[Funland] Tình hình Nga - Ukraine Vol.169 (số đặc biệt: xung đột Nga và Ukraine)

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
33,548
Động cơ
1,417,517 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Bằng cách không chịu kí hợp đồng 500 tỏi hôm 28/2, a Zê có cơ hội kí hợp đồng ngàn tỏi tuần sau. Theo các bác bao giờ a Zê kí và con số cuối cùng của hợp đồng là bao nhiêu?
nghe media PT đồn sẽ khá ‘đau đớn’ ạ
 

Trực TT

Xe đạp
Biển số
OF-824110
Ngày cấp bằng
20/12/22
Số km
27
Động cơ
2,620 Mã lực
Nơi ở
TP. Thủ Đức, TP. HCM
Budanov với Zaluzny chắc ngưới Nga không chịu rối, ông đầu là cục trưởng cục tính báo hính như bị truy nã do có liên quan đến vụ thảm sát Crocus Hall.
Quan trọng là ông nào phù hợp với chính sách của TT Mỹ hơn (chịu hợp tác theo cách Mỹ muốn) còn dân Ukraine sẽ phải chọn nếu người đó được TT Mỹ ủng hộ. Nếu không phù hợp thì đổi, thời chiến mà.
 

Royalvertu

Xe máy
Biển số
OF-857262
Ngày cấp bằng
14/4/24
Số km
90
Động cơ
12,139 Mã lực
Tuổi
56
Em nghĩ được vào khi phân chia như quân Mỹ, Anh, Pháp đóng ở Đức Bây giờ. Quân Nga sẽ đóng các vùng thuộc Nga trước kia. EU đóng các vùng thời anh Xít chiếm 1939.
Nga đồng ý chưa cụ? cụ nghĩ sao mà Nga mất bao nhiêu sinh mạng, vũ khí tiền tài để Mỹ EU bước chân vào A cù ?
 

VIKO L

Xe container
Biển số
OF-346330
Ngày cấp bằng
11/12/14
Số km
5,387
Động cơ
861,208 Mã lực
Bị đá là chắc rồi. Quan trọng là sau khi bị đá thì tính mạng và tài sản ra sao thôi..
Nói chung anh Ze bg vào thế đường cùng rồi, nước mất (ít nhất là không tự chủ được mà phụ thuộc hoàn toàn ngoại bang), nhà tan (mạng chưa chắc giữ nổi)
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
12,289
Động cơ
1,071,020 Mã lực
Tuổi
40
Em nghĩ được vào khi phân chia như quân Mỹ, Anh, Pháp đóng ở Đức Bây giờ. Quân Nga sẽ đóng các vùng thuộc Nga trước kia. EU đóng các vùng thời anh Xít chiếm 1939.
Vào đấy ăn pháo hay tên lửa của Nga thì đẹp mặt.
 

xuanphuongccs

Xe điện
Biển số
OF-536803
Ngày cấp bằng
12/10/17
Số km
3,067
Động cơ
197,326 Mã lực

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,455
Động cơ
107,146 Mã lực
Cú Trượt Dài Biến Ukraine Từ Cường Quốc Quân Sự Trở Thành Kẻ “Ăn Bám” Vũ Khí Phương Tây


Ngoài ra Ukraine cũng là bà đỡ cho vũ khí Trung Quốc thập niên 90-2k, cũng như giúp đỡ chương trình hạt nhân của TT và Iran

Vậy mà các cụ tím còn hâm mộ, bênh Ukraine chằm chặp !
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
19,968
Động cơ
1,873,699 Mã lực


Nợ thì cứ theo HĐ vay mà trả. Còn HĐ khoáng sản là tách biệt? Trước E nghĩ chỉ có tiền Ukr và Ukr được lợi là quay thêm 1 vòng vốn rồi mới phải trả.
Ucr không có các HĐ vay với Mỹ mà là dưới dạng các khoản viện trợ quân sự.
Trump muốn lấy lại tiền này thông qua việc muốn độc quyền đầu tư khai thác khoáng sản ở Ucr. Độc quyền ở đây là Ucr chỉ để mỗi Mỹ khai thác, còn ăn chia như nào thì hai bên thoả thuận. Mỹ lo vốn.
Mỹ sẽ có quyền chia chác thành quả thu được theo luật Mỹ (cái này cũng fair thôi vì luật Mỹ nói chung là minh bạch)
Ucr đóng vào quỹ 50% doanh thu từ việc cấp phép khai thác để tái đầu tư ( cần nhận diện rõ chỗ này, đây là doanh thu từ việc cấp phép, nghĩa là khi cấp phép khai thác thì doanh nghiệp phải nộp một khoản tiền nào đó cho chính phủ, chứ không phải là doanh thu khai thác). Vấn đề này cũng hoàn toàn hợp lý xét trên việc Ucr và Mỹ mỗi bên chiếm 50% cổ phần Quỹ tái thiết.
 
