[Funland] Tình hình Trung Đông- Syria- Nga- Thổ và En Cô Vi- Vol 100

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,944
Động cơ
867,935 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn

thichchoi

Xe buýt
Biển số
OF-35507
Ngày cấp bằng
18/5/09
Số km
663
Động cơ
480,017 Mã lực
con dân nữ hoàng là j, đuổi hết bọn tây đi, chưa bao giờ Đông Lào chảnh thế
 

OMEGA speed

Xe tải
Biển số
OF-70513
Ngày cấp bằng
12/8/10
Số km
259
Động cơ
430,259 Mã lực
Nơi ở
Hạ long Quảng Ninh
Nhà cụ có giống đào quí đấy, ông già em đặc biệt thích loại đào này, màu đỏ thắm, cánh hoa dày, tươi lâu, nhiều cánh, cánh kép, chịu sâu bệnh tốt. Cụ nên nhân và giữ giông
Em thì thíc đào phai truyền thống, cánh hoa mỏng manh trong gió mầu hống nhạt khi hoa rụng cánh hoa phủ lối đi, hoa rụng cánh hoa không còn bám lại trên cuống như hoa đào kép, hoa kép khi rụng hoa ,cánh hoa rủ xuống k rụng hẳn trong bẩn bẩn mất sự thi vị.
 

antheo_noileo

Xe điện
Biển số
OF-35302
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
2,753
Động cơ
505,232 Mã lực
Nơi ở
trên, đôi khi ở dưới
nữ bệnh nhân người Việt 64 tuổi suy hô hấp, tổn thương phổi nặng, được lọc máu liên tục, đang trong tình trạng nặng.
 

bloodheartvn

Xe điện
Biển số
OF-106298
Ngày cấp bằng
20/7/11
Số km
4,368
Động cơ
428,805 Mã lực
Vậy thì Anh nhợn đón công dân của mình về mà chăm cho đúng tiêu chuẩn!!!!

Chỉ thấy và cần ngăn bọn Anh chạy dịch sang xứ thiên đường kẻo mang tiếng.
Theo em giờ nên cấm tiệt mấy thằng Châu Âu, các nước khác sang mà có lịch sử đi qua vùng dịch cũng cấm luôn. Có triệu chứng ho sốt cũng lên máy bay mà về luôn. Mà đã vào là phải chịu phí cách ly hoặc điều trị. KHÔNG THÌ CÚT.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,374
Động cơ
138,330 Mã lực
Nội chiến Bắc Yemen – cái nôi của Houthi ngày nay

Cả thế giới đều biết đến Chiến tranh Việt Nam. Cả thế giới cũng gọi Afghanistan là ”chiến tranh Việt Nam của Liên Xô”. Những cường quốc đứng đầu thế giới đều có những kinh nghiệm cay đắng như vậy. Và với một quốc gia được biết đến như ”anh cả khối Arab” – ít nhất với các nền Cộng hòa – Ai Cập, họ cũng không ngoại lệ.



Năm 1967, Tổng thống Gamal Abdel Nasser than phiền với các nhà sử học và ngoại giao (có cả Đại Sứ Mỹ) rằng ”Yemen đang trở thành cuộc chiến Việt Nam của ông”. Câu nói của Nasser trùng vào thời điểm người Mỹ đang dần sa lầy ở Việt Nam. Nó chỉ đến việc quân đội Ai Cập cũng đang rơi vào một tình thế tương tự như thế: một cuộc can thiệp tốn kém người và của ở đất nước khác. Câu nói này đã được giới sử học Ai Cập lưu ý rất lâu sau đó, như là một bài học đắt giá nhất lịch sử đất nước. Để từ đó trở đi, các lãnh đạo Ai Cập sẽ không bao giờ mạo hiểm để can thiệp vào bất cứ quốc gia nào.



Bài học về Yemen đối với Ai Cập sẽ tương đương như bài học Việt Nam với người Mỹ, Afghanistan với người Nga, Algeria với người Pháp, và Lebanon với người Israel: cái giá của can thiệp không bao giờ là rẻ!



