[Funland] Tình hình Syria Trung Đông, Pak Ấn, Hồng Tân, Iran vs Phương Tây Vol 81

elevonic

Xe lăn
Biển số
OF-81361
Ngày cấp bằng
28/12/10
Số km
11,689
Động cơ
568,773 Mã lực
Bloomberg đưa tin:

Doanh nhân Yevgeny Prigozhin đang thuê hàng trăm chiến binh tự do người Hồi giáo để chuẩn bị cho cuộc tấn công Idlib với sự hỗ trợ của không quân Nga.

Các chiến binh sẽ được tổ chức thành những nhóm 50 người với sự hỗ trợ của thiết giáp và không quân. Ban đầu là mở các hành lang an toàn cho dân, sau đó có thể tham gia các cuộc chiến trong khu đô thị
Tay này được mệnh danh là Bếp trưởng của Putin :D
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Hôm 06/09/2019, hội đồng thành phố Busan, phía Nam Hàn Quốc, thông qua dự luật coi một số công ty Nhật Bản liên quan đến lao động thời chiến là tội phạm Chiến tranh Thế giới thứ 2, đồng thời kêu gọi các tổ chức giáo dục địa phương không mua sản phẩm của những công ty này.

Nhật - Hàn cũng chiến nhau kinh nhỉ
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
IRAN - CƯỜNG QUỐC ĐÁNG HỌC TẬP

Theo cá nhân tôi, trong con đường tìm kiếm sự thịnh vượng và sức mạnh cho dân tộc mình. Có một cường quốc mà chúng ta không thể không học tập đó là Iran.

* Về kinh tế:

Iran bị xếp vào trục ma quỷ của Mỹ nên bị cấm vận rất mạnh. Nhưng không sao, kể từ khi cuộc cách mạng Hồi giáo Iran thành công khai sinh ra nước cộng hòa Hồi giáo Iran đến giờ họ đã bị cấm vận hơn 40 năm rồi. Thế nhưng họ vẫn là một nước được xếp loại tăng trưởng nhanh. Có các ngành công nghiệp phát triển. Trong đó có những ngành công nghiệp nặng như ô tô, hóa dầu, ... và những ngành công nghiệp hiện đại khác như viễn thông,...

Điều gì đã khiến họ thành công dù bị cấm vận lâu đến vậy ? Iran xem cấm vận không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội. Bất kể lúc nào họ cũng chuẩn bị cho cấm vận. Winston Churchill đã nói: " Một đất nước né tránh chiến tranh bằng cách chịu nhục, thì dân tộc đó sẽ phải lãnh đủ cả hai thứ: chiến tranh và sự nhục nhã ". Còn trong trường hợp với Iran có lẽ họ đã biến đổi câu này theo cách nghĩ của họ và thành công: " Một đất nước né tránh cấm vận bằng cách chịu nhục, thì dân tộc đó sẽ phải lãnh đủ cả hai thứ: cấm vận và sự nhục nhã ".

Khi các nhà đầu tư chạy khỏi Iran thì họ lại lợi dụng điều đó để thúc đẩy các doanh nghiệp nội. Khi bị phương Tây áp đặt sự trừng phạt đối với giao thương bên ngoài họ lại bí mật lập các công ty không thuộc Iran nhưng có vốn của Iran hoặc do người Iran nắm giữ. Bằng cách này hay cách khác, dù bị muôn tầng cấm vận, người Iran vẫn tìm được cách không để mình tụt hậu mà còn trở thành quốc gia hiện đại nhất Trung Đông.

Cùng là các nước A-rập như nhau, cùng chia sẻ nền văn minh Hồi giáo nhưng khác với những người láng giềng ngu dốt, chỉ biết bán dầu mỏ và hoang phí vào những cuộc ăn chơi xa xỉ. Do sự cấm vận, người Iran được dạy rằng không nên để bị phụ thuộc bởi dầu mỏ. Họ luôn tìm cách đa dạng hóa nền kinh tế của mình. Điều này đã khiến họ trở thành một quốc gia phát triển về năng lực sản xuất.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
IRAN - CƯỜNG QUỐC ĐÁNG HỌC TẬP

* Về công nghệ:

Như đã nói ở trên, Iran dù bị cấm vận mạnh nhưng họ biết cách để mình không bao giờ tụt hậu về công nghệ.

