[Funland] Tình hình Nga - Ukraine Vol.169 (số đặc biệt: xung đột Nga và Ukraine)

Finew

Xe tăng
Biển số
OF-740882
Ngày cấp bằng
27/8/20
Số km
1,107
Động cơ
188,066 Mã lực
Bàn nhiều không bằng một video clip.
Đức sẽ cung cấp cho Ukraine 6.000 máy bay không người lái cảm tử điều khiển bằng AI tiên tiến nhất trên thị trường.
HX-2 có tầm bắn 100 km, tốc độ 220 km/h và có thể tự động tìm và tiêu diệt mục tiêu Nga.
Mời các cụ xem video clip về vũ khí mới này của các anh lính Ukraine.
https://x.com/JulianRoepcke/status/1889963927456580040/video/1
Hàng giao lâu rồi mà không clip ghi nhận chiến công nào vậy cụ, sao phải mang intro ra tự sướng và mong ngóng thế này.
 

Xe em

Xe buýt
Biển số
OF-58126
Ngày cấp bằng
2/3/10
Số km
970
Động cơ
452,453 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
1. Trump xác nhận, Zelensky sẽ không được tham gia đàm phán và phải chấp nhận các thỏa thuận. Nguyên văn: "Zelensky sẽ phải làm những gì ông ấy phải làm. Và số phiếu thăm dò của ông ấy không thực sự cao, nói một cách nhẹ nhàng..."

Trump-Putin nhất trí bắt đầu các cuộc đàm phán giữa các nhóm chuyên gia Mỹ tại Moscow.

Trong cuộc gọi kéo dài gần hai giờ, Kremlin thông báo, họ đã thảo luận về nhiều vấn đề, bao gồm tình hình ở Trung Đông, năng lượng và điều mà cộng đồng quốc tế quan tâm nhất là triển vọng giải quyết chính trị cho cuộc xung đột trên lãnh thổ của Ucraina.

Bộ trưởng NG Nga Lavrov ca ngợi những nỗ lực ngoại giao của Trump: "Đây là cách bạn nên giao tiếp với Nga."

Chỉ số chứng khoán Moscow tăng vọt sau cuộc điện đàm.

Putin đã mời Tập Cận Bình và Trump tham dự Lễ duyệt binh Chiến thắng của Nga vào ngày 9/5 tại Moscow.

2. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố không NATO, không quân đội Mỹ và, không có bất kỳ lực lượng nào được triển khai tới U với tư cách là "lực lượng gìn giữ hòa bình".

Hegseth nói rằng EU đang sống trong một thế giới ảo tưởng. “Chủ nghĩa hiện thực là một phần quan trọng của cuộc trò chuyện nhưng chưa từng tồn tại đủ trong các cuộc trò chuyện giữa những người bạn.

Chỉ cần chỉ ra hiện thực, như biên giới sẽ không được thu hẹp lại như mọi người mong muốn vào năm 2014, thì đó không phải là sự nhượng bộ đối với Putin, mà là sự công nhận thực tế về quyền lực cứng rắn trên thực địa”.

Cũng như Ze, EU phải đứng bên rìa cuộc đàm phán U-N.

Reuters viết vừa đểu vừa đúng: ' EU đã đến lúc phải tỉnh ngộ, nhận ra rằng họ là chư hầu vô dụng không có gì để nói. Công việc của họ chỉ là khuếch đại tiếng nói của nước Mỹ và hy sinh bản thân".

3. Tổng thư ký NATO Mark Rutte đột nhiên thay đổi giọng điệu và gọi Putin là một nhà đàm phán mạnh mẽ. Ông nói rằng sự tham gia của tổng thống Nga vào các cuộc đàm phán là cần thiết để đạt được hòa bình.

Có vẻ như ai đó đã nhận được một cuộc gọi từ Washington và tôi vẫn tin rằng, cuộc điện đàm Pu-Trump kết thức từ Mar a Lago.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,923
Động cơ
1,186,326 Mã lực
Mỹ với Nga đàm phán mà không có sự đồng ý của EU và Ukraine là không được nhé

1739496488955.png


 

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,200
Động cơ
372,355 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Trích : "Không bàn về Ukraine nếu như không có Ukraine tham gia", Tổng thống Zelensky cho hay.
Ô, vậy cái Thượng đỉnh lần 1 các anh có mời Nga không nhể. Gọi là tiêu chuẩn kép được không ?
Học cái gì không học, toàn học cái thói hư tật xấu của Mỹ và PT.

Ông Zelensky bày tỏ không hài lòng khi Tổng thống Trump điện đàm với người đồng cấp Nga trước để bàn về chấm dứt xung đột.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng người đồng cấp Nga Vladimir Putin ngày 12/2 điện đàm và bàn về chấm dứt xung đột Ukraine, đánh dấu cuộc liên lạc đầu tiên giữa lãnh đạo hai nước từ khi chiến sự Ukraine bùng phát tháng 2/2022. Vài giờ sau, ông chủ Nhà Trắng điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Ông Zelensky hôm nay cho biết cuộc thảo luận diễn ra "tốt đẹp" và Tổng thống Trump "không mô tả ông Putin và Nga là ưu tiên".

"Chúng tôi tin những lời này. Điều quan trọng là duy trì sự ủng hộ từ Mỹ. Tôi không cho rằng cuộc điện đàm đó nghĩa là ông Trump cần trao đổi với Nga trước. Dù vậy, điều này cũng không mấy vui vẻ, bởi quý vị biết cách chúng tôi và châu Âu phản ứng: Không bàn về Ukraine nếu như không có Ukraine tham gia", Tổng thống Zelensky cho hay.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev ngày 10/2. Ảnh: AFP

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev ngày 10/2. Ảnh: AFP

Tổng thống Zelensky tuyên bố Ukraine là quốc gia độc lập và sẽ không chấp nhận bất cứ thỏa thuận song phương nào nếu không được tham gia đàm phán.