Và kẻ coi thường bài học đó: Arab Saudi, đang phải nếm một trái đắng bởi chính những người năm xưa họ từng giúp đỡ.



I/ Nội chiến Bắc Yemen và cách nó trở thành một Vietnam War.



Từ nhiều thế kỷ trước, khu vực gọi là Bắc Yemen ngày nay sống của nhiều bộ lạc Hồi giáo theo dòng Shia. Những nhóm này tự nhận mình là ”phái Zaydi” với đặc điểm là một trong những phái Hồi giáo nguyên thủy nhất, điển hình bằng các luật lệ khắt khe. Từ thế kỷ 17, những bộ lạc Zaydi ở Bắc Yemen đã liên tục đánh phá quân đội Ottoman trên bán đảo Arab, khiến đế quốc này mất rất nhiều công sức và xương máu vẫn không thể đàn áp do địa hình núi non rất hiểm trở ở Yemen. Từ những năm 1900s, Yemen đã được biết với cái tên ”maqbarat al-atrak” – ”nghĩa địa của bọn Thổ”, sau một trận chiến chôn vùi 1 vạn quân Thổ ở Kawkaban, gần thủ đô Sana’a ngày nay.



Cuộc kháng chiến của các bộ lạc Zaydi buộc Đế chế Ottoman phải nhượng một vài quyền lợi cho họ. Theo đó, quân Thổ sẽ kiểm soát Bắc Yemen trong đó có thủ đô Sana’a. Nhưng vùng núi cao sẽ hoàn toàn do các bộ lạc Zaydi làm chủ. Nhưng hiệp ước này không kéo dài được lâu. Năm 1918, sau sự thất bại của Ottoman trong Thế chiến thứ 1, Yahya Muhammad, tự xưng là ”Imam (vua) của Yemen” đã tuyên bố độc lập cho đất nước và được quốc tế cũng như Đế quốc Anh đang chiếm miền Nam Yemen (gọi là Aden) công nhận. Từ đó đến năm 1962, vùng Bắc Yemen là một Vương quốc độc lập. Họ tự gọi mình bằng cái tên ”Vương quốc Mutawakkilite của Yemen”. Vương quốc Yemen do các vua dòng Zaydi lãnh đạo, và có quan hệ rất mật thiết với các bộ lạc ở nước láng giềng Arab Saudi.



Nhưng đến năm 1962, sau 44 năm trị vì, vua Muhammad al-Badr của Yemen phải đối mặt với sự nổi lên của những người ủng hộ nền Cộng hòa. Thực ra đây là lúc mà Yemen và cả khối Arab bị chia đôi.rơi vào một cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa 2 lực lượng, dẫn đầu bởi 2 quốc gia lãnh đạo mỗi bên.



Phe thứ nhất là những người ủng hộ Cộng hòa, được khởi phát từ cuộc cách mạng Ai Cập do Nasser dẫn đầu. Ai Cập lúc đó là một quốc gia có tiềm lực rất mạnh kể cả về kinh tế lẫn quân sự, nên được coi là ”lãnh đạo của khối Arab”. Ban đầu, phe này gồm 2 nước Cộng hòa là Ai Cập và Syria, 2 nước đã liên minh để tạo nên ”Cộng hòa Arab thống nhất” vào năm 1958. Liên minh này được sự ủng hộ của những người theo đuổi một nền Cộng hòa cho các nước Arab, vốn được cho là phục vụ lợi ích của phương Tây. Vì thế trong một chừng mực nào đó, họ được các nước Xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung Quốc ủng hộ. Năm 1958, những sĩ quan Cộng sản Iraq đã lật đổ vua của nước này, thiết lập nền Cộng hòa. Năm 1962, Algeria độc lập khỏi Pháp, trở thành một nước Cộng hòa. Vì vậy, nòng cốt của phe này gồm Ai Cập, Syria, Algeria, sau này có thêm Libya,…nhưng vai trò chủ đạo nằm ở Ai Cập.