Khi Mỹ cử máy bay không người lái ( UAV ) do thám Iran họ dùng kỹ thuật áp chế điện tử bắt máy bay này hạ cánh, rồi mổ nó ra phân tích. Kết quả thời gian sau Iran sản xuất hàng loạt UAV nhái từ chiếc máy bay ấy.

Người Iran cũng đã làm chủ được công nghệ hạt nhân. Và khi Mỹ đang áp đặt mạnh sự cấm vận lên họ. Iran đang tìm cách đẩy mạnh nội địa hóa các vũ khí sử dụng trong quốc phòng.

Thay vì chỉ hưởng thụ như những người hàng xóm khác, người Iran đang đầu tư mạnh vào những ngành công nghiệp công nghệ cao như bán dẫn, hóa chất, hàng điện tử tiêu dùng.

Họ cũng tìm ra cách biến vùng đất cằn cỗi của mình thành đất đai nông nghiệp hiệu quả có thể nuôi sống dân số khoảng 80 triệu người của mình. Đảm bảo an ninh lương thực không bị phụ thuộc vào nước ngoài. Đây rõ ràng là một thành tựu lớn bởi ít có quốc gia nào có phần lớn đất nước có khí hậu khô cằn như Iran làm được.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
IRAN - CƯỜNG QUỐC ĐÁNG HỌC TẬP


* Về chính trị:

Có lẽ vào một ngày nào đó, ngày mà tôi chỉ giả dụ chứ có lẽ nó sẽ không bao giờ đến khi chúng ta bị ép buộc phải trở thành một nước đa nguyên, đa đảng chúng ta nên học tập Iran. Tại sao ư ? Hãy cùng tìm hiểu nền chính trị kỳ lạ của đất nước Hồi giáo này.

- Lãnh tụ tối cao

Lãnh tụ tối cao Iran chịu trách nhiệm phác họa và giám sát "các chính sách chung của Nhà nước Cộng hòa Hồi giáo Iran". Lãnh tụ tối cao là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, kiểm soát tình báo quân đội và các hoạt động an ninh; và có độc quyền tuyên chiến. Các lãnh đạo tư pháp, mạng lưới phát thanh, truyền hình trong nước, chỉ huy cảnh sát và các lực lượng quân đội cùng sáu trong số mười hai thành viên Hội đồng bảo vệ Cách mạng được Lãnh tụ tối cao chỉ định. Hội đồng Chuyên gia bầu và bãi nhiệm Lãnh tụ tối cao dựa trên cơ sở đánh giá và sự quý trọng của nhân dân. Hội đồng chuyên gia chịu trách nhiệm giám sát Lãnh tụ tối cao thi hành các trách nhiệm theo pháp luật.

- Hội đồng bảo vệ Cách mạng

Hội đồng bảo vệ Cách mạng gồm 12 nhà làm luật (religious jurists), sáu người trong số đó do chỉ định của Lãnh tụ tối cao. Bộ trưởng tư pháp(cũng do Lãnh tụ tối cao chỉ định) sẽ giới thiệu nốt sáu thành viên kia, và họ sẽ được Nghị viện chính thức chỉ định. Hội đồng này có trách nhiệm giải thích hiến pháp và có thể phủ quyết Nghị viện. Nếu luật pháp không phù hợp với hiến pháp hay Sharia (luật Hồi giáo), nó sẽ được trao lại cho Nghị viện sửa đổi. Trong một lần thi hành quyền lực của mình, Hội đồng đã gây tranh cãi khi căn cứ trên một cách hiểu hẹp của hiến pháp Iran, phủ quyết các ứng cử viên nghị viện.

