Vấn đề nghỉ việc là vấn đề cá nhân, thế mà có cụ, có mợ lại lôi y đức, đạo đức vào, tư duy suy nghĩ nông cạn thật. Mục đích cơ bản nhất khi đi làm vẫn là có tiền để lo cho vợ con, duy trì cs, thứ đến mới đến các mục tiêu cao cả khác, nên em cùng suy nghĩ " Đất lành chim đậu", ở đâu đãi ngộ tốt thì đến. Việc đào tạo được 1 bsy giỏi, tâm huyết rất mất thời gian, và không thể lấy số lượng bù cho chất lượng trong ngành y được ( thực chất muốn bù bằng số lượng cũng ko được).
Về mặt vĩ mô, hiện tại dân mình đa phần thu nhập vẫn là trung bình thấp, việc chăm sóc khám chữa bệnh chủ yếu vẫn ở các cơ sở công. Vì vậy nếu hiện tượng chảy máu chất xám hay 1 số cụ gọi là chuyển dịch nhân lực từ công sang tư vẫn tiếp diễn, sẽ dẫn đến chất lượng khám chữa bệnh ở bvien công giảm đi, người thiệt thòi sẽ là bnhan. Cái ảnh hưởng này ko phải đùng cái thấy được ngay nhưng hậu quả là ko nhỏ.
Một số cụ có điều kiện kinh tế, có thể thoải mái chọn chỗ khám tốt, khám theo lịch hẹn...., có ý dè bỉu chê bai khi các nvien y tế đòi hỏi quyền lợi cho mình ở các cơ sở công. Giá mà ai cũng có điều kiện kinh tế như các cụ, thì ngành y khéo cũng sướng lây
Em kể cho các cụ nghe chuyện có thật: 1 bvien hạng 1 của HN, trong khoảng gần chục năm vừa rồi được đầu tư khá nhiều cso vật chất, 1 đội ngũ nvien y tế cũng được gây dựng khi bvien ptrien. Tuy nhiên khi lãnh đạo mới lên, cũng tư tưởng " Không làm thì tuyển người mới làm" , tập trung chủ yếu vào việc làm đẹp CV cho sếp còn kệ nvien + bvien xung phong dtri bnhan covid của HN ( đời sống ae khó khăn hơn rất nhiều), rất nhiều bsy đang ở độ tuổi cứng của nghề ( bằng cấp đủ cả) xin nghỉ việc. Viện lại tuyển thêm người mới, và lại chu kỳ mới có thể tiếp tục. Bọn e nói vui " Đổi tên viện thành Viện Đào tạo tay nghề và cấp CCHN cho bsy trẻ thì hay hơn", tầm 1 bvien còn thế nữa là tầm cao hơn.