[Funland] Tình hình Nga - Ukraine Vol.169 (số đặc biệt: xung đột Nga và Ukraine)

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,867
Động cơ
1,415,272 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Đã có đến 70 F-16, tương đương 5-6 phi đội mà chưa thấy tham chiến. Hay bảo tồn chờ hết xung đột?

IMG_5406.jpeg
 

Viossss

Xe tải
Biển số
OF-832066
Ngày cấp bằng
9/4/23
Số km
323
Động cơ
505,256 Mã lực
Ivan Đại đế và Đô-nan Đại đế (Uncle Sam) sang HN uống cafe bàn chuyện CLB Dynamo Kyiv chăng???
không đâu. VN quá còi để các đại đế ngòi chém gió.lại gần anh Xi quá. Nếu là Bắc củ sâm thì có thể vì cụ ta chỉ đi tàu lửa. chứ V.Putin thì nhiều khả năng là Arap cho tất cả.
 

phongnguyenhung

Xe máy
Biển số
OF-875333
Ngày cấp bằng
5/2/25
Số km
86
Động cơ
15,945 Mã lực
điểm chính triong nội dung đàm phán Mỹ - Nga tại Arab Saudi:

- Mỹ-Nga thường hóa quan hệ: Nga và Mỹ đã nhất trí khôi phục lại đại sứ quán tại Moscow và Washington.
Các công ty Mỹ sẽ quay trở lại Nga với sự nhấn mạnh vào các công ty dầu khí bắt đầu hợp tác với Gazprom của Nga.
Cả Lavrov và Rubio đều tuyên bố rằng các cuộc đàm phán diễn ra tốt đẹp, kéo dài và mọi chủ đề đều được đề cập đến khi cân nhắc đến lợi ích của hai quốc gia.

- Xung đột Nga -Ukraina: Thời điểm chính thức ngừng bắn chưa biết nhưng, Mỹ đề nghị xung đột kết thúc càng sớm càng tốt với sự đồng ý của Bộ trưởng ngoại giao Nga. Cả Mỹ, Nga sẽ yêu cầu Ukraina phải tổ chức cuộc bầu cử mới.
Ukraina sẽ vẫn là một quốc gia trung lập nhưng, lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu trong khu vực sẽ cần được thảo luận thêm.

- Trump và Putin sẽ sớm gặp nhau nhưng không phải vào tuần tới.
 

Viossss

Xe tải
Biển số
OF-832066
Ngày cấp bằng
9/4/23
Số km
323
Động cơ
505,256 Mã lực
Tự dưng gió đổi chiều như vầy, có phải a Trump xác định anh Tập là đối thủ chính của nước Mẽo không các bác
đối thủ của đối thủ thì là đồng minh. Chiến tranh lâu quá, anh Nga với anh TQ gắn bó với nhau thành đồng minh siêu cấp thì Mỹ lại thọt. Nên chắc chắn vẫn oánh cả 2 nhưng phải phá thế liên minh. Giống Tam Quốc phết: Ngụy_Sam, Ngô_Xi, Thục_Tin
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,891
Động cơ
371,994 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Đến lúc đưa người Anh ra trước hòn tên mũi đạn nó khác lắm. Không mõm được đâu.

Ý tưởng điều lính gìn giữ hòa bình đến Ukraine của Thủ tướng Starmer khiến các nghị sĩ Anh xôn xao và yêu cầu đưa ra bỏ phiếu trước quốc hội.

Thủ tướng Anh Keir Starmer cuối tuần qua đề xuất triển khai binh sĩ đến Ukraine theo hình thức lực lượng gìn giữ hòa bình, trong trường hợp các bên đạt được thỏa thuận kết thúc chiến sự tại Ukraine. Quyết định này lập tức gây xôn xao trên nghị trường Anh, với nghị sĩ các đảng lớn yêu cầu quốc hội phải có tiếng nói trong quyết định điều động quân đội sang nước khác.

Lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do Ed Davey là người đầu tiên kêu gọi đưa ý tưởng của Thủ tướng ra bỏ phiếu trước quốc hội, mặc dù khẳng định 72 nghị sĩ của đảng sẽ ủng hộ phương án điều quân.

"Chúng tôi ủng hộ đề xuất của Thủ tướng, nhưng chúng tôi cũng luôn ủng hộ việc quốc hội có quyền lên tiếng về các quyết định điều động quân đội", Helen Maguire, phát ngôn viên đảng Dân chủ Tự do, nói. "Thủ tướng nên xác nhận rằng bất kỳ đề xuất điều quân nào cũng sẽ được trình trước quốc hội để chúng tôi có cơ hội công khai ủng hộ".

Nghị sĩ kỳ cựu của đảng Bảo thủ, John Whittingdale, tuyên bố rằng các nghị sĩ "mong muốn quốc hội thảo luận và bỏ phiếu" về đề xuất của Thủ tướng Starmer.

Thủ tướng Anh Keir Starmer tại Newquay, ngày 10/2. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Anh Keir Starmer tại Newquay, ngày 10/2. Ảnh: Reuters

Phát ngôn viên đảng Bảo thủ Mark Garnier dẫn lại trường hợp thủ tướng Tony Blair đã đưa kế hoạch triển khai quân đội đến Iraq vào năm 2003 ra trước quốc hội để bỏ phiếu nhằm tạo sự đồng thuận, dù người đứng đầu chính phủ Anh hoàn toàn có quyền điều động binh sĩ ra nước ngoài mà không cần tham khảo ý kiến nhánh lập pháp.

"Thủ tướng Starmen nên nhớ đến tiền lệ này và có hành động tương tự", Garnier nói.

John Cooper và Neil Shastri-Hurst, hai nghị sĩ khác của đảng Bảo thủ, cho biết họ tin rằng mọi thành viên quốc hội đều muốn có cơ hội tranh luận về vấn đề này. Nghị Cooper nhấn mạnh việc Thủ tướng cập nhật tình hình cho quốc hội là "việc tối quan trọng" để duy trì sự thống nhất trong vấn đề Ukraine.

Nhưng không phải chính trị gia nào ở Anh cũng ủng hộ ý tưởng của Thủ tướng Starmer. Nội bộ Công đảng của ông lại là bên hoài nghi nhiều nhất về khả năng quân nhân Anh đặt chân đến Ukraine.

"Nếu đàm phán dẫn đến một nền hòa bình bền vững, binh sĩ Anh sẽ không cần hiện diện ở Ukraine", nghị sĩ Diane Abbott của Công đảng nói. "Nếu đó không phải một nền hòa bền vững, việc điều quân sẽ đẩy Anh vào tình thế nguy hiểm và khiến binh sĩ gặp rủi ro. Quốc hội nên bỏ phiếu trước khi kế hoạch được thực thi".

Nghị sĩ Clive Lewis, cựu sĩ quan dự bị từng chiến đấu tại Afghanistan, kêu gọi Starmer thể hiện "sự mạnh mẽ và khôn ngoan", "khả năng lãnh đạo thực thụ" bằng cách tham vấn quốc hội trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.

"Động thái này có thể đặt Anh vào tình thế đối đầu trực diện với Nga, một cường quốc hạt nhân, mà không có sự hỗ trợ từ Mỹ. Điều đó đòi hỏi chúng ta tranh luận sâu rộng hơn. Chúng ta cũng cần sự đồng thuận của công chúng và quốc hội là nơi đảm bảo truyền đạt ý nguyện của nhân dân", ông nói.

