- Biển số
- OF-333492
- Ngày cấp bằng
- 5/9/14
- Số km
- 10,374
- Động cơ
- 519,647 Mã lực
Chưa có bác nào chém sâu về các đối thủ của anh Lọ ngay tại đầu não Trung Nam Hải. Em cửu một đoạn giáo sư Hương Cảng bình rất hay. Đáng chú ý có cả giá thịt lợn.
....
Chủ tịch Trung Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức hơn trong nhiệm kỳ 2, bị lên án về việc lập các trại giam người Duy Ngô Nhĩ, thương chiến với Hoa Kỳ, phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông, khủng hoảng thịt lợn… Vậy ông Tập có được ủng hộ đủ để vượt qua những thách thức này ?
G.S. Cabestan : Về cuộc khủng hoảng thịt lợn tại Trung Quốc, không thể trách đích danh ông Tập Cận Bình được. Việc nền kinh tế phát triển chậm lại không hẳn đã đặt nghi vấn hoặc làm suy yếu tính chính đáng của đ ảng Cộng Sản Trung Quốc trong mắt người dân. Tôi cho rằng rất nhiều người Trung Quốc không nghĩ đến một hệ thống chính trị nào khác có khả năng thay thế, do đối lập bị cấm hoàn toàn. Vì thế, đ ảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn vững tin để lãnh đạo và quyết định cho tương lai, không chỉ về kinh tế mà còn về ổn định. Thực vậy, nhiều người Trung Quốc tin rằng đ ảng Cộng Sản đảm bảo an ninh về mặt chính trị. Họ muốn có một Nhà Nước mạnh hơn là không có Nhà Nước.
Ngoài ra, theo tôi, còn có một yếu tố khác kích thích người dân ủng hộ đ ảng : đó là tinh thần dân tộc. Nếu xem truyền hình Trung Quốc, chúng ta thấy chỉ có những chương trình hừng hực tinh thần dân tộc, đặc biệt là dịp kỉ niệm 70 năm Quốc Khánh. Liên tục xem những chương trình như vậy, đối với một người nước ngoài, thì thật khó chịu vì thông tin chỉ toàn một chiều, chỉ nói về thành tích vang dội của Trung Quốc, hoặc Trung Quốc đứng trên tất cả mọi người. Và đây là điều nguy hiểm bởi vì theo tôi, tinh thần dân tộc tiếp tục làm mờ mắt nhiều người Trung Quốc.
Điều này cũng có nghĩa là dù Bắc Kinh có đưa ra quyết định như thế nào, đại bộ phận dân chúng Trung Quốc sẽ ủng hộ. Giả sử Bắc Kinh quyết định gây chiến chiếm Đài Loan, có đến 81% người dân Trung Quốc ủng hộ. Đây là tỉ lệ đáng quan ngại !
Những vấn đề mà ông Tập Cận Bình, cũng như nền kinh tế Trung Quốc, phải đối đầu, có thể là nạn thất nghiệp gia tăng và mức sống của một bộ phận người dân bị sụt giảm. Nhưng tôi không nghĩ rằng những khó khăn này làm suy yếu tính chính đáng của đ ảng trong mắt một bộ phận dân chúng.
Nhưng trong giới tinh hoa, tình hình khác hơn một chút. Một số thành phần tinh hoa tự do ngày càng chỉ trích ông Tập Cận Bình. Họ cho rằng Trung Quốc không đi đúng hướng, thay vì hội nhập với thế giới thì lại tách xa, hoặc gây chiến tranh lạnh về ý thức hệ với phương Tây. Đó là những điểm không có lợi cho Trung Quốc về dài hạn.
Dù tồn tại một mặt trận phản đối nhưng những ý kiến chỉ trích chỉ chiếm một bộ phận nhỏ, không có trọng lượng chính trị, đặc biệt đối với vị trí của ông Tập Cận Bình trong nội bộ đảng.
Liệu Trung Quốc có tận dụng thời cơ quốc tế chú ý vào cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông để hoạt động mạnh hơn ở Biển Đông ?
G.S. Cabestan : Rất khó để liên kết hai cuộc khủng hoảng, hai hoàn cảnh này với nhau. Điều mà chúng ta có thể nói là Trung Quốc chưa bao giờ lơ là ở Biển Đông mà còn tỏ ra hung hăng hơn dưới thời ông Tập Cận Bình. Bắc Kinh áp dụng chiến thuật « việc đã rồi » ngày càng rõ nét ở Trường Sa. Đúng là có nhiều sự kiện diễn ra cùng thời điểm khủng hoảng ở Hồng Kông, nhưng Trung Quốc đã lập kế hoạch những chiến dịch này từ trước đó.