- Hội đồng chuyên gia

Hội đồng chuyên gia họp một tuần mỗi năm, gồm 86 tăng lữ "đạo đức và thông thái" được bầu bởi những cá nhân trưởng thành có quyền bầu cử với nhiệm kỳ tám năm. Tương tự như các cuộc bầu cử tổng thống và nghị viện, Hội đồng bảo vệ Cách mạng là cơ quan quyết định tư cách của ứng cử viên vào Hội đồng này. Hội đồng chuyên gia bầu ra Lãnh tụ tối cao và có quyền theo hiến pháp cách chức Lãnh tụ tối cao ở bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, Hội đồng này chưa từng phản đối bất kỳ một quyết định nào của Lãnh tụ tối cao.

- Hành pháp

Hiến pháp quy định Tổng thống là người nắm quyền cao nhất quốc gia sau Lãnh tụ tối cao. Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ bốn năm. Các ứng cử viên tổng thống phải được Hội đồng bảo vệ Cách mạng phê chuẩn trước khi được ra tranh cử. Tổng thống chịu trách nhiệm việc áp dụng Hiến pháp và thực hiện các quyền hành pháp, trừ những việc liên quan trực tiếp tới Lãnh tụ tối cao. Tổng thống chỉ định và giám sát Hội đồng bộ trường, phối hợp các quyết định của chính phủ, và lựa chọn các chính sách chính phủ để đưa ra trước nhánh lập pháp. Tám phó tổng thống và nội các gồm 21 bộ trưởng phục vụ dưới quyền Tổng thống, tất cả các viên chức này đều phải được nhánh lập pháp thông qua. Không giống như các quốc gia khác, nhánh hành pháp ở Iran không quản lý các lực lượng vũ trang. Dù Tổng thống chỉ định Bộ trưởng Tình báo và Quốc phòng, thông thường Tổng thống phải tham khảo ý kiến của Lãnh tụ tối cao trước khi đưa ra quyết định lựa chọn hai chức vụ đó để nhánh lập pháp bỏ phiếu tín nhiệm.

- Nghị viện (Majles)

Nhánh lập pháp Iran chỉ có một viện là Majles-e Shura-ye Eslami (Hội đồng cố vấn Hồi giáo), gồm 290 thành viên được bầu với nhiệm kỳ bốn năm. Majlis chịu trách nhiệm làm luật, phê chuẩn các hiệp ước quốc tế, và thông qua ngân sách quốc gia. Mọi ứng cử viên và thành viên Majlis đều phải được phê chuẩn từ Hội đồng bảo vệ Cách mạng.

- Tòa án

Lãnh tụ tối cao chỉ định người đứng đầu nhánh tư pháp, và người này lại chỉ định ra lãnh đạo các Tòa án tối cao và các trưởng công tố. Iran có nhiều kiểu tòa án, gồm cả các tòa công chúng để xử các vụ dân sự và tội phạm, các "tòa án cách mạng" xử một số loại hành vi, như tội chống lại an ninh quốc gia. Các quyết định của tòa án cách mạng là tối cao và không thể được tái thẩm. Tòa án Tăng lữ Đặc biệt xử lý các vụ tội phạm được cho là do các tăng lữ thực hiện, dù nó cũng xử cả các vụ liên quan tới người thế tục. Các chức năng của Tòa án Tăng lữ Đặc biệt độc lập với cơ cấu tòa án thông thường và chỉ tuân theo Lãnh tụ tối cao. Những phán xử của tòa này là tối cao và không được tái thẩm.

- Hội đồng lợi ích

Hội đồng lợi ích có quyền giải quyết các tranh chấp giữa Nghị viện và Hội đồng bảo vệ Cách mạng, và cũng là một cơ quan tư vấn của Lãnh tụ tối cao, biến nó trở thành một trong những cơ quan nắm nhiều quyền lực chính phủ nhất trong nước.

