[Funland] Tình hình Nga - Ukraine Vol.169 (số đặc biệt: xung đột Nga và Ukraine)

baba77

Xe tăng
Biển số
OF-825566
Ngày cấp bằng
29/1/23
Số km
1,671
Động cơ
702,375 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cách đây không lâu, TT Zelensky mời gọi Mỹ mang quân vào bởi những hợp đồng béo bở về những mỏ đất hiếm quý giá. Những mỏ đó có khả năng giúp Ucraina gọi vốn viện trợ thêm vũ khí và đồng thời đảm bảo như một tài sản thế chấp cho các khoản vay mới. Tuy nhiên, đời không như mơ vì TT Trump đã nói lời cay đắng trước khi TT Zelensky mang bản đồ tài nguyên đến hội nghị các nhà tài trợ rằng:
- Số tài nguyên đó là khoản thế chấp cho mấy trăm tỏi trước đây Mỹ tài trợ, giờ không thể dùng lại để yêu cầu Mỹ viện trợ thêm. Và các nước châu Âu cũng nên quên đi mấy cái mỏ khoáng sản đó vì nó đã có chủ. Muốn biết chủ của nó là ai thì hỏi Mỹ và Nga vì cả hai đang bàn thảo vấn đề đấy.
- Bảo sao TT Đức tức anh ách như vậy. Những cam kết chia phần với tt Biden giờ là giấy vụn, thôi đành nói văn vở, vớt vát về mục đích viện trợ vũ khí cho Ucraina là hỗ trợ đồng minh, ngăn chặn Nga và đó không thể được tính toán....Đấy là cách của TT Đức Scholz, chứ vơi TT Trump thì rất thẳng thắn, hơi phũ và cũng chẳng sợ mất mặt: Đó là chuyện làm ăn, và đó là tiền thuế của người dân Mỹ...người dân Đức thừa tiền thì cứ viện trợ không đòi lại. Giờ mà TT Scholz cũng đòi Ucraina chia phần trả nợ thì đúng là......
Ô thế là chỉ là câu chuyện làm ăn thôi à cụ? Thế mà bao lâu nay em cứ nghĩ họ vì dân chủ, vì tự do, nhân quyèn...... đời chả biết đâu mà lần, hazzz
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,800
Động cơ
371,431 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Bá cáo các bác, em đã được nói chuyện với idol của em rồi.

Tổng thống Zelensky nói đã điện đàm với ông Trump trong khoảng một giờ về nỗ lực chấm dứt xung đột tại Ukraine, ngay sau khi lãnh đạo Mỹ - Nga thảo luận.

"Tôi đã có cuộc trò chuyện ý nghĩa với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Chúng tôi lâu nay đã thảo luận về cơ hội đạt hòa bình và việc sẵn sàng hợp tác ở cấp độ nhóm", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenksy viết trên mạng xã hội hôm 12/2.

Cuộc điện đàm diễn ra vài giờ sau khi Tổng thống Trump có cuộc thảo luận qua điện thoại với người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Ông Zelensky cho biết ông Trump đã chia sẻ với mình nội dung cuộc điện đàm với ông Putin.

Trong bài phát biểu hàng tối sau đó, Tổng thống Zelensky tiết lộ đã thảo luận với người đồng cấp Trump về nhiều vấn đề như ngoại giao, kinh tế và quân sự. "Chúng tôi tin Mỹ có đủ sức mạnh để cùng với chúng tôi và tất cả đối tác buộc Nga cùng Tổng thống Putin chấp nhận hòa bình", ông Zelensky nhấn mạnh.

Andriy Yermak, chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, cho biết ông Zelensky đã nhấn mạnh với ông Trump rằng xung đột Nga - Ukraine phải kết thúc bằng "hòa bình công bằng" và Kiev sẽ không thỏa thiệp về "độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền" của nước mình.

Ông Zelensky điện đàm với ông Trump hôm 12/2. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ukraine

Ông Zelensky điện đàm với ông Trump hôm 12/2. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ukraine

Ông Yermak nói hai lãnh đạo đã "nhất trí bắt đầu ngay lập tức hợp tác ở cấp độ nhóm", tức là các quan chức cấp cao của hai bên sẽ thảo luận để cố gắng đạt thỏa thuận.

Chánh văn phòng cho biết đội ngũ của hai nước sẽ "làm việc hàng ngày", thêm rằng Tổng thống Zelensky cùng các quan chức dưới quyền sẽ gặp giới chức Mỹ tại Hội nghị An ninh Munich vào ngày 14/2. Mỹ và Ukraine cũng đang nỗ lực tổ chức một cuộc gặp riêng giữa ông Zelensky và ông Trump mà ông Yermak hy vọng "sẽ sớm diễn ra".

