[Funland] Tình hình Nga - Ukraine Vol.169 (số đặc biệt: xung đột Nga và Ukraine)

hd-vt

Xe lăn
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
10,490
Động cơ
374,591 Mã lực
Tuổi
58
Có nhưng có cod để bắn ném đâu hơn nữa không đồng ý nó bóp cổ cho chết ngay từ ngày đấy rùi còn đâu. Lúc đấy NATO chưa dám gạ vào đâu.
Thế giờ vẫn bị bóp đấy thây. Có cây sắt thì mài cũng thành kiếm, không có sắt thì lấy cành cây làm kiếm ư.
Hạt le hình như khó ở khâu nguyên liệu, cn thì không còn khó nữa, em thấy tivi bẩu vậy hehe.
 

hd-vt

Xe lăn
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
10,490
Động cơ
374,591 Mã lực
Tuổi
58
thủ đô LX ở đâu thì gốc LX ở đó.
Nga chiếm được 4 tỉnh Ukraine thì Nga đã chiếm được cả Ukraine đâu??
Thế bv tổ quốc, chiến thắng xóa nạn phát xít W2 là LX, người Uc cũng đã hy sinh làm điều đó, ngay Sít ta lin đâu phải người Nga, người LX hehe. Máu của chúng mài, nhưng chiến công của tau, khôn thế.
 

Honda Future Fi

Xe máy
Biển số
OF-719171
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
94
Động cơ
82,119 Mã lực
Tuổi
39
Đúng đấy cụ ạ, tính ra từ hồi 08.2024 tới giờ là tiến khá nhanh rồi, nếu tiếp cận Dnipro thì lại phải trải dài chiến tuyến ra thêm và áp lực cho các tuyến hậu cần phía sau.
Tóm lại là cứ đánh thôi, nhưng chắc chọn những chỗ ngon để lấn !!!
Với cả ai vội vàng muốn đàm phán thì phải chịu nhượng bộ ( chịu thiệt ) trên bàn đàm phán !!!
 

trungngothu

Xe điện
Biển số
OF-196772
Ngày cấp bằng
1/6/13
Số km
2,316
Động cơ
869,701 Mã lực
Nơi ở
Thanh Nhàn
Thế giờ vẫn bị bóp đấy thây. Có cây sắt thì mài cũng thành kiếm, không có sắt thì lấy cành cây làm kiếm ư.
Hạt le hình như khó ở khâu nguyên liệu, cn thì không còn khó nữa, em thấy tivi bẩu vậy hehe.
Nhiều cụ vẫn nghĩ giá mà ngày xưa ko trả hột le nhỉ, sự thật thì việc trao trả này chỉ có lợi cho Mỹ và tây Âu, ko trao trả thì đúng 100% là ko ai dám đụng đến U thật, nhưng là vì ở U có căn cứ quân sự của Nga. Vũ khí LX thì phải luôn cần Nga phối hợp bảo dưỡng, vận hành, ko phải toàn lính Nga thì cũng là 1 kiểu hợp tác nào đó, có thể kiểu quân cảng sevastopol.
Trả vũ khí về Nga chính là Mỹ dỡ bỏ dc tấm lá chắn tại U, mở đường cho việc thao túng của Mỹ.
 

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,203
Động cơ
372,391 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Tử tế gì đâu. Thấy Mỹ ngoạm miếng to nên EU cố tình bơm thêm vũ khí cho U cà chiến tiếp với Nga để có phần thôi mà.

Paris cho biết đã bắt đầu thảo luận với Kiev từ cuối năm ngoái để tiếp cận tài nguyên khoáng sản của Ukraine, nhằm đa dạng nguồn cung và phục vụ cho ngành quốc phòng Pháp.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu tiết lộ thông tin với đài France Info hôm nay, cho biết thời điểm bắt đầu đàm phán là tháng 10/2024, khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thăm Pháp. Ông Zelensky đã đề cập khoáng sản trong "kế hoạch chiến thắng" để ứng phó Nga.

"Tổng thống Ukraine đã đưa ra một số đề nghị, không chỉ với Mỹ mà còn với cả Pháp", ông Lecornu nói. Quá trình thảo luận do Bộ Quốc phòng hai bên phụ trách.

Bộ trưởng Lecornu khẳng định Pháp không tìm kiếm một khoản bồi hoàn từ Ukraine dưới hình thức khoáng sản cho những khoản viện trợ Paris đã gửi cho Kiev trong chiến sự với Nga.

