[Funland] Tình hình Nga - Ukraine Vol.169 (số đặc biệt: xung đột Nga và Ukraine)

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,196
Động cơ
372,453 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Có gì sai sai ở đây.
Mua bán gì đâu nhỉ. Đây là siết nợ mà.

(PLO)- Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bác bỏ yêu cầu của Mỹ về việc trả 500 tỉ USD tài nguyên khoáng sản của Ukraine để hoàn trả viện trợ từ Washington.

Ngày 19-2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bác bỏ yêu cầu của Mỹ về việc trả 500 tỉ USD tài nguyên khoáng sản của Ukraine để hoàn trả viện trợ mà Washington cung cấp cho Kiev, theo hãng tin Reuters.
Ông Zelensky nhấn mạnh rằng Mỹ đến nay chưa cung cấp số tiền gần mức đó và thỏa thuận khoáng sản cũng không có bất kỳ đảm bảo an ninh cụ thể nào.

Ông Zelensky: 'Không thể bán tài nguyên khoáng sản để đổi viện trợ'

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AFP

Nhà lãnh đạo Ukraine cho biết Mỹ đã viện trợ cho Kiev 67 tỉ USD vũ khí và 31,5 tỉ USD hỗ trợ ngân sách trực tiếp trong suốt gần ba năm xung đột Nga-Ukraine.
“Bạn không thể gọi con số này là 500 tỉ rồi yêu cầu chúng tôi trả 500 tỉ bằng tài nguyên khoáng sản hay thứ gì khác. Đây không phải là một cuộc thảo luận nghiêm túc” - ông Zelensky nói.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó nói rằng ông muốn nhận 500 tỉ USD khoáng sản đất hiếm từ Ukraine để đổi lấy sự hỗ trợ của Mỹ. Tuần trước, nhóm của ông Trump đã đề xuất một thỏa thuận về vấn đề này nhưng Kiev từ chối ký vì điều kiện chưa phù hợp.
Theo ông Zelensky, thỏa thuận được đề xuất không chứa các điều khoản an ninh mà Ukraine đang rất cần để bảo vệ mình trước cuộc tấn công từ Nga. Vị tổng thống cũng nói rằng bản dự thảo quy định Mỹ sẽ sở hữu 50% tài nguyên khoáng sản quan trọng của Ukraine.
“Tôi bảo vệ Ukraine, tôi không thể bán đất nước mình. Tôi nói: ‘Được thôi, hãy cho chúng tôi một điều khoản tích cực. Các ông viết bảo đảm, chúng tôi sẽ soạn một bản ghi nhớ với một tỉ lệ hợp lý”.
“Họ nói: 50%. Tôi đáp: ‘Không được. Để các luật sư tiếp tục làm việc, họ chưa hoàn tất công việc cần thiết. Tôi chỉ là người ra quyết định, tôi không làm việc trên các chi tiết của tài liệu này. Hãy để họ tiếp tục xử lý nó” - ông Zelensky tiết lộ nội dung làm việc với Mỹ.
Theo Reuters, vấn đề về mức độ viện trợ mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine đang trở thành một điểm nóng ngoại giao quan trọng khi Kiev tìm cách duy trì sự ủng hộ từ Washington.
Ngày 18-2, ông Trump đặt câu hỏi về việc số tiền Mỹ gửi cho Ukraine đã được sử dụng ra sao.
Đáp lại, ông Zelensky cho biết tổng viện trợ từ Mỹ và Liên minh châu Âu lên tới 200 tỉ USD, trong tổng số 320 tỉ USD mà Ukraine chi cho vũ khí trong cuộc chiến. Ông cũng nhấn mạnh rằng người dân Ukraine đã tự gánh phần chi phí 120 tỉ USD còn lại.
 

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,196
Động cơ
372,453 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Ghêm chêng gờ F-16 đâu không mang ra đánh cho Nga tơi bời đi.

TPO - Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, hệ thống phòng không của nước này đã bắn hạ một máy bay chiến đấu MiG-29, đánh chặn hàng trăm máy bay không người lái của Ukraine trong 24 giờ qua.

Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Tư (19/2) đưa tin, trong 24 giờ qua, lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ 1 máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine, 5 quả bom dẫn đường Hammer, 2 quả bom dẫn đường JDAM, 4 tên lửa của hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS và 123 máy bay không người lái.

Nga bắn rơi máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine ảnh 1

Theo bộ này, lực lượng tên lửa và pháo binh, lực lượng không quân chiến thuật cũng đã phá hủy một số sân bay quân sự, cơ sở năng lượng hỗ trợ hoạt động của tổ hợp công nghiệp quân sự, xưởng lắp ráp máy bay không người lái và bãi phóng của Ukraine cũng như nơi tập trung nhân lực và thiết bị của đối phương tại 148 khu vực.
Thống kê từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, Ukraine đã chịu tổn thất nặng nề, bao gồm 654 máy bay chiến đấu, 283 trực thăng, 43.895 máy bay không người lái, 594 hệ thống tên lửa đất đối không, 21.519 xe tăng và các xe bọc thép khác, cũng như 31.815 xe vận tải quân sự chuyên dụng.
Theo các nguồn dữ liệu quân sự, phi đội máy bay chiến đấu MiG-29 vốn là nền tảng của Không quân Ukraine cũng bị hao hụt đáng kể. Tính đến cuối năm 2023, Kiev chỉ có khoảng 24 máy bay MiG-29 vẫn đang hoạt động, giảm đáng kể so với kho dự trữ trước khi bắt đầu xung đột vào tháng 2/2022. Sự sụt giảm này chủ yếu là do các cuộc không kích liên tục và các cuộc tấn công bằng tên lửa Nga nhắm vào các sân bay Ukraine.
Mỗi máy bay phản lực bị bắn hạ là một đòn giáng mạnh vào năng lực phòng không của Ukraine, làm giảm khả năng kiểm soát không phận và hỗ trợ các hoạt động trên bộ. Cuộc xung đột đang diễn ra với Nga đã buộc Ukraine phải dựa vào các thiết bị cũ hơn trong khi chờ đợi cam kết hỗ trợ từ phương Tây, trong đó bao gồm máy bay chiến đấu F-16 - được coi là vũ khí quan trọng để Không quân Ukraine hiện đại hóa quốc phòng và tăng cường năng lực phòng thủ.
 

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,196
Động cơ
372,453 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Nói thế nào ấy chứ, định dìm hàng nhau hay sao ấy chứ.
Bữa trước anh Dê xung phong lãnh đạo quân đội Châu Âu để bảo vệ nền "dân chủ" mà.
Rồi Anh, Pháp, Đức cùng 1 lô 1 lốc các anh tài EU ngồi với nhau rủ nhau mang quân vào U cà cơ mà, cần gì Mỹ đâu.

TPO - Trước sức ép của Mỹ về việc phải bảo đảm sức mạnh quân sự để thực thi thỏa thuận hòa bình ở Ukraine trong tương lai, châu Âu dường như đang rơi vào thế khó.

Châu Âu khó giữ hoà bình cho Ukraine nếu thiếu Mỹ ảnh 1
Lính Ukraine ở Donetsk, tháng 11/2024. (Ảnh: Reuters)