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov sau đó nói rằng Kiev sẽ tham gia đàm phán "theo cách này hoặc cách khác". "Sẽ có cả đàm phán song phương Nga - Mỹ và đối thoại có Ukraine", ông Peskov cho hay.

Trong cuộc điện đàm ngày 12/2, lãnh đạo Nga và Mỹ nhất trí gặp mặt, mời nhau tới thăm đất nước mình. Ông Trump nói rằng hai lãnh đạo dự kiến gặp nhau trong "tương lai không xa", có thể là tại Arab Saudi.

Tại buổi họp báo ở Nhà Trắng cùng ngày, Tổng thống Trump bác bỏ viễn cảnh Kiev gia nhập NATO và ủng hộ tuyên bố từ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hegseth rằng Ukraine khó khôi phục lại được đường biên giới trước năm 2014, thời điểm Nga sáp nhập bán đảo Crimea.

Tổng thống Trump cũng thông báo đã yêu cầu Ngoại trưởng Marco Rubio, Giám đốc CIA John Ratcliffe, Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Waltz và đặc phái viên Trung Đông Steve Witkoff dẫn dắt các cuộc đàm phán.

Như Tâm (Theo AFP, Kyiv Independent)
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,770
Động cơ
791,197 Mã lực
Đến bây giờ anh Ze mới nói được một câu hay và đúng: "Chúng tôi, với tư cách là một quốc gia độc lập" =)) =)) =)) =)) =)) =))
Chỉ tiếc là nó hơi muộn, giá như anh không chìa tay đi xin donate, kêu gọi ngoại bang vào đất nước mình thậm chí thử vũ khí trên đất nước mình... thì mọi chuyện đã khác. 😢
Kiev không chấp nhận thỏa thuận hòa bình không Ukraine, Nga và Mỹ lên tiếng
(Dân trí) - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố nước này sẽ không chấp nhận bất kỳ thỏa thuận song phương nào giữa Nga và Mỹ về số phận của Ukraine mà không có sự tham gia của Kiev.

Kiev không chấp nhận thỏa thuận hòa bình không Ukraine, Nga và Mỹ lên tiếng - 1

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: AFP).
"Chúng tôi, với tư cách là một quốc gia độc lập, đơn giản là sẽ không thể chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào nếu không có chúng tôi", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 13/2 nêu rõ.
Ông cho biết thêm: "Tôi nói rõ điều này với các đối tác. Bất kỳ cuộc đàm phán song phương nào liên quan đến Ukraine mà không có chúng tôi sẽ không được chấp nhận".
Tuyên bố được đưa ra sau khi có những nghi ngại cho rằng Ukraine có thể bị gạt ra ngoài các cuộc đàm phán hòa bình sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin.

 

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,200
Động cơ
372,355 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Thừa nhận thế này thì thực tế còn mất nhiều hơn nữa.

Tư lệnh quân đội Ukraine nói Kiev còn kiểm soát khu vực rộng 500 km2 tại Kursk, tương đương 38% lãnh thổ giành được trong chiến dịch ở tỉnh này.

"Đối phương năm ngoái lên kế hoạch tấn công tỉnh Kharkov và Sumy. Chúng ta đã ra tay trước, phát động chiến dịch vào tỉnh Kursk và phá vỡ kế hoạch đó", tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrsky cho biết hôm 13/2.

Tướng Syrsky khẳng định Kiev "đang có vùng đệm an ninh rộng khoảng 500 km2 trên lãnh thổ Nga", buộc Moskva chuyển điều chuyển lực lượng từ những nơi khác về để đối phó.

Phát biểu cho thấy diện tích Ukraine kiểm soát ở tỉnh Kursk đã giảm đáng kể, chỉ còn tương đương 38% so với giai đoạn đầu chiến dịch hồi tháng 8/2024. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khi đó tuyên bố Ukraine đã chiếm khoảng 1.300 km2 lãnh thổ Nga.

Giới chức Nga chưa bình luận về thông tin.

Đặc nhiệm Akhmat của Cộng hòa Chechnya thuộc Nga cạnh một xe tăng Ukraine bị phá hủy ở Kursk ngày 4/2. Ảnh: RIA Novosti

Đặc nhiệm Nga bên cạnh xe tăng Ukraine bị phá hủy ở tỉnh Kursk ngày 4/2. Ảnh: RIA Novosti

Ukraine mong muốn chiến dịch Kurk sẽ buộc Nga rút quân về bảo vệ tỉnh biên giới, ngăn bước tiến của đối phương ở mặt trận Donbass, gồm tỉnh Lugansk và Donetsk, cũng như tạo đòn bẩy cho chính quyền Tổng thống Zelensky tại những cuộc đàm phán trong tương lai.

Tuy nhiên, tình hình không như Ukraine kỳ vọng. Sau thời gian đầu bị bất ngờ, quân đội Nga đã củng cố lực lượng và huy động hàng chục nghìn quân cho mặt trận Kursk, trong khi vẫn duy trì đà tiến ở Donbass. Bộ Quốc phòng Nga ngày 18/1 cho biết đã tái kiểm soát 800 km2, tương đương 63,2% lãnh thổ mà Ukraine chiếm tại tỉnh Kursk.

Quân đội Ukraine hiện còn kiểm soát hàng chục khu định cư xung quanh thị trấn Sudzha. Kiev từng phát động một số đợt phản công lớn để phá vây và giảm áp lực cho các đơn vị ở Kursk trong hai tháng qua, nhưng không thành công.

