[Funland] Tình hình Trung Đông- Syria- Nga- Thổ và En Cô Vi- Vol 101

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
17,461
Động cơ
102,103 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Xứ Đài lên 195 nhân sỹ dính chưởng, tuy số tăng đều nhưng niềm an ủi duy nhất là khoanh vùng được hết rồi, giờ cách ly đợi nó dương tính thoai, nên cũng đỡ sợ, dự báo hết tuần có thể sẽ trong khoảng 300-500. Xứ Đài cũng rất tập trung dân chủ, án cho lan truyền thông tin dịch bệnh sai sự thực có thể đến 3 năm tù.
 

vuonganh

Xe buýt
Biển số
OF-25585
Ngày cấp bằng
11/12/08
Số km
679
Động cơ
502,720 Mã lực

loithuxua

Xe tăng
Biển số
OF-10010
Ngày cấp bằng
22/9/07
Số km
1,537
Động cơ
792,624 Mã lực
lúc trước mua ebay Mỹ ship hộ, tầm 10 ngày là nhận, hôm rồi gần 1 tháng em mới nhận hàng. 1 bao thuốc lá đi đường cam giờ giá đắt hơn 5000-10000. Cuộc sống bắt đầu bị ảnh hưởng, tình hình nếu có nhiều ca nhiểm thì việc đi lại mua sắm những thứ tưởng chừng rất nhỏ nhặt sẽ gặp khó. KHông phải cứ có tiền rung đùi ở nhà là shipper giao tới nơi, phải chuẩn bị cho tình huống xấu hơn nhiều.
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,258
Động cơ
519,647 Mã lực


Thổ đe dọa sẽ chiếm giữ các nhà máy may trừ khi họ bán khẩu trang cho chú phỉnh.
 

antheo_noileo

Xe điện
Biển số
OF-35302
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
2,734
Động cơ
505,232 Mã lực
Nơi ở
trên, đôi khi ở dưới
BN122: nữ, 24 tuổi, quốc tịch Việt Nam, quê quán ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nhân viên quán rượu tại Bangkok – Thái Lan, có tiếp xúc với nhiều người không đeo khẩu trang.

Ngày 17/3/2020, bệnh nhân có đến quán bar ở Bangkok thăm bạn (quê quán Nghi Lộc – Nghệ An; hiện người này đang được cách ly tại Hương Sơn - Hà Tĩnh). Ngày 20/3/2020, bệnh nhân đi xe taxi đến Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi - Thái Lan, 11 giờ trưa cùng ngày bệnh nhân lên chuyến bay số hiệu TG947 (ghế 20D) về đến Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng lúc 12 giờ 20 phút cùng ngày.
Lúc 14 giờ cùng ngày, bệnh nhân được xe cách ly chở đến Trung tâm Giáo dục quốc phòng (ở phòng số 17). Ngày 21 và 22/3/2020, bệnh nhân sinh hoạt bình thường trong khu vực cách ly.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả xét nghiệm DƯƠNG TÍNH với vi rút SARS-CoV-2.
 

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,314
Động cơ
367,235 Mã lực
Di sản lịch sử của Napoleon ở Trung Đông


