Nói thật là tranh nhau Trường Sa cũng như tranh nhau Bắc cực thôi, thằng nào mạnh là thắng, các lập luận chủ quyền từ xửa xưa của tất cả các bên đều không có sức thuyết phục vững chắc, Mỹ nó cũng k bao giờ có thể ủng hộ bên nào về chủ quyền, chỉ can thiệp dưới góc độ tự do hàng hải (về danh nghĩa, còn mục đích sâu xa lại khác).
Thế kỷ 21 rồi mà nước ngọt còn phải chở ra, lương thực phải tiếp tế, vô cùng tốn kém vất vả....cách đây mấy trăm năm, chả ai có thể sống ở đó, và cũng chả tội gì sống ở đó, nghĩa là hầu hết là đảo hoang, k sống được.
Tạp chí Xưa và Nay của hội sử học VN, có bài nghiên cứu về sắc lệnh/chỉ dụ của chúa Nguyễn, cử người vượt biển ra Hoàng sa để thu nhặt hàng hóa, tiền bạc của các tàu buôn nước ngoài đi qua bị mắc cạn ở đó mang về (thủy thủ đoàn mắc cạn thì chết từ lâu do đói khát giữa đảo hoang), tuy nhiên việc đi "thu hoạch" như vậy cũng k dễ dàng gì, đi khó, về khó nên mới phải tế sống, làm mộ gió trước khi đi.
Đấy là Hoàng sa, Trường sa còn xa xôi và ít đảo lớn hơn.
Vn như vậy thì Tq, Đài Loan, Phi...(tức là các bên đang tranh nhau) chắc cũng vậy thôi: có thể biết là có đảo, có thể đi qua, có thể tới đảo một số lần nhưng đều không sống thường trực ở đó được.
Ý nghĩa của 2 quần đảo chỉ nổi lên trong giai đoạn sau, và khi đó thì bên nào cũng khăng khăng "chủ quyền không thể tranh cãi".
Chính việc các bên đều bảo chủ quyền của tao là k thể tranh cãi, đưa vào bản đồ chính thức, pháp lý hóa cái "chủ quyền thiêng liêng" đó, thành ra cuộc tranh giành bế tắc về khả năng đàm phán, chia chác, thỏa thuận...mà đã bế tắc trong đàm phán để khả dĩ tìm ra một cách chia chác sao cho sau đó các bên đều chấp nhận, cứ "không thể tranh cãi" thì thằng mạnh nhất lại có lợi nhất.