Tất nhiên, chúng ta sẽ không bê nguyên nền chính trị mang màu sắc tôn giáo của nước này. Chúng ta vẫn sẽ giữ lại những đặc điểm của nền chính trị Iran. Đó là tồn tại một cơ quan mà ở đó nó sẽ kiểm soát các chính đảng, các chính trị gia muốn tranh cử. Quân đội và tình báo trung thành với cơ quan đó và thay Hồi giáo bằng CHXH. Để dễ hiểu tôi sẽ ví dụ như sau:

Đứng đầu nhà nước VN khi đó sẽ là Hội đồng Tối Cao, có trách nhiệm kiểm soát quân đội và tình báo cũng như mọi cơ quan an ninh khác. Có trách nhiệm kiểm soát các chính đảng và ứng cử viên tham gia tranh cử. Đảm bảo đường lối của họ phải tôn trọng sự trung thành đối với cách mạng giải phóng dân tộc và kiên quyết đi theo con đường CNXH. Nói cách khác. Hội đồng sẽ là sự đảm bảo rằng, đất nước dù đa đảng thì các chính đảng đó vẫn sẽ là các Đảng CS và các đường lối chung của đất nước sẽ không bị ảnh hưởng theo nhiệm kỳ tổng thống. Nó sẽ thỏa mãn yêu cầu " đa nguyên, đa đảng " của các thế lực vện vàng 3 sọc nhưng sẽ không khiến nước ta lâm vào cảnh luôn lục đục nội bộ và không có một đường lối ổn định lâu dài như các nước dâm chủ khác.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
IRAN - CƯỜNG QUỐC ĐÁNG HỌC TẬP



* Về luật pháp:

Tuy là nước Hồi giáo nhưng Iran vẫn có những điều luật khá tiến bộ. Hỗ trợ sự ổn định và phát triển của đất nước này. Khiến họ nội lực hơn tất cả các nước láng giềng. Ví dụ người Iran rất tôn trọng dân chủ trong hôn nhân, phụ nữ Iran rất tự do không thua kém các nước phi Hồi giáo khác là bao, đàn ông cũng được phép có hơn 1 người bạn đời trong 1 thời điểm.


Bài viết được lấy từ :

https://www.facebook.com/groups/164477160825069/permalink/446172249322224/
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Hôm 06/09/2019, hội đồng thành phố Busan, phía Nam Hàn Quốc, thông qua dự luật coi một số công ty Nhật Bản liên quan đến lao động thời chiến là tội phạm Chiến tranh Thế giới thứ 2, đồng thời kêu gọi các tổ chức giáo dục địa phương không mua sản phẩm của những công ty này.

Nhật - Hàn cũng chiến nhau kinh nhỉ
Hy vọng không có Hàn Tân, đảo cuốc Đầm linh xứ mình chưa có yêu xách gì đã cho nhau ngô bung tung tóe kia kìa.
 

elevonic

Xe lăn
Biển số
OF-81361
Ngày cấp bằng
28/12/10
Số km
11,689
Động cơ
568,773 Mã lực
Thủ tướng Modi đến trung tâm vũ trụ theo dõi phi thuyền đáp xuống mặt trăng.

Rất đáng tiếc đã mất liên lạc vào những phút cuối cùng, có khả năng đã tiếp xuống về mặt mặt trăng k thành công


 

antheo_noileo

Xe điện
Biển số
OF-35302
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
3,061
Động cơ
505,232 Mã lực
Nơi ở
trên, đôi khi ở dưới
Đêm qua các anh đi vận động Scotland độc lập mà các anh lại thắng 2-1, kiểu này anh Hói lại kỷ luật nặng

 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Ấn Độ tước quyền công dân của gần 2 triệu người.

Bang Assam nằm ở đông bắc Ấn Độ, có 145 dân tộc nói 45 ngôn ngữ, 1/3 dân số là người Hồi giáo-tỷ lệ cao thứ 2 cả nước chỉ sau bang Kasmir.

Do vị trí gần Bangladesh ngày nay, bắt đầu từ khi Ấn Độ độc lập năm 1947, bang Assam đã là một điểu nóng về dan di cư Hồi giáo. Các phong trào chống người nhập cư Hồi giáo tại đây đã bắt đầu từ năm 1951.

Khi chiến tranh Ấn Độ-Pakisstan nổ ra năm 1971 mà hệ quả là sự độc lập của Bangladesh, tiếp tục một làn sóng di cư khác của người Hồi giáo vùng Bengal sang bang Assam, tăng thêm căng thẳng với cư dân bản địa tại đây.