Nguồn: Alexander Mikaberidze, “Napoleon’s Middle East Legacy”, Project Syndicate, 10/03/2020.
Biên dịch: Đỗ Minh Châu
“Mọi thứ bắt đầu từ Napoleon.” Đó là những lời đầu tiên trong sử kí của Thomas Nipperdey về nước Đức trong thế kỷ 19, cuốn “Germany from Napoleon to Bismarck (Đức từ thời Napoleon đến Bismarck). Mặc dù Nipperdey nói về vai trò chủ đạo của Napoleon Bonaparte trong việc định hình châu Âu hiện đại, nhưng xét trên nhiều phương diện, lời mở đầu trên của ông cũng có thể được áp dụng với tình hình Trung Đông ngày nay.
Cuộc xâm lược Ai Cập của Napoleon vào năm 1798 là ví dụ đầu tiên của chủ nghĩa đế quốc tự do, và làm nổi bật tốc độ Cách mạng Pháp vượt ra ngoài biên giới Pháp – và cả Châu Âu. Mặc dù chiến dịch này là một thảm họa quân sự, nó đã để lại một di sản lâu dài trong khu vực.
Trước tiên, cuộc xâm lược đại diện cho nỗ lực hiện đại đầu tiên nhằm tích hợp xã hội Hồi giáo vào châu Âu. Cuộc xâm lược này cũng đánh dấu thời điểm hình thành diễn ngôn về chủ nghĩa phương Đông (Orientalism), thời điểm khi tất cả các thành tố ý thức hệ của nó hội tụ, cùng với một kho vũ khí đầy đủ các công cụ giúp phương Tây thống trị đã được sử dụng để bảo vệ nó. Bản thân cuộc xâm lược đóng góp không nhiều vào quá trình hiện đại hóa xã hội Ai Cập, bởi các nguyên tắc cách mạng mà người Pháp cố gắng đưa vào là quá cực đoan và xa lạ, dẫn đến sự phản kháng mạnh mẽ từ cư dân địa phương. Tuy nhiên Napoleon đã tạo ra một khoảng trống chính trị ở Ai Cập, nơi đã sớm được lấp đầy bởi Kavalali Mehmet Ali Pasha, người mà chỉ trong vòng một thập niên sau khi Pháp rút quân đã bắt đầu đặt nền móng cho những cải cách và quá trình hiện đại hóa ở Ai Cập vốn sau này sẽ đóng vai trò quan trọng ở khu vực Trung Đông.
Chiến dịch Ai Cập của Napoleon cũng đảo ngược các chính sách truyền thống của châu Âu đối với khu vực này. Thay vì giáng một đòn có chủ đích vào sức mạnh đế quốc của Anh, cuộc xâm lược của Pháp đã đẩy Đế quốc Ottoman, một đồng minh lâu năm của Pháp, tham gia vào một liên minh với các đối thủ cũ của nó là Nga và Anh, và làm biến đổi bản chất của sự cạnh tranh Pháp-Anh ở phương Đông. Cho đến thời điểm đó, Pháp đã tiếp cận Ấn Độ từ các căn cứ ngoài đảo của họ ở Ấn Độ Dương dựa vào sức mạnh hải quân của mình, vốn sẽ phải chạm trán với các hạm đội của Anh. Nhưng nỗ lực chinh phục Ai Cập của Napoleon đã làm thay đổi sâu sắc phương án trên bằng cách buộc Anh phải xem xét khả năng các cường quốc khác cũng có thể tiếp cận Ấn Độ thông qua các lãnh thổ tiếp giáp với tiểu lục địa Ấn Độ.
Khả năng này đã lôi kéo Anh vào nỗ lực lâu dài nhằm bảo đảm sự thống trị và bảo vệ các tài sản ở Ấn Độ trước một cuộc tấn công trên bộ. “Chúng ta đã giành được một đế chế bằng sức mạnh vũ trang”, đó là nhận định của các quan chức thuộc Công ty Đông Ấn của Anh vào năm 1798, “và chúng ta phải tiếp tục dựa vào sức mạnh vũ trang, nếu không nó sẽ rơi vào tay một cường quốc quân sự khác mạnh hơn.” Sự phụ thuộc vào sức mạnh quân sự này đã củng cố cho thời kỳ cai trị của Anh ở Ấn Độ cho đến năm 1947 và giúp Anh duy trì sự can dự ở Ai Cập, Yemen, Oman, Iran và Afghanistan.
