Báo Mỹ: Không có cách nào thoát được Kalibr Nga
(
Vũ khí) - Tờ Military Watch Mỹ ghi nhận rằng “Kalibr” đã được sử dụng rất thành công trong cuộc chiến chống quân khủng bố vào cuối năm 2018.
Tên lửa có cánh phóng từ biển sắp được đưa “lên cạn”
Lại xin giới thiệu một bài chuyên đề nhận xét và so sánh vũ khí tiếp theo của chuyên gia quân sự- cựu kỹ sư chính TSNIIMASH Vladimir Tuchkov. Bài viết với tiêu đề và phụ đề trên đăng trên “Svobodnaia Pressa” (Nga) ngày 4/10/2019.
Trên ảnh: Phóng tên lửa có cánh “Kalibr” từ các khinh hạm “Đô đốc Essen”, “Đô đố Grigorovich” và từ tàu ngầm “Krasnodar” của Hải quân LB Nga. (Ảnh: chụp màn hình / Cục báo chí và thông tin BQP LB Nga)
Trong suốt tuần qua, trên các tờ báo chuyên ngành quân sự nước ngoài, đặc biệt là của Trung Quốc và Mỹ, đang diễn ra một cuộc tranh luận rất sôi nổi về chủ đề nên xếp kiểu tên lửa có cánh nào của Nga vào loại “tên lửa khủng khiếp nhất”.
“Ứng cử viên” hàng đầu được (các chuyên gia) đề xuất phong “danh hiệu” loại vũ khí giết người đáng sợ nhất là P-700 “Granit” đã “luống tuổi” củaNga– kiểu tên lửa có cánh này có thể đạt tốc độ tối đa tới 2,5 M, mang đầu tác chiến nặng 750 kg, tầm bắn 600 km. Tên lửa P-700 này đã từng có thời gian được lắp đầu tác chiến hạt nhân.
Chính nó là “tiền thân” của các "bầy tên lửa thông minh". Khi được phóng loạt, những tên lửa kiểu này vừa bay vừa trao đổi thông tin với nhau, phân mục tiêu cho từng tên lửa để tấn công, và chúng thường tập trung “ưu tiên” những tàu lớn nhất trong đội hình tác chiến của đối phương.
Các chuyên gia nước ngoài cũng đề xuất thêm cả P-800 “Oniks”- đây là kiểu tên lửa “trẻ “hơn, - nó được đưa vào trang bị vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước.
Tốc độ của tên lửa này lớn hơn P-700- cả khi bay ở độ cao lớn (2,6 M) và cả khi bay cực thấp (2 M). Cự ly bắn (so với P-700) tương đương nhau – đều cùng 600 km. (Trọng lượng) Đầu tác chiến- 300 kg. Tên lửa này có khả năng kháng nhiễu rất xuất sắc, khả năng giữ bí mật tuyệt vời vì khi bay đến gần mục tiêu nó sẽ hạ độ cao xuống còn 10-15 mét. Tên lửa “Oniks” có kích thước và trọng lượng nhỏ hơn “Granit”, và vì vậy, không chỉ có phiên bản phóng từ tàu biển, mà còn có cả phiên bản phóng từ máy bay.
Nhiệt độ các cuộc tranh luận (như đã nói ở trên) cao đến nỗi Nguyên Tư lệnh Hạm đội Baltic (Hải quân Nga) Đô đốc Vladimir Baluevcũng phải vào cuộc “can thiệp”. Ông này tuyên bố thẳng rằng tên lửa"Granit" – đó đã là ngày hôm qua (quá khứ). Tên lửa chống hạm tốt nhất của Nga (hiện nay) là “Kalibr”. Vì “Kalibr” có tầm bắn kỷ lục, các phương tiện phòng không hiện có gần như không thể đánh chặn được nó.
Tạp chí Military Watch của Mỹ chuyên phân tích các vấn đề quân sự đã hoàn toàn đồng ý với ý kiến của vị đô đốc Nga nói trên. Tuy nhiên, Military Watch đã xem xét tên lửa này từ một góc độ hơi khác một chút.