Các chuyên gia cho rằng việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine có thể kéo căng lực lượng và làm suy yếu khả năng phòng thủ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), và nhiệm vụ này vẫn cần sự hỗ trợ của Mỹ để có thể thành công.
Dù Mỹ không cần triển khai bộ binh, nhưng các biện pháp răn đe như hệ thống tên lửa tầm trung và vũ khí hạt nhân của Mỹ vẫn sẽ rất quan trọng.
"Tôi không chắc bất kỳ bảo đảm an ninh nào có thể đạt mức độ tin cậy 100% khi không có vai trò của Mỹ”, Mark Lyall Grant, cố vấn an ninh quốc gia của Anh thời chính quyền Donald Trump đầu tiên, nhận định.
Các quan chức châu Âu cũng cho rằng chỉ có Mỹ mới có thể bảo vệ lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu và ngăn chặn Nga có những hành động quân sự với Ukraine trong tương lai.
Tuần trước, ông Trump gây sốc cho châu Âu khi nhanh chóng sắp xếp cuộc gặp gỡ với Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth cũng gây sốc khi nói với các đồng minh châu Âu rằng "bất kỳ sự đảm bảo an ninh nào cũng phải được hỗ trợ bằng một châu Âu có năng lực và một lực lượng ngoài châu Âu”.
Ông nói rõ rằng quân đội Mỹ sẽ không được điều động đến Ukraine. Tại cuộc họp khẩn cấp ở Paris ngày 17/2, các nhà lãnh đạo châu Âu chưa thể thống nhất về ý tưởng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình đến Ukraine, dù một số nước châu Âu đã bắt đầu bàn về điều này từ năm ngoái, theo sáng kiến của Pháp.
Triển khai một lực lượng như vậy có thể sẽ làm tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp với Nga và kéo căng quân đội của các nước châu Âu, trong bối cảnh họ đã cạn kiệt kho vũ khí sau mấy năm cung cấp cho Ukraine và vốn quen với việc phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của Mỹ trong những nhiệm vụ lớn.
Đầu tuần này, Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết ông sẵn sàng gửi quân đến Ukraine nhưng cũng cần có "sự hỗ trợ" của Mỹ.

Bài toán quân số
Các chuyên gia cảnh báo việc triển khai một lực lượng lớn của châu Âu đến Ukraine có thể làm suy yếu khả năng phòng thủ của NATO trước những mối đe dọa lớn. Cuộc xung đột ở Ukraine kết thúc sẽ giúp Nga nhanh chóng bổ sung vào kho vũ khí của họ.
Một số người cũng nghi ngờ khả năng các nước châu Âu có thể nhanh chóng huy động đủ quân sẵn sàng chiến đấu, khi đang phải vật lộn để tăng cường năng lực sau nhiều thập kỷ tương đối hòa bình, nhất là khi phải bảo vệ hơn 2.000 km đường biên giới với Nga và Belarus.
Claudia Major, một nhà phân tích cho nhóm chuyên gia SWP của Đức, nhận định rằng việc tập hợp một lực lượng gìn giữ hòa bình như vậy là điều khó khăn đối với châu Âu.
Khi trả lời đài truyền hình Đức ARD ngày 17/2, bà ước tính một lực lượng như vậy sẽ cần 40.000 - 150.000 người, chưa tính lực lượng Ukraine.
Lực lượng gìn giữ hòa bình mà NATO điều đến Kosovo năm 1999 có 48.000 quân, có nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ rộng 11.000 km2. Ukraine có diện tích gấp gần 55 lần Kosovo.
"Người châu Âu không có lực lượng này trừ khi họ làm suy yếu khả năng phòng thủ của chính họ hoặc khả năng phòng thủ như kế hoạch của vùng Baltic”, bà Major cho biết.
"Đồng thời, họ thiếu các năng lực quan trọng trong các lĩnh vực trinh sát, phòng không hoặc khoá mục tiêu, và chỉ Mỹ mới có thể đáp ứng”, bà nói thêm.
Một số chuyên gia ủng hộ việc để lực lượng Ukraine bảo vệ đường biên giới, trong khi vẫn duy trì biện pháp răn đe bên ngoài.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hegseth không nói lực lượng gìn giữ hòa bình phải vào Ukraine, nhưng nói rằng họ sẽ không được bảo vệ theo điều Điều 5 về phòng thủ chung của Hiến chương NATO.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói với báo chí tại Riyadh ngày 18/2, rằng sự hiện diện của bất kỳ quân đội nào từ các quốc gia thành viên NATO trong Ukraine là điều không thể chấp nhận được đối với Nga, bất kể họ mang quốc kỳ nào.
Tuy nhiên, việc cung cấp biện pháp răn đe từ bên ngoài Ukraine có thể dẫn đến tình thế khó khăn khác đối với châu Âu, khi họ không có vũ khí tầm trung có thể tấn công từ xa vào các mục tiêu ở Nga trong trường hợp cần thiết.
Châu Âu cũng không có kho vũ khí hạt nhân lớn như của Mỹ, để có thể bảo đảm năng lực răn đe trước một cường quốc vũ khí hạt nhân như Nga.
 