Biển số
OF-409973
Ngày cấp bằng
12/3/16
Số km
207
Động cơ
226,606 Mã lực
Khôn đấy, chiếc ghế tổng thống Ukraine giờ như 1 cục than nóng bỏng cả tay. Ông nào lên là phải ký cái thoả thuận mất đất thì thành mục tiêu cho đời sau nó sỉ vả.

Cứ rào trước chiến tranh kết thúc cho chắc cốp. Như thế có nghĩa là anh Ze đi mà ký, ký xong có hoà bình tha hồ mà bầu bán. Ông tổng sau nên cứ nhè đầu anh Ze mà đổ tội.
Bẩu sao đnagr đối lập nó ko đồng ý bầu cử sơm slaf vậy :D
https://thanhnien.vn/gioi-lanh-dao-doi-lap-ukraine-phan-doi-y-tuong-to-chuc-bau-cu-thoi-chien-185250306194331633.htm
 

@xichlo@

Xe điện
Biển số
OF-77263
Ngày cấp bằng
7/11/10
Số km
2,865
Động cơ
1,706,474 Mã lực
Bằng cách không chịu kí hợp đồng 500 tỏi hôm 28/2, a Zê có cơ hội kí hợp đồng ngàn tỏi tuần sau. Theo các bác bao giờ a Zê kí và con số cuối cùng của hợp đồng là bao nhiêu?
EM dự tầm 3000 tọi, mặc cả 1 time còn 2000 :T
 

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,192
Động cơ
372,348 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Để xem anh Chum làm được những gì. Tới nay mới thấy anh nói hơi nhiều, cái tôi hơi nhiều.


Trong khi các phái đoàn của Ukraine và Mỹ đã nối lại làm việc và dự kiến sẽ gặp nhau vào tuần tới, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent tuyên bố nước này sẵn sàng áp đặt “toàn diện” các lệnh trừng phạt đối với Liên bang Nga nhằm gây áp lực buộc Moskva (Moscow) phải ngồi vào bàn đàm phán.

Chú thích ảnh

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Volodymyr Zelensky/X

Trong một thông báo đưa ra ngày 6/3, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết các phái đoàn của Ukraine và Mỹ đã nối lại làm việc và dự kiến sẽ gặp nhau vào tuần tới.
“Ukraine không chỉ sẵn sàng thực hiện các bước cần thiết để đạt được hòa bình, mà chúng tôi còn đề xuất rõ ràng những bước đi đó”, ông Zelensky phát biểu, bày tỏ hy vọng về một cuộc đối thoại “có ý nghĩa” với các quan chức Mỹ.
Phóng viên cao cấp tại Nhà Trắng Jacqui Heinrich của Fox News, viết trên mạng xã hội X rằng cuộc đàm phán dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 11/3 và có sự tham gia của ông Andriy Yermak, Chánh văn phòng của Tổng thống Zelensky. Trong khi đó, theo trang tin Axios, cuộc gặp sẽ diễn ra vào ngày 12/3.
Phái đoàn Mỹ được cho là sẽ bao gồm ông Steve Witkoff, đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump tại Trung Đông, Ngoại trưởng Marco Rubio, và Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz.
Phát biểu bên ngoài Nhà Trắng, ông Witkoff cho biết:“Ý tưởng là thiết lập một khung thỏa thuận hòa bình và một lệnh ngừng bắn ban đầu”.
Theo ông Witkoff, các cuộc thảo luận vẫn đang diễn ra để xác định địa điểm tổ chức cuộc họp, với Riyadh hoặc Jeddah đang được xem xét.