“Kalibr”- đó là một dòng tên lửa có cánh phóng từ biển. Chúng được trang bị cho cả các tàu ngầm tấn công, các tàu mặt nước cỡ lớn và cả các tàu tên lửa cỡ nhỏ. Dòng tên lửa này có các (kiểu) tên lửa sau:
- 3M54, được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên biển. Cự ly bắn tới 500 km. Tốc độ cận âm, nhưng ở pha cuối quỹ đạo bay, tên lửa tăng tốc lên 3M;
- 3M14, được sử dụng để tấn công các mục tiêu mặt đất. Cự ly bắn- 2.600 km. Tốc độ cận âm;
- 91R1 và 91R2 – đó là các tên lửa- ngư lôi, được thiết kế để tiêu diệt các tàu ngầm.
Trọng lượng đầu tác chiến (của dòng tên lửa “Calibr”-ND) dao động từ 200 kg đến 450 kg. Có phiên bản trang bị đầu đạn hạt nhân cho tên lửa 3M14.
Tên lửa tốc độ cao (3M54) không làmMilitary Watch sợ. Bởi vì đối với các mục tiêu trên đất liền, trước hết là các thành phố, nó không thể “gây hại” gì (vì chỉ để tấn công các mục tiêu trên biển-ND). Tên lửa tầm xa 3M14 khủng khiếp hơn nhiều.
Tạp chí (Military Watch) này lưu ý độc giả rằng đây không chỉ là kiểu vũ khí đã có trong trang bị của Hải quân Nga từ cách đây tương đối lâu, mà nó còn là kiểu vũ khí đã qua “thử lửa” trong các điều kiện tác chiến thực sự.
Cụ thể là tại Syria. Vào năm 2015, 26 quả tên lửa (3M14) được phóng từ Biển Caspian, sau khi vượt qua một khoảng cách không gian rất lớn, đã đánh trúng các mục tiêu định trước tại Raqqa, Idlib và Aleppo trên lãnh thổ Syria. Tên lửa 3M14- và còn cả tên lửa phóng từ máy bay Kh-101 đều có tầm bắn lớn và độ chính xác cao như vậy. Kh-101 cũng đã chứng minh được các tính năng kỹ- chiến thuật ưu việt của mình – và cũng tại Syria.
Tờ Military Watch Mỹ cũng ghi nhận rằng “Kalibr” đã được sử dụng rất thành công trong cuộc chiến chống quân khủng bố vào cuối năm ngoái (2018). Khi đó, các lần phóng đều được thực hiện từ biển Địa Trung Hải- từ hai tàu nổi và một tàu ngầm dự án “Varshavianka”.
Đồng thời, các kinh nghiệm tích lũy được từ những lần phóng tên lửa “Kalibr” tại Syria nói trên đã giúp các kỹ sư Nga cải tiến, hoàn thiện tên lửa để tăng hiệu quả tác chiến. Tên lửa đã được hiện đại hóa lần một và kết quả là – độ chính xác tăng lên rất đáng kể.
Còn nếu như nói về biến thể chống hạm 3M54, thì phải nói thêm là vào đầu những năm thập niên 20 này, sẽ xuất hiện một tên lửa mới có các tính năng vượt trội đáng kể (các tính năng của 3M54-ND). Đó là tên lửa chống hạm siêu thanh “Zircon”- kiểu tên lửa đã được các kỹ sư của Tập đoàn khoa học- công nghiệp chế tạo máy Reutov “nâng” tốc độ lên tới 8 M.
Đó sẽ là kiểu vũ khí (tên lửa) lý tưởng, vì tất cả các hệ thống phòng thủ chống tên lửa hiện có và sẽ có trong tương lai đều bất lực trước nó. Tuy vậy, dù có thế thì tên lửa 3M54 vẫn sẽ không bị mất đi tầm quan trọng của chính mình- vì một lý do vô cùng đơn giản- nó rẻ hơn rất nhiều so với “Zircon”.
Rất cần thiết phải đưa ra một nhận định nữa rằng cự ly bắn lớn và độ chính xác cao- đấy không phải đã là tất cả các ưu điểm của tên lửa 3M14. Những tên lửa này (3M54) còn có khả năng chọc thủng hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương.
Chúng gần như “vô hình” đối với radar của các tổ hợp tên lửa phòng không. (Vì) Khi bay vào khu vực nguy hiểm, chúng hạ độ cao xuống chỉ còn 5 mét (năm mét) hoặc thậm chí dưới 1 mét (một mét). Trong trường hợp bị phát hiện, (dĩ nhiên, về lý thuyết thì vẫn tồn tại một khả năng như vậy), tên lửa bắt đầu liên tục làm các động tác cơ động khiến tên lửa đánh chặn nó bất lực.