"Nhưng ngành quốc phòng Pháp sẽ cần lượng nhất định các khoáng sản có vai trò thiết yếu cho các hệ thống vũ khí của chúng tôi. Không phải năm sau, mà là trong 30-40 năm nữa. Pháp cần đa dạng hóa nguồn cung", ông Lecornu nói, không nêu cụ thể là những nguyên tố gì.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu tại Paris ngày 23/1. Ảnh: AFP

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu tại Paris ngày 23/1. Ảnh: AFP

Thông tin về đàm phán khoáng sản Pháp - Ukraine xuất hiện một ngày sau khi Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết Ukraine và Mỹ đã hoàn tất dự thảo thỏa thuận khoáng sản. Tổng thống Zelensky dự kiến tới Washington gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 28/2 để ký thỏa thuận này.

Thỏa thuận dự kiến nêu rằng Mỹ và Ukraine sẽ thiết lập một quỹ đầu tư tái thiết. Ukraine sẽ đóng góp vào quỹ 50% doanh thu từ việc cấp phép khai thác khoáng sản và cơ sở hạ tầng có liên quan. Quỹ đầu tư sẽ do chính phủ Ukraine và Mỹ cùng quản lý trên cơ sở bình đẳng.

Vị trí các khu vực có khoáng sản ở Ukraine. Đồ họa: Guardian

Vị trí các khu vực có khoáng sản ở Ukraine. Đồ họa: Guardian

Ukraine xếp thứ 40 trong số các quốc gia khai thác khoáng sản và sở hữu khoảng 5% trữ lượng khoáng sản của thế giới, theo Dữ liệu Khai khoáng Thế giới (WMD) 2024. Tuy nhiên, không phải tất cả tài nguyên này đã được khai thác hoặc có thể khai thác dễ dàng.

Các chuyên gia địa chất, trong đó có các thành viên Cục Nghiên cứu Địa chất và Khai khoáng Pháp (BRGM), xác định hơn 100 loại tài nguyên khoáng sản tại Ukraine trong một nghiên cứu công bố năm 2023, trong đó có sắt, mangan, than chì, titanium, lithium và uranium. Lithium và than chì là những nguyên liệu quan trọng cho sản xuất pin điện.

Như Tâm (Theo AFP, France Info)
 

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,203
Động cơ
372,391 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Ký văn kiện bán nước, à nhầm bán khoáng sản thì sang, không thì nghỉ ở nhà khỏi phải sang.

Ông Zelensky muốn tìm kiếm đảm bảo an ninh từ Mỹ trong thỏa thuận khoáng sản, nhưng ông Trump dường như chỉ quan tâm đến lợi ích của Washington.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/2 thông báo người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ tới Nhà Trắng ngày 28/2 để ký thỏa thuận khoáng sản được mong đợi từ lâu. Ông đưa ra thông báo ngay khi bắt đầu cuộc họp nội các đầu tiên của nhiệm kỳ hai, ca ngợi đây là "thỏa thuận rất lớn".

Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cùng ngày cho biết Kiev và Washington đã chốt dự thảo thỏa thuận khoáng sản, trong khi Tổng thống Zelensky nói đây là thỏa thuận sơ bộ, nhưng "có thể là một thành công lớn". "Mức độ thành công đến đâu sẽ phụ thuộc vào cuộc trò chuyện của tôi với Tổng thống Trump", ông nói.

Dự thảo này có tên gọi Thỏa thuận Thiết lập quy tắc và điều kiện của Quỹ Đầu tư Tái thiết Ukraine, trong đó nêu rõ Ukraine sẽ đóng góp 50% doanh thu từ việc cấp phép khai thác khoáng sản và cơ sở hạ tầng có liên quan vào quỹ do Washington và Kiev cùng quản lý. Khoản đóng góp chung của Mỹ và Ukraine sẽ được đầu tư cho quá trình tái thiết đất nước, nền kinh tế và an ninh của Ukraine.

Cả hai lãnh đạo dường như đều kỳ vọng vào thỏa thuận khoáng sản, nhưng giới quan sát cảnh báo cuộc gặp cấp cao tại Washington sẽ tiềm ẩn nguy cơ thất bại, khi ông Trump và ông Zelensky đang theo đuổi những mục tiêu khác biệt. Họ cho rằng lãnh đạo Ukraine đề cao nhu cầu về an ninh tương lai của Kiev, trong khi Tổng thống Trump chỉ quan tâm tới những lợi ích về khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản khổng lồ của Ukraine.

