[Funland] Tình hình Nga - Ukraine Vol.169 (số đặc biệt: xung đột Nga và Ukraine)

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,202
Động cơ
372,425 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Cứ vùi dập anh Dê thế này thì anh Dê sao sống nổi.

(PLO)- Ông Putin cho rằng nếu cuộc bầu cử tổng thống Ukraine được tổ chức thì ông Zelensky không có cơ hội tái đắc cử, mà vị trí này sẽ thuộc một nhân vật khác.

Ngày 24-2, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định rằng nếu cuộc bầu cử ở Ukraine được tổ chức, Tổng thống Ukraine - ông Volodymyr Zelensky sẽ không có cơ hội tái đắc cử, theo hãng thông tấn TASS.
Theo nhà lãnh đạo Nga, cựu Tổng tư lệnh quân đội Ukraine - ông Valery Zaluzhny có nhiều cơ hội đắc cử tổng thống Ukraine hơn ông Zelensky.
"Với việc ứng cử viên tiềm năng [ông Zaluzhny] có khả năng được các chính trị gia khác ủng hộ, bao gồm các cựu thủ tướng, thì người đứng đầu chế độ hiện tại hoàn toàn không có cơ hội giành chiến thắng trong cuộc bầu cử. Không có cơ hội nào” - ông Putin nói trong cuộc phỏng vấn của đài VGTRK.

Tổng thống Ukraine.jpg

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS

"Tất nhiên, nếu cuộc bầu cử không bị gian lận trắng trợn. Nhưng điều này cũng sẽ không tốt cho ông [Zelensky] - ông Putin nói thêm.
Ông Putin lặp lại rằng các cuộc bầu cử ở Ukraine đã bị hủy bỏ do thiết quân luật.
"Và trong trường hợp đàm phán [hòa bình], thiết quân luật có thể cần phải sớm được dỡ bỏ và sau đó là cuộc bầu cử ngay lập tức. Đây chính là vấn đề mà người đứng đầu chế độ hiện tại [Kiev] gặp phải" - ông Putin nói thêm.
Văn phòng Tổng thống Ukraine chưa lên tiếng về bình luận trên của ông Putin.
Thiết quân luật của Ukraine đã được áp dụng liên tục kể từ ngày 24-2-2022, ngày đầu tiên Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt.
Trước đây, ông Zelensky thường xuyên nhấn mạnh rằng các cuộc bầu cử tại Ukraine không thể được tổ chức trong thời chiến và cần kết thúc “giai đoạn nóng” của cuộc xung đột với Moscow thì Kiev mới có thể đảm bảo an ninh, dỡ bỏ thiết quân luật và tổ chức bầu cử.
Tuy nhiên, vào ngày 23-2 ông Zelensky nói rằng ông sẵn sàng từ chức nếu điều đó mang lại hòa bình cho đất nước, gợi ý rằng ông có thể từ bỏ vị trí lãnh đạo để đổi lấy tư cách thành viên NATO cho Ukraine, theo đài CNN.

VĨNH KHANG
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
33,626
Động cơ
1,417,822 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Ô hô ai tai.
Thế này thì anh Dê bị chiếu hết rồi nhỉ.
Không ký thì Mỹ cứ để Nga nó chén thêm một khúc nữa. Sau đó thì Nga và Mỹ chia hàng với nhau thôi.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng hợp tác với Mỹ về khoáng sản và Washington có thể đầu tư vào cả những vùng Moskva đã tuyên bố sáp nhập ở Ukraine.

"Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với đối tác Mỹ, không chỉ là cơ quan chính phủ mà còn là các công ty, nếu họ muốn tham gia", Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ngày 24/2 tại một phiên họp về đất hiếm. "Chúng tôi chắc chắn có nhiều hơn đáng kể, tôi xin nhấn mạnh, nhiều hơn đáng kể tài nguyên này so với Ukraine. Nga là một trong những nước dẫn đầu về trữ lượng kim loại đất hiếm".

Ông chủ Điện Kremlin nhắc đến trữ lượng nhôm của Nga, gợi ý Moskva có thể cung ứng cho Washington và hợp tác với doanh nghiệp Mỹ để phát triển nguồn cung hơn nữa. Tổng thống Putin để ngỏ khả năng cho phép Mỹ tiếp cận các mỏ khoáng sản ở những vùng Nga tuyên bố sáp nhập tại miền đông Ukraine.

"Chúng tôi sẵn sàng thu hút đối tác nước ngoài đến những vùng lãnh thổ lịch sử đã trở về với Nga", ông Putin bổ sung. "Có trữ lượng khoáng sản nhất định tại đó. Chúng tôi sẵn sàng làm việc với các đối tác, bao gồm cả Mỹ".

Tổng thống Putin xác nhận các công ty Nga và Mỹ "đang liên lạc" và thảo luận về các dự án kinh tế chung liên quan giải quyết xung đột Ukraine.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin, Moskva ngày 24/2. Ảnh: AFP

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin, Moskva ngày 24/2. Ảnh: AFP

Nga cuối tháng 9/2022 tuyên bố sáp nhập 4 tỉnh Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia sau các cuộc trưng cầu dân ý, dù chưa kiểm soát hoàn toàn khu vực nào trong số này. Moskva sau đó đặt 4 tỉnh vào "ô hạt nhân", thuật ngữ chỉ việc một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân cam kết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ hoặc đồng minh bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Ukraine cùng nhiều nước phương Tây chỉ trích và không công nhận động thái của Nga, nói rằng cuộc trưng cầu dân ý là bất hợp pháp và mang tính ép buộc.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây liên tục thúc giục Ukraine ký một thỏa thuận đất hiếm tiềm năng, trong đó Kiev cung cấp lượng đất hiếm tương đương 500 tỷ USD để hoàn trả những gì đã nhận từ Washington từ khi nổ ra xung đột với Nga tháng 2/2022.