Hiện tại Đảng cầm quyền của Ấn Độ theo chủ nghĩa dân tộc, Hindu, có phần cực đoan mà đứng đầu là thủ tướng Modi, nên vấn đề dân nhập cư tại Assam đang bị sét lại. Luật pháp chống nhập cư được xiết chặt, toàn bộ 33 triệu dân của bang Assam phải thông qua một bài kiểm tra, chứng minh tổ tiên của mình đã sống tại đây ít nhất kể từ ngày 24/03/1971 (Ngày trước khi nổ ra chiến tranh 1971). Kết quả là 1,9 triệu người đã không qua được bài kiểm tra và đối diện với nguy cơ tước quyền công dân, bị trục xuất.

Đối mặt với nguy cơ phản đối và bạo động, Ấn Độ đã điều 145 đơn vị vũ trang của Bộ Nội Vụ để củng cố an ninh toàn bang.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Dân chủ giá 2tr bảng

"Thị thực vàng" một cách để được định cư và nhập tịch Vương quốc Anh bằng cách đầu từ 2 triệu Bảng vào nước này.

Với tình trạng bất ổn ở Hongkong hiện nay lượng người Hongkong giàu có rót tiền vào "Thị thực vàng" tăng mạnh ,chiếm 10% số hồ sơ vào quý II năm 2019 và dự kiến sẽ còn tăng nữa. Dù vậy người Trung quốc đại lục vẫn đứng đầu trong lĩnh vực này khi chiếm đến 45% số hồ sơ.

Có nhiều ý kiến từ các chính trị gia phản đối chương trình "Thị thực vàng" vì nó tạo điều kiện cho các quan chức tham nhũng, tội phạm định cư vả rửa tiền tại Anh, nhất là các mafia Nga. Chính phủ Anh từng đề nghị đình chỉ chương trình này nhưng nhanh chóng phục hồi lại ngay sau đó. Dự kiến Anh sẽ thu được 1 tỷ Bảng từ chương trình này.

Ngoài Anh thì Bồ Đào Nha cũng là một quốc gia thực hiện và thu lợi lớn từ chương trình "Thị thực vàng". Năm 2018, nó mang lại cho nước này 300 triệu euro.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Hezbollah và Israel tấn công qua lại - Căng thẳng bùng phát tại biên giới Israel - Lebanon

Đình Nam
VOV.vn
Thứ hai, 02 Tháng chín 2019 04:55 UTC




Pháo binh Israel ở gần biên giới với Lebanon
Hôm 1/9, biên giới giữa Israel và Lebanon tiếp tục "nóng" với màn đáp trả quân sự lẫn nhau giữa quân đội Israel và lực lượng vũ trang Hezbollah. Hiện các bên trong cuộc đối đầu đã đưa ra lời lý giải cho căng thẳng bùng phát và quốc tế cũng đã có những phản ứng ban đầu.

Chiều 1/9, phong trào vũ trang Hezbollah, Lebanon đã phóng một số tên lửa chống tăng về phía miền Bắc Israel, nhằm đáp trả các cuộc tấn công của Quân đội Israel vào khu vực miền Nam nước này trước đó. Vụ tấn công đã đánh trúng 1 căn cứ quân sự của Israel và phá hủy một phương tiện quân sự của Israel tại Avivim.

Ngay lập tức, quân đội Israel đã đáp trả bằng màn pháo kích dữ dội vào nhiều cứ điểm của Hezbollah, gần ngôi làng Maroun al-Ras - vị trí được xác định là nơi Hezbollah đã phóng tên lửa. Cùng lúc, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố đã đặt quân đội nước này trong tình trạng sẵn sàng nhằm đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra tại biên giới với Lebanon.

Ông Netanyahu nói: "Chúng tôi đã bị tấn công bởi một số tên lửa chống tăng. Chúng tôi đã đáp trả bằng 100 quả đạn pháo, hỏa lực trên không và nhiều biện pháp khác nhau. Chúng tôi đang tiến hành tham vấn về những bước đi tiếp theo. Tôi đã ra chỉ thị cho quân đội sẵn sàng cho mọi kịch bản và chúng tôi sẽ quyết định tương lai phù hợp với diễn biến tình hình".