Trung tướng Apty Alaudinov, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Akhmat của Cộng hòa Chechnya thuộc Nga, ngày 10/2 cho biết hầu hết binh sĩ Ukraine triển khai trong giai đoạn đầu chiến dịch Kursk đã bị loại khỏi vòng chiến, chỉ còn lực lượng bổ sung với kỹ năng, kinh nghiệm thua kém các đơn vị trước đó.

Ông Alaudinov không nêu cụ thể số binh sĩ được Ukraine triển khai khi phát động chiến dịch nhằm vào tỉnh Kursk. Giới chuyên gia phương Tây ước tính quân số Ukraine tham chiến ở Kursk hồi giữa tháng 8/2024 là khoảng 15.000-30.000 người, tương đương ít nhất 5-10 lữ đoàn.

Các vùng lãnh thổ Nga, Ukraine đang kiểm soát của nhau. Đồ họa: RYV

Các vùng lãnh thổ Nga, Ukraine đang kiểm soát của nhau. Đồ họa: RYV

Tổng thống Zelensky hồi đầu tháng nêu ý tưởng trao đổi lãnh thổ "một đổi một" trực tiếp với Nga để chấm dứt xung đột, trong đó có khu vực mà Ukraine đang kiểm soát tại Kursk. Điện Kremlin sau đó bác bỏ đề xuất, khẳng định lực lượng Ukraine sẽ thất bại và bị đánh bật khỏi lãnh thổ Nga.

Như Tâm (Theo Interfax Ukraine, Reuters)
 

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,200
Động cơ
372,355 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Ủa, tưởng siêu tàu sân bay thì phải được bảo vệ kynh văn khủng chứ ai lại để cái tàu hàng ất ơ va vào như thế. Nói dại mồm cài tàu hàng này mà lại của anh dép lê có tầm vài tấn chất dẻo thì cái siêu tàu này toang à !!!

Tàu sân bay USS Harry S. Truman va chạm với tàu hàng trên Địa Trung Hải, bị hư hại nhưng không ảnh hưởng tới lò phản ứng hạt nhân.

"Tàu sân bay USS Harry S. Truman đã va chạm với tàu hàng Besiktas-M vào khoảng 23h46 ngày 12/2, khi đang di chuyển trên Địa Trung Hải, gần cảng Said của Ai Cập", văn phòng báo chí Hạm đội 6 hải quân Mỹ cho biết hôm 13/2.

Vụ va chạm không gây nguy hiểm cho USS Harry S. Truman, thủy thủ đoàn không ghi nhận thương vong hay nước tràn vào tàu. Hải quân Mỹ đang điều tra nguyên nhân dẫn đến sự cố.

USS Harry S. Truman di chuyển trên Đại Tây Dương hồi tháng 10/2024. Ảnh: US Navy

USS Harry S. Truman di chuyển trên Đại Tây Dương hồi tháng 10/2024. Ảnh: US Navy

ABC News
dẫn lời một quan chức Mỹ nói sự việc xảy ra khi tàu sân bay rời cảng Said và chờ tiến vào kênh đào Suez để trở lại Biển Đỏ. Tàu Besiktas-M mang cờ Panama, có chiều dài 189 m và trọng tải 53.000 tấn, khởi hành từ cảng Said đến Romania.

Một quan chức Mỹ khác cho biết thân tàu USS Harry S. Truman bị hư hại trên mức mớn nước và lò phản ứng hạt nhân không chịu tác động, chưa rõ sẽ ảnh hưởng thế nào đến khả năng hoạt động.

Tàu Besiktas-M cũng bị hư hại nhưng không đáng kể, thủy thủ đoàn không bị thương.

USS Harry S. Truman là chiếc thứ 8 thuộc lớp siêu tàu sân bay Nimitz, có chiều dài 333 m và lượng giãn nước 105.000 tấn, được biên chế tháng 7/1998 và có giá sản xuất ước tính khoảng 5,8 tỷ USD.

USS Harry S. Truman cùng các chiến hạm hộ tống đang tham gia chiến dịch đối phó nhóm vũ trang Houthi tại Yemen trên Biển Đỏ. Sau khi chiến sự Israel - Hamas bùng phát tháng 10/2023, nhóm vũ trang này thường xuyên tập kích tàu hàng có liên hệ với Mỹ và Israel để thể hiện sự ủng hộ cho người dân Palestine ở Gaza.

Vị trí cảng Said, Ai Cập. Đồ họa: Ej Atlas

Vị trí cảng Said, Ai Cập. Đồ họa: Ej Atlas

Hamas và Israel bắt đầu ngừng bắn hôm 19/1. Houthi cũng thông báo dỡ bỏ phong tỏa Biển Đỏ và "ngừng trừng phạt" những tàu có liên hệ với Israel.

Như Tâm (Theo Fox News, ABC News)
 

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,200
Động cơ
372,355 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Ngày này rồi cũng sẽ tới, có gì mà sốc. Hãy nhìn vào thực tế đi, đừng ảo tưởng nữa.

VOV.VN - Sự đột ngột và quy mô của kế hoạch hòa bình của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến các đồng minh của Ukraine bị sốc.