Tổng thống Trump cho biết cuộc điện đàm với người đồng cấp Zelensky đã diễn ra "rất tốt đẹp", trong đó hai bên đã thảo luận về các chủ đề liên quan xung đột tại Ukraine và cuộc gặp sắp tới giữa đại diện hai nước ở Hội nghị An ninh Munich. Ông nhấn mạnh rằng giống như Tổng thống Putin, Tổng thống Zelensky cũng muốn hòa bình.

"Đã đến lúc phải chấm dứt cuộc chiến lố bịch này, nó đã gây ra sự chết chóc và tàn phá khổng lồ hoàn toàn không cần thiết", ông chủ Nhà Trắng viết trên mạng xã hội.

Trước đó, trò chuyện với các phóng viên ở Nhà Trắng, Trump nói rằng ông không nghĩ Ukraine nên gia nhập NATO và Kiev khó có thể lấy lại toàn bộ đất đai.

Trong cuộc điện đàm kéo dài khoảng 1,5 giờ giữa lãnh đạo Nga - Mỹ, ông Trump và ông Putin đã trao đổi về đàm phán hòa bình để chấm dứt xung đột Ukraine. Hai lãnh đạo nhất trí gặp mặt và mời nhau tới thăm đất nước mình. Ông Trump nói rằng hai lãnh đạo dự kiến gặp nhau trong "tương lai không xa", có thể là tại Arab Saudi.

Phạm Giang (Theo AFP, Reuters)
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,800
Động cơ
371,431 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Chum vẫn là Chum, vẫn dùng những lời rất hoa mỹ.

Ông Trump và ông Putin điện đàm trong 1,5 giờ, thảo luận về "đàm phán hòa bình" để chấm dứt xung đột Ukraine.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/2 cho biết ông đã có cuộc điện đàm "dài và rất hiệu quả" với người đồng cấp Nga Vladimir Putin về biện pháp chấm dứt xung đột Ukraine.

"Chúng tôi nhất trí sẽ cử các nhóm bắt đầu đàm phán lập tức, khởi đầu bằng việc gọi cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky để thông báo về cuộc điện đàm này. Tôi sẽ làm điều đó ngay sau đây", ông Trump cho hay. "Chúng tôi đồng ý sẽ làm việc chặt chẽ cùng nhau, và mời nhau tới thăm đất nước của mình".

Tổng thống Mỹ nói rằng đã yêu cầu Ngoại trưởng Marco Rubio, Giám đốc CIA John Ratcliffe, Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Waltz và đặc phái viên Trung Đông Steve Witkoff "dẫn dắt các cuộc đàm phán mà tôi tin rằng sẽ thành công".

Ông Trump tiết lộ ông dự kiến gặp ông Putin tại Arab Saudi. "Chúng tôi mong đợi ông Putin sẽ đến Mỹ, còn tôi sẽ đến Nga. Trước hết, chúng tôi có thể gặp nhau ở Arab Saudi", ông Trump nói với phóng viên tại Phòng Bầu dục, thêm rằng ông hy vọng cuộc gặp sẽ diễn ra "trong tương lai không xa" và Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman cũng sẽ tham gia.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trả lời báo giới tại Nhà Trắng ngày 10/2. Ảnh: AP

Tổng thống Mỹ Donald Trump trả lời báo giới tại Nhà Trắng ngày 10/2. Ảnh: AP

Nga xác nhận ông Putin và ông Trump đã điện đàm trong một tiếng rưỡi, hai lãnh đạo nhất trí sẽ gặp mặt và Tổng thống Putin mời lãnh đạo Mỹ tới Moskva.

"Tổng thống Putin đồng ý với ông Trump rằng một giải pháp lâu dài có thể đạt được thông qua đàm phán hòa bình", ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên Điện Kremlin, cho hay. "Tổng thống Trump ủng hộ chấm dứt các hành động thù địch càng sớm càng tốt và giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình".

Ông Putin nhấn mạnh bất cứ giải pháp nào cũng cần "tính đến nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột", Peskov nói, nhưng không nêu cụ thể. Ngoài vấn đề Ukraine, hai lãnh đạo còn thảo luận về trao đổi tù nhân, chương trình hạt nhân Iran và tình hình ở Trung Đông.

