Em thấy dự báo lượng mưa 50-100mm, em hiểu là tính trên 1 diện tích 1 m2. Nhưng làm sao mà tính được các bác nhỉ !
Em dốt toán. Bác nào biết thông não em cái.
Họ có thiệt bị quan trắc mà cụ
1. Khái niệm về lượng mưa
Lượng mưa là chiều dày của lớp nước mưa tại một địa điểm nào đó. (Không để bị thấm xuống đất và bị bốc hơi).
Khi dự báo, hoặc thông báo “Mưa tại khu vực.. 200mm” thì lượng mưa tại điểm đó có chiều dày của lớp nước mưa là 200mm.
Có thể giải thích với bạn một cách đơn giản như sau:
Nếu bạn lấy một dụng cụ nào đó, có hình trụ, đặt ở ngoài trời để đo lượng mưa thì chiều dày của lớp nước mưa đo được trong dụng cụ đo đó chính là lượng mưa.
(Dụng cụ đo có chiều cao tương đối cao, không để nước mưa trong dụng cụ đo văng ra ngoài, cũng không để nước mưa ở dưới đất văng vào dụng cụ đo và trên cao không bị che chắn).
Ví dụ:
– Lớp nước mưa trong dụng cụ đo dày 1,5cm, có nghĩa là lượng mưa 15mm.
– Lớp nước mưa trong dụng cụ đo dày 5cm, có nghĩa là lượng mưa 50mm.
2. Đơn vị của lượng mưa
Đơn vị của lượng mưa thường được sử dụng là milimet
(mm) và tính số lẻ đến 0,1mm.
3. Dụng cụ đo mưa
Các dụng cụ đo mưa còn được gọi là
vũ lượng kế. Có rất nhiều loại dụng cụ đo mưa, có thể tạm phân loại dụng cụ đo mưa như sau:
– Vũ lượng kế đơn giản;
– Vũ lượng kế tự ghi;
– Vũ lượng kế tự động.
Hiện nay, người ta thường sử dụng các loại vũ lượng kế như sau:
3.1. Vũ lượng kế đơn giản
Nguyên lý đo: đo thủ công
(người đo trực tiếp).
Dụng cụ chính gồm: thùng đo mưa và cốc đo mưa.
a) Thùng đo mưa
Vũ lượng kế đơn giản nhất và được sử dụng phổ biến nhất là thùng đo mưa.
Thùng đo mưa làm bằng tôn, gồm hai ngăn, được thông nhau bằng một cái phễu hình nón, có tác dụng làm giảm sự bốc hơi. Thùng có nắp để đậy khi thay thùng lúc quan trắc.
– Diện tích miệng thùng đo mưa: 200 cm2.
– Chiều cao thùng đo mưa: 40cm.
– Miệng thùng đo mưa đặt cách mặt đất: 1,5m.
– Thùng đo mưa phải đặt cách xa các vật cản như nhà cửa, cây cối từ 3 lần đến 4 lần chiều cao của vật cản.
Miệng thùng đo mưa hình tròn. Vì vậy, đường kính miệng thùng đo mưa có chiều dài xấp xỉ 16 cm.
Thùng đo mưa
b) Cốc đo mưa được làm bằng thủy tinh. Diện tích miệng cốc đo mưa P200 là 10cm2, chiều cao để đo của cốc là 20cm.Trên cốc đo mưa được khắc thành 100 vạch nhỏ, mỗi vạch nhỏ có thể tích nước là 2cm3, tương ứng với thể tích lớp nước có chiều dày 0,1mm của thùng đo mưa
.
3.2. Vũ lượng kế tự động
Nguyên lý hoạt động: chao lật và tự động ghi lượng mưa trên các thiết bị điện tử (Thường được đo kết hợp với các yếu tố khí tượng khác).
Tự ghi lượng mưa, lưu lại trong bộ nhớ và khi cần thì truy xuất dữ liệu mưa bằng các phần mềm chuyên dụng.
4. Cách đo mưa thủ công
– Đến giờ quan trắc, mang thùng dự trữ thay cho thùng đang đo, đậy nắp thùng đang đo và đem vào phòng làm việc để đo. Trường hợp mưa to, đo ngay sau khi mưa hoặc trong khi mưa. Những ngày trời nắng, để tránh sự bốc hơi, nên đo ngay sau khi tạnh mưa.
– Nếu lượng mưa < 10mm chỉ đo 1 lần, nếu > 10mm thì phải đo nhiều lần
(vì mỗi cốc đo P200 chỉ đo được 10mm nước mưa). Khi đo mở nắp thùng, nghiêng thùng đổ nước vào cốc đo mưa và đọc chính xác đến 0,1mm.