Phe thứ hai đối đầu với họ, là những người ủng hộ duy trì nền quân chủ. Nó bao gồm các nền quân chủ gần như vẫn còn nguyên vẹn cho đến hiện tại như Arab Saudi, Morocco, Jordan, Oman, các quốc gia nhỏ ở Vịnh Ba Tư,…Hơn nữa, trước năm 1979, Iran cũng là một cường quốc khu vực, cũng ủng hộ phe quân chủ. Một đặc điểm chung của hầu hết các quốc gia này là có tài nguyên dầu mỏ lớn, và dĩ nhiên vai trò trung tâm nằm ở quốc gia nhiều dầu nhất: Arab Saudi.



Yemen bị biến thành chiến trường giữa cuộc tranh giành ảnh hưởng đó cùng với Iraq. Chế độ quân chủ Yemen đã bị đe dọa sau khi cách mạng ở Iraq thành công năm 1958. Nhiều sĩ quan quân đội Yemen được đào tạo ở Iraq đã xuất hiện tư tưởng chống đối nhà vua. Đến năm 1962, với cuộc kháng chiến thành công lập nên nền Cộng hòa ở Algeria, các sĩ quan này đã tiến hành đảo chính. Ngày 26/9/1962, các sĩ quan quân đội Yemen đã phế truất nhà vua và thiết lập chính quyền quân sự mới. Nhà vua Muhammad al-Badr được những người trung thành với mình xả thân bảo vệ để chạy lên phía Bắc, về nơi đất tổ của bộ lạc Zaydi.



Nền cộng hòa non trẻ của Yemen nhanh chóng được Ai Cập, Syria và các nước Xã hội chủ nghĩa công nhận. Thậm chí Tổng bí thư Liên Xô Nikita Khrushchev còn tuyên bố: “Bất kỳ hành động xâm lược nào đối với Yemen sẽ được coi là hành động xâm lược Liên Xô”. Số nước không công nhận họ rất ít, chủ yếu là các nước quân chủ còn sót lại. Vì vậy mà chính quyền mới nhanh chóng có được vị thế quốc tế và có mặt ở Liên Hợp Quốc. Họ đổi tên nước thành Cộng hòa Arab Yemen.



Trong khi đó, với việc nhà vua Muhammad al-Badr chạy lên phía Bắc, các bộ lạc Zaydi ở đây đã nhất tề ủng hộ ông. Các bộ lạc đông dân cư nhanh chóng tập trung với con số chóng mặt, chỉ trong vài tháng đã có hơn 200.000 chiến binh bộ lạc tập hợp để phục tùng nhà vua, sẵn sàng tấn công lật đổ nền cộng hòa. Tuy nhiên, đông như vậy không có nghĩa là họ mạnh. Trong 200.000 quân bộ lạc đó có không ít những chiến binh lớn đến 60, 70 tuổi. Thay vì cầm súng, nhiều người trong số họ chỉ có gươm giáo. Thay vì xe thiết giáp, họ cưỡi lạc đà, chiến đấu như thời thế chiến thứ 1. Những vũ khí hiện đại nhất nằm trong tay khoảng 20.000 binh sĩ Hoàng gia trung thành với nhà vua. Sau đảo chính, vẫn có những phi công ở thủ đô Sana’a cướp máy bay lên phía Bắc gia nhập quân của nhà vua.



Ở phía bên kia, những người ủng hộ nền cộng hòa hiểu được nguy cơ họ đối mặt. Điều họ lo sợ nhất, là các quốc gia quân chủ như Arab Saudi, Oman có thể tấn công lật đổ nền Cộng hòa non trẻ của họ. May mắn cho họ, là Nasser của Ai Cập còn sốt sắng hơn họ nhiều. Vào năm 1962, Nasser vừa tranh cãi rất gay gắt với Vua Saud của Arab Saudi về vai trò lãnh đạo với khối Arab. Vì thế nên cuộc đảo chính ở Yemen là cơ hội không thể tốt hơn để Nasser cài lực lượng của mình ngay dưới vùng phía Nam Arab Saudi.