SunnyN

Xe tải
Biển số
OF-615822
Ngày cấp bằng
14/2/19
Số km
368
Động cơ
135,309 Mã lực
Tuổi
33
Tổng thống Trump:
"Chính Ukraina với sự lãnh đạo của Zelensky là bên gây chiến. Hãy nghĩ xem, một diễn viên hài không mấy thành công, Volodymyr Zelensky, đã thuyết phục được Mỹ viện trợ 350 tỷ USD, để bước vào cuộc chiến không thể thắng và lẽ ra không nên bắt đầu"
Trump nói đểu quá, đến chuyên môn chính là diễn hài mà Anh Zelensky còn bị chê nữa thì đau thật.
 

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,196
Động cơ
372,453 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Thân phân tôi tớ thì được chọn lựa sao.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bày tỏ hy vọng sẽ có cuộc làm việc mang tính xây dựng với đại diện của chính quyền Mỹ vào ngày 20/2 tại Kiev, bất chấp những chỉ trích liên tục của Tổng thống Donald Trump trong ít ngày qua.

Chú thích ảnh

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trả lời phỏng vấn báo chí tại Kiev. Ảnh: Kyodo/TTXVN

“Chúng tôi dự kiến sẽ gặp Tướng Kellogg vào ngày 20/2 và điều rất quan trọng đối với chúng tôi là cuộc gặp và công việc của chúng tôi với Mỹ nói chung phải mang tính xây dựng”, Tổng thống Ukraine cho biết trong bài phát biểu hàng ngày vào buổi tối 19/2.
“Cùng với Mỹ và châu Âu, hòa bình có thể đáng tin cậy hơn và đây là mục tiêu của chúng tôi. Điều quan trọng nhất là đây không chỉ là mục tiêu của chúng tôi, mà còn là mục tiêu chung với các đối tác của chúng tôi”, ông Zelensky nói thêm.
Ông Zelensky cũng cho biết đang tin tưởng vào sự thống nhất của Ukraine, sự thống nhất của châu Âu và chủ nghĩa thực dụng của Mỹ. Ông tuyên bố rằng Ukraine đã muốn chấm dứt chiến tranh ngay từ "giây đầu tiên" khi cuộc chiến Nga – Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022. Tuy nhiên, ông muốn có một thỏa thuận thực sự để đảm bảo hòa bình lâu dài.
Những phát biểu trên của ông Zelensky dường như trái ngược với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong những phát biểu họp báo và bình luận trên mạng xã hội gần đây.
Trong ngày 19/2, ông Trump đã sử dụng mạng xã hội Truth Social để chỉ trích nhà lãnh đạo Ukraine. Ông Trump cũng nhắc lại quan điểm cho rằng Tổng thống Zelensky sẽ không bao giờ có thể xử lý được cuộc chiến với Nga nếu không có sự giúp đỡ của Mỹ và chính bản thân ông.

Bình Thanh/Báo Tin tức (Theo Kyiv Post, Reuters, AP)
 

hoaoaihuong

Xe tăng
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
1,300
Động cơ
353,164 Mã lực
Cụ 100 nhắc lại cụm từ nhạy cảm quá, đường đến M113 chẳng còn xa nữa rồi.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
13,696
Động cơ
1,197,665 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Em ủng hộ anh Chum chấm dứt chiến tranh, anh nói thì hay lắm nhưng mục đích thế nào sẽ nói hay thế đấy. Đợi anh ấy thực hiện nhanh chậm thế nào.
Em chắc chắn 100% trung tá Chum có nick và nằm vùng trên OF và trong thớt này. Cụm từ này em thấy các cụ of nhắc lâu rồi, giờ ofer Chum nhắc lại thôi.
Tối qua em có xem 1 clip trên YT về sự giống và khác nhau, công nhận giống chính quyền Thiệu thật.
Thế là Uca lại bị bán đứng và bị người khác mặc cả trên lưng ah các cụ.
1000064875.png
 