Kế hoạch hòa bình gây sốc của ông Trump
Đó là khoảnh khắc mà người dân châu Âu và Ukraine đã lo sợ trong nhiều tháng, nếu không muốn nói là nhiều năm. Tuy nhiên, cuối cùng nó đã đến, vào một buổi chiều mùa đông khi Kiev đóng băng trong nhiệt độ băng giá. Sự đột ngột và quy mô của kế hoạch hòa bình của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến các đồng minh của Ukraine bị sốc.
Mỹ đã thực sự chấm dứt sự ủng hộ của mình đối với Ukraine khi nước này đang trong cuộc giao tranh với Nga với việc ông Trump thông báo về các cuộc đàm phán ngay lập tức với Tổng thống Nga Vladimir Putin và yêu cầu nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky từ bỏ hy vọng giành lại toàn bộ các vùng lãnh thổ mà Nga đang kiểm soát.

ke hoach hoa binh gay soc cua my bien ac mong cua ukraine va chau Au thanh su that hinh anh 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth là người đầu tiên tiết lộ lập trường của Mỹ trong một cuộc họp tại trụ sở NATO ở Brussels. Ông Hegseth nói với những người đồng cấp tại thủ đô của Bỉ rằng ông Zelensky không có cơ hội đạt được mục tiêu cuối cùng, đó là đẩy lùi các lực lượng của Nga khỏi Crimea và phía Đông đất nước, cũng như đưa Ukraine trở lại biên giới trước năm 2014.

"Theo đuổi mục tiêu ảo tưởng này sẽ chỉ kéo dài xung đột và gây ra nhiều đau khổ hơn", ông Hegseth cho hay.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sau đó cảnh báo Washington sẽ rút các cam kết của mình đối với an ninh châu Âu, từ bỏ vai trò lịch sử đã duy trì kể từ khi Thế chiến II kết thúc và đưa ra một tầm nhìn rõ ràng, trong đó các chính phủ châu Âu sẽ chịu trách nhiệm chính cho việc phòng thủ của chính họ cũng như của Ukraine.
Không lâu sau, ông Trump đã dập tắt mọi hy vọng về việc châu Âu có thể tránh khỏi thực tế lạnh lẽo này khi tuyên bố trong một bài đăng trên mạng xã hội rằng: "Tôi vừa có một cuộc điện đàm dài và hiệu quả với Tổng thống Nga Vladimir Putin".
"Chúng tôi đã nhất trí sẽ để các đội ngũ của mình bắt đầu đàm phán ngay lập tức và gọi điện cho Tổng thống Ukraine Zelensky để thông báo cho ông ấy về cuộc trao đổi. Hàng triệu người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột mà lẽ ra sẽ không xảy ra nếu tôi là Tổng thống nhưng nó đã xảy ra, vì thế nó phải kết thúc. Sẽ không có sinh mạng nào mất đi nữa", ông Trump nói.

Phản ứng của Ukraine và châu Âu
Tổng thống Zelensky đã tỏ ra bình tĩnh trước diễn biến mới, tóm tắt trong một bài đăng trên mạng xã hội X về cuộc trao đổi mà ông cho là "có ý nghĩa" với ông Trump.
"Tổng thống Trump đã chia sẻ thông tin chi tiết về cuộc trao đổi của mình với ông Putin. Không ai muốn hòa bình hơn Ukraine. Cùng với Mỹ, chúng tôi đang vạch ra các bước tiếp theo để ngăn chặn sự gây hấn từ Nga và đảm bảo một nền hòa bình lâu dài, đáng tin cậy. Như Tổng thống Trump đã nói, hãy thực hiện điều đó", ông Zelensky khẳng định.
Các nhà ngoại giao châu Âu dường như không chắc chắn về cách phản ứng khi họ cố gắng xử lý các chi tiết trong thông báo của ông Hegseth và ông Trump. Sự thật tàn khốc là, ít nhất là ở cấp độ Liên minh châu Âu, các mối quan hệ với Nhà Trắng mới tệ đến mức hầu như không tồn tại. Không có bình luận ngay lập tức từ Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại Kaja Kallas nhận định trên X rằng, "trong bất kỳ cuộc đàm phán nào, châu Âu phải có vai trò trung tâm", đồng thời nói thêm: "Sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine không được đem ra làm điều kiện. Ưu tiên của chúng tôi hiện nay là củng cố năng lực cho Ukraine và cung cấp các đảm bảo an ninh mạnh mẽ".
Một số đồng minh của Ukraine đã thẳng thắn hơn trong việc phản đối cách tiếp cận của ông Trump, đặc biệt là quyết định của ông về việc đưa ra một kế hoạch hòa bình trực tiếp với ông Putin và dường như chỉ liên quan đến nhà lãnh đạo Ukraine như một sự cân nhắc sau cùng.
"Chúng tôi luôn nhấn mạnh rằng, sẽ không có quyết định nào được đưa ra về Ukraine nếu không có Ukraine", Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói với các nhà báo. Theo bà: "Hòa bình chỉ có thể đạt được cùng nhau. Và điều đó có nghĩa là nó phải diễn ra với sự tham gia của Ukraine và châu Âu".
Phát biểu với Politico, Ngoại trưởng Latvia Baiba Braže cho biết: "Sự tham gia của Ukraine trong bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào đều cực kỳ quan trọng".