Cuộc gặp ở Nhà Trắng ngày 28/2 đánh dấu bước ngoặt quan trọng đối với Ukraine sau khi chính quyền ông Trump gần đây có nhiều động thái khiến Kiev lo ngại. Tổng thống Mỹ đã điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, khởi động tiến trình đàm phán về xung đột Ukraine mà không có sự tham gia của Kiev. Ông Trump cũng đã công khai chỉ trích Ukraine "châm ngòi cuộc chiến" và gọi Tổng thống Zelensky là "nhà độc tài không được bầu".

Ông Donald Trump (giữa) gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Paris đầu tháng 12/2024. Ảnh: AFP

Ông Donald Trump (giữa) gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Paris đầu tháng 12/2024. Ảnh: AFP

Cuộc gặp thượng đỉnh này mang đến cho ông Zelensky cơ hội đánh giá thiện chí của ông Trump về đề xuất Mỹ tham gia đảm bảo an ninh để ngăn nguy cơ Ukraine bị tấn công lần nữa sau khi ký thỏa thuận hòa bình. Ukraine xem đây là điều kiện rất quan trọng đối với sự tồn tại lâu dài của nước này.

Một điều khoản trong dự thảo thỏa thuận nhấn mạnh đây là một phần của cấu trúc an ninh lớn hơn, như hỗ trợ Ukraine gia nhập NATO hoặc đưa ra các đảm bảo an ninh thay thế.

"Nếu chúng tôi được thông báo Mỹ sẽ là một trong những quốc gia chính tham gia đảm bảo an ninh, điều đó có thể được coi là thành công", ông Zelensky nói, nhấn mạnh Kiev phải biết rõ lập trường của Washington trước khi có thể bắt đầu những bước tiếp theo.

Lãnh đạo Ukraine tiết lộ rằng ông sẽ hỏi thẳng Tổng thống Trump rằng "liệu Mỹ có ngừng viện trợ hay không?" khi tới Washington ký kết thỏa thuận khoáng sản. Nội các Ukraine sẽ khó xem xét thỏa thuận hợp tác khai thác khoáng sản với Mỹ nếu không nhận được bất cứ cam kết an ninh nào từ ông Trump.

Tuy nhiên, trái với mong muốn của ông Zelensky, Tổng thống Trump cho rằng Mỹ sẽ không cung cấp đảm bảo quân sự hoặc an ninh trực tiếp cho Ukraine.

"Tôi sẽ không đưa ra các đảm bảo an ninh quá mức cho phép. Chúng tôi sẽ để châu Âu làm điều đó, vì châu Âu là hàng xóm của họ", ông Trump nói ngày 26/2.

Hiện chưa rõ liệu ông Trump có ám chỉ Mỹ sẽ từ chối cung cấp hỗ trợ quân sự trực tiếp cho Ukraine nếu đạt thỏa thuận hòa bình, hay ông có thể cho phép Washington đóng vai trò yểm trợ về mặt quân sự cho các nước châu Âu triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine hậu xung đột hay không.

Tổng thống Trump bày tỏ mong muốn chấm dứt cuộc chiến đã kéo dài 3 năm qua, xem chấm dứt đổ máu là "điều quan trọng nhất". Song ông cũng nói rõ mục tiêu quan trọng khác khi theo đuổi thỏa thuận.

"Điều quan trọng thứ hai là tôi không muốn phải trả thêm tiền nữa. Bây giờ chúng ta sẽ lấy lại toàn bộ số tiền đó và thậm chí nhiều hơn", ông Trump đề cập tới hàng tỷ USD mà chính quyền cựu tổng thống Joe Biden đã viện trợ cho Ukraine kể từ khi xung đột nổ ra.

Mỹ đã gây sức ép rất lớn với Ukraine để ký thỏa thuận khoáng sản. Washington ban đầu đề xuất thỏa thuận trong đó Ukraine dùng lượng "đất hiếm và những thứ khác" tương đương 500 tỷ USD để đổi lấy các khoản viện trợ từ Mỹ.

Ông Trump sau đó đề nghị Ukraine trao quyền sở hữu 50% khoáng sản quan trọng của nước này cho Mỹ để hoàn trả những gì Kiev nhận từ Washington từ khi nổ ra xung đột với Nga tháng 2/2022.