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,196
Động cơ
372,453 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Lại họp. Chắc phải cỡ thượng thượng đỉnh ấy nhể. Lên đỉnh liên tục thế này phê phải biết.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên lịch tổ chức một cuộc họp mới về Ukraine nhằm phối hợp phản ứng của châu Âu trong bối cảnh Mỹ đang có những thay đổi chính sách gây sốc trong giải quyết cuộc xung đột Nga-Ukraine.


Mỹ khiến châu Âu sốc, Pháp tiếp tục triệu tập họp khẩn tìm cách ứng phó
Cuộc gặp của các lãnh đạo châu Âu ngày 17/2 tại Paris, Pháp. (Nguồn: X)

Theo AFP, cuộc họp mới được lên lịch sau khi các nhà lãnh đạo châu Âu vừa tiến hành một cuộc họp khẩn tương tự hôm 17/2, cũng theo lời kêu gọi của Tổng thống Macron, để thống nhất phản ứng chung trước các bước đi gần đây của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Theo Điện Elysee, cuộc họp thứ hai sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến.
Một số nguồn tin cho hay, cuộc họp này sẽ có nhiều nước tham gia hơn cuộc họp lần đầu, bao gồm cả những nước trong và ngoài châu Âu. Hai nguồn tin ngoại giao tiết lộ, các nước được mời gồm Canada, Na Uy, ba nước Baltic (Lithuania, Estonia và Latvia), Cộng hòa Czech, Hy Lạp, Phần Lan, Romania, Thụy Điển và Bỉ.
Hiện tại, các nhà lãnh đạo "lục địa già" đang phải ráo riết phối hợp hành động sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ tiến hành các bước đi riêng với Nga trong việc tăng cường quan hệ song phương và giải quyết xung đột Ukraine.
Bằng các cuộc điện đàm giữa hai nguyên thủ hôm 12/2 cũng như cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa hai bên tại Saudi Arabia ngày 18/2 khiến các nhà lãnh đạo "lục địa già" phải ráo riết phối hợp hành động để không bị "gạt ra ngoài lề" trong tiến trình hòa đàm về Ukraine
Nhiều nhà lãnh đạo ở châu Âu cảnh báo sẽ không chấp nhận bất cứ kết quả đàm phán nào nếu không có sự tham gia và/hoặc chấp nhận của châu Âu cũng như Ukraine.
Trong một động thái trấn an các đồng minh châu Âu, ngay sau đàm phán với Nga ở Saudi Arabia, ngày 18/2, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã điện đàm với một số đồng cấp châu Âu và Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Kaja Kallas.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ trấn an rằng, cả EU và Ukraine sẽ được tham gia tiến trình đàm phán chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine.
Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot cho biết, ông Rubio đã khẳng định rằng Mỹ muốn có một thỏa thuận hòa bình bền vững ở Ukraine.
Trong khi đó, ngày 19/2, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump về Ukraine Keith Kellogg đã đến thủ đô Kiev để gặp Tổng thống Volodymyr Zelensky. Ông Kellogg nói: "Đây sẽ là cơ hội để có những cuộc đàm phán thực chất và tốt đẹp" và rằng nội dung đàm phán sẽ dựa trên các cuộc thảo luận vừa qua tại Hội nghị An ninh Munich.
 

hd-vt

Xe lăn
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
10,467
Động cơ
374,549 Mã lực
Tuổi
58
Cụ 100 nhắc lại cụm từ nhạy cảm quá, đường đến M113 chẳng còn xa nữa rồi.
Giờ là thời điểm tây Âu tự đứng trên đôi chân của mình, chứng minh tinh hoa chả sợ bố con thằng nào. :T
 

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,196
Động cơ
372,453 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Ủa, bây giờ Hung lại là anh cả Châu Âu à ? Thế Anh, Pháp, Đức đâu hết rồi. Chị Lê Yến với anh Dút đâu rồi. Haiz.