Giấc mộng NATO sụp đổ?
Ngoại trưởng Ba Lan Radosław Sikorski cho biết Ukraine cần nhiều sự hậu thuẫn về mặt quân sự hơn trước khi bắt đầu các cuộc đàm phán với Tổng thống Putin.
"Ba Lan sẽ kiên định tìm kiếm sự hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Việc tăng cường năng lực của Ukraine trước các cuộc thảo luận tiềm năng với Nga là rất quan trọng với châu Âu", Ngoại trưởng Ba Lan cho hay.
Pháp cũng bất đồng quan điểm với Mỹ, nhấn mạnh rằng Ukraine nên tiếp tục trên con đường gia nhập NATO. Trước đó, ông Hegseth đã loại trừ khả năng này, ít nhất là như một phần của bất kỳ đảm bảo an ninh nào đi kèm với thỏa thuận hòa bình. Ông cũng loại trừ sự tham gia của quân đội Mỹ vào bất kỳ nhiệm vụ gìn giữ hòa bình nào và cho biết NATO với tư cách là một tổ chức cũng không nên tham gia.
"Chúng tôi theo sát con đường hướng tới NATO của Ukraine. Nếu có hòa bình, chúng ta cần các đảm bảo an ninh để nó công bằng và lâu dài. An ninh châu Âu đang bị đe dọa trong cuộc xung đột này - một sự kiện làm đảo lộn trật tự thế giới và đồng nghĩa với việc chúng ta không thể quay lại thế giới trước xung đột", Ngoại trưởng Pháp Jean-Noël Barrot nhận định.
Trong thông báo của mình, ông Trump cho biết một đội ngũ sẽ bắt đầu đàm phán với các đại diện của ông Putin ngay lập tức. Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio sẽ cùng với Giám đốc CIA John Ratcliffe và Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Waltz tham gia với tư cách là một phần của nhóm đàm phán Mỹ.
"Tôi tin rằng nỗ lực này sẽ dẫn đến một kết quả thành công, hy vọng là sớm thôi!", ông Trump cho biết.
Oleksandr Merezhko - người đứng đầu ủy ban quan hệ đối ngoại tại quốc hội Ukraine, cho biết những bình luận của ông Hegseth là "phi logic".
"Bộ trưởng Quốc phòng mới chỉ cần bắt đầu bằng cách đến Ukraine và làm quen với lực lượng vũ trang của chúng tôi. Ukraine có thể giành lại toàn bộ lãnh thổ của mình, điều này hoàn toàn là sự thật. Nhưng đế nó xảy ra, chúng tôi cần có thêm sự hỗ trợ kỹ thuật - quân sự từ Mỹ và các lệnh trừng phạt mạnh mẽ hơn - đặc biệt là các lệnh trừng phạt tài chính của Mỹ đối với nền kinh tế Nga".
Các quan chức Anh cho biết họ cũng nhất trí rằng châu Âu nên hành động nhiều hơn.
"Chúng tôi lắng nghe các bạn", Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey phản hồi về những bình luận của người đồng cấp Mỹ. Theo ông: "Về việc tăng cường bảo vệ Ukraine cũng như châu Âu, chúng tôi đang và sẽ làm".

Kiều Anh/VOV.VN (biên dịch)
Theo: Politico
 

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,570
Động cơ
895,848 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Sau hơn 3 năm oánh nhau với Nga để bảo vệ châu âu, đất nước UKR dưới sự lãnh đạo thiên tài của TT Zelensky đã phát triển và tươi đẹp đến đâu rồi hả các cụ?
 

sskkb

Xe điện
Biển số
OF-761152
Ngày cấp bằng
26/2/21
Số km
2,361
Động cơ
685,011 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ hường cực thì làm sao mà nhìn thấy vấn đề.
Châu Âu đang phản ứng rất mạnh với các hành động của Trump,nói là đàm phán trên lưng Ucr,cũng là đàm phán với Nga trên lưng cả châu Âu luôn,cụ hiểu ko?
Mục tiêu của Mỹ là châu Âu tự bỏ tiền ra mà lo,Mỹ còn phải lo a tàu.
Trump bắt tay với Pu là để Nga phải dừng,chứ cụ nghĩ gì khi Mỹ và Nga đàm rồi nó để cho Nga đánh Ucr tiếp chăng,nực cười!
Dấu hiệu Nga phải dừng là phải dùng lừa để tải đạn kìa.😜😜😜
Thế Châu Âu định làm gì khi bị đàm phán trên lưng hả cụ 🤔 đổ quân vào Ukraine??? Hay tăng thêm viện trợ???
Đổ quân vào thì từ trước khi Trump lên đã không dám làm rồi, còn viện trợ thì vẫn làm nhưng bị mấy con lừa của Nga nó thịt hết.
Thế thì Châu Âu còn gì để làm? Lăn ra đất ăn vạ à :)))
 

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,200
Động cơ
372,355 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Thế thì 3 vạn chín nghìn cái lệnh cấm vận tính dư lào đây !!!

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, Nga nên được mời tái gia nhập nhóm các cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới G8 mà nước này từng bị trục xuất vào năm 2014.

“Tôi rất muốn Nga quay lại. Tôi nghĩ việc trục xuất họ là một sai lầm. Vấn đề không phải là thích hay không thích Nga. Đó là G8”, ông Trump tuyên bố tại Nhà Trắng hôm 13/2.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: EPA

Theo đài RT, Nga đã trở thành thành viên không chính thức của nhóm các nền kinh tế hàng đầu thế giới gồm Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Nhật Bản, Italia và Canada (G7) vào năm 1997. Một năm sau đó, Nga có tư cách thành viên chính thức và nhóm G7 được đổi tên thành G8.
Tuy nhiên, G8 đã đình chỉ tư cách thành viên của Nga vào năm 2014, sau khi bán đảo Crưm tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào xứ sở bạch dương thông qua một cuộc trưng cầu dân ý không được Kiev và phương Tây chấp nhận.
Ông Trump đã nhiều lần chỉ trích việc Nga bị loại khỏi G8 và đưa ra ý tưởng khôi phục tư cách thành viên cho nước này trong nhiệm kỳ tổng thống Mỹ đầu tiên của mình. Vào thời điểm đó, các nước thành viên khác của nhóm đã bác bỏ đề xuất này, trong khi bản thân Nga tỏ ra “không có hứng thú tái gia nhập”.
 