Chú thích ảnh

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng, ngày 28/2/2025. Ảnh: AP/TTXVN

Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Kiev và Washington sau cuộc tranh cãi căng thẳng và công khai tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng vào ngày 28/2 giữa ông Zelensky với người đồng cấp Donald Trump và Phó Tổng thống Mỹ JD Vance.
Cuộc tranh cãi này đã làm đổ vỡ kế hoạch ký kết thỏa thuận song phương về tài nguyên thiên nhiên của Ukraine và khiến chính quyền Trump đóng băng toàn bộ viện trợ quân sự cũng như chia sẻ thông tin tình báo với Kiev.
Theo CBS News đưa tin ngày 4/3, thỏa thuận về tài nguyên khoáng sản của Ukraine vẫn đang bị đình trệ khi ông Trump muốn có một “thỏa thuận lớn hơn, tốt hơn” .
Các quan chức Nhà Trắng công khai cho rằng ông Zelensky phải đưa ra lời xin lỗi và thể hiện cam kết tham gia đàm phán hòa bình để các cuộc thảo luận có thể tiếp tục.
Về phần mình, vào ngày 4/3 vừa qua, ông Zelensky đã viết trên mạng xã hội X, gọi vụ tranh cãi với Nhà Trắng là “đáng tiếc” và tái khẳng định sự sẵn sàng hợp tác để đạt được hòa bình dưới “sự lãnh đạo mạnh mẽ” của ông Trump.
Cũng vào ngày 4/3, trong bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gửi cho ông một “lá thư” để khẳng định Kiev sẵn sàng ký kết một thỏa thuận an ninh.
Hôm sau (5/3), theo hãng tin Reuters, Cố vấn An ninh Quốc gia. Mỹ Mike Waltz gợi ý rằng ông Trump có thể dỡ bỏ lệnh đóng băng viện trợ quân sự một khi các cuộc đàm phán hòa bình được sắp xếp và các biện pháp xây dựng lòng tin được thực hiện.

Chú thích ảnh

Ông Scott Bessent phát biểu tại Asheville, Mỹ, ngày 14/8/2024. Ảnh tư liệu: AP/TTXVN

Trong một diễn biến khác, ngày 6/3, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent tuyên bố Washington sẵn sàng áp đặt “toàn diện” các lệnh trừng phạt đối với Liên bang Nga nhằm gây áp lực buộc Moskva phải ngồi vào bàn đàm phán.
Tuyên bố của ông Bessent được đưa ra ngay sau khi Reuters đưa tin Nhà Trắng đang cân nhắc kế hoạch nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Liên bang Nga như một phần của thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Phát biểu tại Câu lạc bộ Kinh tế New York, ông Bessent chỉ trích cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden vì đã áp đặt các biện pháp trừng phạt “quá yếu kém” đối với Liên bang Nga và khẳng định chính quyền hiện tại sẵn sàng thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn để có lợi thế trong các cuộc đàm phán sắp tới.
“Một trong những yếu tố chính giúp bộ máy chiến tranh của Liên bang Nga tiếp tục được tài trợ là các lệnh trừng phạt quá yếu kém của chính quyền Biden đối với lĩnh vực năng lượng của Liên bang Nga, xuất phát từ lo ngại về áp lực giá năng lượng tại Mỹ”, ông Bessent nói.
Dù chính quyền Biden đã áp đặt các biện pháp hạn chế sâu rộng đối với ngành dầu mỏ của Liên bang Nga vào tháng cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình, nhưng ông Bessent vẫn chỉ trích với lý do hành động này quá muộn. Ông Bessent khẳng định các biện pháp trừng phạt sẽ được duy trì và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng đe dọa các hình phạt nghiêm khắc hơn nữa.
“Chính quyền này đã giữ nguyên các lệnh trừng phạt tăng cường và sẽ không ngần ngại áp đặt thêm nếu điều đó tạo lợi thế trong các cuộc đàm phán hòa bình”, ông Bessent nhấn mạnh.
Theo báo The Kyiv Independent ngày 6/3, chính quyền Trump đã vấp phải làn sóng chỉ trích vì thay đổi đột ngột chính sách đối với Ukraine và có vẻ thân thiện với Điện Kremlin. Kế hoạch dỡ bỏ trừng phạt được báo cáo diễn ra trong bối cảnh Nhà Trắng đã đình chỉ viện trợ quân sự cho Ukraine và ngừng chia sẻ thông tin tình báo với Kiev.
Những phát biểu của ông Bessent dường như nhằm giảm bớt chỉ trích bằng cách mô tả chính quyền Biden là mềm mỏng với Nga, đồng thời nhấn mạnh rằng ông Trump sẵn sàng áp dụng lập trường cứng rắn hơn.
“Các biện pháp trừng phạt đối với Moskva sẽ được sử dụng một cách trực diện và quyết liệt để tạo ra tác động tối đa ngay lập tức”, ông Bessent tuyên bố, đồng thời cho biết Mỹ có kế hoạch tăng cường trừng phạt đối với Iran, quốc gia đã cung cấp thiết bị bay không người lái Shahed và tên lửa đạn đạo tầm ngắn cho Liên bang Nga để sử dụng trong các cuộc tấn công vào các thành phố Ukraine.
“Chúng tôi sẽ đóng cửa ngành dầu mỏ của Iran và khả năng sản xuất máy bay không người lái của họ”, ông Bessent nói.
Ngay sau khi nhậm chức, Trump đã đe dọa áp đặt thuế quan và các lệnh trừng phạt đối với Liên bang Nga để ép nước này tham gia đàm phán, tuyên bố rằng “chúng ta có thể làm theo cách dễ hoặc cách khó”. Tuy nhiên, trong những tuần tiếp theo, ông Trump lại quay sang chỉ trích Ukraine, cáo buộc Tổng thống Volodymyr Zelensky “chưa sẵn sàng cho hòa bình” và ngừng những sự hỗ trợ quan trọng từ Mỹ.