Đây là lần đầu tiên cả Nga và Mỹ đều xác nhận về cuộc điện đàm giữa lãnh đạo hai bên kể từ khi ông Trump nhậm chức.

Tổng thống Mỹ đang thúc đẩy các nỗ lực nhằm nhanh chóng chấm dứt giao tranh ở Ukraine. Ông từng tuyên bố sẽ thực hiện điều này bằng cách gây sức ép với cả Nga và Ukraine ngồi vào bàn đàm phán để chấm dứt chiến sự.

Trí Dũng (Theo Reuters, AFP)
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,800
Động cơ
371,431 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Túm cái váy là chị chỉ cho tiền thôi nhá (tiền nhà chị in được).

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hegseth vạch "lằn ranh đỏ" khi tuyên bố Washington sẽ không đưa quân đến Ukraine trong bất cứ thỏa thuận đảm bảo an ninh nào.

"Cần phải nói rõ rằng Mỹ sẽ không triển khai binh sĩ đến Ukraine như một phần của bất kỳ đảm bảo an ninh nào", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth nói tại cuộc họp giữa bộ trưởng quốc phòng các nước NATO ở Brussels, Bỉ ngày 12/2, đề cập thỏa thuận hòa bình tiềm năng giữa Kiev và Moskva.

Theo ông, bất kỳ tiến trình hòa bình nào cũng "phải bắt đầu bằng cách thừa nhận rằng việc giành lại biên giới Ukraine như trước năm 2014 là mục tiêu không thực tế", dù Mỹ mong muốn Ukraine là quốc gia "có chủ quyền và thịnh vượng".

"Mỹ cũng không tin rằng việc kết nạp Ukraine vào NATO là kết quả thực tế của giải pháp sau quá trình đàm phán", người đứng đầu Lầu Năm Góc nhấn mạnh.

Đây được coi là "lằn ranh đỏ" mà chính quyền Tổng thống Donald Trump vạch ra trong vấn đề giải quyết chiến sự Ukraine. Các đồng minh châu Âu của Mỹ đã chờ đợi một quan điểm rõ ràng từ chính quyền Tổng thống Trump, sau khi ông yêu cầu NATO tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng và cam kết sẽ nhanh chóng chấm dứt chiến sự ở Ukraine.

Ngoài Bộ trưởng Hegseth, loạt quan chức cấp cao Mỹ sẽ tới châu Âu trong tuần này, trong đó Phó tổng thống JD Vance dự kiến gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại hội nghị an ninh ở Munich, Đức ngày 14/2.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth tại cuộc họp giữa các bộ trương quốc phòng NATO ở Brussels, Bỉ ngày 12/2. Ảnh: AFP

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth tại cuộc họp giữa các bộ trưởng quốc phòng NATO ở Brussels, Bỉ ngày 12/2. Ảnh: AFP

Tổng thống Mỹ đang thúc đẩy các nỗ lực nhằm nhanh chóng chấm dứt giao tranh ở Ukraine, trong khi Tổng thống Zelensky kêu gọi Washington đảm bảo an ninh cho Kiev như một phần của bất cứ thỏa thuận nào với Nga.

Ukraine lo ngại bất kỳ giải pháp nào không bao gồm các cam kết vững chắc, như tư cách thành viên NATO cho Kiev hoặc triển khai lính gìn giữ hòa bình phương Tây đến nước này, sẽ chỉ giúp Nga có thời gian tái tập hợp lực lượng để chuẩn bị cho cuộc tấn công mới.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng khẳng định Washington mong đợi đồng minh châu Âu sẽ tăng chi tiêu quốc phòng và cũng như sự ủng hộ với Ukraine.

"Bảo vệ an ninh châu Âu phải là yêu cầu bắt buộc đối với các thành viên NATO ở châu lục này. Châu Âu phải gánh vác trách nhiệm lớn hơn trong viện trợ vũ khí sát thương và phi sát thương cho Ukraine trong tương lai", Hegseth nói.

Ông cho hay Mỹ duy trì cam kết với liên minh NATO và quan hệ đối tác quốc phòng với châu Âu, nhưng cảnh báo sẽ không chấp nhận "mối quan hệ mất cân bằng" trong liên minh xuyên Đại Tây Dương.

Tổng thống Trump gần đây kêu gọi các thành viên NATO chi 5% GDP cho ngân sách quốc phòng. Trước đây, ông nhiều lần phàn nàn về mức chi tiêu quốc phòng quá thấp ở nhiều quốc gia châu Âu.