Finew

Xe tăng
Biển số
OF-740882
Ngày cấp bằng
27/8/20
Số km
1,107
Động cơ
188,066 Mã lực
Thế Châu Âu định làm gì khi bị đàm phán trên lưng hả cụ 🤔 đổ quân vào Ukraine??? Hay tăng thêm viện trợ???
Đổ quân vào thì từ trước khi Trump lên đã không dám làm rồi, còn viện trợ thì vẫn làm nhưng bị mấy con lừa của Nga nó thịt hết.
Thế thì Châu Âu còn gì để làm? Lăn ra đất ăn vạ à :)))
Eu có thể từ chối không mua năng lượng Mĩ, áp giá trần, cấm bay, không cho tham dự wc,..
 

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,570
Động cơ
895,848 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Ngày này rồi cũng sẽ tới, có gì mà sốc. Hãy nhìn vào thực tế đi, đừng ảo tưởng nữa.

VOV.VN - Sự đột ngột và quy mô của kế hoạch hòa bình của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến các đồng minh của Ukraine bị sốc.

Kế hoạch hòa bình gây sốc của ông Trump
Đó là khoảnh khắc mà người dân châu Âu và Ukraine đã lo sợ trong nhiều tháng, nếu không muốn nói là nhiều năm. Tuy nhiên, cuối cùng nó đã đến, vào một buổi chiều mùa đông khi Kiev đóng băng trong nhiệt độ băng giá. Sự đột ngột và quy mô của kế hoạch hòa bình của Tổng thống Mỹ Donald Trumpđã khiến các đồng minh của Ukraine bị sốc.
Mỹ đã thực sự chấm dứt sự ủng hộ của mình đối với Ukraine khi nước này đang trong cuộc giao tranh với Nga với việc ông Trump thông báo về các cuộc đàm phán ngay lập tức với Tổng thống Nga Vladimir Putin và yêu cầu nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky từ bỏ hy vọng giành lại toàn bộ các vùng lãnh thổ mà Nga đang kiểm soát.

ke hoach hoa binh gay soc cua my bien ac mong cua ukraine va chau Au thanh su that hinh anh 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth là người đầu tiên tiết lộ lập trường của Mỹ trong một cuộc họp tại trụ sở NATO ở Brussels. Ông Hegseth nói với những người đồng cấp tại thủ đô của Bỉ rằng ông Zelensky không có cơ hội đạt được mục tiêu cuối cùng, đó là đẩy lùi các lực lượng của Nga khỏi Crimea và phía Đông đất nước, cũng như đưa Ukraine trở lại biên giới trước năm 2014.

"Theo đuổi mục tiêu ảo tưởng này sẽ chỉ kéo dài xung đột và gây ra nhiều đau khổ hơn", ông Hegseth cho hay.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sau đó cảnh báo Washington sẽ rút các cam kết của mình đối với an ninh châu Âu, từ bỏ vai trò lịch sử đã duy trì kể từ khi Thế chiến II kết thúc và đưa ra một tầm nhìn rõ ràng, trong đó các chính phủ châu Âu sẽ chịu trách nhiệm chính cho việc phòng thủ của chính họ cũng như của Ukraine.
Không lâu sau, ông Trump đã dập tắt mọi hy vọng về việc châu Âu có thể tránh khỏi thực tế lạnh lẽo này khi tuyên bố trong một bài đăng trên mạng xã hội rằng: "Tôi vừa có một cuộc điện đàm dài và hiệu quả với Tổng thống Nga Vladimir Putin".
"Chúng tôi đã nhất trí sẽ để các đội ngũ của mình bắt đầu đàm phán ngay lập tức và gọi điện cho Tổng thống Ukraine Zelensky để thông báo cho ông ấy về cuộc trao đổi. Hàng triệu người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột mà lẽ ra sẽ không xảy ra nếu tôi là Tổng thống nhưng nó đã xảy ra, vì thế nó phải kết thúc. Sẽ không có sinh mạng nào mất đi nữa", ông Trump nói.

Phản ứng của Ukraine và châu Âu
Tổng thống Zelensky đã tỏ ra bình tĩnh trước diễn biến mới, tóm tắt trong một bài đăng trên mạng xã hội X về cuộc trao đổi mà ông cho là "có ý nghĩa" với ông Trump.
"Tổng thống Trump đã chia sẻ thông tin chi tiết về cuộc trao đổi của mình với ông Putin. Không ai muốn hòa bình hơn Ukraine. Cùng với Mỹ, chúng tôi đang vạch ra các bước tiếp theo để ngăn chặn sự gây hấn từ Nga và đảm bảo một nền hòa bình lâu dài, đáng tin cậy. Như Tổng thống Trump đã nói, hãy thực hiện điều đó", ông Zelensky khẳng định.
Các nhà ngoại giao châu Âu dường như không chắc chắn về cách phản ứng khi họ cố gắng xử lý các chi tiết trong thông báo của ông Hegseth và ông Trump. Sự thật tàn khốc là, ít nhất là ở cấp độ Liên minh châu Âu, các mối quan hệ với Nhà Trắng mới tệ đến mức hầu như không tồn tại. Không có bình luận ngay lập tức từ Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại Kaja Kallas nhận định trên X rằng, "trong bất kỳ cuộc đàm phán nào, châu Âu phải có vai trò trung tâm", đồng thời nói thêm: "Sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine không được đem ra làm điều kiện. Ưu tiên của chúng tôi hiện nay là củng cố năng lực cho Ukraine và cung cấp các đảm bảo an ninh mạnh mẽ".
Một số đồng minh của Ukraine đã thẳng thắn hơn trong việc phản đối cách tiếp cận của ông Trump, đặc biệt là quyết định của ông về việc đưa ra một kế hoạch hòa bình trực tiếp với ông Putin và dường như chỉ liên quan đến nhà lãnh đạo Ukraine như một sự cân nhắc sau cùng.
"Chúng tôi luôn nhấn mạnh rằng, sẽ không có quyết định nào được đưa ra về Ukraine nếu không có Ukraine", Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói với các nhà báo. Theo bà: "Hòa bình chỉ có thể đạt được cùng nhau. Và điều đó có nghĩa là nó phải diễn ra với sự tham gia của Ukraine và châu Âu".
Phát biểu với Politico, Ngoại trưởng Latvia Baiba Braže cho biết: "Sự tham gia của Ukraine trong bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào đều cực kỳ quan trọng".

