[Funland] Tình hình Nga - Ukraine Vol.169 (số đặc biệt: xung đột Nga và Ukraine)

godauyuh

Xe tăng
Biển số
OF-873690
Ngày cấp bằng
24/12/24
Số km
1,041
Động cơ
141,737 Mã lực
Em tổng hợp các phát biểu chính hôm qua của phía Ukraine, nói chung nhìn ban bệ ghế đại biểu hôm qua thấy là lạ :D
❗Zelensky:
- Muốn Trump ủng hộ Ukraine và kết thúc chiến tranh một cách nhanh chóng.

- Ukraine đã nhận được 100 tỷ đô la viện trợ của Hoa Kỳ, không phải 350 tỷ đô la hoặc 500 tỷ đô la.

- Nói rằng một phần của khoản viện trợ là một khoản tài trợ, không phải là một khoản vay, đã được thỏa thuận với Biden.

- Từ chối các giao dịch khoáng sản gây gánh nặng cho các thế hệ Ukraine tương lai.

- Từ chối mọi yêu cầu hoàn trả 500 tỷ đô la, nói rằng các cuộc đàm phán đang diễn ra.

- Nhấn mạnh các đảm bảo an ninh phải bằng văn bản, không chỉ bằng lời nói.

- Nói rằng viện trợ vẫn chưa dừng lại nhưng không có gói mới nào được công bố.

- Yêu cầu khẩn cấp 20 hệ thống Patriot.

Yermak:

- Đối với chúng tôi, không thể có sự thỏa hiệp với sự toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi. Chúng tôi muốn hòa bình, - Hồng y xám của Ukraine Yermak
- Điều quan trọng đối với người dân Ukraine là cuộc chiến này kết thúc như thế nào. Chúng ta cần những đảm bảo an ninh cứng rắn.
- Không ai từ chối thỏa thuận về khoáng sản với Mỹ, quá trình làm việc bình thường đang được tiến hành.
 

doctor103

Xe container
Biển số
OF-470186
Ngày cấp bằng
14/11/16
Số km
5,071
Động cơ
118,820 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em xem ctrinh Dulich thấy đất nước Balan được thiên nhiên ưu đãi nhìn thật xinh đẹp - tốt tươi. Sau vụ Ukr, hy vọng Balan và nhiều nước khác rút được kinh nghiệm sương máu để không gây chiến với Nga nữa.
Giữa Ba Lan và Nga có Bê La Rút, Ba Lan không cư xử lố quá thì Nga cũng chưa chắc đụng đến
 

losedow

Xe buýt
Biển số
OF-822088
Ngày cấp bằng
6/11/22
Số km
586
Động cơ
787,345 Mã lực
Em xem ctrinh Dulich thấy đất nước Balan được thiên nhiên ưu đãi nhìn thật xinh đẹp - tốt tươi. Sau vụ Ukr, hy vọng Balan và nhiều nước khác rút được kinh nghiệm sương máu để không gây chiến với Nga nữa.
Em ơi 3lan mùa tuyết tan
Rừng bạch dương sương trắng nắng tràn
 

godauyuh

Xe tăng
Biển số
OF-873690
Ngày cấp bằng
24/12/24
Số km
1,041
Động cơ
141,737 Mã lực
Thường vip sẽ lên phát biểu trước chứ nhỉ, nay cho dàn đệ lên ngồi trước rồi.

IMG_2130.jpeg
 

Milan1899

Xe container
Biển số
OF-197825
Ngày cấp bằng
8/6/13
Số km
5,821
Động cơ
1,334,486 Mã lực
Một chuyên gia viết bài cho tờ báo Thổ Nhĩ Kỳ Akşam cho rằng Zelensky, do thiếu viện trợ quân sự từ phương Tây và mối đe dọa đảo chính ở Ukraine, có thể sớm xin tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ.

IMG_8945.jpeg


"Rõ ràng là Hoa Kỳ và Châu Âu, sau khi có lập trường cởi mở như vậy đối với Zelensky, sẽ không còn cung cấp vũ khí và các viện trợ quân sự khác cho Ukraine nữa. Tuy nhiên, đây sẽ không phải là kết thúc của vấn đề. Nếu Zelensky khăng khăng đòi toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, ông ta có thể phải đối mặt với một cuộc đảo chính nội bộ bất cứ lúc nào... Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu Zelensky xin tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ trong tương lai gần. Bởi vì điều này luôn xảy ra ở Hoa Kỳ. Họ vắt chanh bỏ vỏ".

Zelensky, như tờ báo viết, có thể sẽ được yêu cầu "tránh đường".

 

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,179
Động cơ
372,350 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Tóm tắt tình hình chiến sự nhân 3 năm ngày bắt đầu SMO.

Xung đột Nga - Ukraine ba năm qua đã gây tổn thất nặng nề cho hai nước và tạo ra nhiều biến động trên thế giới, với triển vọng kết thúc chưa thực sự rõ ràng.

"Phù hợp với Điều 51, Phần 7 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, lệnh trừng phạt từ Hội đồng Liên bang Nga và theo các hiệp ước hữu nghị, tương trợ với Cộng hòa Nhân dân Donbass và Cộng hòa Nhân dân Lugansk đã được quốc hội phê chuẩn, tôi quyết định tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt", Tổng thống Nga Vladimir Putin sáng 24/2/2022 tuyên bố trong bài phát biểu bất ngờ trên truyền hình, mở đầu cuộc xung đột đẫm máu giữa Nga và Ukraine.

Trước khi phát động chiến dịch tại Ukraine, Nga đã đưa ra ba yêu cầu với NATO, gồm không tiếp tục mở rộng về phía đông, từ bỏ triển khai các hệ thống vũ khí tấn công gần biên giới Nga và đưa hạ tầng quân sự của NATO ở châu Âu về trạng thái năm 1997, khi thỏa thuận giữa Nga và NATO được ký kết.

Tổng thống Putin đầu năm 2022 nói rằng nếu trở thành thành viên NATO, Ukraine sẽ "đầy ắp" vũ khí và được quyền tiếp cận các vũ khí tấn công tối tân. Ông cảnh báo những diễn biến như vậy có thể thúc đẩy Kiev tiến hành hoạt động quân sự để giành lại Crimea, buộc Moskva hành động đáp trả. Ông nhấn mạnh Nga muốn tránh xảy ra xung đột và điều đó sẽ chỉ có thể thực hiện được nếu lợi ích của tất cả các bên, bao gồm Moskva, được tính đến.

Tuy nhiên, phương Tây lúc đó cho rằng các yêu cầu của Nga, trong đó có việc NATO không mở rộng về phía đông và kết nạp Ukraine, vi phạm chính sách mở cửa của khối, do đó đã không đàm phán hay thảo luận với Nga về "tối hậu thư" này.

Điều này khiến ông Putin cho rằng "cỗ máy chiến tranh của NATO đang di chuyển và áp sát biên giới Nga", tạo ra mối đe dọa khiến Moskva "không thể phát triển, cảm thấy an toàn hoặc tồn tại". Với cáo buộc Ukraine tiến hành "cuộc diệt chủng" ở Cộng hòa Nhân dân Donbass và Cộng hòa Nhân dân Lugansk tại vùng Donbass, miền đông đất nước, ông Putin phát lệnh tấn công.

Ông đề ra mục tiêu của chiến dịch là "phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine", khẳng định lực lượng Nga không có kế hoạch chiếm đóng Ukraine. Tổng thống Putin khi đó dường như mong đợi một chiến thắng chóng vánh, lật đổ chính quyền của Tổng thống Volodymyr Zelensky và đưa Ukraine trở lại quỹ đạo của Nga.