Lính lục quân Anh tham gia huấn luyện đổ bộ bằng đường không, tháng 1/2024. Ảnh: BQP Anh

Lính lục quân Anh tham gia huấn luyện đổ bộ bằng đường không hồi tháng 1/2024. Ảnh: BQP Anh

Thủ tướng Starmer viết trong bài xã luận trên Telegraph ngày 16/2 rằng "Anh sẵn sàng đóng vai trò dẫn dắt thúc đẩy các bảo đảm an ninh cho Ukraine", trong đó có đề xuất điều động quân đội Anh tham gia gìn giữ hòa bình tại Ukraine.

Người phát ngôn của ông Starmer sau đó cho biết chính phủ Anh "sẽ không vội vàng" và "sẽ tham vấn quốc hội khi cần thiết" trước khi ra lệnh điều quân đến Ukraine.

Khi vận động tranh cử vị trí lãnh đạo Công đảng năm 2020, ông Starmer từng cam kết xây dựng quy định buộc chính phủ phải có được "đồng thuận từ quốc hội" trước khi triển khai bất kỳ hành động quân sự nào.

Tuy nhiên, vào năm ngoái, ông cho phép quân đội Anh phối hợp cùng Mỹ tham gia chiến dịch tập kích nhóm Houthi ở Yemen mà không thông qua quốc hội. Trong tuyên bố sau đó, ông nói chính phủ chỉ xin quốc hội bỏ phiếu thông qua nếu hành động quân sự là "triển khai binh lính".

Một nghị sĩ Công đảng bình luận với Politico rằng chính quyền Starmer cần "tiến hành kế hoạch thay vì mất thời gian tham vấn quốc hội".

"Ukraine không giống như Iraq. Tình hình thay đổi nhanh chóng, và chúng ta cần hành động nhanh chóng, bao gồm cả việc tăng cường chi tiêu quốc phòng", nghị sĩ này lập luận.

Thanh Danh (Theo Politico, Guardian, Sky, BBC, PA)
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
13,151
Động cơ
1,202,144 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
.......
- Xung đột Nga -Ukraina: Thời điểm chính thức ngừng bắn chưa biết nhưng, Mỹ đề nghị xung đột kết thúc càng sớm càng tốt với sự đồng ý của Bộ trưởng ngoại giao Nga. Cả Mỹ, Nga sẽ yêu cầu Ukraina phải tổ chức cuộc bầu cử mới.
Ukraina sẽ vẫn là một quốc gia trung lập nhưng, lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu trong khu vực sẽ cần được thảo luận thêm.

- Trump và Putin sẽ sớm gặp nhau nhưng không phải vào tuần tới.
Anh em Nhảy dù UK cọng hòa chuẩn bị, đoàn M113 vàooooo .....chỗ
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,891
Động cơ
371,994 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Mới có 4 tuần thôi mà, làm gì mà đã khủng hoảng niềm tin sớm thế.
Thế mới thấy EU thật là mong manh quá đi.

Chỉ sau 4 tuần trở lại Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã gây ra nhiều cú sốc cho đồng minh châu Âu, khiến niềm tin về liên minh xuyên Đại Tây Dương lung lay.

Triển vọng về chấm dứt xung đột Ukraine đang trở nên rõ ràng hơn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng tháng trước. Ông đã thúc đẩy các cuộc thảo luận với Nga về xung đột, điện đàm trực tiếp với Tổng thống Vladimir Putin và tuyên bố quá trình đàm phán chấm dứt xung đột Ukraine sẽ "bắt đầu ngay lập tức".

Tuy nhiên, nỗ lực chấm dứt xung đột của Tổng thống Trump đã đẩy các đồng minh châu Âu đến bờ vực khủng hoảng. Các lãnh đạo châu Âu giờ đây đối mặt với thực tế là họ đang bị gạt khỏi tiến trình đàm phán hòa bình Ukraine, nguy cơ chiến thương mại với Mỹ, cũng như yêu cầu của Washington về việc có thể điều động bao nhiêu quân tới Ukraine để gìn giữ hòa bình sau lệnh ngừng bắn.

Tổng thống Trump không phải người xa lạ với nhiều lãnh đạo châu Âu, khi họ từng làm việc với ông trong 4 năm nhiệm kỳ đầu. Tuy nhiên, nhiều nhà hoạch định chính sách cho biết họ thấy nhiệm kỳ lần này của ông Trump rất khác.

"Trước khi ông Trump nhậm chức, quan điểm của chúng tôi lạc quan hơn. Nhưng những diễn biến mới trong vài ngày qua khiến chúng tôi có thêm chút bi quan", Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb nói.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (giữa) cùng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chụp ảnh trước Điện Elysee ngày 7/12/2024. Ảnh: AFP

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (giữa) cùng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chụp ảnh trước Điện Elysee ngày 7/12/2024. Ảnh: AFP

Jeffrey Rathke, cựu nhà ngoại giao Mỹ và hiện là chủ tịch Viện Mỹ - Đức thuộc Đại học Johns Hopkins, nhận định nhiều người châu Âu đang "lo lắng, thất vọng và thậm chí thấy báo động" với những gì đang diễn ra.

Những chuyến thăm và phát biểu của quan chức Mỹ ở châu Âu tuần qua đã khiến nhiều lãnh đạo của lục địa này nhận ra họ đang bước vào địa vực mới, nơi châu Âu khó có thể tiếp tục phụ thuộc vào chiếc ô an ninh của Mỹ.

Sau cuộc họp trực tiếp đầu tiên với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth kể từ khi ông nhậm chức, giới chức châu Âu hiểu rằng hàng chục nghìn binh sĩ Mỹ sẽ được rút khỏi châu Âu, vấn đề chỉ là bao nhiêu và trong bao lâu.

Họ cũng lo ngại trong các cuộc đàm phán trực tiếp với Tổng thống Putin, ông Trump sẽ đồng ý với các điều khoản có thể giúp Nga tiếp tục kiểm soát 20% lãnh thổ Ukraine, điều mà Kiev từng coi là "không thể chấp nhận". Họ tin mục tiêu cuối cùng của ông Putin là phá vỡ liên minh xuyên Đại Tây Dương giữa châu Âu và Mỹ.

Những lo ngại đó đã phủ bóng Hội nghị An ninh Munich ở Đức cuối tuần qua, khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố "Kiev sẽ không bao giờ chấp nhận những thỏa thuận được thực hiện sau lưng chúng tôi".

Ông sau đó kêu gọi thành lập "đội quân châu Âu", gồm cả lực lượng Ukraine giàu kinh nghiệm chiến đấu. Giới quan sát cho rằng về bản chất, lãnh đạo Ukraine đang thúc đẩy giải pháp quân sự thay thế NATO, một lực lượng có thể tự ra quyết định mà không bị ảnh hưởng hay kiểm soát bởi Mỹ. Tuy nhiên, ý tưởng này đã bị một số nước châu Âu kịch liệt phản đối.

Ông Zelensky cũng đề cập đến cuộc đàm phán căng thẳng với quan chức chính quyền Trump ở Munich, sau khi ông gặp Phó tổng thống Mỹ JD Vance. Ông phàn nàn đề xuất của Washington không có những đảm bảo an ninh cần thiết cho Kiev nếu Moskva phát động cuộc chiến lần nữa.

