều nhỏ nhặt nhất. Bạn bè anh kể lại, công việc của anh thường xuyên phải trực ở đơn vị, nên mỗi lần có người ra ngoài anh đều gửi tiền cho họ mua về khi cuộn chỉ, khi thì tấm vải... để tự tay mình làm thành những món quà gửi về cho tôi. Mỗi lần gửi thư anh đều gửi kèm theo vài ba cái tem và đôi tờ giấy trắng để tôi đỡ tốn tiền và đỡ mất công”, cô Trinh nhớ lại những ngày hạnh phúc.
Tháng 4/1971, nhân chuyến công tác của người đồng đội Vũ Quang Cảnh, anh Tín đã nhờ bạn mang về món quà chiến trường cho người yêu: một bức thư, một tấm vải dù, một gói đường mơ, một tấm huân chương chiến công hạng ba.
Nhận được thư anh trong giờ lên lớp, nhưng cô không giấu nổi niềm vui và hồi hộp nên bóc ngay ra đọc. Trong bức thư ấy, anh viết: "Tháng 5 hoặc tháng 6 anh được nghỉ phép. Nếu về được chúng ta cưới nhé? Anh cũng xin phép được bỏ qua những thủ tục dạm ngõ, bỏ trầu, ăn hỏi vì thời gian của người lính rất gấp gáp, ngắn ngủi. Hiểu và thông cảm cho anh em nhé! Anh cũng không quên dặn “thầy, mẹ chuẩn bị cho con một con lợn và gạo nếp để con cưới Trinh”".
Từ ngày hôm đó, trái tim cô giáo làng như nở hoa đợi chờ, phấp phỏng. Còn chàng thì miệt mài ngày đêm tỉ mỉ với từng đường kim, mũi chỉ, dốc hết tâm huyết và tình yêu thương để chính tay mình thêu đôi gối hạnh phúc cho đám cưới. Anh đã chuẩn bị đầy đủ cho cô dâu những đồ dùng cần thiết như: nón, dép, khăn, áo... chỉ chờ ngày đón cô về xây tổ ấm.
Cứ tưởng mọi nguyện sẽ an bài theo kế hoạch đã định sẵn, nào ngờ ông trời cũng khéo trêu ngươi. Đúng vào ngày 30/4/1971, anh Tín lên báo cáo với chỉ huy xin cắt phép để về quê cưới vợ và tối ngày 1/5 sau bữa cơm chiều để chia tay đồng đội trở về quê thì đơn vị anh Tín bị bom Mỹ đánh trúng. Rồi sau đó mọi người bàng hoàng khi phát hiện anh Tín và hai đồng đội khác hy sinh.

Hàng ngày bà Trinh vẫn hương khói đều đặn cho người "chồng" đã hy sinh của mình.
Ở nơi hậu phương quê nhà cô Trinh cứ mong mỏi chờ anh về. Hết tháng 5 rồi tháng 6 trôi qua mà không thấy anh trở về như đã hứa trong thư, tin tức cũng bặt vô âm tín. Linh cảm của người phụ nữ cho biết có chuyện chẳng lành xảy ra, Trinh sống trong phấp phỏng, lo âu đợi chờ. Mãi đến đầu tháng 9 năm đó người đồng đội của anh Tín mới dám viết thư báo tin buồn cho cô biết.
Cầm lá thư trên tay khi đang đứng lớp, cô Trinh vội vàng mở ra đọc và rồi ngất đi không biết gì nữa. Những tháng ngày sau đó, cô sống trong buồn tủi, cô đơn, nỗi nhớ nhung người yêu đã thề non hẹn biển. Nước mắt cạn dần sau bao đêm thức trắng, cô gầy rộc đi với nỗi khắc khoải về anh.
Tuổi thanh xuân cứ lặng lẽ trôi trong nỗi đau của hạnh phúc dở dang. Từng trang nhật ký vẫn được cô đều đặn viết cho anh như thể anh còn sống, còn hiện diện, như thể sẽ có ngày anh trở về bên cô:
Vần thơ vĩnh biệt Tín anh ơi.
Mắt ngấn lưng tròng lệ tuôn rơi.
Trong thơ em nấc thời gian nấc.
Nghẹn ngào cho cảnh nước mắt rơi.