Các cuộc chiến tranh của Napoleon đã tác động tới khu vực trung tâm Hồi giáo. Mặc dù về cơ bản cuộc chiến tranh chủ yếu liên quan đến châu Âu, chúng đã định hình mối quan hệ của Châu Âu với thế giới Hồi giáo trong thế kỷ tiếp theo. Đế chế Ottoman đã trở thành mục tiêu không chỉ của riêng đế quốc Nga, mà cả của Pháp, Áo và Anh – điều góp phần dẫn đến những mất mát lãnh thổ liên tiếp và dẫn đến sự xuất hiện của “Câu hỏi Trung Đông.” Hơn nữa, những điểm tương đồng giữa luận điệu và phương pháp của Napoleon với những phương pháp phương Tây sử dụng để can thiệp vào Trung Đông trong thế kỷ 20 nhấn mạnh tác động lâu dài của di sản Napoleon.
Vào giai đoạn 1810-1812, một thế kỷ trước sự xuất hiện của “Lawrence xứ Ả Rập”, các đặc vụ của Napoleon đã tìm cách khuyên các bộ lạc Ả Rập ở Syria và Iraq đoàn kết chống lại đế quốc Ottoman. Sau đó chính quyền Pháp đã thực hiện tầm nhìn của Napoleon về một đế chế thực dân Pháp. Năm 1830, quân đội Pháp, nhiều người trong số họ là cựu chiến binh của chiến dịch Ai Cập, đã xâm chiếm Algiers trên cơ sở của kế hoạch dự phòng được vạch ra dưới thời Napoleon hai thập kỷ trước đó và đặt nền móng cho một thời kỳ cai trị của thực dân Pháp kéo dài đến năm 1962.
Iran, cũng là một đế chế trong quá khứ, chịu đựng một số phận đau đớn không kém khi trở thành một con tốt trong tay các cường quốc châu Âu. Bị phản bội bởi cả Pháp và Anh, Iran đã phải chịu thất bại nhục nhã dưới tay Nga, đế quốc đã giành được Gruzia và Đông Nam Caucasia vào năm 1813 và thay thế ảnh hưởng của Iran trong khu vực.
Các cuộc chiến tranh Napoleon đã cho thấy sự yếu kém rõ rệt ở các nhà nước Ottoman và Iran, đồng thời nhấn mạnh sự chênh lệch quân sự – kinh tế ngày càng tăng giữa họ và các cường quốc hàng đầu của châu Âu. Do đó, các cuộc chiến đã mở ra một kỷ nguyên với nhiều cải cách do nhà nước thực hiện, khi các nhà lãnh đạo Ottoman, Ai Cập và Iran tìm cách xây dựng chính quyền và quân đội của họ theo mô hình của châu Âu.
Đây là một trong những di sản lâu dài nhất của Napoleon ở Trung Đông. Những nhà cai trị có đầu óc cải cách như Quốc vương Ottoman Mahmud II, Mehmet Ali của Ai Cập và Hoàng Thái tử Iran Abbas Mirza đã không đặt câu hỏi về các chuẩn mực văn hóa hay cấu trúc xã hội của trật tự xã hội truyền thống. Thay vào đó, họ tin rằng các cải cách hành chính và quân sự theo kiểu châu Âu sẽ cho phép họ củng cố quyền lực trong nước và bảo vệ nhà nước của họ một cách hiệu quả hơn trước các mối đe dọa bên ngoài.
Tuy nhiên những cải cách này đòi hỏi việc đưa các tập quán phương Tây vào xã hội Hồi giáo và đặt ra những thách thức đối với các cấu trúc quyền lực hiện có, bởi điều đó đẩy chính quyền trung ương vào cuộc sống hàng ngày của nhân dân một cách trực tiếp và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đó là lý do tại sao nhiều nhóm – bao gồm các ulama (các nhà lãnh đạo tôn giáo), người Saudi ở miền trung bán đảo Ả Rập, giới quân sự Ottoman và giới tinh hoa truyền thống Iran – đã phản ứng rất tiêu cực, và bác bỏ ngay cả những thay đổi hiện đại hóa vốn có thể giúp bảo vệ tốt hơn quốc gia của mình.
Cuộc đối đầu này ngày càng được coi là một cuộc đấu tranh để định hình chính bản thân lối sống Hồi giáo. Và những ảnh hưởng sâu sắc của nó, cùng với các khía cạnh khác của di sản Napoleon, đã tiếp tục còn âm hưởng ở Trung Đông cho đến ngày nay.
Alexander Mikaberidze, Giáo sư Lịch sử tại Louisiana State University, Shreveport, là tác giả của cuốn The Napoleonic Wars: A Global History.