Nỗi bất an với Mỹ sau Hội nghị An ninh Munich lớn đến mức Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 17/2 mời lãnh đạo 6 nước Tây Âu trong Liên minh châu Âu (EU), Anh và các quan chức NATO cùng EU đến Paris họp thượng đỉnh khẩn cấp về tình hình Ukraine và an ninh lục địa.

Sau cuộc họp thượng đỉnh, các quan chức EU cho hay châu Âu sẵn sàng cung cấp các đảm bảo an ninh cho Ukraine, nhưng "với phương thức sẽ được từng bên xem xét, tùy thuộc cả vào mức độ hỗ trợ của Mỹ", cho thấy khối chưa đạt được sự đồng thuận về ý tưởng triển khai quân đến Ukraine.

Những người ủng hộ quan hệ đối tác lâu đời xuyên Đại Tây Dương nói rằng Mỹ từng giúp tái thiết châu Âu sau Thế chiến II và thúc đẩy hợp tác kinh tế với EU, nhưng quan hệ song phương giờ đây đối mặt khủng hoảng lớn hơn bao giờ hết.

"Trong một thế kỷ qua, Mỹ đóng vai trò lãnh đạo, dẫn dắt mọi người tới ổn định. Nhưng điều đó giờ đây không chỉ biến mất mà còn đang đi theo hướng ngược lại. Chúng tôi đang trở thành nguồn gốc của bất ổn và lo ngại, ngay cả với các đồng minh ở châu Âu", thượng nghị sĩ Mỹ Andy Kim, thành viên đảng Dân chủ, nói.

Người châu Âu bị sốc khi ông Trump và cấp phó Vance công kích các trụ cột an ninh lục địa và nỗ lực đạt thỏa thuận với Nga. Cuộc điện đàm một tiếng rưỡi với ông Putin của ông Trump cũng được tiến hành mà không tham vấn trước với Ukraine hay các đồng minh châu Âu.

Khi ông Vance phát biểu trước Hội nghị An ninh Munich, nhiều người tham dự đã kỳ vọng được nghe kế hoạch cụ thể của Mỹ về chấm dứt chiến sự Ukraine, nhưng thay vào đó, Phó tổng thống Mỹ lại chỉ trích châu Âu và cảnh báo nguy cơ lớn nhất với an ninh châu lục "đến từ chính bên trong".

Ông Vance cũng đã gặp lãnh đạo đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) Alice Weidel, trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ từng làm như vậy.

Động thái của ông Vance đã gây ra làn sóng bất bình ở châu Âu. Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Kaja Kallas ngày 14/2 cho biết ông Vance đang cố "khiêu chiến với chúng tôi, nhưng chúng tôi không muốn đánh nhau với bạn bè của mình".

"Giá trị của cái bắt tay với Mỹ là gì? Mọi người giờ không nghĩ họ có thể tin tưởng vào nó ngay cả khi họ đạt thỏa thuận", nghị sĩ Kim nói.

Tháng 7 năm ngoái, các đồng minh NATO đã tập trung tại Mỹ để kỷ niệm 75 năm thành lập liên minh quân sự lớn nhất thế giới. Dù các quan chức châu Âu lúc đó hiểu rằng liên minh sẽ đối mặt nhiều căng thẳng nếu ông Trump tái đắc cử, họ vẫn choáng váng với những gì đang diễn ra.

"Trong các bài phát biểu đầu tiên của cựu bộ trưởng quốc phòng James Mattis hay cựu phó tổng thống Mike Pence năm 2017, họ đã cố trấn an và thảo luận những gì đồng minh có thể làm cùng nhau. Nhưng khi nghe những gì ông Hegseth và Vance phát biểu, cảm giác mục tiêu của họ là gây chia rẽ", thượng nghị sĩ Dân chủ Jeanne Shaheen nói.

Tổng thống Zelensky cũng đề cập tới những thay đổi trong thái độ của chính quyền ông Trump. "Vài ngày trước, Tổng thống Trump đã nói với tôi về cuộc điện đàm với ông Putin. Nhưng ông ấy không lần nào đề cập đến việc Mỹ cần châu Âu tham gia. Điều đó nói lên nhiều rất nhiều điều. Những ngày Mỹ ủng hộ châu Âu đã qua", ông nói.

"Đã đến lúc phải tự chịu trách nhiệm và bảo vệ an ninh của chúng ta", Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu của Pháp Benjamin Haddad nói.

Vấn đề hiện tại với châu Âu là liệu họ có thể vượt qua thách thức an ninh lớn nhất trong nhiều thập kỷ này hay không. Họ sẽ phải đối mặt việc phải tăng ngân sách quốc phòng ngay lập tức, tạo ra sự đồng thuận chính trị mới, sẵn sàng chấp nhận mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương từ năm 1945 có thể bị phá vỡ mà không thể cứu vãn.

"Câu hỏi quan trọng đối với mọi người là chúng ta có thể tin tưởng Mỹ nữa không? Bây giờ mọi người đã bắt đầu nhìn nhận nghiêm túc. Lời cảnh tỉnh tiếp theo cho châu Âu có thể là còi báo động không kích", Nico Lange, cựu quan chức quốc phòng Đức và hiện là thành viên cấp cao Hội nghị An ninh Munich, nói.

Thùy Lâm (Theo Washington Post, WSJ, AFP)
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,891
Động cơ
371,994 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Ủng hộ - Ủng hộ - Ủng hộ.
Ủng hộ quá đi chứ. Tự nhiên có thằng nhảy ra xin được đeo chuông cho mèo.

Tổng thống Trump tuyên bố hoàn toàn ủng hộ châu Âu cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine nếu nước này đạt được thỏa thuận chấm dứt xung đột với Nga.

"Nếu họ muốn làm như vậy thì thật tuyệt, tôi hoàn toàn ủng hộ. Tuy nhiên, Mỹ sẽ không phải đóng góp quân vì chúng tôi ở rất xa", Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/2 nói, sau khi được phóng viên hỏi có ủng hộ châu Âu cử quân tới Ukraine trong khuôn khổ bất cứ thỏa thuận nào về chấm dứt chiến sự giữa nước này với Nga.

Ông Trump nói thấy tự tin hơn nhiều về triển vọng đạt được thỏa thuận sau cuộc hội đàm giữa quan chức Mỹ và Nga tại Riyadh, Arab Saudi, trong đó hai nước nhất trí sẽ chỉ định đoàn đàm phán để giải quyết xung đột Nga - Ukraine.

"Các cuộc thảo luận đang diễn ra rất tốt, Nga muốn làm gì đó, họ muốn chấm dứt điều này", ông Trump nhận xét. "Tôi nghĩ mình có khả năng chấm dứt cuộc xung đột này và mọi việc đang diễn ra rất tốt".

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại dinh thự Mar-a-Lago ở Palm Beach, Florida ngày 18/2. Ảnh: AFP

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại dinh thự Mar-a-Lago ở Palm Beach, Florida ngày 18/2. Ảnh: AFP

Tổng thống Volodymyr Zelensky trước đó phàn nàn về việc Ukraine không được tham gia về cuộc thảo luận liên quan đến nước này ở Arab Saudi. Ông Zelensky kêu gọi đàm phán công bằng với sự tham gia của Ukraine và châu Âu để chấm dứt chiến sự.

Ông Trump chỉ trích Ukraine vì điều này, cho hay "rất thất vọng khi biết rằng họ buồn vì không có ghế". "Tôi nghe thấy rằng 'ôi, chúng tôi không được mời'. Nhưng đã ba năm trôi qua rồi và họ chưa có giải pháp".