Ukraine từ chối, nói số tiền Mỹ viện trợ không đến 500 tỷ USD và muốn Washington có đảm bảo an ninh cho Kiev.

Giới chuyên gia phương Tây trước đó hoài nghi về khả năng khai thác khoáng sản tại Ukraine trong tương lai gần, bởi hầu hết trữ lượng của Ukraine nằm ở khu vực Nga kiểm soát hoặc rất gần chiến tuyến.

Vị trí khu vực có tài nguyên khoáng sản ở Ukraine. Vùng màu đỏ là nơi Nga đang kiểm soát. Đồ họa: United Media 24

Vị trí khu vực có tài nguyên khoáng sản ở Ukraine. Vùng màu đỏ là nơi Nga đang kiểm soát. Đồ họa: United Media 24

Phó thủ tướng Ukraine Olga Stefanishyna ngày 24/2 cho biết nước này đang trong giai đoạn đàm phán cuối về thỏa thuận khoáng sản. Bà hy vọng ông Trump và ông Zelensky có thể ký thỏa thuận này tại Washington "để thể hiện cam kết của chúng tôi trong nhiều thập kỷ tới".

Tổng thống Trump cùng ngày nói Mỹ "rất gần" một thỏa thuận khoáng sản với Ukraine, thêm rằng ông Zelensky có thể đến Washington "tuần này hoặc tuần sau để ký thỏa thuận".

Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) về chiến lược công nghiệp Stephane Sejourne nói ông cũng đã đề xuất một thỏa thuận khoáng sản với giới chức Ukraine khi tháp tùng Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen thăm Kiev. Ông Sejourne mô tả đây sẽ là thỏa thuận "đôi bên có lợi".

Giới chức Ukraine chưa bình luận về thông tin.

Như Tâm (Theo AFP, Reuters)
Mỹ gật thì Ukr coi như xong phần lãnh thổ đó, chuẩn bị nhân sự để cắm mốc biên giới mới là vừa
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
33,626
Động cơ
1,417,822 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Ái chà cụ tập giọng điệu hơi có tí nhắc nhở Nga đừng vội quên Trung Quốc nhé chắc sợ Nga có bạn mới mà lại quên mất bạn cũ :D
Vui duyên mới đừng quên nhiệm vụ :D
 

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,202
Động cơ
372,425 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Loa loa loa, tin từ tình báo U đây, bao uy tín nhá.

TPO - Quan chức tình báo Ukraine cho biết, Nga có kế hoạch sản xuất 3.000 tên lửa tầm xa trong năm 2025, tốc độ sản xuất nhanh hơn nhiều so với tất cả các nước châu Âu cộng lại.

Phát biểu tại Diễn đàn Ukraine năm 2025, ông Oleh Ivashchenko, người đứng đầu Cơ quan Tình báo Đối ngoại Ukraine, cho biết, Nga có kế hoạch sản xuất khoảng 3.000 tên lửa tầm xa vào năm 2025. Theo ông, trong năm nay, Nga cũng dự định sản xuất 7 triệu quả đạn pháo và mìn cỡ lớn.
"Về vấn đề này, Nga đang sản xuất rất nhiều và tốc độ nhanh hơn đáng kể so với tất cả các nước châu Âu cộng lại. Số lượng tên lửa tầm xa dự kiến đạt khoảng 3.000 trong năm nay", ông Oleh Ivashchenko nhấn mạnh.

Tình báo Ukraine: Nga có kế hoạch sản xuất 3.000 tên lửa tầm xa trong năm 2025 ảnh 1

Cũng tại diễn đàn, ông Kyrylo Budanov, người đứng đầu Tổng cục Tình báo Quốc phòng Ukraine, lưu ý, Triều Tiên đang cung cấp 50% lượng đạn dược mà Nga cần trong cuộc xung đột với Ukraine.
Theo quan chức này, Triều Tiên cũng đã bắt đầu cung cấp pháo tự hành 170mm và hệ thống pháo phản lực 240mm với số lượng lớn cho Nga.
Trước đó, truyền thông Ukraine đưa tin, Nga đã tăng cường các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái vào Ukraine, sử dụng các linh kiện do nước ngoài để sản xuất vũ khí. Ngoài ra, Nga bắt đầu phát triển một tên lửa mới cho hệ thống tên lửa chống tăng Kornet. Vũ khí mới có nhiều đặc điểm giống với tên lửa chống tăng có điều khiển Korsar (ATGM) của Ukraine.
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
12,626
Động cơ
877,571 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Ô hô ai tai.
Thế này thì anh Dê bị chiếu hết rồi nhỉ.
Không ký thì Mỹ cứ để Nga nó chén thêm một khúc nữa. Sau đó thì Nga và Mỹ chia hàng với nhau thôi.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng hợp tác với Mỹ về khoáng sản và Washington có thể đầu tư vào cả những vùng Moskva đã tuyên bố sáp nhập ở Ukraine.

"Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với đối tác Mỹ, không chỉ là cơ quan chính phủ mà còn là các công ty, nếu họ muốn tham gia", Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ngày 24/2 tại một phiên họp về đất hiếm. "Chúng tôi chắc chắn có nhiều hơn đáng kể, tôi xin nhấn mạnh, nhiều hơn đáng kể tài nguyên này so với Ukraine. Nga là một trong những nước dẫn đầu về trữ lượng kim loại đất hiếm".

Ông chủ Điện Kremlin nhắc đến trữ lượng nhôm của Nga, gợi ý Moskva có thể cung ứng cho Washington và hợp tác với doanh nghiệp Mỹ để phát triển nguồn cung hơn nữa. Tổng thống Putin để ngỏ khả năng cho phép Mỹ tiếp cận các mỏ khoáng sản ở những vùng Nga tuyên bố sáp nhập tại miền đông Ukraine.

"Chúng tôi sẵn sàng thu hút đối tác nước ngoài đến những vùng lãnh thổ lịch sử đã trở về với Nga", ông Putin bổ sung. "Có trữ lượng khoáng sản nhất định tại đó. Chúng tôi sẵn sàng làm việc với các đối tác, bao gồm cả Mỹ".

Tổng thống Putin xác nhận các công ty Nga và Mỹ "đang liên lạc" và thảo luận về các dự án kinh tế chung liên quan giải quyết xung đột Ukraine.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin, Moskva ngày 24/2. Ảnh: AFP

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin, Moskva ngày 24/2. Ảnh: AFP

Nga cuối tháng 9/2022 tuyên bố sáp nhập 4 tỉnh Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia sau các cuộc trưng cầu dân ý, dù chưa kiểm soát hoàn toàn khu vực nào trong số này. Moskva sau đó đặt 4 tỉnh vào "ô hạt nhân", thuật ngữ chỉ việc một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân cam kết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ hoặc đồng minh bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Ukraine cùng nhiều nước phương Tây chỉ trích và không công nhận động thái của Nga, nói rằng cuộc trưng cầu dân ý là bất hợp pháp và mang tính ép buộc.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây liên tục thúc giục Ukraine ký một thỏa thuận đất hiếm tiềm năng, trong đó Kiev cung cấp lượng đất hiếm tương đương 500 tỷ USD để hoàn trả những gì đã nhận từ Washington từ khi nổ ra xung đột với Nga tháng 2/2022.

Ukraine từ chối, nói số tiền Mỹ viện trợ không đến 500 tỷ USD và muốn Washington có đảm bảo an ninh cho Kiev.

Giới chuyên gia phương Tây trước đó hoài nghi về khả năng khai thác khoáng sản tại Ukraine trong tương lai gần, bởi hầu hết trữ lượng của Ukraine nằm ở khu vực Nga kiểm soát hoặc rất gần chiến tuyến.

Vị trí khu vực có tài nguyên khoáng sản ở Ukraine. Vùng màu đỏ là nơi Nga đang kiểm soát. Đồ họa: United Media 24

Vị trí khu vực có tài nguyên khoáng sản ở Ukraine. Vùng màu đỏ là nơi Nga đang kiểm soát. Đồ họa: United Media 24

Phó thủ tướng Ukraine Olga Stefanishyna ngày 24/2 cho biết nước này đang trong giai đoạn đàm phán cuối về thỏa thuận khoáng sản. Bà hy vọng ông Trump và ông Zelensky có thể ký thỏa thuận này tại Washington "để thể hiện cam kết của chúng tôi trong nhiều thập kỷ tới".

Tổng thống Trump cùng ngày nói Mỹ "rất gần" một thỏa thuận khoáng sản với Ukraine, thêm rằng ông Zelensky có thể đến Washington "tuần này hoặc tuần sau để ký thỏa thuận".

Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) về chiến lược công nghiệp Stephane Sejourne nói ông cũng đã đề xuất một thỏa thuận khoáng sản với giới chức Ukraine khi tháp tùng Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen thăm Kiev. Ông Sejourne mô tả đây sẽ là thỏa thuận "đôi bên có lợi".

Giới chức Ukraine chưa bình luận về thông tin.

Như Tâm (Theo AFP, Reuters)
Và tất nhiên Mỹ sẽ làm việc với Nga hơn là với Ukraine. Vì Nga là thằng có tóc. Còn Ukraine trọc đầu
Như vậy Mỹ sẽ để cho Nga lấy hết đất Uk. Biên giới Nga sẽ kéo đến sát Ba Lan.
Nato hay tây Âu càng phụ thuộc vào chiếc ô quốc phòng của Mỹ.
Mỹ tha hồ thu tiền bảo kê Châu Âu.
 

3077

Xe container
Biển số
OF-146453
Ngày cấp bằng
20/6/12
Số km
9,929
Động cơ
-363,063 Mã lực
Quan trọng là phải có bản hiệp định hòa bình và các điều khoản trong đó mà Putin yc ạ. Nếu Mĩ đạt đc hết khoáng sản của Ukr thì quân EU chẳng thèm vào để bảo vệ Mĩ khai thác.
E thấy 100 kiểu 2 mặt con buôn lắm, 1 mặt ra điều kiện hết sức ngặt nghèo với Ukr nhưng mặt khác cũng truyền thông những đk mà Nga khó mà chấp nhận. Tới khi cần vẫn lật mặt được, giờ mà hài lòng với EU và Ukr có khi lại bảo do Nga
không đồng ý đk lại bơm thật lực cho Ukr.