Cô cất giữ thư từ của anh như những báu vật của một miền ký ức của riêng hai người. Rồi lòng tự nhủ lòng, phải vững tâm lên để sống, để làm việc, để có thể ngẩng cao đầu mỗi khi sang ngôi nhà nơi đã từng có hình bóng anh, nơi mà anh đã ước ao rằng cô sẽ là một người con dâu tốt.
Và rồi thời gian trôi đi theo năm tháng, cô giáo làng ngày xưa giờ đã bước qua tuổi thất thập cổ lai hy, đầu điểm hai thứ tóc trở thành bà Trinh. Điều đáng nói là sau khi anh Tín hi sinh, bà Trinh vẫn một mình chăn đơn gối chiếc, lặng lẽ sống cùng mấy đưa cháu.
Cũng vì không thể quên đi lời hẹn ước, trong suy nghĩ luôn hướng về mối tình đầu và duy nhất nên sau ngày anh Tín hi sinh, cô Trinh đã sang xin phép bố mẹ, người thân của anh nhận cô làm con dâu đồng thời xin đưa ảnh anh về lập bàn thờ hằng ngày lo hương khói cho anh. Mặc dù thời gian đã nhiều năm trôi qua nhưng bà Trinh vẫn không nguôi nhớ về người “chồng” của mình, suốt những năm tháng qua bà vẫn ở vậy thờ “chồng” dù chưa một lần được nằm kề bên nhau.
“Anh ấy ngã xuống khi cái ngày hạnh phúc đơm hoa kết trái đang đến gần, khi biết mình sắp với tay chạm vào hạnh phúc. Cả đời này tôi là vợ anh ấy, là người phụ nữ của riêng anh ấy”, bà chia sẻ.
Viet Bao.vn
 

Cup 70 cánh én

Xe tải
Biển số
OF-188697
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
219
Động cơ
333,722 Mã lực
Chuyện tình Tướng Thước

(Người nổi tiếng) - Từ một người lính mang cấp bậc binh nhì lên đến Trung tướng, ông Nguyễn Quốc Thước đã chinh chiến ở hầu hết các mặt trận nóng bỏng. 50 năm theo nghiệp nhà binh, thời gian Tướng Thước ở bên vợ chỉ có thể tính bằng ngày...




“Chuyện tình cảm của tôi đặc biệt lắm” - vị tướng cười hiền hậu. “Vợ tôi quê ở cùng xã Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An, kém tôi tận 12 tuổi. Tôi tham gia cách mạng từ tháng 4/1945, rồi trưởng thành từ Trung đoàn 101, Sư 325. Tôi với cương vị Trưởng ban Tác chiến Trung đoàn 101 hầu như trực tác chiến liên tục, không có điều kiện thời gian rảnh rỗi cho chuyện lập gia đình.

Cho đến tận năm 1957, tôi mới có dịp ra Hà Nội họp. Ngày ấy cán bộ trung đoàn thì được mượn một chiếc xe đạp công rồi đạp từ Quảng Bình ra. Qua Vinh, tôi xin phép về thăm nhà 2 ngày. Trong dịp về thăm này tôi gặp ông chú lúc đó là Bí thư Huyện uỷ Nghi Lộc. Ông hỏi: “Cậu hơn 30 tuổi đã tính chuyện vợ con chưa?”. Tôi trả lời: “Ai lấy? Cháu cứ đi suốt thế này…”. “Tớ có đứa cháu gái, ưng thì chú giới thiệu”.
Tướng Nguyễn Quốc Thước bên người vợ bị bại liệt. Và lúc đó tôi được gặp một cô gái 18 tuổi. Đây là lần đầu tiên tôi được nói chuyện, tiếp xúc với bạn gái. Chúng tôi không có thời gian để tìm hiểu, đi chơi như thanh niên ngày nay. Có lẽ lúc đó chúng tôi chưa có tình yêu mà chỉ có tình thương. Sau khi tôi ra Hà Nội họp 15 ngày và quay về thì cưới luôn. Cưới xong tôi được ở nhà 4-5 ngày. Tôi vẫn còn nhớ lúc đó là tháng 5 nên trời xứ Nghệ rất nóng. Rồi tôi trở lại Quảng Bình và ở biền biệt trong đó. Tới năm 1961, nhân chuyến đi họp tôi được về nhà một đêm và vợ có thai đứa con trai đầu tiên. Thế nhưng, sau đó cháu mất vì nhiễm trùng. Con mất nhưng tôi cũng không được về mà chỉ biết tin sau 2 tháng.