Tổng thống Mỹ dường như còn đổ lỗi cho Ukraine đã "bắt đầu cuộc chiến". "Các bạn đáng lẽ phải kết thúc cuộc chiến sau ba năm, và lẽ ra đừng bao giờ bắt đầu nó. Các bạn lẽ ra đã phải đạt được một thỏa thuận", ông Trump nói.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 18/2 có cuộc hội đàm trong 4,5 giờ tại Arab Saudi, đánh dấu cuộc gặp cấp cao chính thức đầu tiên giữa hai nước từ khi chiến sự Nga - Ukraine bùng phát tháng 2/2022.

Nga nhận định hai bên đã lắng nghe nhau và tin rằng Mỹ đã hiểu rõ hơn lập trường của nước này. Ông Lavrov nói Nga phản đối bất cứ thành viên nào của NATO đưa quân tới Ukraine trong khuôn khổ lệnh ngừng bắn, gọi đây là điều không thể chấp nhận được.

Ông Rubio nói Mỹ đang hướng tới giải pháp công bằng và bền vững, khẳng định không bên nào "bị gạt ra ngoài lề" và sẽ có thời điểm EU cần tham gia tiến trình. Tuy nhiên, một số lãnh đạo châu Âu đã lo ngại Mỹ sẽ nhượng bộ Nga và điều chỉnh thỏa thuận an ninh với khu vực.

Các quan chức Nga và Mỹ đều cho biết chưa ấn định ngày tổ chức cuộc gặp giữa tổng thống hai nước. Khi được hỏi liệu có triển vọng gặp Tổng thống Vladimir Putin trong tháng này hay không, ông Trump nói "có thể".

Nguyễn Tiến (Theo AFP, AP, Reuters)
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,891
Động cơ
371,994 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Đến ngoại trưởng Đức còn chẳng coi anh Xôn ra gì thì việc anh "must go" là đương nhiên.


TPO - Thủ tướng Olaf Scholz sắp tiến đến thất bại bầu cử tồi tệ hơn bất kỳ thủ tướng Đức nào trong lịch sử, và nền kinh tế Đức yếu kém dưới sự điều hành của ông là lý do chính.

Thủ tướng Đức tiến đến thất bại lịch sử ảnh 1
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. (Ảnh: Reuters)

Nếu các cuộc thăm dò xác định đúng sự sụt giảm so với chiến thắng của ông Scholz năm 2021, đảng Dân chủ Xã hội của ông sẽ vấp phải thất bại đau đớn hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ khi Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập năm 1949.
Kết quả dự kiến là đảng Dân chủ Xã hội sẽ giành được khoảng 15% phiếu bầu, mức thấp nhất đối với bất kỳ thủ tướng đương nhiệm nào.
Vấn đề của ông Scholz chủ yếu liên quan đến nền kinh tế. Kể từ thất bại sít sao của ông Gerhard Schroeder năm 2005, chưa bao giờ kinh tế đóng vai trò nổi bật trong bầu cử như hiện nay.
Quay trở lại thời điểm đầu thế kỷ này, cũng như hiện nay, Đức bị gắn mác là “bệnh nhân của châu Âu”.
Thất bại của Đức trong phục hồi nền kinh tế sau đại dịch COVID-19 là vấn đề mang tính quyết định trong nhiệm kỳ 3 năm của Thủ tướng Scholz. Khắc phục những vấn đề của nền kinh tế lớn nhất châu Âu sau 2 năm suy thoái sẽ là một trong những thách thức lớn nhất của chính phủ kế nhiệm.
Trong bối cảnh đang chật vật với những rắc rối chủ yếu do nội bộ, nhà lãnh đạo 66 tuổi có thể sẽ được thay thế bằng đối thủ bảo thủ Friedrich Merz, người dự kiến sẽ lãnh đạo một chính phủ liên minh mới.
Tăng trưởng kinh tế trở thành chủ đề chính trong chiến dịch tranh cử hướng tới cuộc bầu cử ngày 23/2. Theo cuộc thăm dò do đài truyền hình quốc gia ZDF thực hiện, dù vấn đề di cư được nhắc đến nhiều, nhưng cử tri Đức coi kinh tế là vấn đề lớn thứ hai của quốc gia, thậm chí sẽ quyết định lá phiếu của nhiều người Đức hơn cả vấn đề người tị nạn.
Vấn đề nổi cộm là ngành sản xuất - chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Đức. Trong giai đoạn đại dịch, nhu cầu của người tiêu dùng chuyển nhanh sang hàng hóa trong khi các nhà hàng và dịch vụ khác đóng cửa, điều này có lợi cho Đức.
Nhưng ngay sau đó, các vấn đề về chuỗi cung ứng, chi phí năng lượng và lao động tăng vọt, cùng với lãi suất cao, đã tạo ra những trở ngại lớn. Bối cảnh đó và sự cạnh tranh gay gắt của xe điện Trung Quốc khiến Volkswagen - nhà sản xuất ô tô lớn nhất của Đức – phải cắt giảm 35.000 việc làm.
Sự suy giảm sản xuất công nghiệp ở Đức trái ngược với xu hướng toàn cầu. Theo Viện Kinh tế thế giới Kiel, sự tách rời này báo hiệu rằng các công ty Đức đã trở nên kém cạnh tranh hơn.
Thặng dư thương mại kỷ lục của Đức với Mỹ khiến Đức dễ bị tổn thương nếu Tổng thống Donald Trump thực hiện lời đe dọa áp thuế với Liên minh châu Âu. Bloomberg Economics cho rằng nhà lãnh Mỹ có thể tăng thuế với ô tô và máy móc công nghiệp – những mặt hàng xuất khẩu mà Đức phụ thuộc rất nhiều.
Ngành sản xuất của Đức chật vật ứng phó với tác động tiêu cực của cuộc xung đột Nga – Ukraine lên giá năng lượng. Các chính trị gia trong liên minh của Thủ tướng Scholz cho biết, việc phụ thuộc quá nhiều vào năng lượng nhập khẩu của Nga khiến Đức gánh chịu hậu quả lớn hơn khi dòng khí đốt tự nhiên bị gián đoạn. Dù nỗi lo ban đầu về một cuộc suy thoái sâu đã không xảy ra, nhưng nền kinh tế Đức vẫn phải đối mặt với chi phí cao hơn.
Chính phủ Đức đã đạt được một số thành công khi tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về điện mặt trời ở châu Âu và phát triển nhanh chóng các tua-bin gió.
Tuy nhiên, việc mở rộng lưới điện vẫn không theo kịp công suất gia tăng, do một phần năng lượng xanh vẫn chưa được sử dụng. Sau khi thoát khỏi năng lượng hạt nhân cách đây 2 năm, Đức cũng thiếu năng lực dự phòng cho các giai đoạn "Dunkelflauten", nghĩa là khi không có gió và nắng.
Ngoài năng lượng, cuộc tranh luận chính sách chủ yếu là vấn đề tài chính. Khi tăng trưởng chậm lại, ngân sách quốc gia ngày càng căng thẳng, cuối cùng dẫn đến sự chia rẽ liên minh và bầu cử sớm diễn ra, khi các chính trị gia không thể thống nhất về ngân sách cho năm 2025.
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,891
Động cơ
371,994 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Oạch. Máy bay loại biên có khác, chuyển cho cả mớ.
Lại khổ anh Tin phải móc hầu bao ra mà trả thưởng. Haiz. Đã nghèo lại còn eo.