Putin claimed, in an interview circulated by Russian state media shortly after Trump’s comments, that the conflict “was not discussed in essence” with US leadership.
Trong 1 diễn biến khác thì hôm qua 24/2 EU cũng thông qua gói trừng phạt thứ 16 vào Nga
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
12,626
Động cơ
877,571 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Loa loa loa, tin từ tình báo U đây, bao uy tín nhá.

TPO - Quan chức tình báo Ukraine cho biết, Nga có kế hoạch sản xuất 3.000 tên lửa tầm xa trong năm 2025, tốc độ sản xuất nhanh hơn nhiều so với tất cả các nước châu Âu cộng lại.

Phát biểu tại Diễn đàn Ukraine năm 2025, ông Oleh Ivashchenko, người đứng đầu Cơ quan Tình báo Đối ngoại Ukraine, cho biết, Nga có kế hoạch sản xuất khoảng 3.000 tên lửa tầm xa vào năm 2025. Theo ông, trong năm nay, Nga cũng dự định sản xuất 7 triệu quả đạn pháo và mìn cỡ lớn.
"Về vấn đề này, Nga đang sản xuất rất nhiều và tốc độ nhanh hơn đáng kể so với tất cả các nước châu Âu cộng lại. Số lượng tên lửa tầm xa dự kiến đạt khoảng 3.000 trong năm nay", ông Oleh Ivashchenko nhấn mạnh.

Tình báo Ukraine: Nga có kế hoạch sản xuất 3.000 tên lửa tầm xa trong năm 2025 ảnh 1


Cũng tại diễn đàn, ông Kyrylo Budanov, người đứng đầu Tổng cục Tình báo Quốc phòng Ukraine, lưu ý, Triều Tiên đang cung cấp 50% lượng đạn dược mà Nga cần trong cuộc xung đột với Ukraine.
Theo quan chức này, Triều Tiên cũng đã bắt đầu cung cấp pháo tự hành 170mm và hệ thống pháo phản lực 240mm với số lượng lớn cho Nga.
Trước đó, truyền thông Ukraine đưa tin, Nga đã tăng cường các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái vào Ukraine, sử dụng các linh kiện do nước ngoài để sản xuất vũ khí. Ngoài ra, Nga bắt đầu phát triển một tên lửa mới cho hệ thống tên lửa chống tăng Kornet. Vũ khí mới có nhiều đặc điểm giống với tên lửa chống tăng có điều khiển Korsar (ATGM) của Ukraine.
Công nghiệp quốc phòng của Nga đã vận hành 100% Công suất. Nga sẽ đủ vũ khí để có thể phải kéo dài cuộc chiến. Lấp đầy các kho dự trữ đã vơi trong cuộc chiến vừa quá.
Hết chiến tranh ta nên đặt hàng ngay để được giao sớm mà giá cũng hợp lý hơn.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
33,626
Động cơ
1,417,822 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Em cũng chẳng biết tại sao cho đến khi đọc bài báo này. Hic.

VOV.VN - Mới đây, trên mạng xã hội X xuất hiện hình ảnh máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine đang bay ở độ cao thấp tại một địa điểm không được tiết lộ ở Ukraine. Chiếc máy bay được cho là đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.

Chiến thuật bay thấp của F-16
Hình ảnh ấn tượng này đã cung cấp cái nhìn về cách Ukraine triển khai phi đội F-16 mới trong cuộc xung đột đang diễn ra, làm nổi bật chiến thuật hoạt động trên không của nước này.

vi sao tiem kich f-16 buoc phai bay thap khi tham chien tai ukraine hinh anh 1

Phi đội F-16. Ảnh: Getty

Chuyến bay tầm thấp của tiêm kích F-16 được cho là động thái được tính toán kỹ lưỡng dựa trên chiến lược quân sự. Các phi công Ukraine vận hành những máy bay F-16 này ở độ cao tối thiểu, thường dưới 150m, để tránh hệ thống radar của Nga.
Chiến thuật bay thấp cho phép máy bay chiến đấu sử dụng địa hình đồi núi, thung lũng và rừng cây rậm rạp như một lá chắn tự nhiên khiến đối phương khó phát hiện. Đây là một lợi thế quan trọng đối với Ukraine trong vùng chiến sự nơi Nga duy trì các mạng lưới phòng không tinh vi như S-300 và S-400. Các hệ thống phòng không này rất hiệu quả trong việc theo dõi các mục tiêu ở độ cao lớn nhưng lại khó nắm bắt mục tiêu bay thấp - nơi tín hiệu radar có thể bị che khuất.

