- Biển số
- OF-386951
- Ngày cấp bằng
- 13/10/15
- Số km
- 1,419
- Động cơ
- 253,790 Mã lực
Sau to mà ngốc nhựa giờ đến lượt bom nhựa chăng?Căn cứ Syria không suy suyển sau khi Mỹ ném bom phá hủy
SYRIANhà máy xi măng Lafarge, nơi từng đặt sở chỉ huy Mỹ, chỉ bị hư hại nhẹ sau khi Mỹ tuyên bố không kích phá hủy ngày 16/10.
Quân đội Mỹ ngày 16/10 cho biết hai tiêm kích F-15E đã tiến hành vụ không kích phá hủy kho vũ khí và đạn tại nhà máy xi măng Lafarge ở đông bắc Syria nhằm tránh để chúng rơi vào tay các nhóm vũ trang. Đại tá Myles Caggin, phát ngôn viên của liên quân chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, cho biết đòn không kích đã khiến cơ sở này "không thể tiếp tục sử dụng cho mục đích quân sự".
Tuy nhiên, ảnh vệ tinh do The War Zone thu được đã khiến nhiều người hoài nghi về quy mô, mức độ và tính hiệu quả của đòn không kích phá hủy mà Mỹ đã tiến hành đối với Lafarge, nơi quân đội Mỹ từng đặt sở chỉ huy chống IS tại Syria.
Ảnh vệ tinh cho thấy phần lớn các công trình tại nhà máy này vẫn còn nguyên vẹn sau vụ ném bom, chỉ có một tòa nhà nhỏ bị phá hủy gần như hoàn toàn và một tòa nhà khác bị sập một phần.
Nhà máy xi măng Lafarge tại miền bắc Syria trước và sau vụ không kích của Mỹ, vị trí các tòa nhà bị phá hủy được khoanh đỏ. Bấm vào ảnh để xem ảnh lớn. Ảnh: Drive.
Caggins cho biết nhà máy xi măng Lafarge nằm trên tuyến cao tốc chiến lược M4 nối thị trấn Ain Issa và Kobani ở biên giới phía bắc Syria. Sau khi IS chiếm nhà máy và biến nó thành sở chỉ huy, Mỹ năm 2014 đã định ném bom, nhưng Pháp can thiệp với lý do đây là doanh nghiệp dân sự đang hoạt động.
Lực lượng dân quân người Kurd giành lại quyền kiểm soát nhà máy xi măng này vào năm 2015 và cho phép Mỹ triển khai lực lượng tại đây.
Quân đội Mỹ sau đó lập sở chỉ huy tại nhà máy, xây dựng các công trình để biến nó thành sân bay trực thăng dã chiến với nhà chứa máy bay. Trực thăng vận tải UH-60 Black Hawk, trực thăng chiến đấu AH-64 Apache và các trực thăng của đặc nhiệm Mỹ như Sikorsky S-92 từng được triển khai tại nhà máy.
Căn cứ tại Lafarge bị bỏ hoang khi Mỹ vội vã rút quân khỏi vùng đông bắc Syria do Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch Mùa xuân Hòa bình ngày 9/10 nhằm vào dân quân người Kurd.
Vụ không kích ngày 16/10 là lần đầu tiên Mỹ phá hủy căn cứ cùng trang bị, vũ khí trong quá trình rút quân khỏi miền bắc Syria. Quân đội Mỹ sau đó phá hủy một trạm radar và một sân bay dã chiến tại tỉnh Al-Hasakah cùng một căn cứ quân sự tại gần thành phố Manbij.
Tuy nhiên, một số căn cứ quân đội Mỹ bỏ lại ở phía bắc Syria vẫn nguyên vẹn, chỉ có các thiết bị và tài liệu nhạy cảm bị tiêu hủy. Các căn cứ này được quân đội Syria và Nga tiếp quản sau thỏa thuận với lực lượng người Kurd trong khu vực. Trực thăng Nga chở quân nhân Syria đáp xuống sân bay Tabqa ở Raqqa ngày 21/10 để kiểm soát và đảm bảo an ninh cho căn cứ sau khi Mỹ rút đi.
Thổ Nhĩ Kỳ thông báo chấm dứt chiến dịch quân sự ở miền bắc Syria sau khi đạt được thỏa thuận với Nga, trong đó lực lượng người Kurd rút khỏi vùng đệm an ninh rộng 30 km, nhường chỗ cho quân cảnh Nga và lính biên phòng Syria.
Lực lượng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tuần tra chung tại khu vực 10 km trong vùng đệm an ninh theo thỏa thuận ngày 22/10 giữa Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Erdogan ca ngợi thỏa thuận là "một chiến thắng lịch sử", còn Putin đánh giá đây là "giải pháp vô cùng quan trọng để giải quyết tình hình căng thẳng leo thang tại biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ".
Vị trí nhà máy xi măng Lafarge tại Syria (đánh dấu đỏ). Đồ họa: Google.
https://vnexpress.net/the-gioi/can-cu-khong-suy-suyen-sau-khi-my-nem-bom-pha-huy-4001300.html
Bom Mỹ quá cùi, hèn gì tất cả những lần tấn công gần trăm quả tên lửa xịn nhất NATO đều ko làm chế độ Assad sụp đổ, vì có gây ra thiệt hại gì đâu hoặc là bị bắn hạ hàng loạt hoặc đầu đạn xịt