TPO - Truyền thông Pháp đưa tin, tính đến nay, Ukraine đã nhận được khoảng 70 máy bay chiến đấu F-16 từ các đối tác phương Tây.

Theo tờ Le Monde của Pháp, tính đến nay Ukraine đã nhận được khoảng 70 máy bay chiến đấu F-16 từ Đan Mạch, Hà Lan và Hy Lạp.
Việc cung cấp máy bay chiến đấu F-16 là nỗ lực của phương Tây trong việc giúp Ukraine tăng cường khả năng phòng thủ trong xung đột đang diễn ra với Nga.

Ukraine đã nhận 70 máy bay chiến đấu F-16 ảnh 1

Ấn phẩm này lưu ý, đợt giao hàng đầu tiên bắt đầu vào tháng 8/2024. Thời điểm đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky xác nhận đã nhận được những chiếc F-16 đầu tiên, tuy nhiên, ông thừa nhận số lượng máy bay này là không đủ và kêu gọi đồng minh đẩy nhanh tiến độ chuyển giao.

Thống kê từ tạp chí The Economist, đến cuối năm 2024, quân đội Ukraine có 20 máy bay chiến đấu F-16 đang hoạt động.
Song song với việc cung cấp máy bay F-16, hoạt động đào tạo phi công Ukraine cũng được các nước phương Tây thực hiện. Chương trình bao gồm việc học những kiến thức cơ bản về điều hướng, lái máy bay F-16. Hiện tại, nhóm phi công thứ tư của Ukraine đang trải qua khóa đào tạo kéo dài sáu tháng tại Anh.
Một ngày trước đó, ấn phẩm Avia.pro của Nga đưa tin, Ukraine đã bắt đầu sử dụng máy bay chiến đấu F-16 để thực hiện các hoạt động tấn công mục tiêu trên mặt đất. Tiêm kích này có thể mang tới 8 quả bom chính xác GBU-39/B SDB trong một lần xuất kích.
Bất chấp những nỗ lực đáng kể nhằm tăng cường sức mạnh cho Không quân Ukraine, các chuyên gia quân sự phương Tây vẫn bày tỏ nghi ngờ về khả năng của F-16 trong việc thay đổi cục diện cuộc xung đột.
Ngoài ra, việc đào tạo phi công và nhân viên kỹ thuật, cũng như tích hợp máy bay mới vào cơ sở hạ tầng hiện có của Ukraine cũng đòi hỏi thời gian và nguồn lực đáng kể.
 

Viossss

Xe tải
Biển số
OF-832066
Ngày cấp bằng
9/4/23
Số km
323
Động cơ
505,256 Mã lực
Oạch. Máy bay loại biên có khác, chuyển cho cả mớ.
Lại khổ anh Tin phải móc hầu bao ra mà trả thưởng. Haiz. Đã nghèo lại còn eo.


TPO - Truyền thông Pháp đưa tin, tính đến nay, Ukraine đã nhận được khoảng 70 máy bay chiến đấu F-16 từ các đối tác phương Tây.

Theo tờ Le Monde của Pháp, tính đến nay Ukraine đã nhận được khoảng 70 máy bay chiến đấu F-16 từ Đan Mạch, Hà Lan và Hy Lạp.
Việc cung cấp máy bay chiến đấu F-16 là nỗ lực của phương Tây trong việc giúp Ukraine tăng cường khả năng phòng thủ trong xung đột đang diễn ra với Nga.

Ukraine đã nhận 70 máy bay chiến đấu F-16 ảnh 1


Ấn phẩm này lưu ý, đợt giao hàng đầu tiên bắt đầu vào tháng 8/2024. Thời điểm đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky xác nhận đã nhận được những chiếc F-16 đầu tiên, tuy nhiên, ông thừa nhận số lượng máy bay này là không đủ và kêu gọi đồng minh đẩy nhanh tiến độ chuyển giao.



Song song với việc cung cấp máy bay F-16, hoạt động đào tạo phi công Ukraine cũng được các nước phương Tây thực hiện. Chương trình bao gồm việc học những kiến thức cơ bản về điều hướng, lái máy bay F-16. Hiện tại, nhóm phi công thứ tư của Ukraine đang trải qua khóa đào tạo kéo dài sáu tháng tại Anh.
Một ngày trước đó, ấn phẩm Avia.pro của Nga đưa tin, Ukraine đã bắt đầu sử dụng máy bay chiến đấu F-16 để thực hiện các hoạt động tấn công mục tiêu trên mặt đất. Tiêm kích này có thể mang tới 8 quả bom chính xác GBU-39/B SDB trong một lần xuất kích.
Bất chấp những nỗ lực đáng kể nhằm tăng cường sức mạnh cho Không quân Ukraine, các chuyên gia quân sự phương Tây vẫn bày tỏ nghi ngờ về khả năng của F-16 trong việc thay đổi cục diện cuộc xung đột.
Ngoài ra, việc đào tạo phi công và nhân viên kỹ thuật, cũng như tích hợp máy bay mới vào cơ sở hạ tầng hiện có của Ukraine cũng đòi hỏi thời gian và nguồn lực đáng kể.
chốt kèo nhanh để mà nhận giấy ghi nợ còn có minh chứng khi chia phần đất hiếm
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,891
Động cơ
371,994 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Anh Chum quan ngại rồi nha.


Ngày 18/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng thể hiện sự quan ngại sâu sắc về tình hình đất nước Ukraine cũng như sự tín nhiệm của người dân với Tổng thống nước này Zelensky.

Chú thích ảnh

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong cuộc họp báo ở Washington, DC ngày 13/2/2025. Ảnh: THX/TTXVN