Thành Nam/Báo Tin tức (The The Kyiv Independent)
 

LPMTUAN

Xe buýt
Biển số
OF-873343
Ngày cấp bằng
18/12/24
Số km
858
Động cơ
70,653 Mã lực
Tuổi
35
Bác Tin tuyên bố:
Khi một người mẹ của binh sĩ thiệt mạng hỏi liệu Nga có rút lui khỏi những vùng lãnh thổ Ukraine mà Moscow đang kiểm soát hay không, ông Putin khẳng định ông không có ý định làm vậy.
 

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,192
Động cơ
372,348 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Pháp muốn thay Mỹ, Đức làm anh cả ở châu Âu sao. Lại còn định dùng ô hạt nhân để dọa cái ông có nhiều đầu đạn hạt nhân nhất trên thế giới. Đúng là người Pháp có khiếu hài hước.


TPO - Nga bác bỏ đề xuất của châu Âu về việc gửi lực lượng gìn giữ hoà bình tới Ukraine, đồng thời cáo buộc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đe doạ Nga bằng lời ám chỉ rằng Mátxcơva là mối đe doạ nghiêm trọng đối với châu Âu.

Nga phản hồi bài phát biểu gay gắt của Tổng thống Pháp Macron ảnh 1
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Ảnh: Reuters)

Phát biểu trên truyền hình quốc gia hôm 5/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết vào tuần tới, ông có kế hoạch tổ chức một cuộc họp với chỉ huy quân đội từ các nước châu Âu sẵn sàng gửi quân đến Ukraine sau bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào với Nga.
Ông cũng cho biết Pháp cần phải sẵn sàng nếu Mỹ không còn ở bên cạnh mình nữa.
Tổng thống Donald Trump đã đảo ngược chính sách của Mỹ đối với Ukraine và Nga, đề nghị nhanh chóng ký kết thỏa thuận chấm dứt chiến tranh, chỉ trích Kiev trong khi thảo luận về việc nối lại quan hệ với Mátxcơva.
Trong khi đó, Tổng thống Macron gọi Nga là "mối đe dọa đối với Pháp và châu Âu", nói rằng cuộc chiến ở Ukraine đã là một "cuộc xung đột toàn cầu" và rằng ông sẽ tổ chức một cuộc thảo luận về việc mở rộng “chiếc ô hạt nhân của Pháp” cho các đồng minh ở châu Âu.
Điện Kremlin cho biết bài phát biểu của ông Macron mang tính đối đầu, và rõ ràng là nhà lãnh đạo Pháp muốn cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gọi bài phát biểu “là mối đe doạ” với Nga. Ông cũng bác bỏ ý tưởng của châu Âu về việc gửi lực lượng gìn giữ hoà bình từ các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đến Ukraine, nói rằng Mátxcơva sẽ coi việc triển khai như vậy là sự hiện diện của NATO tại Ukraine, và Mátxcơva sẽ không cho phép điều đó.
Nga và Mỹ là hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới, với hơn 5.000 đầu đạn hạt nhân mỗi nước, tiếp theo là Trung Quốc với khoảng 500 đầu đạn, sau đó là Pháp với 290 đầu đạn và Anh với 225 đầu đạn, theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ.
Giới chức Nga cho biết những lời lẽ cứng rắn của Tổng thống Pháp Macron, Thủ tướng Anh Keir Starmer và các cường quốc châu Âu khác trong những ngày gần đây không đi kèm với những động thái quân sự quyết liệt, và cho thấy Nga đang giành lợi thế trên chiến trường ở Ukraine.
Năm ngoái, Tổng thống Putin đã ra lệnh tăng quy mô quân đội Nga thêm 180.000 quân nhân lên tổng cộng 1,5 triệu quân nhân, trong một động thái sẽ biến quân đội Nga trở thành lực lượng lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần bác bỏ những tuyên bố vô lý của phương Tây, rằng một ngày nào đó Nga có thể tấn công một thành viên NATO.
 