Tiềm lực quân sự của Ai Cập lúc đó thực sự rất lớn. Với quân số đông đảo nhất khối Arab, nước này còn có lực lượng thiết giáp và không quân mạnh nhất, cùng nhiều tướng lĩnh từng tham gia chống Phát xít hồi thế chiến II. Các cố vấn của Nasser đã gieo vào đầu tổng thống viễn cảnh một cuộc ”dạo chơi quân sự” vài tháng để đè bẹp những bộ lạc Bắc Yemen. Thậm chí theo họ, trực thăng của Ai Cập không cần bắn rocket, chỉ cần thả bom khói là đủ cho các bộ lạc của Yemen sợ hãi bỏ chạy.



Trong suốt năm 1963, qua một cầu không vận được Liên Xô hỗ trợ bằng máy bay vận tải cỡ lớn, quân đội Ai Cập đã vận chuyển đến Yemen một lực lượng 40.000 binh lính cùng vô số khí tài hiện đại, có cả xe tăng, pháo binh, không quân,…Họ cũng gửi hàng nghìn cố vấn Ai Cập đến huấn luyện quân đội Cộng hòa Arab Yemen. Quân số của quân đội Yemen tăng từ 3.000 lên 10.000 năm 1964. Dù không thể so sánh với hàng trăm nghìn quân bộ lạc miền Bắc, nhưng họ lại có trang bị hiện đại và huấn luyện tốt. Mặc dù vậy, quân đội Ai Cập không mạo hiểm để đưa quân đội Yemen trực tiếp ra đối đầu với các bộ lạc miền Bắc, do lo ngại một sai lầm có thể xóa sổ quân đội Yemen. Thay vào đó, trong cuộc chiến này, quân đội Ai Cập giữ vai trò tiên phong trên chiến trường.



Đối với các bộ lạc ủng hộ nhà vua, không phải là họ không có người giúp đỡ. Arab Saudi sẵn sàng gửi cho quân Hoàng gia Yemen tiền và vũ khí bất cứ khi nào họ muốn, dựa vào địa hình vô cùng hiểm trở ở biên giới Tây Bắc Yemen. Trong suốt những năm sau đó, bất chấp các cuộc không kích miệt mài của Ai Cập, những binh sĩ Arab Saudi vẫn hàng ngày đi qua các hẻm núi, chở hàng đến cho vua Yemen. Cần phải biết rằng bộ lạc Zaydi ở miền Bắc Yemen có quan hệ mật thiết với các bộ lạc miền Nam Arab Saudi, nên sự vận chuyển này đã diễn ra hàng thế kỷ nay không có chút khó khó khăn nào.



Thứ 2 là từ lính đánh thuê châu Âu. Không hoàn toàn là chủ ý của các chính phủ châu Âu, nhưng vào khoảng thời gian những năm 1960s đó, số lượng lính giải ngũ sau Thế chiến II ở châu Âu còn rất nhiều. Những binh lính thất nghiệp không kiếm sống được ở quê nhà thường có lựa chọn tham gia vào các đội quân cần giúp đỡ ở bất kỳ đâu. Những binh sĩ này đến từ khắp các quốc gia châu Âu: Anh, Pháp, Bỉ,…nhưng cũng có nhiều người đến từ Nam Phi hay Rhodesia, những quốc gia châu Phi có nhiều người châu Âu sinh sống. Các cuộc chiến mà lính đánh thuê tham gia thường ở châu Phi hoặc Đông Nam Á, nhưng trong cuộc chiến ở Yemen, họ cũng tham gia. Con số này vào khoảng vài trăm đến vài nghìn lính đánh thuê, chủ yếu đến từ Anh, đã gia nhập các đội quân bộ lạc ở Bắc Yemen. Vai trò của họ đến ngày nay vẫn đang được tìm hiểu thêm.