Theo đó, trả lời phỏng vấn tại Mar-a-Lago, Tổng thống Trump đã nói: "Vâng, chúng ta đang ở trong tình huống mà chúng ta không có bầu cử ở Ukraine, nơi chúng ta có thiết quân luật, về cơ bản là thiết quân luật ở Ukraine, nơi mà nhà lãnh đạo ở Ukraine, ý tôi là, tôi ghét phải nói điều này, nhưng ông ấy chỉ có tỷ lệ ủng hộ là 4% và đất nước đã bị tan thành từng mảnh".
Theo ABC News, phát biểu trên của ông Trump dường như đang ám chỉ rằng Ukraine nên tổ chức các cuộc bầu cử mới nếu muốn có một ghế tại bàn đàm phán để giải quyết cuộc chiến với Nga hiện nay.
Ông Trump tiếp tục phát biểu về người đồng cấp Ukraine Zelensky khi được phóng viên hỏi về lý do không mời phía Ukraine tham dự cuộc đàm phán Nga – Mỹ tại tại Saudi Arabi vào ngày 18/2. "Vâng, bạn đã ở đó ba năm rồi. Bạn nên kết thúc nó ba năm – bạn không bao giờ nên bắt đầu nó. Bạn có thể đã đạt được một thỏa thuận".
Trước đó, các phái đoàn cấp cao của Mỹ và Nga đã có cuộc hội đàm tại Saudi Arabia được diễn ra mà không có sự tham gia của Kiev.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết các cuộc đàm phán nhằm mục đích thảo luận về việc chấm dứt cuộc chiến kéo dài ba năm tại Ukraine. Theo đánh giá của cơ quan này, các cuộc thảo luận đại diện cho "một bước tiến quan trọng" hướng tới "hòa bình lâu dài".
Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc đàm phán, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, phía Nga và Mỹ đã nhất trí khởi động tiến trình sớm giải quyết vấn đề Ukraine. Bộ Ngoại giao Nga cho biết nước này và Mỹ cũng đã nhất trí bổ nhiệm các đại diện đặc biệt chưa được nêu tên để tiếp tục các cuộc đàm phán giữa hai nước.
Phía Nga cho biết họ đã được thông báo rằng Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Ukraine và Nga, vị tướng nghỉ hưu Keith Kellogg, sẽ đàm phán với Kiev và châu Âu về một giải pháp cho vấn đề Ukraine. Thông tin được Trợ lý tổng thống Nga Yuri Ushakov cho biết trên Kênh 1 của Nga ngay sau các cuộc đàm phán.
Theo đó, ông Kellogg dự kiến sẽ đến Kiev trong ngày 19/2 để thảo luận với Bộ Ngoại giao Ukraine, Lực lượng vũ trang Ukraine và các bên khác. Thông tin này được nhóm của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã xác nhận với ABC News.
Theo Ngoại trưởng Nga Lavrov, trong các cuộc đàm phán, Mỹ đã đề xuất "tạm dừng" các cuộc tấn công vào các cơ sở năng lượng ở cả Ukraine và Nga. Trong khi đó, Trợ lý Tổng thống Nga Ushakov cho biết một cuộc gặp có thể diễn ra giữa Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Donald Trump cũng đã được thảo luận.
Phát biểu về cuộc hội đàm trên, có mặt tại Đại sứ quán Ukraine ở Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ), Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết: "Tôi có cảm giác rằng hiện nay đang có một số cuộc đàm phán diễn ra với cùng một tâm thế, nhưng lần này là giữa Nga và Mỹ".
Ông nói thêm: "Một lần nữa, lại là câu chuyện về Ukraine nhưng không có Ukraine. Thật thú vị, nếu Ukraine đã không khuất phục trước các tối hậu thư trong thời điểm khó khăn nhất, thì tại sao bây giờ lại có suy nghĩ rằng Ukraine sẽ đồng ý?"
"Tôi chưa bao giờ có ý định nhượng bộ các tối hậu thư của Nga và bây giờ cũng vậy," ông Zelensky nhấn mạnh.

Bình Thanh/Báo Tin tức (Theo ABC News)
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,867
Động cơ
1,415,272 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
điểm chính triong nội dung đàm phán Mỹ - Nga tại Arab Saudi:

- Mỹ-Nga thường hóa quan hệ: Nga và Mỹ đã nhất trí khôi phục lại đại sứ quán tại Moscow và Washington.
Các công ty Mỹ sẽ quay trở lại Nga với sự nhấn mạnh vào các công ty dầu khí bắt đầu hợp tác với Gazprom của Nga.
Cả Lavrov và Rubio đều tuyên bố rằng các cuộc đàm phán diễn ra tốt đẹp, kéo dài và mọi chủ đề đều được đề cập đến khi cân nhắc đến lợi ích của hai quốc gia.

- Xung đột Nga -Ukraina: Thời điểm chính thức ngừng bắn chưa biết nhưng, Mỹ đề nghị xung đột kết thúc càng sớm càng tốt với sự đồng ý của Bộ trưởng ngoại giao Nga. Cả Mỹ, Nga sẽ yêu cầu Ukraina phải tổ chức cuộc bầu cử mới.
Ukraina sẽ vẫn là một quốc gia trung lập nhưng, lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu trong khu vực sẽ cần được thảo luận thêm.

- Trump và Putin sẽ sớm gặp nhau nhưng không phải vào tuần tới.
Khả năng bỏ cấm vận tới gần
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
27,573
Động cơ
944,462 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Lâu dài vẫn là TQ, nhưng trước mắt là Canada cụ ạ.
Nam là bản thổ Mỹ, Tây là Alaska, giờ Mỹ mà nuốt được Greenland ở Đông Bắc nữa thì Can thành cá trong chậu, sớm muộn gì cũng bị Mỹ nuốt mất.
Nhân tiện lấn một ít xuống phía Nam, kiểm soát Panama, thì toàn bộ từ Panama hắt lên là của Mỹ hoặc ít nhất cũng phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ.
Lúc đó Mỹ mới yên tâm đấu với TQ.
Nếu Trump tập trung vào cuộc chiến này thì sẽ nhả bớt Nga và Ukr ra, với điều kiện ngầm là Nga không được chọc ngoáy vào chiến lược này của Mỹ.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,867
Động cơ
1,415,272 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Anh Chum quan ngại rồi nha.


Ngày 18/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng thể hiện sự quan ngại sâu sắc về tình hình đất nước Ukraine cũng như sự tín nhiệm của người dân với Tổng thống nước này Zelensky.

Chú thích ảnh

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong cuộc họp báo ở Washington, DC ngày 13/2/2025. Ảnh: THX/TTXVN

Theo đó, trả lời phỏng vấn tại Mar-a-Lago, Tổng thống Trump đã nói: "Vâng, chúng ta đang ở trong tình huống mà chúng ta không có bầu cử ở Ukraine, nơi chúng ta có thiết quân luật, về cơ bản là thiết quân luật ở Ukraine, nơi mà nhà lãnh đạo ở Ukraine, ý tôi là, tôi ghét phải nói điều này, nhưng ông ấy chỉ có tỷ lệ ủng hộ là 4% và đất nước đã bị tan thành từng mảnh".
Theo ABC News, phát biểu trên của ông Trump dường như đang ám chỉ rằng Ukraine nên tổ chức các cuộc bầu cử mới nếu muốn có một ghế tại bàn đàm phán để giải quyết cuộc chiến với Nga hiện nay.
Ông Trump tiếp tục phát biểu về người đồng cấp Ukraine Zelensky khi được phóng viên hỏi về lý do không mời phía Ukraine tham dự cuộc đàm phán Nga – Mỹ tại tại Saudi Arabi vào ngày 18/2. "Vâng, bạn đã ở đó ba năm rồi. Bạn nên kết thúc nó ba năm – bạn không bao giờ nên bắt đầu nó. Bạn có thể đã đạt được một thỏa thuận".
Trước đó, các phái đoàn cấp cao của Mỹ và Nga đã có cuộc hội đàm tại Saudi Arabia được diễn ra mà không có sự tham gia của Kiev.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết các cuộc đàm phán nhằm mục đích thảo luận về việc chấm dứt cuộc chiến kéo dài ba năm tại Ukraine. Theo đánh giá của cơ quan này, các cuộc thảo luận đại diện cho "một bước tiến quan trọng" hướng tới "hòa bình lâu dài".
Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc đàm phán, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, phía Nga và Mỹ đã nhất trí khởi động tiến trình sớm giải quyết vấn đề Ukraine. Bộ Ngoại giao Nga cho biết nước này và Mỹ cũng đã nhất trí bổ nhiệm các đại diện đặc biệt chưa được nêu tên để tiếp tục các cuộc đàm phán giữa hai nước.
Phía Nga cho biết họ đã được thông báo rằng Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Ukraine và Nga, vị tướng nghỉ hưu Keith Kellogg, sẽ đàm phán với Kiev và châu Âu về một giải pháp cho vấn đề Ukraine. Thông tin được Trợ lý tổng thống Nga Yuri Ushakov cho biết trên Kênh 1 của Nga ngay sau các cuộc đàm phán.
Theo đó, ông Kellogg dự kiến sẽ đến Kiev trong ngày 19/2 để thảo luận với Bộ Ngoại giao Ukraine, Lực lượng vũ trang Ukraine và các bên khác. Thông tin này được nhóm của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã xác nhận với ABC News.
Theo Ngoại trưởng Nga Lavrov, trong các cuộc đàm phán, Mỹ đã đề xuất "tạm dừng" các cuộc tấn công vào các cơ sở năng lượng ở cả Ukraine và Nga. Trong khi đó, Trợ lý Tổng thống Nga Ushakov cho biết một cuộc gặp có thể diễn ra giữa Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Donald Trump cũng đã được thảo luận.
Phát biểu về cuộc hội đàm trên, có mặt tại Đại sứ quán Ukraine ở Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ), Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết: "Tôi có cảm giác rằng hiện nay đang có một số cuộc đàm phán diễn ra với cùng một tâm thế, nhưng lần này là giữa Nga và Mỹ".
Ông nói thêm: "Một lần nữa, lại là câu chuyện về Ukraine nhưng không có Ukraine. Thật thú vị, nếu Ukraine đã không khuất phục trước các tối hậu thư trong thời điểm khó khăn nhất, thì tại sao bây giờ lại có suy nghĩ rằng Ukraine sẽ đồng ý?"
"Tôi chưa bao giờ có ý định nhượng bộ các tối hậu thư của Nga và bây giờ cũng vậy," ông Zelensky nhấn mạnh.