Diễn biến

Những gì Nga mô tả là "chiến dịch quân sự đặc biệt" đã trở thành cuộc xung đột lớn nhất châu Âu kể từ Thế chiến II. 200.000 binh sĩ Nga tiến vào lãnh thổ nước láng giềng từ hướng bắc, đông và nam, với mục tiêu "đánh nhanh, thắng nhanh", nhưng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân đội Ukraine, khiến cuộc chiến tiếp diễn trong ba năm tiếp theo mà chưa ngã ngũ.

Binh sĩ Ukraine khai hỏa về phía quân đội Nga ở Donetsk, tháng 5/2024. Ảnh: Kyiv Independent

Binh sĩ Ukraine khai hỏa về phía quân đội Nga ở Donetsk, tháng 5/2024. Ảnh: Kyiv Independent

Trong những ngày đầu chiến dịch, quân đội Nga đã tiến đến vùng ngoại ô thủ đô Kiev, nhưng chịu tổn thất nặng nề và phải đối đầu với các cuộc tấn công của Ukraine vào những tuyến tiếp tế quan trọng, khiến chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" sụp đổ.

Hai nước đã tổ chức các vòng đàm phán trực tuyến và trực tiếp tại Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng 2, và gần như đã đi đến một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh, trong đó Ukraine chấp nhận không gia nhập NATO và hạn chế năng lực quân sự của mình, đổi lấy việc Nga rút quân về vị trí trước xung đột.

Nga cuối tháng 3/2022 tuyên bố rút quân khỏi ngoại ô Kiev để "thể hiện thiện chí". "Quân đội của chúng tôi đã rời khỏi trái tim Ukraine, Kiev, để tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán tiếp theo nhằm hoàn tất hiệp định hòa bình", ông Putin cho hay.

Tuy nhiên, Ukraine và Mỹ cho rằng việc Nga rút quân khỏi Kiev là "không thể tránh khỏi", khi lực lượng Ukraine liên tiếp đạt thành công trên thực địa và gây tổn thất đáng kể cho đoàn xe tăng, thiết giáp Nga đang ùn ứ trên đường.

Khi quân đội Ukraine tiến vào tiếp quản thị trấn Bucha gần Kiev, họ cáo buộc binh sĩ Nga đã có hành động "thảm sát" trong thời gian kiểm soát khu vực này, khiến hơn 450 thường dân thiệt mạng. Ông Zelensky đã rất giận dữ, cho rằng đây là "hành động diệt chủng" của quân đội Nga.

Nga trong khi đó phủ nhận cáo buộc "thảm sát dân thường" của Ukraine và phương Tây, cho rằng đây là những thông tin sai lệch do Kiev dàn dựng nhằm "bôi nhọ" Moskva. Tổng thống Putin nói rằng cáo buộc liên quan đến Bucha "đều được dựng lên giống những gì đã xảy ra ở Syria" và tạo cớ cho loạt biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn nhắm vào Moskva.

Kể từ đây, đàm phán Nga - Ukraine sụp đổ. Kiev, với sự hậu thuẫn về chính trị và vũ khí của phương Tây, tuyên bố sẽ gây ra "thất bại chiến lược" cho Moskva. Tháng 10/2022, Ukraine bất ngờ mở chiến dịch phản công quy mô lớn, đánh bật lực lượng Nga khỏi gần như toàn bộ tỉnh Kharkov phía đông bắc và vùng Kherson phía nam, buộc Nga phải rút quân về vùng Donbass để củng cố thế trận phòng ngự.

Kết quả của chiến dịch phản công này đã khích lệ phương Tây bơm thêm vũ khí cho Ukraine, huấn luyện các đơn vị quân đội nước này để mở chiến dịch mới vào mùa hè năm 2023 nhằm giành lại toàn bộ lãnh thổ. Nhưng loạt sai lầm về chiến thuật, chiến lược đã khiến chiến dịch phản công này của Ukraine trở thành thảm họa, khiến họ mất nhiều đơn vị tinh nhuệ và hàng loạt xe tăng, thiết giáp hiện đại trước phòng tuyến vững chắc của Nga.

Từ giữa năm 2023, Nga dần thích nghi với hoàn cảnh chiến trường, chuyển từ phòng ngự sang tấn công dọc theo mặt trận dài 1.000 km vào bắt đầu đạt được những thành quả "chậm mà chắc", lần lượt kiểm soát nhiều thành trì ở miền đông Ukraine. Mùa đông năm đó, Nga tăng cường tập kích cơ sở hạ tầng năng lượng Ukraine bằng hàng loạt tên lửa và máy bay không người lái (UAV), phá hủy nghiêm trọng lưới điện nước này, khiến hàng triệu người Ukraine sống trong tối tăm và lạnh lẽo suốt thời gian dài.

Sang năm 2024, dấu hiệu mệt mỏi vì xung đột kéo dài đã xuất hiện cả ở Ukraine lẫn các nước phương Tây. Ukraine rơi vào tình cảnh thiếu quân nghiêm trọng, khi phần lớn lực lượng tinh nhuệ và nhiệt thành chiến đấu nhất đã thiệt mạng trong giao tranh, trong khi tân binh thiếu kinh nghiệm và ý chí cầm súng.

Nỗ lực hạ độ tuổi tuyển quân từ 27 xuống 25 của chính quyền Tổng thống Zelensky vấp phải nhiều phản đối của người dân, châm ngòi cho làn sóng trốn ra nước ngoài của thanh niên nước này.

Trong khi đó, Nga có nguồn binh lực dồi dào hơn nhờ lệnh động viên một phần của Tổng thống Putin và chính sách đãi ngộ cho những người xung phong đến Ukraine chiến đấu. Đến mùa thu năm ngoái, lực lượng Nga đã kiểm soát nhiều lãnh thổ nhất kể từ khi giao tranh nổ ra.

Ukraine bất ngờ tiến hành chiến dịch tấn công qua biên giới hồi tháng 8/2024 nhằm vào tỉnh Kursk của Nga để cố gắng phân tán lực lượng Moskva ở miền đông và giành thêm đòn bẩy trong các cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng.

Kiev hiện vẫn giữ được một số khu vực ở Kursk, nhưng với nguồn lực ngày càng hạn chế, nỗ lực bảo vệ các thành trì ở miền đông đang trở nên khó khăn hơn.

Tổn thất

Theo giới quan sát, chiến sự Ukraine là cuộc xung đột đẫm máu và tốn kém nhất kể từ sau Thế chiến II. Mặc dù khó có thể đưa ra con số thương vong chính xác, vào tháng 9/2024, báo Wall Street Journal ước tính giao tranh đã khiến hơn 250.000 người thiệt mạng và khoảng 800.000 người bị thương. Con số thương vong vẫn tiếp tục tăng lên kể từ đó.

Xung đột cũng là một thảm họa về nhân khẩu học và kinh tế đối với Ukraine. Dân số thường trú của Ukraine hiện còn khoảng 28-30 triệu người, giảm 25% so với trước chiến sự. Hàng triệu người dân Ukraine trở thành người tị nạn, vô số thành phố biến thành đống đổ nát.

Năm 2024, Ukraine có tỷ lệ tử vong cao nhất và tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới. Quy mô dân số của nước này được dự báo tiếp tục giảm nếu hòa bình không được lập lại.