Ngoài khả năng tàng hình, việc bay tầm thấp còn giúp tăng cường độ chính xác cho nhiệm vụ tấn công của tiêm kích F-16. Phi công có thể phát hiện mục tiêu bằng hình ảnh và phóng đạn dược chính xác vào các vị trí, tuyến tiếp tế hoặc cơ sở hạ tầng của Nga.
Tuy nhiên, chiến thuật này đi kèm với rủi ro nhất định, khiến máy bay chiến đấu phải đối mặt với các mối đe dọa trên mặt đất như hệ thống phòng không di động [MANPADS] và súng phòng không, đồng thời đòi hỏi kỹ năng và sự phối hợp đặc biệt giữa phi công với lực lượng mặt đất. Đối với Ukraine, cách tiếp cận này phản ánh một chiến lược rộng lớn hơn là tích hợp công nghệ phương Tây trong chiến lược tấn công khi không bên nào đạt được ưu thế trên không.
Đây không phải là lần đầu tiên máy bay F-16 của Ukraine bay bám sát mặt đất. Kể từ lần đầu tiên hoạt động tại Ukraine vào tháng 8/2024, tiêm kích này đã thực hiện các hoạt động tương tự. Vào ngày 9/2/2025, video đăng tải trên X cho thấy chiếc F-16 thực hiện hoạt động bay thấp. Một ngày sau (10/2), một video khác cho thấy chiếc F-16AM được trang bị bom lượn và tên lửa không đối không bay gần mặt đất.
Những hoạt động lặp đi lặp lại này cho thấy mô hình chiến thuật nhất quán khi Ukraine tích hợp máy bay chiến đấu vào chiến lược phòng thủ, cân bằng rủi ro và cơ hội trong một cuộc chiến kéo dài.
Tính đến ngày 23/2/2025, Ukraine đang vận hành một phi đội F-16 khá khiêm tốn, mặc dù số lượng máy bay chính xác vẫn chưa được tiết lộ vì lý do an ninh. Theo một số báo cáo, Ukraine hiện có hơn 10 tiêm kích F-16 đang hoạt động, hầu hết từ các đợt bàn giao ban đầu của Đan Mạch và Hà Lan vào năm 2024. Các đối tác phương Tây đã cam kết chuyển giao tổng cộng khoảng 80 máy bay F-16 cho Kiev. Tuy nhiên, việc bàn giao đang gặp phải nhiều trở ngại.
Bỉ có kế hoạch bàn giao 2 tiêm kích F-16 cho Ukraine vào cuối năm 2024 nhưng đã thông báo hoãn lại kế hoạch vào tháng 12/2024, với lý do thiếu phi công và phụ tùng thay thế. Bộ trưởng Quốc phòng Bỉ Ludivine Dedonder cho biết, việc chuyển giao dự kiến diễn ra vào năm 2025. Điều này làm nổi bật những thách thức về mặt hậu cần khi tích hợp những máy bay phức tạp này vào nỗ lực chiến đấu của Ukraine.

Dàn vũ khí của F-16
Những chiếc F-16 mà Ukraine sở hữu chủ yếu là các biến thể F-16AM/BM, các mẫu nâng cấp giữa vòng đời của thiết kế F-16A/B Block 15. Các nước NATO hiện đang loại bỏ dần loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư này để chuyển sang sử dụng tiêm kích F-35 tiên tiến của Mỹ. Dù vậy, những chiếc F-16 mà phương Tây bàn giao đã được hiện đại hóa với hệ thống điện tử hàng không và vũ khí tiên tiến phù hợp với nhu cầu của Kiev. Chúng có radar AN/APG-66(V)2 của tập đoàn Northrop Grumman, cung cấp khả năng phát hiện mục tiêu trên không và trên mặt đất, kết hợp với hệ thống điện tử AN/ALQ-131 của Raytheon, cung cấp các biện pháp đối phó điện tử mạnh mẽ để gây nhiễu radar và hệ thống dẫn đường tên lửa của đối phương.
Phi công cũng sử dụng Thiết bị tích hợp trên mũ có thể tháo rời thế hệ mới (JHMCS), cho phép nhắm mục tiêu chính xác vào tên lửa ngoài tầm ngắm. Đối với nhiệm vụ chiến đấu trên không, tiêm kích f-16 mang theo tên lửa tầm ngắn AIM-9 Sidewinder, tầm nhiệt, thường là các biến thể AIM-9L/M hoặc AIM-9X, và tên lửa tầm trung AIM-120C-5 hoặc AIM-120C-7, vượt trội hơn so với tên lửa R-27 và R-73 từ thời Liên Xô mà lực lượng không quân Ukraine trước đây từng sử dụng.
Ngoài ra, tiêm kích F-16 được trang bị các loại bom dẫn đường chính xác như Bom đường kính nhỏ GBU-39/B có cánh giúp mở rộng phạm vi tấn công hay tên lửa chống bức xạ radar AGM-88 HARM để nhắm vào các địa điểm radar của Nga.
Máy bay F-16 cũng được trang bị pháo M61A1 Vulcan 20mm để tham gia các cuộc không chiến tầm gần. Việc lắp các bình nhiên liệu bên ngoài giúp mở rộng phạm vi hoạt động của máy bay lên đến hơn 1.500 km, có thể bao phủ tiền tuyến rộng lớn của Ukraine. Máy bay có 6 giá treo vũ khí, cho phép điều chỉnh tải trọng linh hoạt, cân bằng giữa vai trò phòng không và tấn công mặt đất.
Việc nâng cấp chiến đấu cơ F-16 phản ánh nỗ lực chung của phương Tây nhằm tăng cường năng lực không quân của Ukraine để đối phó với lực lượng không quân Nga vượt trội về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, quy mô nhỏ của phi đội F-16 và việc thiếu cơ sở hạ tầng hỗ trợ đầy đủ của NATO đã hạn chế tiềm năng của chiến đấu cơ này, buộc Ukraine phải dựa vào các hoạt động phân tán và những chiến thuật đặc biệt như bay tầm thấp. Theo giới phân tích, việc điều khiển F-16 bay tầm thấp là minh chứng cho quyết tâm của Ukraine trong nỗ lực thích nghi và đối phó với những thách thức trên bầu trời trong một cuộc chiến không ngừng nghỉ.
Các nhà phân tích quân sự Nga thường xuyên nhấn mạnh đến việc nhắm mục tiêu vào tiêm kích F-16 trên mặt đất, trích dẫn khả năng dễ bị tấn công của chúng trong giai đoạn cất cánh và hạ cánh. Nga được cho là đang đặt mục tiêu phá vỡ khả năng duy trì và vận hành các chiến đấu cơ tiên tiến của Ukraine, nhằm bảo toàn ưu thế trên không của Nga và hạn chế khả năng phản công của Kiev.