Bình Thanh/Báo Tin tức (Theo ABC News)
tỷ lệ ủng hộ 4%, khác gì bảo Zelensky ‘nghỉ khoẻ’
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
27,573
Động cơ
944,462 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
EU chẳng sao bác ạ.
Nó enter 1 cái là mở lại ống dẫn khí chỗ nhà anh Zelenskyi.
Enter cái nữa, không bán điện giá rẻ cho tụi Estonia Latvia nữa, bắt chúng nó phải mua điện giá cao từ anh Hói.

Gạ anh Tin hói bán dầu giá rẻ, như trước Covid.
...
Thế này EU tan trong phút mốt. Đau cũng phải cố ngậm cười.
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,891
Động cơ
371,994 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Chắc phải hơn 6 tháng. Nga cũng chả vội gì cho đến khi đạt được mục đích của mình.


VOV.VN - Trước thềm hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp tại Paris về phản ứng của châu Âu khi bị loại khỏi các cuộc đàm phán hòa bình giữa Mỹ và Nga, Tổng thống Ukraine đã cảnh báo về tương lai ảm đạm của đất nước nếu viện trợ quân sự của Mỹ bị cắt giảm.

“Chúng tôi sẽ kéo dài được 6 tháng”
"Chúng tôi sẽ có ít cơ hội sống sót nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho hay trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên chương trình tin tức Meet the Press của NBC.
Tháng 12/2024, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẵn sàng chấp nhận ý tưởng cắt giảm viện trợ quân sự cho Ukraine. Trong một động thái có thể làm căng thẳng thêm mối quan hệ, ông Zelensky đã bác bỏ một thỏa thuận được đề xuất của Mỹ cho phép Washington tiếp cận các khoáng sản đất hiếm để đổi lấy viện trợ quân sự liên tục.

ukraine co the tru duoc bao lau neu khong co vien tro quan su cua my hinh anh 1

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Phó Tổng thống Mỹ JD Vance tham gia cuộc họp song phương ở Munich ngày 14/2. Ảnh: Reuters

Việc từ chối, cùng với các tuyên bố gần đây của ông Trump và các cuộc điện đàm riêng với cả ông Zelensky và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã làm dấy lên sự không chắc chắn về mức độ ủng hộ lâu dài của Washington cho Kiev.

Trước sự ủng hộ không chắc chắn của Mỹ, châu Âu phải đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng để lấp đầy khoảng trống. Trong Hội nghị An ninh Munich diễn ra từ ngày 14 - 16/2, Tổng thống Zelensky dường như đã phản ứng lại các hành động và bình luận của ông Trump bằng cách nêu vấn đề châu Âu xây dựng lực lượng "quân đội của riêng mình".
"Thành thật mà nói, chúng ta không ta không thể loại trừ khả năng Mỹ có thể nói không với châu Âu về một vấn đề đe dọa đến châu lục này", ông Zelensky nói.
Trung tướng Ihor Romanenko, cựu Phó Tổng tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Ukraine nhận định với Al Jazeera rằng Ukraine sẽ cần nhiều hỗ trợ hơn những gì châu Âu có thể cung cấp.
"Châu Âu không thể thay thế được viện trợ của Mỹ", ông Ihor Romanenko nói, đồng thời cho biết Ukraine sẽ không tồn tại lâu nếu không có viện trợ quân sự của Mỹ và dự đoán: "Chúng tôi sẽ kéo dài được 6 tháng".

Cán cân chênh lệch
Bên cạnh đó, những vấn đề chính trị phức tạp có thể ảnh hưởng đến sự hỗ trợ của châu Âu cho Ukraine. Thủ tướng Hungary Viktor Orban và Thủ tướng Slovakia Robert Fico đều hoài nghi về viện trợ của quân sự cho Kiev, có thể ngăn chặn các quyết định của EU. Trong khi đó, đảng cực hữu AfD của Đức đang nổi lên trong các cuộc thăm dò dư luận, làm phức tạp thêm khả năng hành động quyết đoán của châu Âu.
AfD là đảng chống nhập cư, chống EU và được cho là thường ủng hộ ông Putin, do đó có những lo ngại rằng đảng này có thể thúc đẩy việc chấm dứt viện trợ của Berlin cho Kiev và trục xuất người tị nạn Ukraine.
Ngay cả khi châu Âu có thể đạt được thỏa thuận tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine thì họ vẫn phải đối mặt với những thách thức trong việc mở rộng quy mô sản xuất vũ khí và đạn dược. Ngành công nghiệp quốc phòng của Nga đã vượt qua NATO về sản xuất vũ khí, nhấn mạnh nhu cầu EU phải tái tạo cơ sở công nghiệp quốc phòng của mình để hỗ trợ hiệu quả cho Ukraine.
Trong khi đó, tình báo Ukraine và phương Tây cho rằng Nga đã nhận được sự hỗ trợ từ Triều Tiên khi Bình Nhưỡng gửi hàng nghìn quân đến lãnh thổ do Nga kiểm soát. Hàn Quốc cũng cho biết, Triều Tiên đã cung cấp cho Nga hàng triệu quả đạn pháo.
Ông Romanenko chỉ ra rằng Ukraine đã biết trước về viễn cảnh không có viện trợ quân sự của Mỹ. Những người theo đường lối cứng rắn trong đảng Cộng hòa từng trì hoãn trong nhiều tháng một dự luật được thông qua vào tháng 4/2024, mở đường cho hơn 60 tỷ USD hỗ trợ cần thiết cho Ukraine.
"Chúng tôi đã thấy hậu quả của việc viện trợ bị đình chỉ trong 6 tháng", ông Romanenko nói.
Theo Trung tướng Romanenko, trước khi gói viện trợ được thông qua, Ukraine đã mất một số thành trì chiến lược ở khu vực Donbass với cái giá phải trả là "hàng nghìn sinh mạng".
Bohgan, một sĩ quan quân đội được triển khai ở Donbass trong thời gian viện trợ quân sự bị trì hoãn nói với Al Jazeera rằng, giao tranh trở nên nguy hiểm hơn nhiều trong thời gian đó.
"Tình hình thật tồi tệ khi chúng tôi chỉ có thể bắn 5 quả đạn pháo/ngày trong khi Nga có thể bắn hàng trăm quả đạn pháo vào chúng tôi", Bohgan tiết lộ.