Năm 1964, vợ tôi sinh thêm một đứa con trai nữa và cũng chính là thời kỳ Mỹ ném bom ác liệt. Tháng 10/1964, tôi ra Vinh nhận nhiệm vụ vào chiến trường B thì cũng là lúc con trai chào đời. Tôi ngồi với con 1 giờ rồi quay về đơn vị. Từ năm 1964 đến năm 1974, tôi ở biền biệt trong chiến trường Tây Nguyên. Trong thời gian này, tôi chỉ nhận được có 2 lá thư, một bức thư có ảnh 2 mẹ con. Ở nhà có nhiều tin đồn là tôi đã hy sinh hoặc cũng có tin nói tôi có vợ khác. Vợ tôi không tin, vẫn tiếp tục đi làm công nhân may nuôi con.

Tháng 9/1974, tôi được đơn vị cử ra Hà Nội cùng một số cán bộ tác chiến họp bàn về chiến dịch 1975. Đến Quảng Bình, tôi bắt xe khách tranh thủ về nhà. Ngồi trên xe tôi thoáng nghe tiếng Nghệ Tĩnh lao xao từ những người lên xe thứ hai. Khi tôi ngước lên nhìn thì một thanh niên hỏi: “Anh ơi, anh có phải anh Thước không?”, tôi quay lại và một lúc mới nhận ra đó là Thi - em vợ tôi. Tôi không tin vào tai mình khi Thi nói, chị Thuỷ - vợ tôi cũng đang ở đây. Thì ra, vợ tôi theo em trai vào Quảng Bình công tác nhân tiện hỏi tìm tin tức của chồng. Không ngờ chuyến xe định mệnh này đã cho chúng tôi được gặp nhau. Mọi người đổi cho tôi sang xe sau để được ngồi cùng với vợ. Tôi ở nhà được dăm ngày, lại phải tiếp tục ra Hà Nội báo cáo Quân uỷ Trung ương chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng miền Nam. Vợ cứ gặng hỏi mãi sao cách biệt 10 năm bây giờ lại phải đi ngay vậy?

Nghe tin Sài Gòn giải phóng, tháng 7/1975, vợ tôi vào Sài Gòn tìm chồng. Sau khi ở Sài Gòn 3-4 ngày không tìm được, vợ tôi ra bến xe đi Bình Dương. Tại đây bà hỏi thăm một số chiến sĩ ở bến xe và may mắn gặp đúng anh em trong Ban Tham mưu Quân đoàn 3 từ Bình Dương lên Sài Gòn. Thế là bà ấy theo anh em về tận Bình Dương tìm chồng. Lần này chúng tôi được sống với nhau 12 ngày rồi vợ lại trở về Nghệ An.

Sau đó, năm 1978, súng ở biên giới phía Nam lại nổ và tôi cùng cả Quân đoàn 3 sang Campuchia. Năm 1982, Đại tướng Chu Huy Mân thấy hoàn cảnh của tôi thường xuyên phải xa nhà nên có đề nghị tôi đưa vợ con ra Hà Nội làm việc để tôi có dịp gần gũi gia đình. Cuối cùng vợ con tôi được chuyển ra xưởng may của một nhà máy ở Hà Nội. Nhưng đến năm 1983 bên nước bạn Lào lại “nóng”, cấp trên điều động tôi về Quân khu 4 tham gia tác chiến bên nước bạn. Một lần nữa vợ tôi và các con lại bơ vơ ở Hà Nội không người thân thích.

Cho đến tận khi về già, lúc tôi làm đại biểu Quốc hội, thì vợ chồng tôi mới được gần nhau. Những tưởng lúc này có thể đền đáp được công ơn trời biển của vợ nhưng tiếc là đến năm 2002 bà bị xuất huyết não và ngã bệnh từ đó. “Thời gian này, tôi ban ngày đi họp Quốc hội, tối về trực trong bệnh viện và như vậy đã gần 12 năm tôi có dịp chăm sóc vợ để đền đáp những năm tháng tuổi trẻ vợ đã hy sinh”- Tướng Thước kết thúc câu chuyện tình đậm chất lính với chúng tôi như vậy.


Không chỉ với tư cách người lính chiến đấu ngoài mặt trận, khi là Đại biểu Quốc hội các khoá: VIII, IX, X, ông Thước tiếp tục với cuộc chiến với tệ quan liêu, tiêu cực và nạn tham ô, nhũng nhiễu của một số cán bộ thoái hóa...
 

XeOnline

Xe tăng
Biển số
OF-25567
Ngày cấp bằng
11/12/08
Số km
1,747
Động cơ
506,448 Mã lực
Nơi ở
Bốn biển là nhà.
Chiến tranh đã gây ra quá nhiều đau thương, mất mát, sao các siêu cường vẫn cứ mãi muốn ôm mộng bá vương?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top