Ukraine đã là một trong những quốc gia, vùng lãnh thổ nghèo nhất châu Âu trước chiến sự, với GDP thấp thứ hai khu vực, chỉ trên Kosovo, với giá trị ước tính chỉ khoảng 200 tỷ USD. Giới chuyên gia ước tính đến cuối năm 2025, cuộc xung đột sẽ khiến Ukraine phải hứng chịu khoản lỗ tích lũy 120 tỷ USD về GDP, đồng thời thiệt hại 1.000 tỷ USD về cơ sở hạ tầng và vốn.

Một tòa nhà bị phá hủy tại làng Novopavlivka, vùng Dnipropetrovsk, Ukraine, hôm 18/2. Ảnh: Reuters

Một tòa nhà bị phá hủy tại làng Novopavlivka, vùng Dnipropetrovsk, Ukraine, hôm 18/2. Ảnh: Reuters

Moskva không công bố thương vong từ chiến sự, song theo quân đội Ukraine, họ đã hạ 850.000 binh sĩ Nga và phá hủy hơn 10.000 xe tăng kể từ đầu cuộc xung đột.

Hơn 300 tỷ USD tài sản Nga đang bị đóng băng tại các ngân hàng phương Tây. Loạt lệnh trừng phạt chưa từng có khiến nhiều ngân hàng Nga bị cắt khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu, các doanh nghiệp nước này không được tiếp cận với nhiều dịch vụ, hàng hóa, công nghệ tiên tiến của phương Tây.

Châu Âu, trước đây nhập 40% khí đốt từ Nga, đã dần thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào nguồn năng lượng giá rẻ này. Nền kinh tế Nga đã cảm thấy phần nào áp lực. Lạm phát tăng vọt thúc đẩy ngân hàng trung ương Nga tăng lãi suất tiêu chuẩn lên 21%.

Xung đột không chỉ gây ra tổn thất ở Nga và Ukraine, mà còn gây đảo lộn nhiều khía cạnh của thế giới. Đã có những tác động rõ rệt đến giá lương thực toàn cầu, đặc biệt là đối với các nước có thu nhập thấp và trung bình, do gián đoạn nguồn cung nông sản từ Ukraine và Nga.

Các quốc gia châu Âu cũng phải gánh chịu những hệ lụy từ cuộc xung đột khi giá năng lượng tăng cao. Phần lớn chi phí tài chính để hỗ trợ quân đội và nền kinh tế Ukraine đang đổ lên đầu người nộp thuế ở các quốc gia đồng minh phương Tây.

Tính đến cuối năm 2024, chính phủ Mỹ đã chi khoảng 120 tỷ USD viện trợ quân sự, tài chính và nhân đạo cho Ukraine, điều mà Tổng thống Donald Trump hoàn toàn không hài lòng.

Ông Trump đổ lỗi cho Kiev vì đã không đạt được thỏa thuận với Moskva ngay từ đầu nhằm ngăn xung đột bùng phát, ca ngợi sức mạnh quân sự Nga và thậm chí gợi ý rằng Ukraine "có thể là của Nga một ngày nào đó".

Tương lai chiến sự

Kể từ khi lên nắm quyền, ông Trump cam kết sẽ nhanh chóng chấm dứt chiến sự Nga - Ukraine và bắt đầu nỗ lực đó bằng cuộc điện đàm với ông Putin, đảo ngược chính sách cô lập Nga kéo dài ba năm qua của Mỹ.

Hai lãnh đạo nhất trí "phối hợp chặt chẽ" để chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine. Tổng thống Mỹ cũng cho thấy ông đồng tình với yêu cầu từ Tổng thống Putin về vấn đề then chốt liên quan đến tư cách thành viên NATO của Ukraine, điều mà Mỹ và các thành viên khác trong liên minh trước đây mô tả là "không thể đảo ngược".

"Họ đã nói suốt một thời gian dài rằng Ukraine không thể gia nhập NATO. Và tôi đồng ý với điều đó", ông Trump cho hay.

Phái đoàn Nga - Mỹ sau đó đàm phán tại Arab Saudi mà không mời Ukraine tham gia, phá vỡ chính sách "không có gì về Ukraine mà Kiev không được phép tham dự" của chính quyền cựu tổng thống Joe Biden.

Khi các quan chức cấp cao Nga và Mỹ chuẩn bị cho lần đàm phán tiếp theo cũng như cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai lãnh đạo, Tổng thống Putin dường như đang tiến gần hơn bao giờ hết tới mục đích ngăn Ukraine gia nhập NATO, đồng thời củng cố lợi ích của Nga đối với khoảng 20% lãnh thổ nước này mà Moskva đã tuyên bố sáp nhập.

Phái đoàn Mỹ, Nga tại phòng họp Cung điện Diriyah, Riyadh, ngày 18/2 với các quan chức Arab Saudi làm trung gian. Ảnh: Reuters

Phái đoàn Mỹ, Nga tại phòng họp Cung điện Diriyah, Riyadh, ngày 18/2 với các quan chức Arab Saudi làm trung gian. Ảnh: Reuters

Tổng thống Zelensky khẳng định không chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào mà không có Ukraine tham dự, nhấn mạnh rằng các đồng minh châu Âu của họ cũng phải tham gia vào tiến trình đàm phán hòa bình. Tuy nhiên, ông Trump cho rằng Kiev hiện không có bất cứ quân bài nào để mặc cả và Mỹ - Nga sẽ tiếp tục đàm phán trong thời gian tới mà không có sự tham gia của Ukraine hay các nước châu Âu.

Trong khi chính quyền Trump nói rằng các đồng minh châu Âu không được chào đón tại những cuộc đàm phán hòa bình, Mỹ lại yêu cầu châu Âu cung cấp bảo đảm an ninh cho Ukraine theo cách mà cựu đại sứ Anh Nigel Gould-Davies mô tả là "đầy mâu thuẫn".

Washington "đã ra tín hiệu rằng chỉ mình Mỹ sẽ tham gia đàm phán chấm dứt xung đột, nhưng chỉ mình châu Âu phải trả giá và thực thi kết quả mà họ không tham gia quyết định", Gould-Davies, hiện là chuyên gia cấp cao về Nga và Á - Âu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, trụ sở tại London, Anh, bình luận.

Trong khi đó, Nga hoan nghênh lập trường của Mỹ về chấm dứt xung đột. Các mục tiêu chính Nga hướng đến sau ba năm chiến sự vẫn không thay đổi, đó là Kiev từ bỏ tham vọng gia nhập NATO và duy trì việc sử dụng tiếng Nga ở nước này, nhằm giữ Ukraine trong vòng ảnh hưởng của mình.

Tổng thống Putin cho biết thỏa thuận hòa bình tương lai có thể dựa trên dự thảo được đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ từ đầu xung đột, nhưng Nga giờ đây còn muốn Ukraine rút quân khỏi 4 tỉnh mà nước này sáp nhập hồi tháng 9/2022.

Lãnh đạo Nga đã loại trừ khả năng đàm phán một lệnh ngừng bắn, cho rằng nó sẽ có lợi cho Ukraine. Nhưng một số nhà quan sát cho rằng Tổng thống Putin có thể chấp nhận nếu Ukraine đồng ý tổ chức bầu cử sau ngừng bắn.

Dù vậy, nhiều người tin rằng Tổng thống Putin hiện không có gì phải vội vàng thực hiện một thỏa thuận hòa bình ở Ukraine.

"Các cuộc đàm phán có vẻ đáng khao khát, nhưng không quá cần thiết với Nga trong việc đạt được các mục tiêu ở Ukraine", Tatiana Stanovaya, thành viên cấp cao tại Trung tâm Carnegie về Nga và Á - Âu, nhận định.