Dài ngoằng ngoẵng hơi khoa hiểu nhưng cứ vote cho cụ
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Camera hồng ngoại tầm nhìn xa 1km, ống nhòm, đội quân khuyển cảnh, bãi đáp trực thăng sân thượng, hàng rào điện tử Mc Narama.
Vẫn lom rom lắm, đã trực thăng là phải có tháp canh, đèn pha soi đêm, IFV tuần ngày, Pantsir canh trời kiêm đánh đất, UAV cỡ Predator tuần thám 24/7.
Cuối cùng thêm cái máy in xèng cho chaéc cờ ;))
 

uman

Xe tăng
Biển số
OF-24494
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
1,745
Động cơ
524,992 Mã lực
Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã xét nghiệm hơn 7.000 mẫu, trong đó có 23 mẫu dương tính với Covid-19 gửi Viện Vệ sinh dịch tễ xét nghiệm, còn lại âm tính.
Đến 14h chiều, Hà Nội ghi nhận 37 người nhiễm Covid-19. Trong đó quận Ba Đình 8; Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng mỗi quận 2; Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông mỗi quận 1 và 18 trường hợp là người dân Hà Nội về từ các nước được phát hiện qua sàng lọc tại sân bay Nội Bài và khi cách ly tập trung.
Link: https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/ha-noi-xet-nghiem-duoc-23-mau-duong-tinh-voi-covid-19-625765.html
 

xichlo3banh

Xe tăng
Biển số
OF-197291
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
1,207
Động cơ
339,944 Mã lực
Ông bên trái thì tụt KT xuống, cũng rứa :D
cũng lô nhô quá. Lúc đeo lúc tháo. Chắc cũng phòng vậy thôi do tin tưởng nhau cả. Các ô sỹ quan Ngố thì cũng ko đeo chắc là yên tâm với đối tác Ý. Khi vào vùng dịch mới đeo triệt để.
 

xichlo3banh

Xe tăng
Biển số
OF-197291
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
1,207
Động cơ
339,944 Mã lực
Khỏi cần cụ, chỉ cần đưa thêm thân thế của các quý tử này đảm bảo ngoan cực :P. Gia đình các quý tử sẽ tự ra tay, khỏi phiền các cơ quan chức năng :))
ơ ý cụ hay nhể. công cmn khai nhà nó là ai mà khệnh khạng để dân mạng nó chửi thì ngoan ngay.
 

SongTu

Xe buýt
Biển số
OF-430650
Ngày cấp bằng
17/6/16
Số km
975
Động cơ
224,650 Mã lực
Tuổi
44
Tập đoàn nhà Cún, đứa thì bị thui rơm, đứa thì bị vùi xuống đất, đứa thì bị cách ly, chắc hết rồi hả các cụ.
Bớ 3 hồn 7 vía lão Vịt, còn cái nick nào nữa thì hiện hồn cái coi :D
 

Cadang

Xe tăng
Biển số
OF-337798
Ngày cấp bằng
8/10/14
Số km
1,226
Động cơ
318,304 Mã lực
Em vào chúc mừng cái thớt kia bị bay :P
Em đề nghị, từ giờ trở đi, quán triệt việc ủy nhiệm cho lão elevonic mở thớt Syri, lão nào lanh chanh là AE vang tập thể :D
Vậy nhé cc.
Giờ em đi xả rượu :D
Phù, may quá.
Sáng nay iÊm lội thớt thì thấy thớt die. Êm bốc máy gọi lão Ele yêu cầu mở thớt mới nhưng lão ấy zả nhời là đương chụp nude, thế là iÊm xin phép hẳn hoi mới dám mạnh dạn mở đới :D
 

elevonic

Xe lăn
Biển số
OF-81361
Ngày cấp bằng
28/12/10
Số km
10,759
Động cơ
538,229 Mã lực
cũng lô nhô quá. Lúc đeo lúc tháo. Chắc cũng phòng vậy thôi do tin tưởng nhau cả. Các ô sỹ quan Ngố thì cũng ko đeo chắc là yên tâm với đối tác Ý. Khi vào vùng dịch mới đeo triệt để.
Chắc chủ quan, em nghĩ trong túi áo khoác có mấy cấy lọ nhôm con con roài.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top