Trong trường hợp dù nó có bị một đầu tự dẫn radar chủ động “khóa mục tiêu”, cũng không dễ “làm nó đi chệch hướng” bởi vì các hệ thông điện tử của tên lửa 3M14có khả năng kháng nhiễu rất tốt. Có nghĩa là, nói nôm na, tên lửa “trơ” trước các tín hiệu phát từ các phương tiện tác chiến điện tử của đối phương.
Và đến đây thì Military Watch đã đề cập đến một chủ đề cực nóng hiện nay- Hiệp ước INF hết hiệu lực (xin được mở ngoặc và nhắc lại: INF hay còn gọi là Hiệp ước vũ khí hạt nhân tầm trung có tên đầy đủ là “Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn phóng từ mặt đất”- ký giữa Mỹ và Liên Xô tháng 12/1987 và có hiệu lực từ tháng 6/1988- nội dung chính: cấm thiết kế, thử nghiệm, sản xuất, bố trí các tên lửa đạn đạo và tên lửa có cánh phóng từ mặt đất tầm trung (từ 1.000 đến 5.500km) và tầm ngắn (từ 500 đến 1.000km)- ND).
Trước đây, khi INF còn hiệu lực, các tên lửa (phóng từ) mặt đất có tầm bắn từ 500 km đến 5500 km “bị đặt ngoài vòng pháp luật”. Nhưng giờ thì đã khác, sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi INF vì những lý do ngụy tạo, nước Nga, không nghi ngờ gì nữa, chắc chắn sẽ bắt đầu chế tạo các tên lửa tầm trung và tầm ngắn (phóng từ mặt đất-ND). Và đó sẽ là biện pháp đáp trả. Bởi vì chính Mỹ cũng đã thể hiện sự nhanh nhạy rất đáng “khâm phục” khi vào mùa hè năm ngoái (2018) đã cho thử nghiệm hai tên lửa hành trình có tầm bắn hơn 500 km.
Chính vì vậy mà vẫn theo Military Watch, sẽ rất logic nếu cho rằng các công trình sư Nga làm việc trong Phòng thiết kế- thử nghiệm Yekaterinburg (mang tên) “Novator” đang tìm cách “kéo” tên lửa 3M14 “lên bờ”.
Tuy nhiên, chuyện đó không phải là một bí mật quân sự. Mới tháng 2 năm nay, (********* Quốc phòng Nga) Sergei Shoigu đã tuyên bố rằng ngay trong hai năm 2019-2020 này (Nga) cần phải thiết kế ngay phiên bản mặt đất của tổ hợp tên lửa “Kalibr”. Và rõ ràng là- các công việc liên quan đang được thực hiện.
Trong tương lai rất gần, chúng ta có thể sẽ là những người chứng kiến các lần thử nghiệm loại vũ khí này. Cũng dễ để hình dung được rằng các bệ phóng được sử dụng để phóng “Kalibr khô” (phiên bản mặt đất) rất có thể lại là các thiết bị kỹ thuật (tổ hợp phóng) của các tổ hợp tên lửa bờ “Bal” hoặc “Bastion”, hoặc là của tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật “Iskander-M”.
Thêm nữa, từ giờ đến khi Chương trình vũ khí quốc gia 2018-2027 kết thúc, sẽ có một phiên bản mới của tên lửa “Kalibr” nữa- đó là “Kalibr-M”. Nó sẽ được bố trí cả trên các tàu nổi và tàu ngầm, cả trên các tổ hợp cơ động trên mặt đất. Tên lửa sẽ còn “đáng sợ” hơn rất nhiều vì tầm bắn của nó được cho là sẽ lên đến 4.500 km hoặc hơn. Trọng lượng của đầu tác chiến, như một nguồn thạo tin từ Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga mới tiết lộ với (Hãng thông tấn) TASS, sẽ vào khoảng gần một tấn (1.000 kg). Cũng đã tính tới phương án lắp đầu đạn hạt nhân.
Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi Military Watch xếp“Kalibr” vào “nhóm” vũ khí trên biển đáng sợ nhất- và loại vũ khí này trong tương lai gần sẽ cũng “định cư” trên đất liền.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/bao-my-khong-co-cach-nao-thoat-duoc-kalibr-nga-3388900/