Kiev kiên quyết bác bỏ, nói rằng những hỗ trợ trước đây của Mỹ không có bất kỳ điều khoản hoàn trả nào. Tổng thống Zelensky ngày 26/2 khẳng định Ukraine không mắc nợ vì đã nhận các khoản viện trợ quân sự nước ngoài. Ông cho rằng việc coi viện trợ như "khoản nợ phải trả" trong thỏa thuận khoáng sản sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm, khiến các nước khác cũng yêu cầu Ukraine phải trả lại những gì mà họ đã cung cấp.

"Tôi sẽ không đồng ý ngay cả khi chỉ hoàn trả 10 xu", ông nói.

Vị trí các khu vực có khoáng sản ở Ukraine. Đồ họa: WSJ

Vị trí các khu vực có khoáng sản ở Ukraine. Đồ họa: WSJ

Cuộc gặp của ông Trump và ông Zelensky diễn ra sau hai tuần đầy biến động, khi Washington có một số động thái xích lại gần Moskva, gồm cả cuộc bỏ phiếu chống nghị quyết về Ukraine chỉ trích Nga tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

"Chúng tôi thực sự phụ thuộc vào Mỹ và ông Trump. Điều quan trọng là không để Mỹ từ bỏ vai trò bên hậu thuẫn chính hoặc một trong những bên ủng hộ cho an ninh Ukraine", ông Zekensky nói.

Tổng thống Ukraine cho biết ông sẽ tiếp tục thúc đẩy tham vọng gia nhập NATO hoặc các đảm bảo an ninh tương đương cho Kiev. Ông thêm rằng sẽ cần tìm hiểu liệu Mỹ có đưa ra những đảm bảo như vậy, hay Ukraine cần tìm ở nơi khác.

Tuy nhiên, ông Trump ngày 26/2 đã dội một gáo nước lạnh vào mong muốn này, nhấn mạnh Kiev sẽ không được gia nhập NATO, tái khẳng định quan điểm của Nga rằng việc Ukraine muốn trở thành một phần của liên minh là lý do khiến chiến sự bùng phát.

Ông cho rằng thỏa thuận khoáng sản ký với ông Zelensky sẽ mở ra cơ hội để Mỹ hiện diện tại Ukraine để khai thác tài nguyên, thêm rằng đây sẽ là "thỏa thuận tuyệt vời cho Ukraine".

"Chúng tôi sẽ hiện diện và điều đó giống như một dạng an ninh tự động, vì không ai sẽ gây rối với người của chúng tôi tại đó", ông Trump nói. "Ukraine có thể quên về NATO đi".

Thùy Lâm (Theo Washington Post, AFP, RBC Ukraine)
 

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,203
Động cơ
372,391 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Sau khi đập bàn lấy được 500 rồi thì cho lại 5 hào vì "thương anh ấy túng quá".

Tổng thống Trump bày tỏ tôn trọng người đồng cấp Ukraine và thể hiện lạc quan trước khi gặp ông Zelensky tại thủ đô Washington.

"Tôi có nói thế không? Tôi không thể tin là mình đã nói thế", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Anh Keir Starmer tại Nhà Trắng ngày 27/2, khi được đề nghị bình luận về lời chỉ trích Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky là "nhà độc tài không được bầu" do ông đưa ra hồi tuần trước.

Ông Trump bày tỏ lạc quan rằng cuộc gặp giữa ông với Tổng thống Zelensky tại Mỹ ngày 28/2 sẽ diễn ra "tốt đẹp và hòa hợp". "Tôi rất tôn trọng ông ấy. Chúng tôi đã cung cấp cho ông ấy rất nhiều thiết bị và nhiều tiền, nhưng họ cũng chiến đấu rất dũng cảm. Ai đó phải sử dụng các trang thiết bị và họ đã rất dũng cảm theo nghĩa này", ông nói thêm.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Anh Keir Starmer tại Nhà Trắng ngày 27/2. Ảnh: AFP

Tổng thống Trump tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Anh tại Nhà Trắng ngày 27/2. Ảnh: AFP

Tổng thống Mỹ cho rằng thỏa thuận khoáng sản mà ông sắp ký với người đồng cấp Zelensky sẽ "rất tuyệt vời" cho Ukraine.

"Chúng tôi sẽ tới đó để đào, đào và đào. Chúng tôi sẽ đào thật nhiều", ông Trump nói. "Người dân Mỹ sẽ được hoàn số tiền hàng trăm tỷ USD đã viện trợ để giúp Ukraine tự vệ", ông nói thêm.

Phát biểu được đưa ra trước khi lãnh đạo hai nước gặp nhau để ký thỏa thuận về khai thác khoáng sản ở Ukraine mà ông Trump thúc đẩy.