Ban đầu, người dân Israel tại khu vực bán kính 4km quanh biên giới Lebanon cũng được khuyến cáo tránh ra ngoài nếu không cần thiết và tìm nơi tránh bom. Tuy nhiên, khuyến cáo sau đó đã được gỡ bỏ và cuộc sống đã được trở lại bình thường.

Phản ứng trước vụ việc, người đứng đầu lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc tại Lebanon đã hối thúc các bên liên quan "kiềm chế tối đa", sau các hành động leo thang quân sự.

Trong khi đó, Thủ tướng Lebanon Saad Hariri đã điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và một cố vấn của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhằm yêu cầu Mỹ, Pháp và cộng đồng quốc tế can thiệp.

Đáp lại, Bộ Ngoại giao Mỹ đã kêu gọi các bên kiềm chế, song khẳng định Washington vẫn sẽ ủng hộ quyền tự vệ của Israel trong căng thẳng, đồng thời hối thúc lực lượng Hezbollah, có quan hệ gần gũi với Iran, phải kiềm chế, để tránh gây ảnh hưởng đến an ninh chung của Lebanon.


Nhận xét: Cái gọi là "quyền tự vệ" trong ngôn ngữ của Mỹ và Israel nghĩa là quyền tấn công, tàn phá, hủy diệt các nước xung quanh. Tuy nhiên, cái thời họ có thể tung hoành ở vùng Trung Đông mà không nước nào dám phản ứng đã qua lâu rồi.


Căng thẳng giữa Israel và Lebanon đã bùng phát trong tuần vừa qua, khi Lebanon liên tiếp đưa ra cáo buộc máy bay không người lái của Israel xâm phạm không phận nước này. Phía Lebanon đã cáo buộc Israel tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào văn phòng của Hezbollah gần thủ đô Beirut tuần trước, sau đó là một cuộc tấn công khác vào một số vị trí ở miền đông Lebanon.

Chính quyền Lebanon đã nhiều lần phản đối các hoạt động quân sự của Israel bên trong lãnh thổ nước này, đồng thời cảnh báo có quyền tự vệ trước các cuộc tấn công. Tuy nhiên Israel khẳng định, không gì quan trọng hơn việc tiêu diệt các mối đe dọa đến từ Hezbollah, vốn được Iran hậu thuẫn, trong suốt nhiều thập kỷ qua.

Không chỉ Lebanon, Liên minh Fatah - một nhóm quyền lực trong quốc hội Iraq cũng đã bày tỏ sự giận dữ sau khi Israel vài ngày trước ngang nhiên không kích các mục tiêu Iran và lực lượng dân quân Hồi giáo dòng Shiite trong lãnh thổ Irắc. Liên minh Fatah, yêu cầu Mỹ phải chịu trách nhiệm "toàn diện" về các đợt tấn công của đồng minh Israel, coi đó là hành động gây chiến với đất nước và người dân Iraq.

Như vậy, không chỉ "bó hẹp" ở Syria như trước đây, dường như Israel đang mở rộng cuộc chiến chống lại các lực lượng thân với Iran trong khu vực sang cả Lebanon và Iraq. Điều này có thể châm ngòi cho những bất ổn mới tại khu vực vốn đã quá nhiều căng thẳng này.
 

elevonic

Xe lăn
Biển số
OF-81361
Ngày cấp bằng
28/12/10
Số km
11,689
Động cơ
568,773 Mã lực
Chào các bác em vìa Trái Đất đơi

 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
IRAN - CƯỜNG QUỐC ĐÁNG HỌC TẬP


* Về chính trị:

Có lẽ vào một ngày nào đó, ngày mà tôi chỉ giả dụ chứ có lẽ nó sẽ không bao giờ đến khi chúng ta bị ép buộc phải trở thành một nước đa nguyên, đa đảng chúng ta nên học tập Iran. Tại sao ư ? Hãy cùng tìm hiểu nền chính trị kỳ lạ của đất nước Hồi giáo này.