Theo Budapest, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trực tiếp thông báo cho Chính phủ Hungary về kết quả cuộc đàm phán Nga-Mỹ diễn ra tại Saudi Arabia.

Chú thích ảnh

Bộ trưởng Ngoại giao và Quan hệ Kinh tế Đối ngoại Hungary Peter Szijjarto phát biểu trong cuộc họp với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, với sự tham dự của Đại sứ Zsuzsanna Horvath, Đại diện Thường trực của Hungary tại Liên hợp quốc, tại New York vào ngày 18/2/2025 Ảnh: MTI.

Ngày 19/2, Thứ trưởng Ngoại giao và Quan hệ Kinh tế Đối ngoại Hungary Levente Magyar thông báo chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trực tiếp thông báo cho Chính phủ Hungary về kết quả cuộc đàm phán Nga-Mỹ diễn ra tại Saudi Arabia.
Tuyên bố được đưa ra sau khi Thứ trưởng Levente Magyar có cuộc gặp đại diện Vụ các vấn đề châu Âu và Á-Âu thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Louis Bono đang ở thăm Budapest.
Bộ Ngoại giao và Quan hệ Kinh tế Đối ngoại Hungary khẳng định “Chính phủ Hungary là chính phủ đầu tiên ở châu Âu nhận được thông tin về những nội dung được thảo luận" tại cuộc đàm phán Nga-Mỹ ở Saudi Arabia.
Theo Thứ trưởng Levente Magyar, ông Bono đã thông báo rằng tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, cả Mỹ và Liên bang Nga đều không đưa ra "bất kỳ cam kết cụ thể nào”, nhưng việc hai bên đạt được thỏa thuận về mục tiêu chung là hòa bình ở Ukraine có thể được coi là một bước tiến lớn.
Cùng ngày, báo Magyar Nemzet dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao và Quan hệ Kinh tế Đối ngoại Hungary Peter Szijjarto nhấn mạnh rằng quan hệ tốt giữa Mỹ và Liên bang Nga luôn có lợi cho an ninh toàn cầu và việc cải thiện quan hệ giữa Washington và Moskva (Moscow) là một tin tức đáng hoan nghênh.
Ông Szijjarto nói: “Quan hệ tốt giữa Mỹ và Liên bang Nga luôn có lợi cho an ninh thế giới. Nếu có sự hợp tác giữa Liên bang Nga và Mỹ dựa trên lý trí và sự tôn trọng lẫn nhau, điều này được đánh giá là hiệu quả hoặc chứng minh có lợi cho cả hai bên, thì đó là một điều tốt cho thế giới. Nó khiến thế giới trở nên an toàn hơn”.
Bộ trưởng Ngoại giao và Quan hệ Kinh tế Đối ngoại Hungary cho rằng:”Đây là một tin tốt, thậm chí là tin tốt nhất trong những tháng gần đây”, đồng thời nhấn mạnh ông tin là “trong vấn đề hòa bình tại Ukraine, đây là cơ hội lớn nhất trong ba năm qua để hòa bình cuối cùng có thể được thiết lập”.
Vào hôm 18/2, Liên bang Nga và Mỹ đã tiến hành cuộc hội đàm tại Riyadh, Saudi Arabia. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa các quan chức cấp cao Mỹ và Liên bang Nga kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát vào tháng 2/2022.
Phái đoàn Liên bang Nga tham gia hội đàm bao gồm Ngoại trưởng Sergey Lavrov, Trợ lý tổng thống Yury Ushakov và Giám đốc Quỹ đầu tư trực tiếp Liên bang Nga (RDIF) Kirill Dmitriev. Đại diện phía Mỹ có Ngoại trưởng Marco Rubio, Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz và Đặc phái viên về Trung Đông Steve Witkoff.
Theo ông Ushakov, hai bên đã thảo luận rất kỹ về mọi vấn đề trong chương trình nghị sự, bao gồm cả việc đưa lập trường của Liên bangNga và Mỹ lại với nhau và các cuộc tiếp xúc về Ukraine.
Sau đó, vào ngày 19/2, các hãng tin của Liên bang Nga dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Tổng thống nước này, ông Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể gặp nhau ngay trong tháng này.