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,192
Động cơ
372,348 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Bài phân tích khá hay : kế hoạch rất hay, rất khả thi cho đến khi phải xử lý vấn đề "đầu tiên" là tiền đâu.
Châu Âu giàu có thật nhưng để gánh một khoản chi tiêu khổng lồ này thì nhà giàu cũng khóc nhé.


Tham vọng bỏ xa khả năng
Đại sứ Trần Đức Mậu

Tại cuộc gặp cấp cao vừa qua của một nhóm quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cùng lãnh đạo EU và NATO ở thủ đô London (Anh), Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã đề xuất kế hoạch tái vũ trang châu Âu với số tiền 800 tỷ euro (khoảng 841 tỷ USD) với mục đích cốt lõi là tăng cường tiềm lực quân sự cho các quốc gia thành viên EU.
Theo đó, Ủy ban châu Âu muốn các quốc gia thành viên trong thời gian 4 năm tới chi 800 tỷ euro để hiện đại hóa và phát triển mới vũ khí, thiết bị quân sự cho quân đội của các quốc gia thành viên, trong đó đặc biệt là hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa, pháo binh, đạn pháo và tên lửa, thiết bị bay không người lái, hệ thống vũ khí chống thiết bị bay không người lái, tăng cường năng lực ứng phó chiến tranh trong không gian mạng.

Cho tới nay, đây là kế hoạch đầu tư lớn nhất cho quân sự và quốc phòng của EU. Có thể dễ dàng thấy được là tình thế phải cấp thiết và thời cuộc bức bách đến mức độ nào mới buộc EU giữa lúc tình hình kinh tế khó khăn và nội bộ lục đục lại khởi xướng việc vũ trang trở lại các nước thành viên.

Lý do là lâu nay các đồng minh của Mỹ trong EU và NATO luôn tin tưởng và dựa cậy vào cam kết của Mỹ bảo đảm an ninh cho đồng minh. Nhưng chính quyền mới ở Mỹ từ khi ông Donald Trump trở lại cầm quyền trong thời gian vừa qua lại có nhiều phát ngôn và hành động khiến các đồng minh của Mỹ ở châu Âu như thể buộc phải tỉnh ngộ, buộc phải nhận thấy rằng không thể tiếp tục tin tưởng vào Mỹ được như trước nữa. Và tốt nhất là phải tự chủ thật sự về bảo đảm an ninh cho chính mình và cho Ukraine. Không có Mỹ, ngay đến cả chính NATO hiện tại chứ chưa kể đến EU cũng không phải là địch thủ ngang tầm với Nga về quân sự và an ninh.

Kế hoạch tái vũ trang châu Âu nếu được thực hiện thì sẽ là gắng gượng rất ghê gớm về chính trị và tài chính của các thành viên EU. Theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, EU sẽ bố trí ngân sách nhằm dành ra 150 tỷ euro cho các thành viên vay để đầu tư vào quân sự và quốc phòng. Phần 650 tỷ euro còn lại thì các thành viên EU tự vay từ thị trường tài chính và tiền tệ quốc tế, tức là thông qua tăng nợ công. EU sẽ nới lỏng những quy định hiện hành hạn chế mức độ nợ công cho phép đối với các thành viên. Phép tính của EU là các thành viên tăng thêm 1,5% GDP cho ngân sách quốc phòng hằng năm để có được 650 tỷ euro trong khoảng thời gian 4 năm tới.