Trong thời gian đến năm 1964, quân đội Ai Cập tập trung bình định vùng Tây Bắc Yemen. Họ sớm nhận ra sự ảo tưởng của các chỉ huy Ai Cập đã tuyên bố với Tổng thống Nasser. Với địa hình đồi núi hiểm trở nhất bán đảo Arab, vùng núi phía Bắc Yemen vô hiệu hóa hoàn toàn lực lượng thiết giáp Ai Cập. Địa hình đồi núi cung cấp một không gian lý tưởng cho các cuộc phục kích chớp nhoáng của các bộ lạc Yemen dù chỉ là bằng dao hay súng trường nhỏ. Việc tiếp viện cho quân đội Ai Cập chỉ có thể thực hiện bằng đường hàng không, việc mà các phi vụ cất cánh từ lãnh thổ Yemen không đáp ứng đủ.



Ngược lại phía bên kia, các bộ lạc Yemen đã chiến đấu hơn 100 năm chống Ottoman trên địa hình đồi núi có thừa sự thiện chiến với vũ khí kém hơn. Càng về sau, sự tiếp viện của Arab Saudi và sự huấn luyện từ lính đánh thuê cho họ một sự cân bằng với quân đội Ai Cập và quân đội Yemen. Ở phần sau cuộc chiến, quân bộ lạc đã biết sử dụng cả pháo chống tăng 106mm, biết chế tạo mìn,…gây cho quân đội Ai Cập nhiều thương vong.



Đến hết năm 1964, quân số thường trực của Ai Cập lên tới 50.000 người nhưng đã có đến 10.000 binh sĩ hy sinh. Thương vong này vượt quá sức chịu đựng của Ai Cập. Nhưng quan trọng hơn, nền kinh tế của Ai Cập có vẻ không sẵn sàng cho một cuộc chiến dài hơi. Chiến phí cho cuộc chiến lên đến 1 triệu USD một ngày. Đến thời tổng thống Johnson, vì nhiều lý do mà viện trợ của Mỹ cho Ai Cập bị cắt giảm. Nợ nước ngoài của Ai Cập lên tới 400 triệu Bảng Ai Cập, trong khi họ cũng thiếu tới 3 tỷ Bảng cho tài khóa mới. Những điều này được Tổng thống Nasser công khai trên truyền hình Ai Cập. Sự bất mãn nguy hiểm xuất hiện trong dân chúng Ai Cập.



Trong bối cảnh đó, vào tháng 9/1964, hội nghị của khối Arab diễn ra tại thành phố Alexandria của Ai Cập. Nasser đã tận dụng cơ hội này để có thể kết thúc cuộc chiến Yemen trong danh dự. Theo tính toán, nếu Nasser có thể thuyết phục vua Faisal II của Arab Saudi cùng rút quân khỏi Yemen, ông có thể bảo toàn danh dự. Vì vậy mà trong hội nghị Alexandria năm 1964, Ai Cập có nhiều nhượng bộ với Arab Saudi. Có thể kể đến việc nhượng bộ một số đảo tranh chấp trên biển Đỏ, Ai Cập chấm dứt hỗ trợ cho các nhóm chống đối ở Arab Saudi, Ai Cập tăng cường thù địch với Israel,…Những tiến triển đó được vua Faisal của Arab Saudi thừa nhận. Cái bắt tay của 2 lãnh đạo hàng đầu khối Arab lúc đó được cả thế giới hoan nghênh. Để ”thưởng” cho cái bắt tay này, nước Mỹ cung cấp cho Ai Cập 150 triệu USD trong một Chương trình ”Thực phẩm vì Hòa bình”, cung cấp lương thực cho các nước nghèo châu Phi, giảm bớt khó khăn kinh tế cho nước này.



Tuy nhiên, trong một cuộc đàm phán bí mật ở Sudan sau đó về tình hình Yemen, các phe của nước này đã không thể ngừng bắn. Phe Hoàng gia đổ lỗi cho máy bay Ai Cập đã ném bom họ trong lúc đàm phán, trong khi phe Cộng hòa cáo buộc quân Hoàng gia tập kích các đoàn xe đang rút lui của họ. Vì vậy mà bất chấp cái bắt tay giữa Ai Cập và Arab Saudi, tình hình ở Yemen không hề giảm căng thẳng, và quân đội Ai Cập ở đây tiếp tục hứng chịu thương vong.