Chú thích ảnh

Ngoại trưởng Saudi Arabia Faisal bin Farhan Al Saud (thứ 4, trái), Ngoại trưởng Liên bang Nga Sergey Lavrov (phải), Cố vấn của Tổng thống Liên bang Nga về chính sách đối ngoại Yuri Ushakov (thứ 2, phải), Ngoại trưởng Mỹ Marco Antonio Rubio (thứ 2, trái), Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Mike Waltz (thứ 3, trái) và Đặc phái viên Mỹ về Trung Đông Steve Witkoff (trái) tại cuộc đàm phán ở Riyadh, Saudi Arabia, ngày 18/2/2025. Ảnh: Reuters/TTXVN

Về phần mình, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Ngoại trưởng Rubio và người đồng cấp Lavrov đã nhất trí thành lập các nhóm đàm phán về Ukraine cũng như về hợp tác trong tương lai về các lợi ích địa chính trị chung.
Bộ này đồng thời cho biết thêm, Washington và Moskva đã đồng ý thiết lập cơ chế tham vấn nhằm giải quyết những trở ngại trong quan hệ song phương với mục tiêu bình thường hóa hoạt động của các phái đoàn ngoại giao hai nước. Hai bên cũng nhất trí chỉ định các nhóm cấp cao để bắt đầu làm việc nhằm chấm dứt xung đột Ukraine một cách bền vững và được tất cả các bên chấp nhận.
Các cuộc đàm phán tại Riyadh cũng đánh dấu lần đầu tiên các quan chức Mỹ và Nga gặp nhau để thảo luận về các biện pháp nhằm chấm dứt cuộc xung đột đẫm máu nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai.
Không có quan chức Ukraine hay châu Âu nào được mời tham dự. Kiev đã tuyên bố sẽ không chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào bị áp đặt mà không có sự đồng thuận của mình.

Thành Nam/Báo Tin tức
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,770
Động cơ
791,171 Mã lực
"diễn viên hài thành công khiêm tốn", "nhà độc tài không qua bầu cử". =)) =)) =)) =))
Thật ra thì những lời lẽ anh Chăm dành cho anh Zê ở cái diễn đàn này nhiều cụ dùng rồi, chỉ có bọn phương tây và đội tiếm mới không nghĩ như vậy thôi.

 

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,570
Động cơ
895,927 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thân phân tôi tớ thì được chọn lựa sao.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bày tỏ hy vọng sẽ có cuộc làm việc mang tính xây dựng với đại diện của chính quyền Mỹ vào ngày 20/2 tại Kiev, bất chấp những chỉ trích liên tục của Tổng thống Donald Trump trong ít ngày qua.

Chú thích ảnh

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trả lời phỏng vấn báo chí tại Kiev. Ảnh: Kyodo/TTXVN

“Chúng tôi dự kiến sẽ gặp Tướng Kellogg vào ngày 20/2 và điều rất quan trọng đối với chúng tôi là cuộc gặp và công việc của chúng tôi với Mỹ nói chung phải mang tính xây dựng”, Tổng thống Ukraine cho biết trong bài phát biểu hàng ngày vào buổi tối 19/2.
“Cùng với Mỹ và châu Âu, hòa bình có thể đáng tin cậy hơn và đây là mục tiêu của chúng tôi. Điều quan trọng nhất là đây không chỉ là mục tiêu của chúng tôi, mà còn là mục tiêu chung với các đối tác của chúng tôi”, ông Zelensky nói thêm.
Ông Zelensky cũng cho biết đang tin tưởng vào sự thống nhất của Ukraine, sự thống nhất của châu Âu và chủ nghĩa thực dụng của Mỹ. Ông tuyên bố rằng Ukraine đã muốn chấm dứt chiến tranh ngay từ "giây đầu tiên" khi cuộc chiến Nga – Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022. Tuy nhiên, ông muốn có một thỏa thuận thực sự để đảm bảo hòa bình lâu dài.
Những phát biểu trên của ông Zelensky dường như trái ngược với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong những phát biểu họp báo và bình luận trên mạng xã hội gần đây.
Trong ngày 19/2, ông Trump đã sử dụng mạng xã hội Truth Social để chỉ trích nhà lãnh đạo Ukraine. Ông Trump cũng nhắc lại quan điểm cho rằng Tổng thống Zelensky sẽ không bao giờ có thể xử lý được cuộc chiến với Nga nếu không có sự giúp đỡ của Mỹ và chính bản thân ông.

