Theo ý kiến của em thì về cơ bản sẽ không giảm, nhưng khó tăng mạnh và tăng trên diện rộng. Chủ trương của chính phủ rất rõ ràng là dùng các biện pháp để thị trường bất động sản lành mạnh, có lợi nhất cho ngân sách và phát triển kinh tế, hài hoà lợi ích các bên (cđt, người dân mất đất nông nghiệp, người dân mua đất/chung cư định cư, thu ngân sách).
Việc chống vàng hoá, đôla hoá nền kinh tế cơ bản đã thành công nên chính phủ sẽ dồn trọng tâm vào thị trường bđs, chứng khoán.
Giá bđs giờ cũng đã tương đối cao so với thu nhập của phần đông người dân. Khi tầng lớp trung lưu còn cảm thấy giá đắt thì sẽ khó mà đi lên ngay được, rất cần thời gian để dân tích luỹ thêm tiền. Tầng lớp giàu có thể vẫn mua dễ dàng, nhưng mua mà không sinh lời hoặc không sinh lời ở tỉ lệ hấp dẫn thì rõ ràng là việc xuống tiền sẽ thận trọng hơn.
Giờ muốn mua thì nên có tầm nhìn trung và dài hạn, không thể mua nhanh bán nhanh mà mong lãi được nhiều. Khi mua để tránh rủi ro nên dùng đòn bẩy tài chính ở mức dưới 30%.
Tất cả đang bị luẩn quẩn trong này...chính sách giờ vào giai đoạn linh hoạt.....sẽ biến động rất nhanh theo thế giới.....chuyện giải quyết đc thì e nói luôn ko có cửa.....đang câu giờ theo tình hình chung thôi...
Như em đã nói ở trên :
- Trong kinh tế học vĩ mô thì nhiều người biết đến giải nobel bộ 3 bất khả thi về điều hành chính sách tiền tệ, đại loại nó gần như ý của cựu thống đốc Bình ruồi trả lời chỉ có thể giữ đc tối đa 2 trong 3 chỉ tiêu : tăng trưởng kt cao, tỷ giá ổn định, giữ lạm phát thấp. Trên thế giới vài nước từng cố chống để cố đạt được cả 3 điều đó bất thì đều thất bại và phải từ bỏ hoặc rơi vào khủng hoảng kinh tế, tiền tệ.
- nhà nc mình đã nhất quyết giữ tỷ giá giao động cố định +-2%, cố đạt tăng tưởng cao 6% để cứu tăng trưởng thì kg thể chống được lạm phát. Và hầu hết các nước trên thế giới đều chọn giải pháp này và các NHTW các nước đó đã bơm tiền suốt 2 năm qua làm lạm phát lên cao như Mỹ đợt vừa rồi
- Dù chưa có dịch thì lượng cung tiền M2 trên thị trường mở mấy năm vừa rồi đã rất lớn, để kéo tăng trưởng xử lý nợ xấu thời gian trước,nên lượng tiền đã hấp thụ vào đất tương đối nhiều, như giá nhà đất 3-4 năm nay tăng dần đều như các cụ thấy
- Đồng thời VN bị ảnh hưởng dịch muộn, và gói kích thích kinh tế ra muộn hơn, nhà nước dự kiến ban đầu tung ra gói 800.000 tỷ để kích thích tăng trưởng đạt như mục tiêu, nhưng sau đó lại rút về 350.000 tỷ để dò đường trước vì sợ lạm phát tăng cao. Nhưng như có vị chuyên gia nói nếu gói kích thích mà dưới 500.000 tỷ thì gần như kg ăn thua giúp vực nền kinh tế dậy được. Nên em đoán sớm hay muộn sẽ tung tiếp ra gói kích thích nữa. Nên năm nay 2022 sẽ bắt đầu ngấm dần lạm phát lên cao duy trì ít nhất trong 3-4 năm nữa
- Trên ti vi đài báo luôn nói là sẽ uốn dòng tiền vào ngành nghề sx, hỗ trợ xuất khẩu, để kg cho tiền vào ck, bds... Nhưng thực tế với nền kinh tế sx yếu kém như VN thì việc này là vô ích, nền kinh tế sx yếu kém kg hấp thụ được thì sẽ tìm mọi cách chảy vào đất đai, hàng hóa.Và chỉ có đất đai mới đủ hấp thụ được nhiều nhất lượng tiền khổng lồ đó nếu kg muốn giá cả hàng hóa CPI tăng vọt, vì bds kg nằm trong rổ CPI.
- Mỹ nền k/tế sx mạnh như thế + đồng USD là đồng tiền gd chung khắp thế giới nên Mỹ có đặc quyền xuất khẩu lạm phát đi khắp nơi trên t/giới vậy mà còn kg hấp thụ đc hết -> lạm phát cao đến bây h Fed tìm cách tăng lãi suất để kiềm lạm phát .Chứ ở VN thì ông bơm bao nhiêu thì chỉ có dân VN chịu và hấp thụ vào đất bấy nhiêu thôi.
-> Với việc bơm tiền kích cầu kinh tế, thì giá đất giảm gần như là không thể và kg có hi vọng.