Ông Trump đã nhiều lần chỉ trích các khoản viện trợ hàng tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine. Tổng thống Mỹ hôm 18/2 còn cho rằng Ukraine đã "bắt đầu cuộc chiến", đảo ngược lập trường lâu nay của phương Tây rằng Moskva là bên khơi mào.

Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal ngày 26/2 cho biết Kiev và Washington đã chốt dự thảo thỏa thuận khoáng sản, trong khi Tổng thống Zelensky nói đây là thỏa thuận sơ bộ nhưng "có thể là thành công lớn".

Dự thảo có tên "Thỏa thuận Thiết lập quy tắc và điều kiện của Quỹ Đầu tư Tái thiết Ukraine", trong đó nêu rõ Ukraine sẽ đóng góp 50% doanh thu từ cấp phép khai thác khoáng sản và cơ sở hạ tầng có liên quan vào quỹ do hai nước cùng quản lý. Khoản đóng góp chung của Washington và Kiev sẽ được đầu tư cho quá trình tái thiết đất nước, nền kinh tế và an ninh của Ukraine.

Tuy nhiên, ông Shmyhal nhấn mạnh thỏa thuận có liên quan trực tiếp đến các đảm bảo an ninh dành cho Ukraine, khẳng định cả Tổng thống Zelensky và chính quyền Ukraine sẽ không xem xét thỏa thuận nếu thiếu chúng.

Ukraine xếp thứ 40 trong số các quốc gia khai thác khoáng sản và sở hữu khoảng 5% trữ lượng khoáng sản của thế giới, theo Dữ liệu Khai khoáng Thế giới (WMD) 2024. Tuy nhiên, không phải tất cả tài nguyên này đã được khai thác hoặc có thể khai thác dễ dàng.

Các chuyên gia địa chất xác định có hơn 100 loại tài nguyên khoáng sản tại Ukraine, trong đó có sắt, mangan, than chì, titanium, lithium và uranium. Lithium và than chì là những nguyên liệu quan trọng cho sản xuất pin điện.

Vị trí các khu vực có khoáng sản ở Ukraine. Đồ họa: WSJ

Vị trí các khu vực có khoáng sản ở Ukraine. Đồ họa: WSJ

Thùy Lâm (Theo AFP)
 

iociov

Xe tải
Biển số
OF-173227
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
232
Động cơ
350,845 Mã lực
Thế giờ vẫn bị bóp đấy thây. Có cây sắt thì mài cũng thành kiếm, không có sắt thì lấy cành cây làm kiếm ư.
Hạt le hình như khó ở khâu nguyên liệu, cn thì không còn khó nữa, em thấy tivi bẩu vậy hehe.
Ukr mà giữ khư khư "cây sắt" thì cũng chua đấy. Thời đấy bỏ vkhn là cửa sáng nhất rồi

Đối vs phương tây: Càng ít quốc gia sở hữu vkhn thì càng tốt, họ duy trì đc ưu thế răn đe. Và để vkhn ở 1 nơi đang loạn như xà bần thì càng nguy hiểm. Trong khi Nga có thêm số vkhn từ Ukr thì cũng ko thay đổi cán cân hạt nhân (Nga vốn đã nhiều vkhn, và có thể sx thêm, để nó lấy đồ chơi về thì cũng ko đáng sợ hơn là bao, ko cho nó thu hồi về có khi nó còn đúc ra nhiều hơn)

Đối vs Nga: Thu hồi vkhn, duy trì ưu thế răn đe, tránh nguy cơ thất thoát/lộ công nghệ vkhn vì loạn lạc

Đối vs Ukr: Giữ vkhn cũng ko sử dụng được, trong khi nguy cơ về an ninh tình báo, tai nạn rò rỉ phóng xạ, gánh nặng chi phí bảo trì, bảo đảm an ninh khu vực căn cứ. Mà cố giữ thì lại thành cái đích để thế giới kỳ thị, lo ngại. Trong khi bỏ đi thì nhẹ gánh, lại đc mớ tiền đầu tư, giữ hòa khí vs cả đông và tây.

Tóm lại thì cả 3 bên đều có lý do để cho rằng Ukr bỏ vkhn lấy tiền là 1 kèo thơm. Còn chuyện mấy chục năm sau anh em đấm nhau tóe máu đầu thì ai mà tính trước được
 

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,203
Động cơ
372,391 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Chum vẫn là Mỹ thôi mà. Luôn là cây gậy và củ cà rốt.