Nhìn vào biểu hiện ra bên ngoài thì mạch toan tính và cách tính này của Ủy ban châu Âu thật chu toàn, thấu đáo và các thành viên EU có thể yên tâm sẽ không bị EU trừng phạt khi tăng mức độ vay nợ công vượt quá mức hạn định lâu nay. Trong thực chất, kế hoạch này là tham vọng lớn. Vấn đề là tham vọng này lại bỏ xa khả năng thực tế của các thành viên EU. Vì áp lực đối nội và ưu tiên chính sách đối nội nên có thể nhiều thành viên EU sẽ không sẵn sàng và không thể tăng ngân sách quốc phòng hằng năm, không dám tăng mức nợ công, không mặn mà với định hướng xây dựng lực lượng quân đội riêng cho châu Âu trong khi vẫn còn có NATO. Nội bộ EU vẫn rạn nứt về chính sách đối với Nga và về quan hệ với Mỹ. Trong khi đó, tiền đi vay thì rồi vẫn phải trả lại chứ đâu có được cho không, biếu không.

Ý tưởng dẫu có hay và hợp nhưng tính khả thi trên thực tế lại hạn chế vậy thì chưa thể giúp EU sớm thoát được ra khỏi tình thế khó khăn, khó xử hiện tại.
 

langtulanhlung

Xe điện
Biển số
OF-117674
Ngày cấp bằng
21/10/11
Số km
2,569
Động cơ
405,537 Mã lực
Nơi ở
Bốn phương trời
Tại sao Nga quyết định mở Chiến dịch quân sự đặc biệt ? Tại sao Nga để các nước Châu Âu gia nhập NATO, dù 32 hay 300 nước cũng chả sao, Maicron và Stame tập hợp toàn châu Âu đòi đưa quân vào Ucraina, Nga chỉ coi là tiếng hú của đàn lợn, nhưng riêng Ukraine và Belarus thì không ! mà phản ứng dữ dội?
Nga, Ukrane và Belarut đều có chung nguồn gốc, chung chữ viết, chung tiếng nói và cả tôn giáo. Khi Liên bang Xô-Viết sụp đổ, các nước tách ra độc lập như Ucraina, Belarut, Stonia, Latvia, Liathua...chỉ sau một đêm, Nga mất hẳn 30 triệu dân. Từ đây, Nga luôn bị phương Tây cô lập, chèn ép, từng bước lôi kéo, kết nạp các nước láng giềng, nhằm áp sát các vị trí chiến lược mang tính sống còn của Nga. Đau nhất là người em Ukraine thích nhai sigum, uống coca nên hướng Tây. Tại Ucraina,Tâm lý bài Nga, chống Nga của các thế lực phát xít luôn được phương Tây hậu thuẫn đe dọa trực tiếp cộng đồng người Nga sinh sống và cả chính an ninh của đất nước Nga. Đặc biệt, bán đảo Creme và Biển Đen là lối thoát duy nhất của Nga để bơi ra Địa Trung Hải, nhưng Liên Xô đã tặng Creme cho người em Ukraine từ 1954. Như vậy, Biển Đen – biển duy nhất mà người Nga có được và biên giới Ukraine vùng đệm để Nga chống lại mọi cuộc xâm lăng của kẻ thù từ hàng trăm năm qua có nguy cơ rơi vào tay Mỹ và Nato. Đây cũng chính là lý do NATO cố tình mở rộng về phía Đông sát nách Nga. Nếu để Ukraine vào Nato có khác nào kề dao vào cổ, dí khẩu súng lục vào mang tai Nga. Đây, chính là Lằn ranh đỏ cuối cùng buộc Nga phải ngăn chặn bằng mọi giá đó là hành động tất yếu không có sự lựa chọn nào khác! Nga ngày nay là của đế chế Putin, đế chế của quyền lực và sức mạnh. Ông nói:" Ai không nhớ về Liên xô kẻ đó không có trái tim. Ai muốn trở về thời Liên Xô kẻ đó thực sự ngu ngốc". Putin không theo vết xe đổ của Goocbachop, Boos Enxin, ông biết kế thừa tinh hoa của Liên xô và sáng tạo con đường cho riêng mình.30 năm ông nếm mật nằm gai, để vực nước Nga từ đống đổ nát thành siêu cường. Giờ ai thích làm bạn thì Nga vẫn thủy chung, Ai thích cấm vận cứ việc cấm , kẻ thích nắm đấm Nga OK, Khi một cuộc chiến không thể tránh thì Nga sẽ ra tay trước!
Nguồn. https://www.facebook.com/share/p/1641S3A3T3/?mibextid=wwXIfr
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top