Tàu sân bay Ấn Độ vẫn cất cánh kểu nhảy cầu. Nga có 2 dòng tiêm kích hạm là Mig29k và Su33 mà.
Còn loại dùng máy phóng thì Nga chưa có.
Nói chung là 1 quá trình đó Anh, bài báo dưới đây đã ghi rõ rồi là Ấn- Pháp sẽ hợp tác làm TSB máy phóng- Ấn mua máy bay thêm Tàu ngầm Pháp nữa là chuẩn 1 bài luôn:
Quan trọng Ấn Độ cần TSB máy phóng- máy bay để chơi lại TQ và Pháp là đối tác chuẩn nhất
Vì sao Ấn Độ lại chọn Pháp?
Một yếu tố khác khiến các vị sỹ quan cấp cao của Hải quân Ấn Độ muốn có tà
u sân bay thế hệ mới là vì INS Vikramaditya và INS Vikrant đều sử dụng công nghệ triển khai máy bay kiểu “nhảy cầu” truyền thống trên các tàu sân bay Liên Xô. Thiết kế này khiến máy bay mang ít nhiên liệu và vũ khí hơn để giảm trọng lượng khi cất cánh.
Các tàu sân bay mới, do vậy, được kỳ vọng có hệ thống phóng máy bay điện từ (EMALS). Công nghệ phức tạp này mang lại những ưu điểm như kiểm soát chính xác tốc độ phóng, phù hợp với máy bay hạng nặng và tương thích với các thiết kế máy bay trong tương lai.
Nhưng vì sao người Ấn lại ngóng sang Pháp chứ không phải nước nào khác? Điều này có nguyên do. Trong thập kỷ qua, Pháp đã nổi lên là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai cho Ấn Độ sau Nga. Hợp tác quốc phòng giữa hai nước đã được tăng cường đáng kể và một số thỏa thuận quốc phòng quan trọng đã được ký kết. Việc Pháp công khai tán thành mong muốn của Ấn Độ trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng khiến nước này trở thành đồng minh đáng tin cậy của New Delhi.
Các tiêm kích Rafale đã nâng cao khả năng chiến đấu trên không của Ấn Độ và góp phần đảm bảo an ninh quốc gia. Trong những năm 1980, Ấn Độ mua của Pháp hai phi đội tiêm kích Mirage, vẫn đang hoạt động cho tới ngày nay.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã duyệt mua thêm ba tàu ngầm lớp Scorpène. Hải quân Ấn Độ hiện vận hành 6 tàu ngầm Scorpène do hãng Naval Group của Pháp chế tạo.
Cựu tư lệnh hải quân Ấn Độ đề xuất nước nàyvà Pháp hợp tác xây dựng một tàu sân bay hạt nhân trong bối cảnh Trung Quốc sắp đưa tàu sân bay thứ ba vào hoạt động.
vtcnews.vn