Trong năm 1965 chứng kiến cuộc tấn công lớn của phe Hoàng gia vào lực lượng Cộng hòa và quân Ai Cập. Các cuộc tấn công của họ có quân số đông đảo, thậm chí các hoàng tử của Vua Muhammad al-Badr cũng xung trận. Khí thế như vậy nhưng họ không có sự yểm trợ của Arab Saudi hay lính đánh thuê, những người không dám can thiệp sâu vào lãnh thổ Yemen. Vì vậy mà cuộc tấn công của quân Hoàng gia không uy hiếp được thủ đô Sana’a. Tuy nhiên, họ lại bao vây được 5.000 quân Ai Cập trên các dãy núi phía Bắc. Lúc này, quân số của phe Hoàng gia đã có tới 60.000 quân chính quy và không dưới 300.000 quân bộ lạc, gấp 10 lần quân số của phe Cộng hòa. Quân đội Ai Cập được đưa lên đến 70.000 người và cho đến cuối cuộc chiến, 130.000 lính Ai Cập đã được đưa sang Yemen.



Qua đến năm 1966, nhận thấy không thể kéo dài thêm cuộc chiến Yemen khi nợ nước ngoài đã là 3 tỷ USD, Tổng thống Nasser bắt đầu chọn giải pháp rút quân. Quyết định rút quân này có cả sự tác động của Liên Xô và Mỹ. Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô Alexei Kosygin trong chuyến thăm Ai Cập cam kết sẽ vũ trang cho Ai Cập để bảo vệ nước này trước Israel nhưng đổi lại Nasser phải làm hòa với Arab Saudi. Còn Mỹ đe dọa cắt giảm 150 triệu USD viện trợ lương thực và dọa cắt hẳn 100 triệu USD viện trợ công nghiệp cho Ai Cập. Những tác động đó khiến Nasser bắt đầu rút bớt 30.000 quân Ai Cập khỏi Yemen trong năm 1966.



Tuy nhiên, 40.000 quân còn lại của Ai Cập có thể sẽ không rút đi nếu không có sự kiện chấn động thế giới vào tháng 6/1967: Chiến tranh 6 ngày. Trên thực tế, Nasser đã tính toán một cuộc hành quân xâm lược Israel có thể là cái cớ hoàn hảo để ông triệu tập quân từ Yemen về nước. Nasser đã rút quân, nhưng bằng một cách rất khác: 15.000 quân Ai Cập bị Israel chôn vùi trong thảm bại. Lúc này thì dù muốn hay không, quân Ai Cập cũng phải rút về nước nếu không muốn đất nước rơi vào tay Israel. 40.000 quân Ai Cập rời khỏi Yemen, với binh sĩ cuối cùng rời đi vào tháng 11 năm 1967.



Sự rút quân của Ai Cập bỏ rơi quân Cộng hòa Yemen giống với cách người Mỹ bỏ Nam Việt Nam và Liên Xô bỏ Afghanistan. Tuy nhiên, bằng một cách thần kỳ số phận của nền cộng hòa Yemen lại viên mãn hơn nhiều.



Ngay sau sự rút lui của Ai Cập, quân hoàng gia đổ xuống tấn công quân Cộng hòa. Đến tháng 12 năm 1967, quân Hoàng gia đã đến thủ đô Sana’a, tiến hành bao vây thành phố. Đây là trận chiến quyết định kết quả chiến tranh.



6.000 quân Hoàng gia và hơn 50.000 quân bộ lạc bao vây thủ đô Sana’a dưới sự chỉ huy của Hoàng tử Mohamed bin Hussein. Ở bên trong thủ đô, nhiều nhân vật cấp cao bỏ chạy sang Ai Cập và Iraq, đôi lúc có ý định đảo chính. Tuy nhiên, đó chỉ là số ít. Đại đa số quân đội Cộng hòa vẫn kiên cường chiến đấu đến cùng bảo vệ thủ đô. Hơn nữa, người dân Sana’a cũng thành lập các đội tự vệ chiến đấu với quân Hoàng gia.



