Ngon chưa, có Ba lan đỡ rồi nhóe, cứ yên tâm mà cắt.
Việc cơ sở hạ tầng năng lượng bị tàn phá trong cuộc xung đột quân sự khiến Ukraine phải dựa vào nguồn điện dự phòng nhập khẩu từ các nước EU, bao gồm Slovakia.
www.nguoiduatin.vn
Việc cơ sở hạ tầng năng lượng bị tàn phá trong cuộc xung đột quân sự khiến Ukraine phải dựa vào nguồn điện dự phòng nhập khẩu từ các nước EU, bao gồm Slovakia.
Ba Lan đã bày tỏ thiện chí sẵn sàng giúp đỡ Kiev nếu Thủ tướng Slovakia Robert Fico hiện thực hóa lời đe dọa cắt nguồn cung điện dự phòng sang nước láng giềng Ukraine, hãng Bloomberg đưa tin hôm 29/12, dẫn lời một quan chức Ba Lan.
Chính phủ Ba Lan sẵn sàng tăng cường sản xuất điện trong nước để bù đắp cho bất kỳ tình trạng thiếu hụt nào mà hệ thống điện vốn đã căng thẳng của Ukraine sẽ phải gánh chịu trong trường hợp Slovakia có động thái, theo vị quan chức Ba Lan.
Việc cơ sở hạ tầng năng lượng bị tàn phá trong cuộc xung đột quân sự khiến Ukraine phải dựa vào nguồn điện dự phòng nhập khẩu từ các nước EU, bao gồm Slovakia. Ảnh: Getty Images
Tuyên bố của các bên được đưa ra trong bối cảnh đồng hồ vẫn đang tích tắc đếm ngược về thời điểm sau ngày 31/12 khi dòng khí đốt Nga qua Ukraine tới châu Âu sẽ ngừng chảy.
Thủ tướng Slovakia Robert Fico hôm 27/12 đã đe dọa sẽ ngừng xuất khẩu điện sang Ukraine để đáp trả quyết định của Kiev về việc không gia hạn thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga vào năm 2025.
https://nguoiduatin.vn/su-san-sang-ung-ho-ukraine-cho-den-khi-chien-thang-giam-dang-ke-o-chau-au-204241229132605532.htm
Ukraine phụ thuộc vào nguồn điện nhập khẩu từ các nước EU, bao gồm Slovakia, trong bối cảnh các cuộc tấn công quân sự đang tàn phá cơ sở hạ tầng năng lượng của quốc gia Đông Âu.
"Nếu không thể tránh khỏi, chúng tôi sẽ dừng nguồn cung điện mà Ukraine cần trong thời gian mất điện lưới", ông Fico cho biết khi phản hồi kế hoạch của Ukraine về việc không tiếp tục vận chuyển khí đốt Nga sang một số châu Âu, trong đó bao gồm Slovakia.
Đường ống qua Ukraine là tuyến đường chính để vận chuyển khí đốt Nga đến EU. Trong khi phần lớn các quốc gia thành viên của khối này đã từ bỏ khí đốt Nga, Slovakia vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn năng lượng này nhập khẩu từ Nga.
Hợp đồng vận chuyển khí đốt giữa Nga và Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 1/1 năm sau. Ukraine sẽ không gia hạn hợp đồng, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết vào ngày 19/12.
Trong khi ông Zelensky nhiều lần tuyên bố ông sẽ không cho phép Moscow tiếp tục thu lợi từ việc bán khí đốt được quá cảnh qua đất nước mình kể từ tháng 1/2025, nhà lãnh đạo Ukraine cũng ám chỉ rằng ông sẽ sẵn sàng vận chuyển nhiên liệu từ các quốc gia khác ngoài Nga nếu Ủy ban châu Âu (EC) – cơ quan điều hành EU – yêu cầu.
Trong khi EU đặt mục tiêu loại bỏ dần việc nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch từ Nga vào năm 2027, khí đốt không phải là một phần trong các lệnh trừng phạt mà khối này áp đặt đối với Moscow kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2/2022.
Điều đó có nghĩa là các công ty châu Âu vẫn được phép ký kết hợp đồng và tiếp tục nhập khẩu nếu các thỏa thuận đó phù hợp với các quy định hiện hành của EU. Các công ty năng lượng từ Áo, Hungary, Italy và Slovakia đã kêu gọi tiếp tục vận chuyển khí đốt Nga qua Ukraine.
Các nhà phân tích năng lượng đã chỉ ra rằng, ngay cả khi đạt được thỏa thuận để tiếp tục quá cảnh khí đốt Nga qua Ukraine, thì thỏa thuận đó cũng chỉ là tạm thời vì EC đang chuẩn bị lộ trình chấm dứt hoạt động nhập khẩu năng lượng của khối này từ Nga. Chiến lược đó dự kiến sẽ được công bố vào tháng 2/2025.
Minh Đức (Theo Bloomberg, Kyiv Independent)