Hồng Anh/VOV.VN (tổng hợp)
Theo Bulgaria Military, Newsweek
Cái gì cũng có 2 mặt của nó

Bay cao: tầm tấn công tốt, quan sát phát hiện máy bay địch tốt, có thể sử dụng vũ khí không đối không tầm xa. Tiết kiệm nhiên liệu nên có thể duy trì thời gian hiện diện trên không lâu hơn.
Đổi lại: bị ra đa đối phương phát hiện từ xa, nguy cơ bị bắn hạ do tiêm kích hoặc tên lửa phòng không cao hơn. Đối phương có nhiều thời gian để đối phó.

Bay thấp: tránh được ra đa của đối phương, nguy cơ bị bắn hạ bởi tên lửa phòng không tầm xa/tiêm kích đối phương ít hơn, tiếp cận mục tiêu gần hơn.
Đổi lại: tiêu thụ nhiên liệu lớn hơn, phi công đòi hỏi tay lái cứng và căng thẳng hơn khi bay, tầm bắn của các loại vũ khí giảm đi nhiều, nguy cơ bị bắn hạ bởi tên lửa vác vai, súng phòng không, thậm chí là súng bộ binh.
 

maitrang1972

Xe điện
Biển số
OF-189866
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
3,576
Động cơ
388,815 Mã lực
Ái chà cụ tập giọng điệu hơi có tí nhắc nhở Nga đừng vội quên Trung Quốc nhé chắc sợ Nga có bạn mới mà lại quên mất bạn cũ :D
Em cho rằng, dù chính sách của cụ Trăm có thế nào đi chăng nữa, thì tình bạn của cụ Tin và cụ Tập vẫn rất bền vững :D.

Bởi từ việc cụ Trăm phủ định cụ 7 mà suy ra, hai cụ đều biết rằng chẳng có gì chắc chắn khi cụ Trăm hết nhiệm kỳ, và cụ Trăm 5.0 lên thay thì không thay đổi 180 độ chính sách của Trăm 2.0 cả .
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
33,626
Động cơ
1,417,822 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Công nghiệp quốc phòng của Nga đã vận hành 100% Công suất. Nga sẽ đủ vũ khí để có thể phải kéo dài cuộc chiến. Lấp đầy các kho dự trữ đã vơi trong cuộc chiến vừa quá.
Hết chiến tranh ta nên đặt hàng ngay để được giao sớm mà giá cũng hợp lý hơn.
Nếu mà như cơ quan này tuyên bố, 2025 Nga sẽ có 3.000 tên lửa tầm xa + 75.000 bom lượn, chưa kể đến cả vài vạn UAV Geran các loại. Phía Ukr hết viện trợ Mỹ, nghe chừng ... căng
 

trantien

Xe tăng
Biển số
OF-37433
Ngày cấp bằng
7/6/09
Số km
1,405
Động cơ
498,984 Mã lực

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
27,741
Động cơ
944,526 Mã lực
Nơi ở
Bắc Triều Tiên, Hà Nội
Vậy là rõ rồi nhỉ.

Mỹ bỏ phiếu phản đối nghị quyết chỉ trích Nga về chiến sự Ukraine do châu Âu đề xuất, đánh dấu sự thay đổi lập trường của Washington trong vấn đề.

Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 24/2 bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết do Ukraine và châu Âu đệ trình, có nội dung chỉ trích Nga châm ngòi xung đột với Ukraine và yêu cầu Moskva rút quân ngay lập tức. Dự thảo được thông qua với ít sự ủng hộ hơn so với các nghị quyết tương tự trước đó, nhận 93 phiếu thuận, 18 phiếu chống và 65 phiếu trắng.

Mỹ bỏ phiếu chống, cùng quan điểm với Nga. Động thái đánh dấu bước ngoặt trong lập trường của Washington về chiến sự Nga - Ukraine dưới thời Tổng thống Donald Trump.

"Các đồng nghiệp Mỹ của chúng tôi hôm nay đã tận mắt chứng kiến con đường dẫn đến hòa bình ở Ukraine sẽ không hề dễ dàng và nhiều bên cố trì hoãn hòa bình lâu nhất có thể. Nhưng chúng ta không nên bị cản trở bởi điều này", Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia phát biểu trước Đại Hội đồng.

Mỹ gần đây quyết định đàm phán với Nga để tìm giải pháp cho chiến sự Ukraine, gạt Kiev cùng các đồng minh châu Âu khỏi bàn thương lượng. Phái đoàn Mỹ và Nga ngày 18/2 gặp nhau tại thủ đô Riyadh, Arab Saudi, để khởi động đối thoại cải thiện quan hệ song phương và các bước chuẩn bị cho đàm phán chấm dứt chiến sự tại Ukraine.