(VTC News) - Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp gia hạn thêm một năm một số lệnh trừng phạt đối với Nga liên quan đến xung đột Ukraine.

Theo các tài liệu do Nhà Trắng công bố hôm 27/2, các lệnh trừng phạt ban đầu được áp dụng vào năm 2014. Sau khi Nga sáp nhập Crimea, các biện pháp này mở rộng thông qua nhiều sắc lệnh hành pháp và hiện được gia hạn thêm một năm nữa cho đến ngày 6/3/2026.
Trong các tài liệu, ông Trump nêu: "Các hành động và chính sách trong các Sắc lệnh Hành pháp này tiếp tục gây ra mối đe dọa bất thường và đối với an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ. Do đó ... Tôi sẽ tiếp tục tình trạng khẩn cấp quốc gia được ban bố trong Sắc lệnh Hành pháp 13660 trong 1 năm".

Ông Trump gia hạn lệnh trừng phạt Nga thêm một năm.

Ông Trump gia hạn lệnh trừng phạt Nga thêm một năm.

Tài liệu này cũng tham chiếu đến một lệnh năm 2022 do Tổng thống khi đó là ông Joe Biden ký, trong đó kéo dài lệnh trừng phạt để đáp trả việc Nga sáp nhập Donetsk và Lugansk. Sắc lệnh tuyên bố sự phát triển này "đe dọa đến hòa bình, ổn định, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, và do đó tạo thành mối đe dọa bất thường đối với an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ".
Nga sáp nhập Donetsk, Lugansk, khu vực Kherson và Zaporizhzhia sau một loạt các cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2022. Ukraine tiếp tục tuyên bố chủ quyền đối với các khu vực này.

Ông Trump từng gợi ý rằng Kiev có thể đòi lại một số lãnh thổ, nhưng cho rằng việc quay trở lại biên giới trước năm 2014 là "không có khả năng". Ông cũng ám chỉ rằng Washington có thể dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga "vào một thời điểm nào đó" như một phần của các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine.
Vào ngày 26/2, Tổng thống Mỹ cho biết ông muốn Ukraine giành lại càng nhiều lãnh thổ “càng tốt” theo một thỏa thuận hòa bình tiềm năng với Nga. Ông tuyên bố rằng Moskva sẽ phải nhượng bộ, nhưng nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận nào cuối cùng cũng phải đại diện cho kết quả tốt nhất có thể cho cả hai bên.
Moskva và Washington hiện đang tham gia vào các cuộc đàm phán sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin vào đầu tháng này và các cuộc hội đàm cấp cao sau đó giữa các phái đoàn Nga và Mỹ.
Vào tháng 6/2024, ông Putin nêu rõ các điều kiện của mình cho các cuộc đàm phán hòa bình với Kiev, bao gồm việc rút toàn bộ quân đội Ukraine khỏi tất cả các vùng lãnh thổ Nga, bao gồm cả bốn vùng sáp nhập năm 2022. Ông cũng yêu cầu Ukraine phải cam kết không bao giờ gia nhập NATO hoặc bất kỳ khối quân sự phương Tây nào khác.
Nga nhiều lần lập luận rằng xung đột Ukraine là do NATO mở rộng về phía biên giới của mình.

Phương Anh (Nguồn: RT )
 

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,203
Động cơ
372,391 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Lâu không gặp có khác, tâm sự với nhau cả ngày luôn.


(VTC News) - Theo TASS, cuộc đàm phán giữa phái đoàn Nga và Mỹ về vấn đề công việc của đại sứ quán đã kết thúc tại Thổ Nhĩ Kỳ sau 6,5 giờ.

Khoảng 16h20 ngày 27/2 (giờ địa phương), chiếc xe chở phái đoàn Nga rời khỏi khu vực dinh thự Tổng lãnh sự Mỹ tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) - nơi diễn ra cuộc đàm phán. Cùng lúc đó, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết sẽ cung cấp thông tin về kết quả cuộc đàm phán theo nhiều hình thức.
Hiện tại, Nga và Mỹ chưa đưa ra tuyên bố về kết quả cuộc đàm phán, nhưng sự kiện này vốn kỳ vọng sẽ giúp hai bên làm rõ những gì có thể thực hiện để đẩy nhanh quá trình cải thiện quan hệ, bình thường hóa hoạt động của đại sứ quán hai nước ở Moskva và Washington.