"Gần như bất kỳ kết quả đàm phán nào cũng sẽ là kết quả tốt với Moskva", bà nói thêm, trong bối cảnh nền tảng đoàn kết và sự ủng hộ đối với Ukraine ở phương Tây ngày càng bị xói mòn khi chiến sự kéo dài, còn Nga đang giành được nhiều lợi thế trên chiến trường.

Cục diện chiến sự Nga - Ukraine sau ba năm. Đồ họa: RYV

Cục diện chiến sự Nga - Ukraine sau ba năm. Đồ họa: RYV

Vũ Hoàng (Theo AP, Viện Quincy, Viện Brookings)
 

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,179
Động cơ
372,350 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Thôi rồi còn chi anh Xôn ơi. Chỉ còn lại chăng nước mắt rơi.

Liên minh bảo thủ CDU/CSU giành đa số phiếu trong cuộc bầu cử Đức, lãnh đạo Friedrich Merz dự kiến trở thành thủ tướng mới thay ông Olaf Scholz.

Liên minh bảo thủ CDU/CSU do ông Friedrich Merz lãnh đạo giành được hơn 28% phiếu bầu theo dự báo kết quả tối 23/2 (rạng sáng 24/2 giờ Hà Nội). Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng Olaf Scholz dự kiến chỉ giành khoảng 16% ủng hộ.

Đảng cực hữu AfD đứng ở vị trí thứ hai với số phiếu ủng hộ hơn 20%, gần gấp đôi kết quả cuộc bầu cử gần nhất năm 2021, theo đài truyền hình ARD. Tuy nhiên, các chính đảng tại Đức đã loại trừ khả năng hợp tác với AfD để thành lập liên minh cầm quyền.

Lãnh đạo liên minh bảo thủ CDU/CSU tại đêm bầu cử ở Berlin, Đức ngày 23/2. Ảnh: AFP

Lãnh đạo liên minh CDU/CSU tại Berlin, Đức ngày 23/2. Ảnh: AFP

Với kết quả này, ông Friedrich Merz, 69 tuổi, dự kiến thay thế Thủ tướng Scholz và trở thành lãnh đạo tiếp theo của Đức.

"Đối với tôi, ưu tiên tuyệt đối là củng cố châu Âu càng nhanh càng tốt để từng bước độc lập khỏi Mỹ trong các vấn đề quốc phòng", lãnh đạo CDU/CSU tuyên bố hôm 23/2. Ông Merz cũng nhiều lần khẳng định sẽ trấn áp tình trạng nhập cư bất hợp pháp vào Đức.

Trước khi lên nắm quyền, ông Merz sẽ phải thành lập chính phủ liên minh mới, quá trình thường kéo dài mà ông cam kết sẽ hoàn thành trước ngày 20/4.

Để tạo thế đa số, ông Mez có thể sẽ tiếp cận đảng SPD và đảng Xanh. Tuy nhiên, đảng CSU trong liên minh bảo thủ tới nay vẫn từ chối hợp tác với đảng Xanh, bên nắm giữ 12% số phiếu trong bầu cử.

FDP, đối tác châm ngòi cho sự tan rã chính phủ liên minh của ông Scholz hồi tháng 11/2024, đã vượt qua ngưỡng 5% để có thể ở lại quốc hội. Đảng cực tả BSW hiện giữ số phiếu khoảng 4,9%, chưa đạt ngưỡng để góp mặt trong quốc hội.

Thùy Lâm (Theo AFP, Reuters)
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
33,392
Động cơ
1,418,012 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
24/2/2025 Đã 3 năm ngày Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt xâm chiếm lãnh thổ và sát nhập 4 tỉnh miền Đông và miền Nam Ukraina : Luhansk, Donetsk, Zaporizhzhia, Kheson với diện tích khoảng 20% lãnh thổ Ukr bao gồm cả bán đảo Crima
chiến-sự-Nga-Ukraine-Advantage-Logistics-e1647313145721.jpg

Rạng sáng ngày 24/2/2022 khi châu Âu và người dân Ukr còn đang trong giấc ngủ đông, Nga bất ngờ mở chiến dịch quân sự đặc biệt tấn công trên toàn tuyến vào lãnh thổ Ukraine, trước đó Nga đã đưa quân cùng nhiều phương tiện tăng, thiết giáp, hậu cần...Sang Belarus và tuyên bố là chỉ cuộc tập trận thông thường giữa hai nước, Ukraina và đa số các quốc gia châu Âu đều hoài nghi và đánh giá sai về chiến dịch chuyển quân này , chỉ có Biden TT Mỹ nhiệm kỳ trước thời điểm đó khẳng định Nga sẽ tấn công Ukraina qua kênh thông tin tình báo, có những thời điểm kiev bị đe dọa nghiêm trọng khi các cánh quân đầu tiên của Nga chỉ cách thủ đô Ukr vài km, tưởng như Ukraine đã sụp đổ hoàn toàn, TT Ukr Zelensky được Mỹ gợi ý bay sang Balan, hoặc Đức lánh nạn, nhưng với sự phản kháng quyết liệt cùng với sự ủng hộ lớn về vũ khí và tinh thần từ Mỹ và khối phương tây đứng đầu là Anh, Pháp, Đức....Nga đã phải rút về và lập phòng tuyến để giữ vững 4 tỉnh đã chiếm được và tiếp tục tiến đánh những khu vực đặc biệt là miền Đông sau khi sát nhập vào lãnh thổ Nga, tuy rằng đến nay vẫn chưa kiểm soát hoàn toàn 4 tỉnh nói trên. Ukraina đã mở một vài đợt phản công lớn vào cuối 2023 -2024 nhưng kết quả không thay đổi được tình hình khi quân số và vũ khí của hai bên quá chênh lệch, hiện nay Ukr vẫn duy trì và chiếm một phần lãnh thổ tỉnh Kusk của Nga .
Trong 3 năm qua cả Nga và Ukr đã có những thiệt hại lớn về binh sỹ với những thống kê là hàng trăm ngàn binh sỹ của cả Nga và Ukr đã chết, hoặc bị thương tích cũng như bị bắt làm tù binh, Rất nhiều thành phố làng mạc bị phá hủy và hàng trăm ngàn dân thường chết và mất tích đặc biêt là Ukraine. Nền kinh tế châu âu và thế giới xảy ra khủng hoảng và lạm phát ngiêm trọng, cuộc chiến điên rồ xảy ra khi thế giới vừa trải qua khủng hoảng do đại dịch covid 19 và lại tiêp tục chứng kiến sự tàn bạo của cuộc chiến tranh lớn nhất kể từ khi thế chiến thứ II kết thúc, chiến tranh Nga - Ukraina đã gây ra những thảm họa về nhân đạo, kinh tế và khủng hoảng năng lượng với toàn châu Âu và Thế giới ...
Tín hiệu đàm phán hòa bình được phát đi khi TT Mỹ thứ 47 của Hoa Kỳ với nhiệm kỳ mới ông Donal Trump thay đổi chính sách đối đầu với Nga khi hai bên đã ngồi vào bàn đàm phán mặc dù bước đầu không có sự hiện diện của Ukraine và Châu Âu .. Nội dung những cuộc đàm phán chưa được tiết lộ nhưng có thể cả Nga và Ukraina sẽ phải chấp nhận lùi để thương thuyết khi Nga phải trả lại một phần những lãnh thổ chiếm được từ Ukr để đổi lại Mỹ xóa bỏ cấm vận trừng phạt, giải tỏa tài sản nước ngoài bị đóng băng và bình thường hóa quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế song phương Nga-Mỹ, trong khi đó Ukrana sẽ phải cam kết trở thành quốc gia trung lập, không gia nhập Nato, đổi lấy việc Mỹ sẽ đảm bảo an ninh và tiếp tục viện trợ cho Ukr tái thiết đất nước sau chiến tranh với những HĐ khai thác khoáng sản giữa hai nước ..vvv . Hy vọng cuộc chiến này sẽ dừng lại trong nửa đầu năm 2025 khi những cuộc đàm phán bước đầu giữa Nga- Mỹ có dấu hiệu thành công, tất nhiên còn rất nhiều những vòng đàm phán tiếp sau khi đó có thể sẽ có mặt cả Ukraina và Châu Âu, Anh hoặc sự hiện diện của Trung Quốc trên bàn đàm phán .
đọc như cáo trạng vậy ạ
 

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,179
Động cơ
372,350 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Đến giờ này mà EU vẫn muốn cướp tiền của Nga à.