Cuộc chiến tại Sana’a diễn ra vô cùng ác liệt, có đến hàng nghìn người thiệt mạng chỉ trong 2 tháng bao vây. Cuộc chiến rút cạn đạn được ít ỏi của phe Quân chủ, khiến họ không thể mở cuộc tấn công lớn vào Sana’a. Cuộc bao vây cơ bản là thất bại.



Đấy là về quân sự, còn về chính trị, điều quyết định kết thúc cuộc chiến là Hội nghị Khartoum của khối Arab cuối năm 1967. Hội nghị Khartoum được triệu tập khẩn cấp giữa các thành viên Arab ngay sau khi Ai Cập thảm bại trong chiến tranh 6 ngày với Israel. Trọng tâm của Hội nghị này được thế giới biết đến là ”3 không” với Israel: không hòa bình với Israel; không công nhận Israel; không đàm phán với Israel. Tuy nhiên, ở một vấn đề nhỏ hơn, Ai Cập đã chấp nhận nhận hỗ trợ tài chính của Arab Saudi để tránh phá sản. Họ cũng nhường cho Arab Saudi vài hòn đảo trên Biển Đỏ. Đổi lại, Arab Saudi cũng ngừng mọi hỗ trợ cho quân Hoàng gia Yemen.



Không được Saudi hỗ trợ, cuộc bao vây Sana’a kết thúc vào tháng 2 năm 1968. Sau sự kiện này sự thù địch cơ bản là chấm dứt. Nhờ vào sự thuyết phục của nhưng người Cộng hòa, nhiều nhân vật cấp cao trong quân Hoàng gia buông súng gia nhập chính quyền. Nhờ vậy, nội các mới của Cộng hòa Arab Yemen lại có đa số là các thành viên Hoàng gia, nhưng họ nhất trí duy trì nền Cộng hòa. Cũng trong năm 1967, Nam Yemen, thuộc địa của Anh, tuyên bố độc lập và trở thành nước Cộng sản: cộng hòa dân chủ nhân dân Yemen. Mũi dùi giờ đây chĩa vào Nam Yemen. Vì vậy đến năm 1970, Arab Saudi công nhận nền Cộng hòa Arab Yemen.



Các bộ lạc Bắc Yemen vẫn chiến đấu phục vụ nhà vua đến năm 1970. Nhưng sau khi Arab Saudi công nhận nền Cộng hòa, vua Muhammad al-Badr đã thất vọng, từ chối sang Arab Saudi tị nạn. Nhà vua sang Anh và sống đến khi qua đời. Sự kháng cự của các bộ lạc kết thúc năm 1970, đặt dấu chấm hết cho cuộc nội chiến Bắc Yemen.



2/ Hậu quả và bài học của Nội chiến Bắc Yemen.



-Cuộc chiến kéo dài 8 năm và làm 300.000 người Bắc Yemen thiệt mạng (2/3 trong số đó) là quân Hoàng gia. Tuy nhiên, dân số Bắc Yemen vẫn rất lớn và nhanh chóng bù lại con số này. Nền kinh tế không bị tàn phá quá lớn do chiến sự chủ yếu ở vùng phía Bắc xa xôi, những vùng nông nghiệp phía Nam không ảnh hưởng quá nhiều. Bù lại, nền hòa bình của Bắc Yemen được duy trì đến lúc thống nhất.



-Có 130.000 quân Ai Cập đã đến Yemen từ năm 1962 đến 1967, và 26.000 trong số này thiệt mạng. Hậu quả kéo dài của nó là tàn phá nền kinh tế Ai Cập và khiến họ thất thủ trước Israel trong năm 1967. Với những hậu quả to lớn đó, Tổng thống Nasser và giới sử học Ai Cập đã gọi Yemen là ”cuộc chiến Việt Nam của Ai Cập” vào năm 1967, thời gian chính người Mỹ đang sa lầy ở Việt Nam. Ngược lại, các nhà sử học Israel lại gọi Việt Nam sắp tới sẽ là ”Yemen của nước Mỹ”. Tất cả đều tiên đoán một sự thất bại của quân đội Mỹ ở Việt Nam.