- Lãnh tụ tối cao

Lãnh tụ tối cao Iran chịu trách nhiệm phác họa và giám sát "các chính sách chung của Nhà nước Cộng hòa Hồi giáo Iran". Lãnh tụ tối cao là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, kiểm soát tình báo quân đội và các hoạt động an ninh; và có độc quyền tuyên chiến. Các lãnh đạo tư pháp, mạng lưới phát thanh, truyền hình trong nước, chỉ huy cảnh sát và các lực lượng quân đội cùng sáu trong số mười hai thành viên Hội đồng bảo vệ Cách mạng được Lãnh tụ tối cao chỉ định. Hội đồng Chuyên gia bầu và bãi nhiệm Lãnh tụ tối cao dựa trên cơ sở đánh giá và sự quý trọng của nhân dân. Hội đồng chuyên gia chịu trách nhiệm giám sát Lãnh tụ tối cao thi hành các trách nhiệm theo pháp luật.

- Hội đồng bảo vệ Cách mạng

Hội đồng bảo vệ Cách mạng gồm 12 nhà làm luật (religious jurists), sáu người trong số đó do chỉ định của Lãnh tụ tối cao. ********* tư pháp(cũng do Lãnh tụ tối cao chỉ định) sẽ giới thiệu nốt sáu thành viên kia, và họ sẽ được Nghị viện chính thức chỉ định. Hội đồng này có trách nhiệm giải thích hiến pháp và có thể phủ quyết Nghị viện. Nếu luật pháp không phù hợp với hiến pháp hay Sharia (luật Hồi giáo), nó sẽ được trao lại cho Nghị viện sửa đổi. Trong một lần thi hành quyền lực của mình, Hội đồng đã gây tranh cãi khi căn cứ trên một cách hiểu hẹp của hiến pháp Iran, phủ quyết các ứng cử viên nghị viện.

- Hội đồng chuyên gia

Hội đồng chuyên gia họp một tuần mỗi năm, gồm 86 tăng lữ "đạo đức và thông thái" được bầu bởi những cá nhân trưởng thành có quyền bầu cử với nhiệm kỳ tám năm. Tương tự như các cuộc bầu cử tổng thống và nghị viện, Hội đồng bảo vệ Cách mạng là cơ quan quyết định tư cách của ứng cử viên vào Hội đồng này. Hội đồng chuyên gia bầu ra Lãnh tụ tối cao và có quyền theo hiến pháp cách chức Lãnh tụ tối cao ở bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, Hội đồng này chưa từng phản đối bất kỳ một quyết định nào của Lãnh tụ tối cao.

- Hành pháp

Hiến pháp quy định Tổng thống là người nắm quyền cao nhất quốc gia sau Lãnh tụ tối cao. Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ bốn năm. Các ứng cử viên tổng thống phải được Hội đồng bảo vệ Cách mạng phê chuẩn trước khi được ra tranh cử. Tổng thống chịu trách nhiệm việc áp dụng Hiến pháp và thực hiện các quyền hành pháp, trừ những việc liên quan trực tiếp tới Lãnh tụ tối cao. Tổng thống chỉ định và giám sát Hội đồng bộ trường, phối hợp các quyết định của chính phủ, và lựa chọn các chính sách chính phủ để đưa ra trước nhánh lập pháp. Tám phó tổng thống và nội các gồm 21 ********* phục vụ dưới quyền Tổng thống, tất cả các viên chức này đều phải được nhánh lập pháp thông qua. Không giống như các quốc gia khác, nhánh hành pháp ở Iran không quản lý các lực lượng vũ trang. Dù Tổng thống chỉ định ********* Tình báo và Quốc phòng, thông thường Tổng thống phải tham khảo ý kiến của Lãnh tụ tối cao trước khi đưa ra quyết định lựa chọn hai chức vụ đó để nhánh lập pháp bỏ phiếu tín nhiệm.