Số phận bấp bênh của Ukraine
Với 5 dự luật được Quốc hội Mỹ thông qua, cho đến nay Washington đã cung cấp 175 tỷ USD viện trợ cho Kiev kể từ khi xung đột nổ ra vào cuối tháng 2/2022.
Nikolay Mitrokhin, một nhà nghiên cứu tại Đại học Bremen của Đức, nói với Al Jazeera rằng tốc độ Ukraine sử dụng các nguồn cung cấp quân sự do Mỹ tài trợ sẽ phụ thuộc vào tốc độ các binh lính sử dụng chúng.
Các cuộc không kích liên tục của Nga đồng nghĩa với việc Kiev phải dựa vào tên lửa cho hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất. Các tên lửa này có chi phí lên tới hàng triệu USD và chúng thường được sử dụng cho các mục tiêu như UAV Shahed do Iran sản xuất hoặc các bản sao do Nga sản xuất.
"Đó là lý do tại sao tôi cho rằng nguồn cung hiện tại và sắp tới của Mỹ chắc chắn sẽ đủ cho đến giữa mùa hè (tháng 7) nếu không muốn nói là đến mùa thu, khoảng tháng 9 nếu chúng được sử dụng hợp lý", ông Mitrokhin nhận định.
Ông cho biết châu Âu không thể bù đắp được khoản thiếu hụt nguồn cung hỗ trợ quân sự từ Mỹ, đặc biệt là tên lửa Patriot, xe bọc thép hạng nhẹ và đạn pháo cỡ nòng 155mm, thường được sử dụng để ngăn chặn đà tiến công của bộ binh Nga.
Nhà phân tích Alexey Kushch tại Kiev thì cho rằng, ông Zelensky đã đúng khi từ chối thỏa thuận của ông Trump nhằm đổi viện trợ quân sự lấy đất hiếm.
Ông nói với Al Jazeera rằng Mỹ nên đối xử với Ukraine như một đồng minh và "sẽ công bằng" nếu Washington xóa một nửa số nợ và lên lịch trả phần còn lại vào cuối thế kỷ.
Bất kể Mỹ có ngừng gửi viện trợ quân sự hay không, một số người Ukraine đang cảm thấy thất vọng trước những diễn biến mới nhất.
“Như thường lệ, những người khác sẽ quyết định số phận của chúng tôi”, Vsevolod Boyko, một hiệu trưởng trường học đã nghỉ hưu có con trai là Ihor đang chiến đấu ở mặt trận Donbass nói với Al Jazeera.

Kiều Anh/VOV.VN (biên dịch)
Theo: Al Jazeera
 

Đạicasố1

Xe hơi
Biển số
OF-860916
Ngày cấp bằng
7/6/24
Số km
131
Động cơ
5,293 Mã lực
Tuổi
34
"Tổng thống Ucraina sau đó kêu gọi thành lập "đội quân châu Âu", gồm cả lực lượng Ukraine giàu kinh nghiệm chiến đấu. " Chả khác gì đề nghị châu Âu rời bỏ Hoa Kỳ. Anh Ze ơi, anh phải biết mình là ai ?
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,891
Động cơ
371,994 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Cái này là cốt lõi vấn đề này : "Ông Vương cho rằng việc phớt lờ lợi ích an ninh của Nga và thúc đẩy thất bại địa chính trị của Moscow đã góp phần làm trầm trọng thêm cuộc chiến."


(PLO)- Lên tiếng sau cuộc đàm phán Nga-Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khẳng định Bắc Kinh ủng hộ mọi nỗ lực thúc đẩy đàm phán hòa bình Nga-Ukraine, song lưu ý thế giới cũng cần quan tâm các điểm nóng khác.

Phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) vào ngày 18-2, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khẳng định Bắc Kinh ủng hộ mọi nỗ lực thúc đẩy đàm phán hòa bình Nga-Ukraine, theo trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc (mfa.gov.cn).
Ông Vương đưa ra tuyên bố trên sau cuộc đàm phán Nga-Mỹ tại Saudi Arabia, trong đó quan chức hai nước nhất trí đẩy mạnh các nỗ lực chấm dứt chiến sự ở Ukraine.
Ông Vương khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện bốn nguyên tắc do Chủ tịch Tập Cận Bình đề ra, bao gồm: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia; tuân thủ các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương LHQ; cân nhắc thỏa đáng các mối quan ngại an ninh hợp pháp của mọi quốc gia; và ủng hộ các sáng kiến mang lại giải pháp hòa bình cho khủng hoảng.

Lên tiếng sau cuộc đàm phán Nga-Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khẳng định Bắc Kinh ủng hộ mọi nỗ lực thúc đẩy đàm phán hòa bình Nga-Ukraine. Ảnh: EPA

Lên tiếng sau cuộc đàm phán Nga-Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khẳng định Bắc Kinh ủng hộ mọi nỗ lực thúc đẩy đàm phán hòa bình Nga-Ukraine. Ảnh: EPA

Ông Vương cho rằng việc phớt lờ lợi ích an ninh của Nga và thúc đẩy thất bại địa chính trị của Moscow đã góp phần làm trầm trọng thêm cuộc chiến.
Bên cạnh vấn đề Ukraine, ông Vương cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của giải pháp hai nhà nước đối với xung đột Israel - Hamas, đồng thời chỉ trích đề xuất gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc Mỹ nên kiểm soát Gaza và tái định cư người dân Palestine ở nơi khác.
"Gaza và Bờ Tây là quê hương của người Palestine, không thể bị sử dụng làm con bài mặc cả trong các thỏa thuận chính trị. Nguyên tắc quan trọng nhất trong quản lý Gaza sau xung đột là người Palestine phải có quyền tự quyết đối với vùng lãnh thổ của họ” - ông Vương nhấn mạnh.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau đó, vị bộ trưởng lưu ý rằng dù Ukraine đang thu hút nhiều sự quan tâm, cộng đồng quốc tế không thể bỏ qua những điểm nóng khác như cuộc khủng hoảng Gaza.
"Thế giới không chỉ có vấn đề Ukraine. Còn nhiều cuộc xung đột khác cũng cần được chú ý, và chúng ta không thể để những vấn đề này bị gạt sang một bên" - ông Vương nói.
Cũng trong ngày 18-2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Khôn cho biết Trung Quốc hoan nghênh các cuộc đàm phán Nga-Mỹ về cuộc khủng hoảng Ukraine và kêu gọi tất cả các bên liên quan tham gia vào tiến trình đàm phán hòa bình vào thời điểm thích hợp, theo tờ China Daily.
"Về cuộc khủng hoảng Ukraine, Trung Quốc tin rằng đối thoại và đàm phán là cách duy nhất khả thi để thoát khỏi cuộc khủng hoảng, và nước này cam kết thúc đẩy các cuộc đàm phán vì hòa bình" - ông Quách lên tiếng sau cuộc đàm phán Nga-Mỹ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top