Đại sứ các nước thành viên Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc bỏ phiếu trong phiên họp ngày 24/2 tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP

Đại sứ các nước thành viên Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc bỏ phiếu trong phiên họp ngày 24/2 tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP

Các nghị quyết mà Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua không mang tính ràng buộc, nhưng có sức nặng chính trị, phản ánh quan điểm toàn cầu về cuộc xung đột. Không quốc gia thành viên nào có quyền phủ quyết tại Đại Hội đồng.

Đại Hội đồng LHQ cùng ngày cũng bỏ phiếu về một nghị quyết khác xoay quanh chiến sự Ukraine. Mỹ vốn là bên đệ trình dự thảo với nội dung ngắn gọn, không chỉ trích Nga. Tuy nhiên, Pháp cùng các đồng minh châu Âu đã yêu cầu chỉnh sửa, thêm nội dung chỉ trích Nga và nhấn mạnh toàn vẹn lãnh thổ Ukraine trước khi đưa tài liệu ra bỏ phiếu.

Nghị quyết này được thông qua với 93 phiếu thuận, 73 phiếu trắng và 8 phiếu phản đối. Do phải chỉnh sửa nghị quyết theo ý châu Âu, Mỹ đã bỏ phiếu trắng.

Washington sau đó đưa dự thảo nghị quyết gốc của nước này ra bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cơ quan gồm 15 thành viên, trong đó Mỹ là một trong 5 thành viên có quyền phủ quyết. Dự thảo được thông qua với 10 phiếu thuận, Pháp, Anh, Đan Mạch, Hy Lạp và Slovenia bỏ phiếu trắng.

Một nguồn tin ngoại giao cho biết dự thảo nhấn mạnh "niềm thương tiếc những sinh mạng mất đi trong xung đột Nga - Ukraine", tái khẳng định mục đích của Liên Hợp Quốc là duy trì hòa bình và an ninh, kêu gọi "nhanh chóng chấm dứt xung đột" và không đề cập đến tính toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

"Nghị quyết này đưa chúng ta đến con đường hòa bình. Đây là bước đầu tiên, nhưng quan trọng, và chúng ta đều nên tự hào", quyền Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Dorothy Shea phát biểu trước Hội đồng Bảo an. "Chúng ta phải dùng nó để xây dựng tương lai hòa bình cho Ukraine, Nga và cộng đồng quốc tế".

Như Tâm (Theo AFP, Reuters)
Thế này thì tầm 70% dân số/lãnh thổ TG ủng hộ Nga rồi.
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
27,741
Động cơ
944,526 Mã lực
Nơi ở
Bắc Triều Tiên, Hà Nội
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
33,626
Động cơ
1,417,822 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Sau khi bỏ phiếu chống NQ về Ukraine do Pháp đề xuất tại Đại hội đồng LHQ, Mỹ đã yêu cầu bỏ phiếu tại Hội đồng BA LHQ nghị quyết về Ukr do Mỹ soạn thảo. Kết quả 10 phiếu thuận, 5 phiếu trắng của Anh, Pháp, Đan Mạch, Hy Lạp và Slovenia. Chỉ trong 1 ngày, EU và Ukr thua trắng 0-2.

Trích

Tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Hoa Kỳ đã cùng Nga bỏ phiếu chống lại nghị quyết của Ukraine do châu Âu hậu thuẫn, trong đó lên án hành động xâm lược của Moscow và yêu cầu Nga rút quân ngay lập tức.

Đây là một thay đổi lớn đối với chính quyền Trump tại cơ quan thế giới gồm 193 thành viên, nơi các nghị quyết không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý nhưng được coi là thước đo dư luận thế giới.

Sau đó, Hoa Kỳ thúc đẩy bỏ phiếu cho dự thảo ban đầu của mình tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nơi các nghị quyết có tính ràng buộc về mặt pháp lý và có quyền phủ quyết cùng với Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp. Cuộc bỏ phiếu tại hội đồng gồm 15 thành viên là 10-0 với năm quốc gia châu Âu bỏ phiếu trắng – Anh, Pháp, Đan Mạch, Hy Lạp và Slovenia.

 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,894
Động cơ
1,186,117 Mã lực
Kết quả cuộc họp giữa cụ Trăm và anh phi công. em tóm tắt thông báo của cụ Trăm. Như này thì chuyến đi của anh Marcon là có tác dụng gì rồi.

Hôm nay tôi đã có cuộc họp với TT Pháp Marcon. Các bên đều thống nhất mục tiêu là chấm dứt chiến tranh tại Ukraine. Tôi nhấn mạnh về tầm quan trọng của " thỏa thuận khoáng sản và đất hiếm " giữa Mỹ và Ukraine mà chúng tôi mong là sẽ được ký sớm. Thỏa thuận này sẽ giúp người dân Mỹ nhận lại được hàng chục tỷ đô la viện trợ bằng tiền và vũ khí cho Ukraine. Cùng lúc đó tôi đã có cuộc nói chuyện ngiêm túc với TT Nga Putin về việc chấm dứt chiến tranh và các thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế giữa Mỹ và Nga.