(CLO) EU đang tìm cách sử dụng 280 tỷ USD tài sản Nga bị đóng băng để hỗ trợ Ukraine, khi Mỹ có dấu hiệu cắt giảm viện trợ.

Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách sử dụng khoản tiền trị giá 280 tỷ USD bị đóng băng của Ngân hàng Trung ương Nga, trong bối cảnh khối này muốn tăng cường hỗ trợ tài chính và quân sự cho Ukraine, đặc biệt khi xuất hiện dấu hiệu Mỹ có thể cắt giảm viện trợ, theo Bloomberg.

eu muon giai phong mot phan 280 ty usd bi dong bang tu nga hinh 1
Hình minh họa cờ nga đằng sau dây thép gai. Ảnh: Getty

Các quan chức EU đang thảo luận về việc dùng số tài sản này làm tài sản thế chấp cho một Ủy ban Khiếu nại Quốc tế, nơi sẽ xác định khoản bồi thường mà Ukraine có thể nhận. Nếu Moscow từ chối chi trả, tài sản có thể bị tịch thu.
Những người tham gia đàm phán cho biết, số tiền bị thu giữ có thể được tính vào khoản bồi thường thiệt hại mà Nga phải trả cho Ukraine theo một thỏa thuận hòa bình tiềm năng trong tương lai.
Valdis Dombrovskis và Maria Luís Albuquerque, lãnh đạo phụ trách kinh tế và dịch vụ tài chính của EU, nhấn mạnh khối này cần xem xét mọi phương án có thể để hỗ trợ Ukraine, bao gồm cả việc tịch thu tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga.
Một phương án khác đang được cân nhắc là yêu cầu các quốc gia thành viên EU tịch thu tài sản nhà nước Nga để bù đắp cho thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. EU cũng xem xét liệu phán quyết của Tòa án Hình sự Quốc tế và mức độ nghiêm trọng của các cuộc tấn công có thể tạo cơ sở pháp lý để hành động theo luật hình sự EU hay không.
Tuy nhiên, một số quốc gia thành viên, bao gồm Đức và Pháp, đã bác bỏ đề xuất tịch thu toàn bộ số tài sản này, do lo ngại hậu quả pháp lý và kinh tế. Các nước này cũng quan ngại về tác động của hành động trên đối với vai trò quốc tế của đồng euro. Theo Bloomberg, cơ quan đối ngoại EU và một số quốc gia thành viên đang nghiên cứu liệu có cần một phán quyết của tòa án để làm cơ sở pháp lý cho việc tịch thu tài sản bị đóng băng hay chỉ cần dựa vào tính toán thiệt hại. Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng bày tỏ quan ngại về kế hoạch này.

Việc tịch thu tài sản càng trở nên phức tạp khi Nhóm G7 đã sử dụng lợi nhuận từ tài sản Nga bị đóng băng để tài trợ khoản vay 50 tỷ USD cho Ukraine.
Ủy ban châu Âu được cho là đã thông báo với các đại sứ EU rằng các cuộc đàm phán về việc thành lập Ủy ban Khiếu nại Quốc tế sẽ bắt đầu vào ngày 24/3. Vấn đề này cũng sẽ được thảo luận tại cuộc họp của các ngoại trưởng EU vào ngày 24/2.
Ủy ban mới sẽ chịu trách nhiệm đánh giá các yêu cầu bồi thường và xác định số tiền chính xác mà Nga phải trả.
"Không thể có công lý nếu không có bồi thường. Nga phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình và phải trả giá", Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố trong tháng này.
Bloomberg cho biết EU, Nhóm G7 và Australia đã phong tỏa khoảng 280 tỷ USD tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga dưới dạng chứng khoán và tiền mặt, chủ yếu thông qua công ty thanh toán bù trừ Euroclear của Bỉ. Bộ Tài chính Mỹ cũng ước tính các lệnh trừng phạt đối với các cá nhân Nga đã khiến khoảng 58 tỷ USD tài sản khác bị đóng băng, bao gồm bất động sản, du thuyền và máy bay cá nhân.
Hồi cuối tháng 12, Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine Andrii Sybiha đã kêu gọi các đối tác chuyển từ đóng băng tài sản Nga sang tịch thu, nhấn mạnh số tiền này nên được sử dụng để hỗ trợ Ukraine.

Dũng Phan (Theo RBC Ukraine)
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
33,392
Động cơ
1,418,012 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Thôi rồi còn chi anh Xôn ơi. Chỉ còn lại chăng nước mắt rơi.

Liên minh bảo thủ CDU/CSU giành đa số phiếu trong cuộc bầu cử Đức, lãnh đạo Friedrich Merz dự kiến trở thành thủ tướng mới thay ông Olaf Scholz.

Liên minh bảo thủ CDU/CSU do ông Friedrich Merz lãnh đạo giành được hơn 28% phiếu bầu theo dự báo kết quả tối 23/2 (rạng sáng 24/2 giờ Hà Nội). Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng Olaf Scholz dự kiến chỉ giành khoảng 16% ủng hộ.

Đảng cực hữu AfD đứng ở vị trí thứ hai với số phiếu ủng hộ hơn 20%, gần gấp đôi kết quả cuộc bầu cử gần nhất năm 2021, theo đài truyền hình ARD. Tuy nhiên, các chính đảng tại Đức đã loại trừ khả năng hợp tác với AfD để thành lập liên minh cầm quyền.

Lãnh đạo liên minh bảo thủ CDU/CSU tại đêm bầu cử ở Berlin, Đức ngày 23/2. Ảnh: AFP

Lãnh đạo liên minh CDU/CSU tại Berlin, Đức ngày 23/2. Ảnh: AFP

Với kết quả này, ông Friedrich Merz, 69 tuổi, dự kiến thay thế Thủ tướng Scholz và trở thành lãnh đạo tiếp theo của Đức.

"Đối với tôi, ưu tiên tuyệt đối là củng cố châu Âu càng nhanh càng tốt để từng bước độc lập khỏi Mỹ trong các vấn đề quốc phòng", lãnh đạo CDU/CSU tuyên bố hôm 23/2. Ông Merz cũng nhiều lần khẳng định sẽ trấn áp tình trạng nhập cư bất hợp pháp vào Đức.

Trước khi lên nắm quyền, ông Merz sẽ phải thành lập chính phủ liên minh mới, quá trình thường kéo dài mà ông cam kết sẽ hoàn thành trước ngày 20/4.

Để tạo thế đa số, ông Mez có thể sẽ tiếp cận đảng SPD và đảng Xanh. Tuy nhiên, đảng CSU trong liên minh bảo thủ tới nay vẫn từ chối hợp tác với đảng Xanh, bên nắm giữ 12% số phiếu trong bầu cử.