Xe chở phái đoàn Nga rời khỏi dinh thự Tổng lãnh sự Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: TASS)

Xe chở phái đoàn Nga rời khỏi dinh thự Tổng lãnh sự Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: TASS)

Từ năm 2023 đến nay, phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Nga do Đại sứ Lynne Tracy đứng đầu. Trong khi đó, cựu đại sứ Nga tại Mỹ là ông Anatoly Antonov đã từ chức vào tháng 10/2024.
Trong cuộc gặp Thủ tướng Anh Keir Starmer tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng các cuộc đàm phán với Nga và Ukraine về một thỏa thuận hòa bình đang "tiến triển rất tốt" và ghi nhận những hành động của Nga trong các cuộc đàm phán.

"Tôi nghĩ Nga đã hành động rất tốt... Tôi nghĩ chúng ta đã đạt được tiến triển rất tốt trong thỏa thuận, nhưng chúng ta vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào cả", ông Trump nói, nhấn mạnh ông sẽ không thảo luận về các chi tiết hoạt động gìn giữ hòa bình cho đến khi đạt được thỏa thuận.
Trong những tuần gần đây, Nga - Mỹ thường xuyên tăng cường thực hiện các cuộc tiếp xúc. Vào ngày 12/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump cùng nhau nói chuyện qua điện thoại. Cuộc trò chuyện kéo dài gần một tiếng rưỡi và diễn ra 23 ngày sau lễ nhậm chức của ông Trump. Hai vị tổng thống thảo luận về nhiều vấn đề, bao gồm xung đột Ukraine, quan hệ song phương và trao đổi công dân.
Sau đó, vào ngày 18/2, phái đoàn cấp cao của Nga và Mỹ họp tại Ả Rập Xê-út. Sau cuộc họp, ông Lavrov cho biết hai bên đã đạt được thỏa thuận về việc nhanh chóng bổ nhiệm đại sứ Nga tại Mỹ và đại sứ Mỹ tại Nga cũng như xóa bỏ những trở ngại lâu nay đối với công việc của phái bộ ngoại giao Moskva.
Ông Putin từng nhấn mạnh cả Nga và Mỹ đều mong muốn hướng đến khôi phục quan hệ song phương, "dần dần giải quyết lượng lớn vấn đề mang tính hệ thống và chiến lược tích tụ trong cấu trúc toàn cầu".
Nhà lãnh đạo Nga nói: "Đây chính là những vấn đề gây ra cuộc xung đột ở Ukraine và nhiều khu vực khác".
Trong khi đó, ông Peskov nhận định việc khôi phục mối quan hệ rạn nứt với Mỹ là một quá trình và không thể đạt được những quyết định nhanh chóng hay dễ dàng.

Kông Anh(Nguồn: TASS)
 

Su34

Xe hơi
Biển số
OF-787475
Ngày cấp bằng
14/8/21
Số km
129
Động cơ
43,921 Mã lực
Tuổi
31
Chum vẫn là Mỹ thôi mà. Luôn là cây gậy và củ cà rốt.


(VTC News) - Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp gia hạn thêm một năm một số lệnh trừng phạt đối với Nga liên quan đến xung đột Ukraine.

Theo các tài liệu do Nhà Trắng công bố hôm 27/2, các lệnh trừng phạt ban đầu được áp dụng vào năm 2014. Sau khi Nga sáp nhập Crimea, các biện pháp này mở rộng thông qua nhiều sắc lệnh hành pháp và hiện được gia hạn thêm một năm nữa cho đến ngày 6/3/2026.
Trong các tài liệu, ông Trump nêu: "Các hành động và chính sách trong các Sắc lệnh Hành pháp này tiếp tục gây ra mối đe dọa bất thường và đối với an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ. Do đó ... Tôi sẽ tiếp tục tình trạng khẩn cấp quốc gia được ban bố trong Sắc lệnh Hành pháp 13660 trong 1 năm".

Ông Trump gia hạn lệnh trừng phạt Nga thêm một năm.

Ông Trump gia hạn lệnh trừng phạt Nga thêm một năm.

Tài liệu này cũng tham chiếu đến một lệnh năm 2022 do Tổng thống khi đó là ông Joe Biden ký, trong đó kéo dài lệnh trừng phạt để đáp trả việc Nga sáp nhập Donetsk và Lugansk. Sắc lệnh tuyên bố sự phát triển này "đe dọa đến hòa bình, ổn định, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, và do đó tạo thành mối đe dọa bất thường đối với an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ".
Nga sáp nhập Donetsk, Lugansk, khu vực Kherson và Zaporizhzhia sau một loạt các cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2022. Ukraine tiếp tục tuyên bố chủ quyền đối với các khu vực này.