Bình Thanh/Báo Tin tức (Theo Kyiv Post, Reuters, AP)
Anh Ze nói phét mà không biết ngượng, anh ý muốn đòi lại đất của Nga theo đường biên giới 1991 ngay từ đầu cuộc chiến thì chấm dứt chiến tranh kiểu gì?
 

duongphong

Xe container
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
7,237
Động cơ
378,602 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
1000065971.jpg


1. Báo nhà chính thống đăng nên em tin
2. Phát ngôn của đương kim Tổng thống siêu cường số 1 Thế giới nên em nghe:
+ Zelensky là 1 nhà độc tài không được bầu
+ Zelensky là 1 diễn viên hài không mấy thành công
Kiểu này thì anh Ze dễ ra tòa + thêm tội chống lại loài người như cụ Milosevic Nam tư.
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,770
Động cơ
791,171 Mã lực
Câu này đáng ra phải là "Tôi không thể bán đất nước với giá rẻ" Vì thực chất anh chèo kéo đủ kiểu. Từ chỗ không tự đứng trên đôi chân của mình, anh đi xin donate (tiền, vũ khí), xin không đủ anh kêu gọi nước khác mang vũ khí đến thử ở đất nước anh, đổi khoáng sản lấy viện trợ, kêu gọi nước khác bảo vệ nước mình (nghe mà cười ẻ)...đặc biệt vụ đổi khoáng sản nhưng người ta đâu có đổi, ý người ta xiết nợ cơ, chả còn gì để đổi=)) =)) =)) =))
 

LPMTUAN

Xe buýt
Biển số
OF-873343
Ngày cấp bằng
18/12/24
Số km
858
Động cơ
70,653 Mã lực
Tuổi
35
1 Mig 29 của UKR bị Nga bắn rớt:
 

LPMTUAN

Xe buýt
Biển số
OF-873343
Ngày cấp bằng
18/12/24
Số km
858
Động cơ
70,653 Mã lực
Tuổi
35
Cũng gay go nhỉ, nếu đấm tiếp vài năm thì Nga-Trung có lẽ dính sát vào nhau. Mà những năm vừa rồi Trung-Ấn ăn bẫm quá trời. Nhưng Mỹ thường có xu hướng cho Nga ăn bánh vẽ, nếu bánh vẽ không được thơm thì họ nướng thêm nhiều cái nữa, mà bây giờ Nga tỉnh nhiều rồi không thích bánh vẽ nữa, còn Mỹ vẫn suy nghĩ cũ bánh vẽ là được rồi. Nên em đoán rằng đàm phán phải mất hơn 1 năm, và phải 2 năm sau đó.nữa mới chấm dứt được chiến tranh Ukraine - Nga
Nếu Anh là Trung-Ấn Anh có muốn dừng cuộc chiến này ko, trong khi Anh chả thiệt hại 1 binh 1 tốt nào cả, mà tiền Anh thu lại thì ào ào!
Nếu là em thì ngoài mặt e bảo đàm phán hòa bình, nhưng em vẫn âm thầm kích giữa hai bên, em thấy Ông Nước Anh hay làm vậy lắm. Còn Trung-Ấn vì lợi ích chắc chắn sẽ làm vậy thôi!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top