Giấc mộng NATO sụp đổ?
Ngoại trưởng Ba Lan Radosław Sikorski cho biết Ukraine cần nhiều sự hậu thuẫn về mặt quân sự hơn trước khi bắt đầu các cuộc đàm phán với Tổng thống Putin.
"Ba Lan sẽ kiên định tìm kiếm sự hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Việc tăng cường năng lực của Ukraine trước các cuộc thảo luận tiềm năng với Nga là rất quan trọng với châu Âu", Ngoại trưởng Ba Lan cho hay.
Pháp cũng bất đồng quan điểm với Mỹ, nhấn mạnh rằng Ukraine nên tiếp tục trên con đường gia nhập NATO. Trước đó, ông Hegseth đã loại trừ khả năng này, ít nhất là như một phần của bất kỳ đảm bảo an ninh nào đi kèm với thỏa thuận hòa bình. Ông cũng loại trừ sự tham gia của quân đội Mỹ vào bất kỳ nhiệm vụ gìn giữ hòa bình nào và cho biết NATO với tư cách là một tổ chức cũng không nên tham gia.
"Chúng tôi theo sát con đường hướng tới NATO của Ukraine. Nếu có hòa bình, chúng ta cần các đảm bảo an ninh để nó công bằng và lâu dài. An ninh châu Âu đang bị đe dọa trong cuộc xung đột này - một sự kiện làm đảo lộn trật tự thế giới và đồng nghĩa với việc chúng ta không thể quay lại thế giới trước xung đột", Ngoại trưởng Pháp Jean-Noël Barrot nhận định.
Trong thông báo của mình, ông Trump cho biết một đội ngũ sẽ bắt đầu đàm phán với các đại diện của ông Putin ngay lập tức. Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio sẽ cùng với Giám đốc CIA John Ratcliffe và Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Waltz tham gia với tư cách là một phần của nhóm đàm phán Mỹ.
"Tôi tin rằng nỗ lực này sẽ dẫn đến một kết quả thành công, hy vọng là sớm thôi!", ông Trump cho biết.
Oleksandr Merezhko - người đứng đầu ủy ban quan hệ đối ngoại tại quốc hội Ukraine, cho biết những bình luận của ông Hegseth là "phi logic".
"Bộ trưởng Quốc phòng mới chỉ cần bắt đầu bằng cách đến Ukraine và làm quen với lực lượng vũ trang của chúng tôi. Ukraine có thể giành lại toàn bộ lãnh thổ của mình, điều này hoàn toàn là sự thật. Nhưng đế nó xảy ra, chúng tôi cần có thêm sự hỗ trợ kỹ thuật - quân sự từ Mỹ và các lệnh trừng phạt mạnh mẽ hơn - đặc biệt là các lệnh trừng phạt tài chính của Mỹ đối với nền kinh tế Nga".
Các quan chức Anh cho biết họ cũng nhất trí rằng châu Âu nên hành động nhiều hơn.
"Chúng tôi lắng nghe các bạn", Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey phản hồi về những bình luận của người đồng cấp Mỹ. Theo ông: "Về việc tăng cường bảo vệ Ukraine cũng như châu Âu, chúng tôi đang và sẽ làm".

Kiều Anh/VOV.VN (biên dịch)
Theo: Politico
Cụ TT Trump nói đúng, nếu Mỹ từ bỏ ý định cho UKR gia nhập NATO thì chắc chắn cứu được sinh mạng của hàng triệu người và cuộc chiến vô nghĩa này sẽ không xảy ra.
Ai cũng nhìn thấy là sau cuộc chiến này Nga không yếu đi và Mỹ cũng chẳng mạnh hơn, đánh nhau dù dưới hình thức nào với Nga thì cũng là sai lầm. Có thể do nhận định sai lầm từ giới lãnh đạo Nato và phương tây, sai lầm thì hiện nay đã rõ ràng, không thể lấp liếm hiện thực này bằng các ngôn từ cao đẹp.
 

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,200
Động cơ
372,355 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Trích : "Không thể thảo luận bất cứ điều gì về Ukraine mà không có Ukraine hoặc về châu Âu mà không có châu Âu".
Hay quá, vậy có thể lấy lời anh nói điều tương tự về Nga không : "Không thể thảo luận bất cứ điều gì về Nga mà không có Nga.". Nhưng anh có thấy là (các) anh đang nhổ ra rồi liếm không ? Cái Thượng đỉnh lần 1 các anh có thèm nhắc đến Nga không ???

(NLĐO) - Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Kaja Kallas cảnh báo "bất kỳ giải pháp nhanh chóng nào (về Ukraine) cũng là một thỏa thuận bẩn".

Reuters đưa tin ngày 13-2, Ukraine và các đồng minh châu Âu yêu cầu được tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào.
Yêu cầu được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, nói rằng Ukraine không thể lấy lại toàn bộ lãnh thổ của mình hoặc gia nhập NATO.
Lời đề nghị đơn phương của Tổng thống Trump với Tổng thống Putin, cùng với những nhượng bộ rõ ràng về các yêu cầu chính của Ukraine, đã làm dấy lên hồi chuông cảnh báo cho cả Kiev lẫn các đồng minh châu Âu trong NATO. Họ lo ngại Nhà Trắng có thể đạt được thỏa thuận mà không có họ.

