1. Từ cổ đại tới giờ các cụ nhà ta vẫn nói tiếng Việt như anh em ta vẫn nói ngày nay, có thể khác chút về vần thanh ngữ điệu như kiểu tiếng Bắc hay tiếng miền Trung nhưng cơ bản là ngôn ngữ nó vẫn như thế. Thời cổ đại văn hóa Lạc Việt đã có chữ Việt cổ nhưng đã thất truyền qua thời gian Bắc thuộc.
2. Thời kỳ Bắc thuộc chữ Hán được sử dụng chính thức trong chính quyền và giảng dạy khắp nơi như ngôn ngữ thứ 2, giống như con em chúng ta bây giờ cho đi học tiếng Anh. Nhưng tiếng Việt vẫn được sử dụng hàng ngày.
3. Trong quá trình sử dụng cả 2 loại ngôn ngữ như vậy, lai căng là điều không thể tránh khỏi. Như chúng ta bây giờ hay nói "ô kê" để thể hiện đồng ý, hay là các từ như "com lê", "măng tô", v.v.. và sau gần nghìn năm Bắc thuộc rồi suốt đến thời nhà Lê thì ngôn ngữ tiếng Việt ta đã trộn lẫn rất nhiều với tiếng Hán. Cuối cùng khi các cụ phát minh ra chữ Nôm thì tiếng Việt mới chính thức có một loại văn tự để ký âm (trước đó thì không có, giống như các cháu con em Việt Kiều có thể nghe nói tiếng Việt ở nhà còn không đọc viết được, nhưng nói và đọc tiếng Anh thì rất sõi).
4. Chữ Nôm được dùng đến thời thuộc địa thì người Pháp thay bằng chữ Quốc Ngữ dựa trên bảng phiên âm tiếng Việt - Bồ của ông A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ. Dân ta lúc này đã có thể nói chuyện và ghi chép bằng tiếng Việt nhưng thay vì ngôn ngữ phụ là tiếng Hán thì đổi thành tiếng Pháp.
5. Thời xưa Trung Quốc là bá chủ thiên hạ (thời mông muội thì thiên hạ chỉ bé thế thôi) nên đâu đâu cũng dùng tiếng Hán, các ghi chữ số kiểu Hán để làm ăn với nhau. Ta không biết tiếng Hán thì làm sao làm ăn buôn bán được? Vậy nên học tiếng Hán là bắt buộc và hiển nhiên. Sau này khi Pháp làm chủ thì ta lại đổi sang học tiếng Pháp để làm việc với quan thầy Pháp. Đến ngày nay thì vì Mỹ là bá chủ thế giới nên phần lớn thế giới dùng tiếng Anh. Anh em ta lại thay vì học tiếng Pháp đổi sang học tiếng Anh để đi làm ăn buôn bán với Mỹ và các nước đồng minh của nó (cũng bị bắt học tiếng Anh).
Vậy nên thật ra không có gì để thoát cả. Trước giờ tiếng Việt vẫn là tiếng Việt, dân Việt không có nói tiếng Hán với nhau, họ học tiếng Hán là để làm việc, trao đổi với người Hán giống anh em ta ngày nay dùng tiếng Anh để làm ăn buôn bán với người Mỹ vậy. Cuối cùng ngôn ngữ cũng chỉ là phương tiện mà thôi.
Trước khi có chữ Nôm thì người Việt sử dụng chữ Hán để ghi chép vì chữ Việt cổ thất truyền và không có ai chế ra được một loại văn tự ký âm khác.
Sau này cũng có sử dụng chữ Nôm nhiều hơn nhưng vì giới hạn của giáo dục nên không phổ biến toàn dân được, và do người dân cả nghìn năm đã quen chữ Hán dẫn đến phần lớn vẫn phải dùng tiếng Hán để ghi chép, thể hiện ở đình chùa miếu mạo toàn viết chữ Hán, câu đối ông đồ cũng là chữ Hán nhiều hơn chữ Nôm.