....
Chủ tịch Trung Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức hơn trong nhiệm kỳ 2, bị lên án về việc lập các trại giam người Duy Ngô Nhĩ, thương chiến với Hoa Kỳ, phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông, khủng hoảng thịt lợn… Vậy ông Tập có được ủng hộ đủ để vượt qua những thách thức này ?
G.S. Cabestan : Về cuộc khủng hoảng thịt lợn tại Trung Quốc, không thể trách đích danh ông Tập Cận Bình được. Việc nền kinh tế phát triển chậm lại không hẳn đã đặt nghi vấn hoặc làm suy yếu tính chính đáng của đ ảng Cộng Sản Trung Quốc trong mắt người dân. Tôi cho rằng rất nhiều người Trung Quốc không nghĩ đến một hệ thống chính trị nào khác có khả năng thay thế, do đối lập bị cấm hoàn toàn. Vì thế, đ ảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn vững tin để lãnh đạo và quyết định cho tương lai, không chỉ về kinh tế mà còn về ổn định. Thực vậy, nhiều người Trung Quốc tin rằng đ ảng Cộng Sản đảm bảo an ninh về mặt chính trị. Họ muốn có một Nhà Nước mạnh hơn là không có Nhà Nước.
Ngoài ra, theo tôi, còn có một yếu tố khác kích thích người dân ủng hộ đ ảng : đó là tinh thần dân tộc. Nếu xem truyền hình Trung Quốc, chúng ta thấy chỉ có những chương trình hừng hực tinh thần dân tộc, đặc biệt là dịp kỉ niệm 70 năm Quốc Khánh. Liên tục xem những chương trình như vậy, đối với một người nước ngoài, thì thật khó chịu vì thông tin chỉ toàn một chiều, chỉ nói về thành tích vang dội của Trung Quốc, hoặc Trung Quốc đứng trên tất cả mọi người. Và đây là điều nguy hiểm bởi vì theo tôi, tinh thần dân tộc tiếp tục làm mờ mắt nhiều người Trung Quốc.
Điều này cũng có nghĩa là dù Bắc Kinh có đưa ra quyết định như thế nào, đại bộ phận dân chúng Trung Quốc sẽ ủng hộ. Giả sử Bắc Kinh quyết định gây chiến chiếm Đài Loan, có đến 81% người dân Trung Quốc ủng hộ. Đây là tỉ lệ đáng quan ngại !
Những vấn đề mà ông Tập Cận Bình, cũng như nền kinh tế Trung Quốc, phải đối đầu, có thể là nạn thất nghiệp gia tăng và mức sống của một bộ phận người dân bị sụt giảm. Nhưng tôi không nghĩ rằng những khó khăn này làm suy yếu tính chính đáng của đ ảng trong mắt một bộ phận dân chúng.
Nhưng trong giới tinh hoa, tình hình khác hơn một chút. Một số thành phần tinh hoa tự do ngày càng chỉ trích ông Tập Cận Bình. Họ cho rằng Trung Quốc không đi đúng hướng, thay vì hội nhập với thế giới thì lại tách xa, hoặc gây chiến tranh lạnh về ý thức hệ với phương Tây. Đó là những điểm không có lợi cho Trung Quốc về dài hạn.
Dù tồn tại một mặt trận phản đối nhưng những ý kiến chỉ trích chỉ chiếm một bộ phận nhỏ, không có trọng lượng chính trị, đặc biệt đối với vị trí của ông Tập Cận Bình trong nội bộ đảng.
Liệu Trung Quốc có tận dụng thời cơ quốc tế chú ý vào cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông để hoạt động mạnh hơn ở Biển Đông ?
G.S. Cabestan : Rất khó để liên kết hai cuộc khủng hoảng, hai hoàn cảnh này với nhau. Điều mà chúng ta có thể nói là Trung Quốc chưa bao giờ lơ là ở Biển Đông mà còn tỏ ra hung hăng hơn dưới thời ông Tập Cận Bình. Bắc Kinh áp dụng chiến thuật « việc đã rồi » ngày càng rõ nét ở Trường Sa. Đúng là có nhiều sự kiện diễn ra cùng thời điểm khủng hoảng ở Hồng Kông, nhưng Trung Quốc đã lập kế hoạch những chiến dịch này từ trước đó.