Liên minh châu Âu cảnh báo thỏa thuận sau lưng về Ukraine- Ảnh 1.
Bà Kaja Kallas. Ảnh: AA

"Bất kỳ thỏa thuận nào không có chúng tôi đều sẽ thất bại, vì bạn cần châu Âu và Ukraine cũng phải thực hiện thỏa thuận" - người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Kaja Kallas nhấn mạnh. "Bất kỳ giải pháp nhanh chóng nào (về Ukraine) cũng là một thỏa thuận bẩn".
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Andrii Sybiha cho biết: "Không thể thảo luận bất cứ điều gì về Ukraine mà không có Ukraine hoặc về châu Âu mà không có châu Âu".
Chính quyền Tổng thống Trump đã lần đầu tiên công khai tuyên bố rằng Ukraine "không thực tế khi mong đợi quay trở lại biên giới năm 2014 hoặc gia nhập liên minh NATO".
Các quan chức Kiev trước đây từng thừa nhận tư cách thành viên NATO đầy đủ có thể nằm ngoài tầm với của nước này trong ngắn hạn và Ukraine có thể mất một số vùng lãnh thổ đang bị Nga kiểm soát nếu tính đến thỏa thuận hòa bình.
Ukraine và các đồng minh châu Âu đều bày tỏ lo ngại về việc Tổng thống Trump mở các cuộc đàm phán với những nhượng bộ rõ ràng cho Nga mà không nhất trí về một lập trường chung trước.
Bộ trưởng Sybiha cho hay Ukraine vẫn kiên quyết nộp đơn xin gia nhập NATO vì đây là cách đơn giản nhất và ít tốn kém nhất mà phương Tây có thể cung cấp các bảo đảm an ninh cần thiết để Nga sẽ không tiếp tục tấn công Ukraine.

"Tất cả đồng minh của chúng tôi đều nói rằng con đường của Ukraine hướng tới NATO là không thể đảo ngược. Triển vọng này nằm trong hiến pháp của chúng tôi. Nó nằm trong lợi ích chiến lược của chúng tôi" - ông Sybiha tuyên bố.
Trong khi đó, bà Kallas cam kết châu Âu sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine nếu nước này từ chối một thỏa thuận đã được Moscow và Washington nhất trí sau lưng họ.
Về phần mình, Điện Kremlin cho biết họ "ấn tượng" với lập trường của Tổng thống Trump, trái ngược với lập trường của người tiền nhiệm Joe Biden.
"Chính quyền hiện tại, theo như chúng tôi hiểu, tuân thủ quan điểm rằng cần phải làm mọi thứ để chấm dứt chiến sự và thiết lập hòa bình. Về sự tham gia của châu Âu, chưa rõ thể thức đàm phán (nếu có). Vì vậy, còn quá sớm để nói về điều này" - người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu.
 

SubmarineTH

Xe buýt
Biển số
OF-695026
Ngày cấp bằng
17/8/19
Số km
641
Động cơ
634,983 Mã lực
Giờ này ai cũng biết là Nga thua rồi, kiệt quệ nên cũng chán chẳng buồn nói. Nga mà hoành như lúc đầu thì mới hay, nhiều chuyện để bàn và nhiều video clip hay.
Còm của cụ lạc quan quá, hài hước quá, tính giải trí rất cao. Cụ thật là "Zelensky"!
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
33,588
Động cơ
1,417,664 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,200
Động cơ
372,355 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Đấy, Tổng thống phải mạnh mẽ quyết đoán như thế này chứ. Ủng hộ anh Dê, Mỹ phải xin phép anh Dê để đàm phán với Nga.
Nhưng em sợ sẽ có ngày xe M113 đến đón anh đi về nơi xa lắm. Haiz.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố sẽ không chấp nhận bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào do Mỹ và Nga nhất trí mà không có sự tham gia của đất nước ông.

Theo BBC, khi trao đổi với các phóng viên hôm 13/2, ông Zelensky, người đã có cuộc điện đàm riêng với Tổng thống Mỹ Donald Trump một ngày trước đó, cho biết: “Là một quốc gia độc lập, chúng tôi không thể chấp nhận bất kỳ kế hoạch hòa bình nào không có sự tham gia của mình”.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Văn phòng tổng thống Ukraine

Tổng thống Ukraine bày tỏ mong muốn các quốc gia châu Âu khác cũng tham gia đàm phán nhằm chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine. Ông kể đã nói với lãnh đạo Nhà Trắng rằng ưu tiên của mình là "đảm bảo an ninh", điều ông coi là bất khả thi nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ.
Trong một bài đăng sau đó trên mạng xã hội X về cuộc điện đàm với Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, ông Zelensky nhấn mạnh, các cuộc thương lượng không thể bắt đầu nếu không có lập trường thống nhất của Ukraine, Mỹ và châu Âu. Lãnh đạo Kiev cảnh báo các nhà lãnh đạo thế giới không nên tin vào các tuyên bố của Moscow về việc sẵn sàng chấm dứt xung đột.
Các đồng minh châu Âu của Kiev cũng bác bỏ bất kỳ động thái nào hướng tới một giải pháp cưỡng ép hòa bình đối với Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey tuyên bố “tiếng nói của Ukraine phải là trọng tâm của bất kỳ cuộc đàm phán nào về nước này". Thủ tướng Đức Olaf Scholz không tán thành "hòa bình theo lệnh", trong khi Bộ trưởng quốc phòng của ông bày tỏ "đáng tiếc" vì Washington đã "nhượng bộ" Điện Kremlin.
Trong bài phát biểu trước các phóng viên tại các cuộc hội đàm của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Brussels ngày 13/2, Kaja Kallas, quan chức phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) đã cáo buộc Mỹ "xoa dịu" Nga.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top