FDP, đối tác châm ngòi cho sự tan rã chính phủ liên minh của ông Scholz hồi tháng 11/2024, đã vượt qua ngưỡng 5% để có thể ở lại quốc hội. Đảng cực tả BSW hiện giữ số phiếu khoảng 4,9%, chưa đạt ngưỡng để góp mặt trong quốc hội.

Thùy Lâm (Theo AFP, Reuters)
Ông Sholt xác định thua từ trước rồi mà cụ
Nói chung kết quả bầu cử phù hợp với các dự báo trước đó
 

Milan1899

Xe container
Biển số
OF-197825
Ngày cấp bằng
8/6/13
Số km
5,821
Động cơ
1,334,486 Mã lực
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ bỏ phiếu vào ngày 24 tháng 2 cho một nghị quyết trung lập về Ukraine do Hoa Kỳ đề xuất, phái đoàn Trung Quốc tại Liên hợp quốc đưa tin.

 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
33,392
Động cơ
1,418,012 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Đến giờ này mà EU vẫn muốn cướp tiền của Nga à.

(CLO) EU đang tìm cách sử dụng 280 tỷ USD tài sản Nga bị đóng băng để hỗ trợ Ukraine, khi Mỹ có dấu hiệu cắt giảm viện trợ.

Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách sử dụng khoản tiền trị giá 280 tỷ USD bị đóng băng của Ngân hàng Trung ương Nga, trong bối cảnh khối này muốn tăng cường hỗ trợ tài chính và quân sự cho Ukraine, đặc biệt khi xuất hiện dấu hiệu Mỹ có thể cắt giảm viện trợ, theo Bloomberg.

eu muon giai phong mot phan 280 ty usd bi dong bang tu nga hinh 1
Hình minh họa cờ nga đằng sau dây thép gai. Ảnh: Getty

Các quan chức EU đang thảo luận về việc dùng số tài sản này làm tài sản thế chấp cho một Ủy ban Khiếu nại Quốc tế, nơi sẽ xác định khoản bồi thường mà Ukraine có thể nhận. Nếu Moscow từ chối chi trả, tài sản có thể bị tịch thu.
Những người tham gia đàm phán cho biết, số tiền bị thu giữ có thể được tính vào khoản bồi thường thiệt hại mà Nga phải trả cho Ukraine theo một thỏa thuận hòa bình tiềm năng trong tương lai.
Valdis Dombrovskis và Maria Luís Albuquerque, lãnh đạo phụ trách kinh tế và dịch vụ tài chính của EU, nhấn mạnh khối này cần xem xét mọi phương án có thể để hỗ trợ Ukraine, bao gồm cả việc tịch thu tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga.
Một phương án khác đang được cân nhắc là yêu cầu các quốc gia thành viên EU tịch thu tài sản nhà nước Nga để bù đắp cho thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. EU cũng xem xét liệu phán quyết của Tòa án Hình sự Quốc tế và mức độ nghiêm trọng của các cuộc tấn công có thể tạo cơ sở pháp lý để hành động theo luật hình sự EU hay không.
Tuy nhiên, một số quốc gia thành viên, bao gồm Đức và Pháp, đã bác bỏ đề xuất tịch thu toàn bộ số tài sản này, do lo ngại hậu quả pháp lý và kinh tế. Các nước này cũng quan ngại về tác động của hành động trên đối với vai trò quốc tế của đồng euro. Theo Bloomberg, cơ quan đối ngoại EU và một số quốc gia thành viên đang nghiên cứu liệu có cần một phán quyết của tòa án để làm cơ sở pháp lý cho việc tịch thu tài sản bị đóng băng hay chỉ cần dựa vào tính toán thiệt hại. Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng bày tỏ quan ngại về kế hoạch này.

Việc tịch thu tài sản càng trở nên phức tạp khi Nhóm G7 đã sử dụng lợi nhuận từ tài sản Nga bị đóng băng để tài trợ khoản vay 50 tỷ USD cho Ukraine.
Ủy ban châu Âu được cho là đã thông báo với các đại sứ EU rằng các cuộc đàm phán về việc thành lập Ủy ban Khiếu nại Quốc tế sẽ bắt đầu vào ngày 24/3. Vấn đề này cũng sẽ được thảo luận tại cuộc họp của các ngoại trưởng EU vào ngày 24/2.
Ủy ban mới sẽ chịu trách nhiệm đánh giá các yêu cầu bồi thường và xác định số tiền chính xác mà Nga phải trả.
"Không thể có công lý nếu không có bồi thường. Nga phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình và phải trả giá", Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố trong tháng này.
Bloomberg cho biết EU, Nhóm G7 và Australia đã phong tỏa khoảng 280 tỷ USD tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga dưới dạng chứng khoán và tiền mặt, chủ yếu thông qua công ty thanh toán bù trừ Euroclear của Bỉ. Bộ Tài chính Mỹ cũng ước tính các lệnh trừng phạt đối với các cá nhân Nga đã khiến khoảng 58 tỷ USD tài sản khác bị đóng băng, bao gồm bất động sản, du thuyền và máy bay cá nhân.
Hồi cuối tháng 12, Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine Andrii Sybiha đã kêu gọi các đối tác chuyển từ đóng băng tài sản Nga sang tịch thu, nhấn mạnh số tiền này nên được sử dụng để hỗ trợ Ukraine.

Dũng Phan (Theo RBC Ukraine)
Trước đây cp Đức và ngân hàng trung ương EU đã không đồng ý việc tịch thu ts của Nga.
Nay Mỹ nới cấm vận mà mấy ông bà EU vẫn định vở cũ. Có lẽ hết bài rồi
 

dracula_bg

Xe điện
Biển số
OF-179590
Ngày cấp bằng
1/2/13
Số km
3,282
Động cơ
133,704 Mã lực
vui rồi đây
Giờ là nợ hay cho không
Cụ Bảy lúc đưa tiền không rõ nói gì
Để giờ anh diễn viên ‘vỗ tuột’
Các nhà tài trợ EU liệu có sẵn sàng mở ví tiếp?
Anh ấy cứ diễn giả ngây giả ngô, chứ free thì chỉ có bom của Nga thôi, bom dân chủ cột điện x3 x4 là đúng rồi còn gì. Chum nói rồi, làm gì có con bài nào trong tay mà đòi mặc cả, đến xứ nào đó ngày xưa oánh cho nó bò lê bò càng cuối cùng vẫn phải trả nợ đậy thôi, huống hồ giờ nó đang cửa trên, chỉ là sớm hay muộn thôi.
 

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,179
Động cơ
372,350 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Nhanh lên còn về, không thì không còn cơ hội chiến đấu cho U cà nữa đâu.

VOV.VN - Có khoảng 20 học viên Ukraine đang theo học khóa đào tạo phi công điều khiển tiêm kích F-16 do NATO tổ chức tại một căn cứ không quân ở vùng Midlands của Anh.