- Nghị viện (Majles)

Nhánh lập pháp Iran chỉ có một viện là Majles-e Shura-ye Eslami (Hội đồng cố vấn Hồi giáo), gồm 290 thành viên được bầu với nhiệm kỳ bốn năm. Majlis chịu trách nhiệm làm luật, phê chuẩn các hiệp ước quốc tế, và thông qua ngân sách quốc gia. Mọi ứng cử viên và thành viên Majlis đều phải được phê chuẩn từ Hội đồng bảo vệ Cách mạng.

- Tòa án

Lãnh tụ tối cao chỉ định người đứng đầu nhánh tư pháp, và người này lại chỉ định ra lãnh đạo các Tòa án tối cao và các trưởng công tố. Iran có nhiều kiểu tòa án, gồm cả các tòa công chúng để xử các vụ dân sự và tội phạm, các "tòa án cách mạng" xử một số loại hành vi, như tội chống lại an ninh quốc gia. Các quyết định của tòa án cách mạng là tối cao và không thể được tái thẩm. Tòa án Tăng lữ Đặc biệt xử lý các vụ tội phạm được cho là do các tăng lữ thực hiện, dù nó cũng xử cả các vụ liên quan tới người thế tục. Các chức năng của Tòa án Tăng lữ Đặc biệt độc lập với cơ cấu tòa án thông thường và chỉ tuân theo Lãnh tụ tối cao. Những phán xử của tòa này là tối cao và không được tái thẩm.

- Hội đồng lợi ích

Hội đồng lợi ích có quyền giải quyết các tranh chấp giữa Nghị viện và Hội đồng bảo vệ Cách mạng, và cũng là một cơ quan tư vấn của Lãnh tụ tối cao, biến nó trở thành một trong những cơ quan nắm nhiều quyền lực chính phủ nhất trong nước.

Tất nhiên, chúng ta sẽ không bê nguyên nền chính trị mang màu sắc tôn giáo của nước này. Chúng ta vẫn sẽ giữ lại những đặc điểm của nền chính trị Iran. Đó là tồn tại một cơ quan mà ở đó nó sẽ kiểm soát các chính đảng, các chính trị gia muốn tranh cử. Quân đội và tình báo trung thành với cơ quan đó và thay Hồi giáo bằng CHXH. Để dễ hiểu tôi sẽ ví dụ như sau:

Đứng đầu nhà nước VN khi đó sẽ là Hội đồng Tối Cao, có trách nhiệm kiểm soát quân đội và tình báo cũng như mọi cơ quan an ninh khác. Có trách nhiệm kiểm soát các chính đảng và ứng cử viên tham gia tranh cử. Đảm bảo đường lối của họ phải tôn trọng sự trung thành đối với cách mạng giải phóng dân tộc và kiên quyết đi theo con đường CNXH. Nói cách khác. Hội đồng sẽ là sự đảm bảo rằng, đất nước dù đa đảng thì các chính đảng đó vẫn sẽ là các Đảng CS và các đường lối chung của đất nước sẽ không bị ảnh hưởng theo nhiệm kỳ tổng thống. Nó sẽ thỏa mãn yêu cầu " đa nguyên, đa đảng " của các thế lực vện vàng 3 sọc nhưng sẽ không khiến nước ta lâm vào cảnh luôn lục đục nội bộ và không có một đường lối ổn định lâu dài như các nước dâm chủ khác.
Ồi, xem ra là khá nhất xứ Hồi thôi chứ áp vào các nền văn hóa khác hơi khó vì chưa thấm nhuần chủ nghĩa M-L;))
Cũng như viết sách, cả quyển chủ đạo là ý tác giả, tuy nhiên phải thể hiện sự tham khảo các luồng tư duy khác, kể cả trái chiều, nhất là khi phải giải bài toán mới.
Tức nà không đa đa ngớ ngẩn mà nhất tâm có ngắm nghía các tâm khác.
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,355
Động cơ
668,484 Mã lực
Các đồng chí sĩ quan đặc nhiệm Nga dính mìn 3 đồng chí hy sinh và hai đồng chí khác bị thương.


 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top