-Với hậu quả của chiến tranh Yemen, vị thế lãnh đạo khối Arab của Ai Cập được duy trì nhưng không còn tuyệt đối. Các nước Arab thường sẽ tham vấn cả Arab Saudi. Cùng từ cuộc chiến này, quân đội Ai Cập không can thiệp trực tiếp vào nơi nào sau năm 1967 nữa. Hiện nay, mặc dù Arab Saudi được rất nhiều nước Arab ủng hộ gia nhập một liên minh chống Houthi ở Yemen, Tổng thống Ai Cập Al-sisi một mực bác bỏ.



-Các giáo phái Zaydi trung thành với Hoàng gia Yemen sau năm 1970 vẫn là người kiểm soát thực tế miền núi phía Bắc Yemen. Họ vẫn duy trì sự độc lập tương đối với chính quyền, có phong trào Hồi giáo riêng. Đó chính là tiền thân của phong trào Hồi giáo Houthi hiện nay. Nhưng nếu ngày xưa các bộ lạc Zaydi sát cánh với Arab Saudi đánh Ai Cập, ngày nay con cháu họ là Houthi sát cánh Iran đánh Arab Saudi.



-Arab Saudi đang phải trả giá cho việc coi thường bài học lịch sử ở Yemen. Các vùng núi phía Bắc Yemen đã chôn vùi quân Thổ và hút cạn máu quân Ai Cập, những lựcj lượng hùng mạnh thời đó. Và đến ngày nay, những ngọn núi Bắc Yemen vẫn gần như bất khả xâm phạm trước những vũ khí tối tân của Arab Saudi. Có thể Arab Saudi còn đánh giá thấp đồng minh cũ của họ – các bộ lạc Zaydi (Houthi ngày nay), những người lạc hậu nhưng thừa sự thiện chiến và đức tin. Sự coi thường đó đã lôi Arab Saudi vào bãi lầy không hồi kết như hiện nay.

 

Hải Hoà

Xe tăng
Biển số
OF-421517
Ngày cấp bằng
10/5/16
Số km
1,154
Động cơ
205,309 Mã lực
Tuổi
61
Nơi ở
thanh hoa
Em thì thíc đào phai truyền thống, cánh hoa mỏng manh trong gió mầu hống nhạt khi hoa rụng cánh hoa phủ lối đi, hoa rụng cánh hoa không còn bám lại trên cuống như hoa đào kép, hoa kép khi rụng hoa ,cánh hoa rủ xuống k rụng hẳn trong bẩn bẩn mất sự thi vị.
Em thì thíc đào phai truyền thống, cánh hoa mỏng manh trong gió mầu hống nhạt khi hoa rụng cánh hoa phủ lối đi, hoa rụng cánh hoa không còn bám lại trên cuống như hoa đào kép, hoa kép khi rụng hoa ,cánh hoa rủ xuống k rụng hẳn trong bẩn bẩn mất sự thi vị.
Ông già em cũng thích cả đào phai, nhưng ông chỉ chơi cành nhỏ, cắm bình trên bàn thờ thôi.
 

elevonic

Xe lăn
Biển số
OF-81361
Ngày cấp bằng
28/12/10
Số km
10,763
Động cơ
538,229 Mã lực
Khổ, đã nghèo lại còn phải lo cho các em.

Russia Supplies Ex-Soviet States, Iran, North Korea with Coronavirus Test Kits
 

vuonganh

Xe buýt
Biển số
OF-25585
Ngày cấp bằng
11/12/08
Số km
679
Động cơ
502,720 Mã lực
Cụ đang là đối tượng cần loại trừ của MI6 cùng SAS :P:P:P:P:P:P:P
Giờ các anh MI6 với SAS cũng phải thân ai nấy lo thôi cụ! :)). Đến anh James Bond lúc đầu còn hô "No Time to Die", giờ còn phải hô là "Die in November" nữa là =)), nhưng năm nào thì cũng chưa rõ :))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top