Những người lính trong khóa đào tạo
Yakiv là một trong số 10 học viên Ukraine sắp hoàn tất giai đoạn đầu của khóa huấn luyện sử dụng phản lực cơ nhanh do NATO tổ chức tại một căn cứ không quân ở vùng Midlands của Anh. Yakiv cho biết đã từ bỏ công việc văn phòng nhàm chán để theo đuổi con đường trở thành phi công quân sự.
Với Fedir, một người lính khác tham gia chương trình đào tạo, đây vốn là ước mơ thuở nhỏ nơi diễn ra khóa huấn luyện bay đầu tiên dành cho các phi công Ukraine, động lực của anh đã nhen nhóm từ thuở nhỏ.
"Đây chính là tương lai của tôi", anh nhớ lại khoảnh khắc nhận ra đam mê. "Tôi muốn trở thành phi công".

ben trong can cu nato huan luyen phi cong ukraine lai tiem kich chim cat f-16 hinh anh 1

Các phi công máy bay phản lực nhanh của Ukraine tại một cơ sở đào tạo ở Anh vào tháng 3/2024. Ảnh: Bộ Quốc phòng Anh

Là một phần của sáng kiến mang tên Chiến dịch Interstorm, 20 phi công Ukraine được đào tạo để điều khiển máy bay F-16 Fighting Falcon (tạm dịch là "Chim cắt") do Mỹ sản xuất và tiêm kích Mirage do Pháp sản xuất đã trải qua chương trình huấn luyện chuyên sâu. Họ được rèn luyện kỹ năng tiếng Anh, nắm vững quy trình vận hành trên mặt đất và làm quen với những nguyên tắc bay cơ bản trên máy bay huấn luyện hai chỗ ngồi tại Anh.
Cũng như các nhóm trước, Yakiv, Fedir và khoảng 20 người đồng đội khác sẽ sớm bước vào giai đoạn huấn luyện nâng cao. Những học viên khóa trước đã được điều sang Pháp để học lái Alpha Jets, nhưng lần này Canada sẽ tiếp quản giai đoạn này. Ở giai đoạn cuối cùng, các học viên sẽ làm quen với F-16 – loại máy bay chiến đấu do tập đoàn quân sự Lockheed Martin sản xuất.
Trong một căn phòng sáng đèn tại căn cứ, ba phi công trẻ, bao gồm Yakiv và Fedir, ngồi trước những tách đồ uống nóng, đối diện với câu hỏi về tương lai của họ sau khi hoàn thành khóa huấn luyện. Họ hiểu rõ viễn cảnh có thể sớm ngồi trong buồng lái của một chiếc F-16, bay trong tầm ngắm của đối phương trên tiền tuyến.
Nhưng hiện tại, "cuộc chiến của chúng tôi ở đây", Ivan – một học viên khác vừa từ Ukraine sang tham gia khóa huấn luyện đầu tiên, lên tiếng. "Chúng tôi ở đây để rèn luyện".

Tương lai của F-16 tại Ukraine
F-16 là những mục tiêu có giá trị cao mà Ukraine sẽ nỗ lực bảo vệ bằng mọi giá. Với khả năng tấn công mặt đất uy lực và sức cơ động linh hoạt trong không chiến, F-16 có thể đạt vận tốc tối đa 2.400 km/h, được trang bị một khẩu pháo M61 Vulcan và hai tên lửa AIM-9 Sidewinder. Hiện tiêm kích này nằm trong biên chế không quân của 24 nước trên thế giới.
Đối thủ của F-16 Fighting Falcon ở chiến trường Ukraine sẽ là lực lượng phòng không và các máy bay tiêm kích Su-35, Mig-31 của Quân đội Nga. Nga công khai tuyên bố đã đặt giải thưởng cho bất kỳ quân nhân nào của Moscow bắn hạ được chiến đấu cơ F-16. Tới nay, Kiev được cho là đã mất ít nhất một chiếc F-16 do Đan Mạch cung cấp.
Người điều khiển chiếc máy bay này, Trung tá Oleksiy Mes đã không tham gia chương trình huấn luyện tại Anh. Hiện chưa có phi công nào được đào tạo theo chương trình của NATO trực tiếp tham gia các hoạt động chiến đấu tại Ukraine.
Những phi công Ukraine đầu tiên đặt chân đến xứ sở sương mù để học tiếng Anh vào tháng 8/2023 và hoàn thành khóa đào tạo cơ bản vào tháng 3 năm ngoái. Hiện tại, họ đang bước vào giai đoạn cuối của chương trình huấn luyện F-16 tại một địa điểm khác.
Tại Canada, các phi công sẽ tiếp tục bay trên máy bay huấn luyện phản lực L-39 – loại máy bay mà nhiều người trong số họ đã quen thuộc từ quá trình huấn luyện ở Ukraine, trước khi chuyển sang điều khiển F-16.
Chương trình đào tạo kéo dài khoảng 18 tháng, ngắn hơn gần một năm so với chương trình tương đương của Không quân Hoàng gia Anh. Việc rút ngắn thời gian đào tạo hơn nữa có thể làm dấy lên lo ngại về việc liệu các phi công có được chuẩn bị đầy đủ cho chiến đấu hay không.
Căn cứ không quân tại Anh hiện có khả năng đào tạo 20 phi công Ukraine mỗi năm trong giai đoạn đầu, nhưng không thể tiếp nhận thêm. Các quan chức Ukraine trước đây đã chỉ trích Mỹ – một trong những quốc gia cũng tham gia đào tạo phi công Ukraine vì sự chậm trễ trong chương trình huấn luyện. Trong năm 2024, Mỹ và các đối tác quốc tế đã đào tạo một số lượng nhỏ phi công Ukraine lái máy bay chiến đấu F-16 tại 3 địa điểm, gồm Căn cứ Không quân quốc gia Morris của Mỹ ở Arizona, Căn cứ Không quân Skrydstrup của Đan Mạch và Trung tâm Đào tạo Fetești mới mở ở Romania.

ben trong can cu nato huan luyen phi cong ukraine lai tiem kich chim cat f-16 hinh anh 2

Máy bay F-16. Ảnh: Lockheed Martin

Trên thực tế, nhiều quân nhân Ukraine được gửi đến Anh để đào tạo tiếng Anh hơn là trực tiếp tham gia chương trình huấn luyện lái máy bay phản lực. Vào đầu năm 2025, Đại sứ quán Anh tại Kiev cho biết Anh đã đào tạo 200 nhân sự hàng không Ukraine, không chỉ giới hạn ở các chương trình đào tạo phi công điều khiển máy bay phản lực nhanh mà còn bao gồm các kỹ năng như vận hành mặt đất và nâng cao trình độ tiếng Anh - một trong những rào cản lớn nhất đối với các học viên.
Tại Anh, các phi công mới được đưa trở lại với những kiến thức căn bản, bắt đầu từ con số 0. Những thói quen bay đã ăn sâu trong quá trình đào tạo tại Ukraine không dễ dàng thay đổi, Yakiv thừa nhận. Dù 20 phi công đầu tiên tham gia huấn luyện đều đã có kinh nghiệm bay tại Ukraine nhưng những nhóm tiếp theo sẽ đến Anh được cho là không có kinh nghiệm tương tự.
Trong khi đó, Ukraine chưa nhận đủ số lượng F-16 mà các đồng minh phương Tây cam kết viện trợ. Tổng số máy bay phản lực sắp bàn giao vẫn chưa đạt tới con số mà Kiev tuyên bố là cần thiết cho chiến trường.
Tổng thống Ukraine Zelensky đang hi vọng nhận thêm máy bay chiến đấu F-16 từ Hà Lan, sau cuộc gặp giữa ông và Thủ tướng Hà Lan, Dick Schoof tại Hội nghị Munich vừa qua. Cả hai quốc gia đều nhất trí tăng cường năng lực quân sự của Ukraine như một sự bảo đảm an ninh cho toàn bộ châu Âu.
"Điều này rất quan trọng đối với sự ổn định của châu Âu. Năm nay, chúng tôi kỳ vọng sẽ có thêm nhiều máy bay F-16 được giao - bầu trời của Ukraine phải được bảo vệ và an toàn", ông Zelensky nói.
Kiev đã kêu gọi các đồng minh viện trợ máy bay F-16 trong nhiều tháng trước khi những chiếc tiêm kích phản lực do phương Tây sản xuất này lần đầu tiên được cất cánh trên chiến trường vào mùa hè năm 2024.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov ngày 6/2 tuyên bố, ngoài máy bay chiến đấu Mirage 2000 của Pháp, Ukraine còn nhận được máy bay phản lực F-16 từ Hà Lan. Cùng ngày, có thông tin cho biết máy bay Mirage 2000 đầu tiên của Pháp đã tới Ukraine. Đây là loại máy bay chiến đấu thứ hai mà Kiev nhận được từ các đồng minh trong thời gian diễn ra xung đột với Nga.
Tuy nhiên, thông tin về những chiếc máy bay phản lực được mong đợi từ lâu vẫn khá ít ỏi. Chúng nhanh chóng được triển khai vào nhiệm vụ phòng thủ nhưng chủ yếu hoạt động trong thầm lặng, khiến nhiều người lo ngại rằng chúng có thể đã đến quá muộn để tạo ra thay đổi có lợi cho quân đội Ukraine.
Theo chuyên gia quân sự Nga Viktor Barants, tên lửa phòng không dẫn đường 40N6 của hệ thống phòng không S-400 Nga có thể bắn hạ máy bay F-16 của Ukraine gần như ngay lập tức sau khi cất cánh.
“Các chuyên gia đánh giá với sự trợ giúp của tên lửa phòng không 40N6, chúng tôi có thể bắn hạ máy bay địch ngay sau khi cất cánh ở tầm xa. Tên lửa này có thể bắn hạ tên lửa hành trình, máy bay và trực thăng của đối phương”, chuyên gia quân sự Viktor Baranets cho biết.