1740447140663.png
 

dracula_bg

Xe điện
Biển số
OF-179590
Ngày cấp bằng
1/2/13
Số km
3,290
Động cơ
134,049 Mã lực
Em thấy Mỹ nó gán cho ai là Độc tài thì gần như là án tử rồi , không lẽ anh Ze độc tài xịn hơn ngài Sàdam Hussain , Gaddafi hay Maduro .
Anh Ze và đồng bọn cũng ăn ngập mồm tiền tuồn vũ khí ra chợ đen nhưng ra vẻ nhảy dựng lên khi nghe con số viện trợ phải trả 500 tỷ usd , chắc chắn người Mỹ có bằng chứng tung ra để anh đi theo Saddam mà ng Mỹ không bị tiếng ác với dư luận
dựng quá đi chứ cụ, vì dù ăn ngập mồm nhưng tiền nhận đc 1 mà giờ nó bảo 5 thì lại chẳng dựng ngược, không khác gì câu chuyện một bọn cướp ngân hàng đc 1tr USD, tối ngồi nghe ti zi thấy bản tin thời sự ngân hàng báo cáo thiệt hại 5tr USD do vụ cướp.
còn bằng chứng thì chỉ là muỗi với team đó thôi, một tập A4 dơ ra là đủ, còn chẳng ai xác nhận chi tiết trong cái tập đó cả, cái này không khác gì kiểu 1 lọ muối dơ lên, cả một quốc gia tan nát.
 

Milan1899

Xe container
Biển số
OF-197825
Ngày cấp bằng
8/6/13
Số km
5,871
Động cơ
1,333,699 Mã lực
Chiêu này hiểm, thể hiện độ quái vật và lưu manh rất cao, dân xã hội chắc cũng ngán ngẩm chào thua. Sang nhà nó mà lấy... :))

Nguồn tin của chúng tôi cho biết Văn phòng Tổng thống muốn đưa các vùng lãnh thổ mà Nga chiếm giữ vào các thỏa thuận với Trump, nhưng Hoa Kỳ đã từ chối. =))

Sviridenko cho biết có 350 tỷ đô la tài nguyên đất hiếm ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng

Bankova tiếp tục thúc đẩy câu chuyện này với hy vọng lôi kéo Trump vào cuộc xung đột.

 

trantien

Xe tăng
Biển số
OF-37433
Ngày cấp bằng
7/6/09
Số km
1,405
Động cơ
498,984 Mã lực
Mỹ, Trump, Elon Musk sẽ không dừng lại di sản của Biden cho đến khi họ thỏa thuận được phần lợi ích của mình với Nga.

Sứ mệnh của Biden là đặt các lá bài còn lại của Mỹ lên bàn, ông ấy đã hoàn thành phần việc của mình. Trump chỉ là người làm nốt công việc của Biden để lại: Thoát khỏi ván bài với những quân bài xấu và cố gắng nhận về lợi ích nhiều nhất có thể.

Có thể nói Biden đã tố vống lên rồi Trump mặc cả với khả năng của một nhà kinh tế. Ông ấy (Trump) sẽ không vội úp các quân bài (dù xấu) khi chưa đạt được phần lợi ích mong muốn.

Lợi ích này (của Mỹ) em nghĩ không phải 500 tỉ khoáng sản của Ucr, không phải an ninh của EU mà là vị thế đồng Đô la. Người Mỹ sẽ gặp vấn đề lớn nếu dự trữ đồng Đô trên thế giới suy giảm với món nợ khổng lồ của họ. Em nghĩ Nga sẽ phải quay trở lại giao dịch dầu khí bằng đồng Đô (dù ít hay nhiều) cũng như bỏ ngỏ Trung Đông cho Mỹ cầm cái.
Rồi sẽ đến lúc 100 lôi cha con Biden ra tòa xử thôi. Ko đến lỗi mỹ miều như thuyết âm mưu trên đây đâu.
 

cocken

Xe tải
Biển số
OF-872023
Ngày cấp bằng
23/11/24
Số km
228
Động cơ
16,606 Mã lực
Anh Trump hét giá còn hơn chị em ở chợ Bến Thành, anh nào yếu tim là dính chưởng ngay. Tình hình mấy ngày này rối tung, chưa biết ngã ngũ thế nào. Thấy ai cũng tuyên bố hùng hồn. Cầu cho thớt này sớm đóng.
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
27,741
Động cơ
944,526 Mã lực
Nơi ở
Bắc Triều Tiên, Hà Nội
Verkhovna Rada - QH Ukraine đã không bỏ phiếu cho Zelensky trước sự chứng kiến của các ủy viên châu Âu.

Các đại biểu của Verkhovna Rada, trước sự chứng kiến của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu, đã bác bỏ một dự luật ủng hộ việc tiếp tục nắm giữ quyền lực của Vladimir Zelensky.

Theo tờ báo Strana, nghị quyết này được 218 phiếu bầu trong tổng số 226 phiếu cần thiết. Nghị quyết nêu rõ Zelensky "phải thực hiện đầy đủ quyền hạn của mình cho đến khi tổng thống mới đắc cử của Ukraine nhậm chức theo phần một của Điều 108 Hiến pháp Ukraine".

Các nguồn tin từ Ukraine đưa tin rằng theo cách này, Zelensky đã nhận phải một cái tát vào mặt từ chính quyền hợp pháp duy nhất tại Ukraine.

https://eadaily.com/en/news/2025/02/24/the-verkhovna-rada-failed-to-vote-for-zelensky-in-the-presence-of-european-commissioners
Nhẽ nào QH sắp ra nghị quyết yêu cầu anh Ze từ chức ngay lập tức nhỉ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top