Mà các cụ cũng ko nên lấy làm mừng, hoặc "khen" nó nếu nó giả xoẹt xoẹt 200 củ này.
Nếu nó làm, nghĩa là khâu kiểm soát rủi ro (risk management) quá ẩu tả và xuề xòa.
200 củ này là do lừa đảo chiếm đoạt cá nhân, quá mắt muỗi, những thất thoát lớn hơn nhiều là do chính những sai sót từ khâu nghiệp vụ, hoặc nhân viên ngân hàng nắm được quy trình cố tình lừa đảo (VD vài em Huyền Như chẳng hạn). Xuề xòa quy trình từ những chuyện nhỏ, thì người ta có quyền nghi ngờ những vụ tinh vi, phức tạp hơn, lớn hơn nó sẽ xử lý như nào.
Nên bank hay những tổ chức lớn bao giờ cũng phải có những thứ kiểu internal audit/compliance (kiểu soát nội bộ), và cắt 1 phần lợi nhuận là để đắp vào rủi ro.
Khi có rủi ro, ko có nghĩa là lương giám đốc chi nhánh giảm từ 100 củ xuống 50 củ rồi thì mấy vạn nhân viên vcb trích 1 ngày lương ủng hộ nạn nhân đâu ạ. Mà tiền trả cho rủi ro đổ đồng vào đầu các cụ
không/chưa phải là nạn nhân (tăng phí, tăng giá dịch vụ, VD khi thiên hạ thái bình mỗi tháng đáng lẽ các cụ đóng chỉ phải đóng 3K tiền SMS thôi thì phải đóng 8K)
Giống như siêu thị ko thể đảm bảo ko mất 1 tí hàng nào. Nếu ước lượng là 5% hàng mất, thì tiền mỗi món sẽ phải đắt lên 1 chút bù vào đó. Người mua chính trực đang bù cho bọn trộm.
Bank bên tây lông bồi thường cho những vụ hack thẻ khá dễ dàng (chỉ cần có police report, khai ngày ấy giờ ấy tao ở nhà, ko tiêu gì ko hiểu sao bị tiêu...). Chắc 1 phần nền tảng đạo đức và pháp luận của nó cũng tốt hơn, rắn hơn. Nhưng 1 lí do khác là nó luộc tiền bảo hiểm trên mỗi đầu account khá nhiều. Cá nhân em, một người chưa hớ hênh mất thẻ với lộ thẻ bao giờ, ko thích kiểu đấy lắm