Diệp Thảo/VOV.VN (biên dịch)
Theo Newsweek, ABC News
 

Milan1899

Xe container
Biển số
OF-197825
Ngày cấp bằng
8/6/13
Số km
5,821
Động cơ
1,334,486 Mã lực
Trump đã chúc mừng đảng bảo thủ về chiến thắng của họ trong cuộc bầu cử ở Đức, nói rằng người Đức đã chán ngán các chính sách thiếu logic.

Ảnh:
Một hàng dài các nhà báo đã xếp hàng bên ngoài trụ sở đảng CDU, chờ đợi phe bảo thủ giành chiến thắng.

IMG_9007.jpeg
IMG_9008.jpeg


 

nguyentoanland

Xe tăng
Biển số
OF-95283
Ngày cấp bằng
14/5/11
Số km
1,438
Động cơ
560,069 Mã lực
Nơi ở
Biển, nỗi nhớ và em!
Trước đây cp Đức và ngân hàng trung ương EU đã không đồng ý việc tịch thu ts của Nga.
Nay Mỹ nới cấm vận mà mấy ông bà EU vẫn định vở cũ. Có lẽ hết bài rồi
Có khi đợt tới bọn Anh mõm lại trả Clb Chelsea cho tỷ phú Nga cũng nên?
 
Biển số
OF-859115
Ngày cấp bằng
12/5/24
Số km
240
Động cơ
44,302 Mã lực
Ngày này năm ấy, mở màn bằng trận đánh của VDV vào sân bay Gostomel. Gần trưa theo giờ Vi-en em nhận dc 1 tin nhắn với nội dung : "Nga đánh rồi" . 🥺. Thực sự đợt ấy nghe tin tức xem chừng đã rất căng, trước đó xem tin thì Nga đã lập cả 1 ngân hàng máu ở biên giới em cũng đã nghi nghi nhưng không muốn tin rằng sẽ có 1 cuộc xung đột xảy ra. Vậy đó. Bước sang năm thứ 4 rồi
Ngày này năm nay, cuộc xung đột chưa kết thúc nhưng có lẽ đã ngã ngũ, phần thắng thuộc về kẻ mạnh hơn
Nó nên kết thúc được rồi, cho dân đỡ khổ. Ai là kẻ mạnh hơn thì đã rõ, ai là kẻ tráo trở lá mặt lá trái thì đã rõ, ai là kẻ đưa chiến tranh và bom đạn về đất nước mình nhằm mục đích tư lợi cho 1 nhóm cá nhân thì cũng đã rõ. Chúa lòng lành nhưng chắc chắn sẽ không tha thứ cho lũ phản trắc tanh lòng
3 năm, quá nhiều trai tráng của 2 bên đã ngã xuống. Quá đủ rồi
FB_IMG_1740359876488.jpg
 

Bayi 1921

Xe buýt
Biển số
OF-816997
Ngày cấp bằng
4/8/22
Số km
521
Động cơ
15,542 Mã lực
Tuổi
36
Anh ấy cứ diễn giả ngây giả ngô, chứ free thì chỉ có bom của Nga thôi, bom dân chủ cột điện x3 x4 là đúng rồi còn gì. Chum nói rồi, làm gì có con bài nào trong tay mà đòi mặc cả, đến xứ nào đó ngày xưa oánh cho nó bò lê bò càng cuối cùng vẫn phải trả nợ đậy thôi, huống hồ giờ nó đang cửa trên, chỉ là sớm hay muộn thôi.
VNCH chết từ năm 1975 nhưng khoảng nợ VNCH vay của Mỹ , Việt Nam phải trả mới bthuong quan hệ với Mỹ đc

Tiền của đầu xỏ tư bản khó quỵt lắm
 

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,179
Động cơ
372,350 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Đội dép lê này máu thật. Có cái dép lê mà quăng loạn cả lên, chả nể mặt anh Mỹ là thía nào.

TPO - Các quan chức Mỹ tiết lộ, lực lượng Houthi ở Yemen lần đầu tiên tấn công máy bay chiến đấu F-16 bằng tên lửa đất đối không.

Fox News dẫn lời 3 quan chức cấp cao của Mỹ cho biết: "Ngày 19/2, lực lượng Houthi lần đầu tiên phóng tên lửa đất đối không (SAM) tấn công một máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ khi đang bay ngoài khơi bờ biển Yemen hướng về phía Biển Đỏ. Tuy nhiên, tên lửa đã bắn trượt mục tiêu".

Houthi lần đầu phóng tên lửa tấn công máy bay F-16 của Mỹ ảnh 1

Theo các quan chức, cũng trong ngày 19/2, Houthi đã phóng một tên lửa khác vào máy bay không người lái MQ-9 Reaper khi bay qua không phận Yemen nhưng ngoài vùng kiểm soát của Houthi.
Vụ việc này đánh dấu lần đầu tiên lực lượng Houthi sử dụng tên lửa SAM để chống lại máy bay chiến đấu của Mỹ. Trong khi Lầu Năm Góc đang đánh giá hậu quả của cuộc tấn công và chuẩn bị các biện pháp đối phó, giới chuyên gia suy đoán sự việc này có thể dẫn đến việc quân đội Mỹ tăng cường sự hiện diện trong khu vực.
Trước đó, ngày 18/1, lực lượng Houthi cũng đã tấn công tàu sân bay USS Harry Truman của Mỹ bằng tên lửa hành trình và máy bay không người lái.
Sau khi xung đột Israel - Hamas bùng phát tại Dải Gaza vào tháng 10/2023, lực lượng Houthi đã tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái nhằm vào Israel để thể hiện ủng hộ với đồng minh Hamas.
Ngoài ra, Houthi còn tăng cường các hoạt động ở Biển Đỏ, tấn công tàu quân sự và dân sự được cho là có liên quan đến Israel hoặc đồng minh của Israel. Để đáp trả các cuộc tấn công của Houthi, Mỹ đã triển khai tàu sân bay đến khu vực, thực hiện một loạt cuộc không kích vào các căn cứ của lực lượng này.

Quỳnh Như
Theo Fox News
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top