Ông Trump từng gợi ý rằng Kiev có thể đòi lại một số lãnh thổ, nhưng cho rằng việc quay trở lại biên giới trước năm 2014 là "không có khả năng". Ông cũng ám chỉ rằng Washington có thể dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga "vào một thời điểm nào đó" như một phần của các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine.
Vào ngày 26/2, Tổng thống Mỹ cho biết ông muốn Ukraine giành lại càng nhiều lãnh thổ “càng tốt” theo một thỏa thuận hòa bình tiềm năng với Nga. Ông tuyên bố rằng Moskva sẽ phải nhượng bộ, nhưng nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận nào cuối cùng cũng phải đại diện cho kết quả tốt nhất có thể cho cả hai bên.
Moskva và Washington hiện đang tham gia vào các cuộc đàm phán sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin vào đầu tháng này và các cuộc hội đàm cấp cao sau đó giữa các phái đoàn Nga và Mỹ.
Vào tháng 6/2024, ông Putin nêu rõ các điều kiện của mình cho các cuộc đàm phán hòa bình với Kiev, bao gồm việc rút toàn bộ quân đội Ukraine khỏi tất cả các vùng lãnh thổ Nga, bao gồm cả bốn vùng sáp nhập năm 2022. Ông cũng yêu cầu Ukraine phải cam kết không bao giờ gia nhập NATO hoặc bất kỳ khối quân sự phương Tây nào khác.
Nga nhiều lần lập luận rằng xung đột Ukraine là do NATO mở rộng về phía biên giới của mình.

Phương Anh (Nguồn: RT )
em nói ngay từ đầu rồi, nói là việc của mõm còn tất cả sẽ được xử lí trên chiến trường, em giả dụ thay vì trump lên mà là harris thì sao, bọn nga cũng đâu có gà, lừa đến 2 lần qua minsk treaty rồi, kệ mịa chúng m diễn thôi, t cứ nhấp nhả, té nước theo mưa cho sướng.
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,770
Động cơ
791,197 Mã lực
Sau vài ngày sốc lại tinh thần thì một vài cụ ultraviolet đã quay lại thớt rồi, nhất cụ tsvl =)) =)).
Anh Chăm lúc đấm lúc xoa khiến cho anh Ze vừa hoang mang vừa khấp khởi. Chẳng biết thật giả thế nào nhưng khoảng lặng trong quan hệ Mẽo - Uca thời gian qua khiến anh Ze mất khá nhiều đất và thất thế trong công cuộc mặc cả với mẽo.

Phát biểu với các phóng viên trước khi bắt đầu hội đàm với Thủ tướng Anh Keir Starmer tại Nhà Trắng hôm 27/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, trong các cuộc đàm phán hòa bình, Mỹ sẽ xem liệu Ukraine có thể lấy lại một số lãnh thổ nhất định bị Nga kiểm soát trong thời gian xung đột hay không, đặc biệt là trên "đường biển".
 

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,203
Động cơ
372,391 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Cụ cứ thế này thì em chịu sao nổi. Gái U với Poland thì nổi tiếng xinh và ngon rồi.
Nhưng giờ thì thèm cũng chịu rồi.
Em post ở trên đấy : gặp em này 1 ngày thì mất 3-4 ngày dưỡng sức, oải lắm.
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,770
Động cơ
791,197 Mã lực

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,203
Động cơ
372,391 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên

a_m_d

Xe điện
Biển số
OF-5040
Ngày cấp bằng
30/5/07
Số km
2,046
Động cơ
1,498,429 Mã lực

moly

Xe điện
Biển số
OF-458259
Ngày cấp bằng
2/10/16
Số km
2,613
Động cơ
265,851 Mã lực
MỸ chắc ko dễ dọa Nga, Nga tuyên bố căng là vùng đất xác nhập đưa vào hiến pháp miễn nói chuyện. Cần thì gọi là cộng tác thôi và quyền hoàn toàn là của Nga
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
27,958
Động cơ
944,712 Mã lực
Nơi ở
Bắc Triều Tiên, Hà Nội
Cảnh này thật quen thuộc

Con nợ bễ, nhà đông nườm nượp chủ nợ đến siết, anh hai đi ra thì chị ba đã tới, chủ nợ nào cũng cầm trên tay cái giấy gán nhà bốc bát họ, mà con nợ chỉ có mỗi 1 cái nhà

:)) :)) :)) :)) :))
Khéo các chủ nợ lại bem nhau =))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top