Hiện châu Âu chiếm chưa đến 1/3 tổng ngân sách quốc phòng của NATO, khi đóng góp 442 tỷ USD trong tổng số 1,44 nghìn tỷ USD của liên minh. Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (IISS) ở Anh chỉ ra nếu các nước châu Âu thực hiện cam kết chi 3% GDP cho quốc phòng, NATO sẽ có thêm hơn 250 tỷ USD. Con số này sẽ tăng lên 750 tỷ USD nếu họ đạt ngưỡng 5% như ông Trump mong muốn.

Tuy nhiên, IISS nhận định những con số như vậy hiện không thể đạt được, khi một số quốc gia thậm chí đã phải sử dụng các khoản ngoài ngân sách để tăng chi tiêu quốc phòng. Các nhà nghiên cứu thêm rằng ngay cả việc duy trì mức tăng ngân sách hiện tại "có thể sẽ là thách thức" đối với châu Âu.

Huyền Lê (Theo AFP, AP)
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,800
Động cơ
371,431 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Em đói rồi anh ơi. Lấy đâu ra tiền để góp hụi.

Viện nghiên cứu IISS của Anh nhận định yêu cầu tăng ngân sách quốc phòng mà ông Trump đưa ra với châu Âu "không thể đáp ứng vào thời điểm này'.

Trong báo cáo thường niên Cán cân quân sự công bố hôm nay, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (IISS) ở Anh chỉ ra xung đột Ukraine đã góp phần thúc đẩy các nước châu Âu tăng ngân sách quốc phòng.

IISS cho biết chi tiêu quốc phòng của châu Âu đã tăng 11,4% vào năm ngoái. Riêng Đức, ngân sách cho lĩnh vực này tăng vọt 23% trong năm 2024, lên 86 tỷ USD, đưa nước này trở thành quốc gia có ngân sách quốc phòng lớn nhất châu Âu và lớn thứ hai trong NATO.

"Chi tiêu quốc phòng của châu Âu cao hơn 50% so với một thập kỷ trước", IISS chỉ ra.

Lính Pháp khai hỏa trong cuộc tập trận pháo binh của NATO tại vùng Lapland, Phần Lan hồi tháng 11/2024. Ảnh: AFP

Lính Pháp khai hỏa trong cuộc tập trận pháo binh của NATO tại vùng Lapland, Phần Lan hồi tháng 11/2024. Ảnh: AFP

Tuy nhiên, viện nghiên cứu Anh lưu ý gánh nặng ngân sách quốc phòng chưa được chia sẻ đồng đều giữa các thành viên NATO. "Một số quốc gia NATO chi tiêu trên 3% GDP cho quốc phòng, trong khi một số khác vẫn ở dưới 2%, mức yêu cầu tối thiểu", báo cáo của IISS chỉ ra.

Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây kêu gọi các thành viên NATO chi 5% GDP cho ngân sách quốc phòng. Trước đây, ông Trump đã nhiều lần phàn nàn về mức chi tiêu quốc phòng quá thấp ở nhiều quốc gia châu Âu.

Hiện tại, châu Âu chiếm chưa đến một phần ba tổng ngân sách quốc phòng của NATO, khi đóng góp 442 tỷ USD trong tổng số 1,44 nghìn tỷ USD của liên minh. Nghiên cứu của IISS chỉ ra nếu các nước châu Âu thực hiện cam kết chi 3% GDP cho quốc phòng, NATO sẽ có thêm hơn 250 tỷ USD. Con số này sẽ tăng lên 750 tỷ USD nếu họ đạt ngưỡng 5% như ông Trump mong muốn.

"Tuy nhiên, những con số như vậy không thể đạt được vào thời điểm này, khi một số quốc gia thậm chí đã phải sử dụng các khoản ngoài ngân sách để tăng chi tiêu cho quốc phòng", nghiên cứu cho hay.

Các nhà nghiên cứu thêm rằng ngay cả việc duy trì mức tăng ngân sách hiện tại "có thể sẽ là thách thức" đối với châu Âu.

Ngân sách quốc phòng của Mỹ hiện là 886 tỷ USD, chiếm 3,39% GDP, trong khi của Nga là 126 tỷ USD, chiếm 6,7% GDP. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc cũng đã tăng 7% vào năm ngoái, lên 235 tỷ USD.

Thùy Lâm (Theo AFP, The Times)
 

tuthang

Xe tăng
Biển số
OF-5131
Ngày cấp bằng
4/6/07
Số km
1,179
Động cơ
518,726 Mã lực
Bà hàng nước chỗ em thắc mắc, thấy ông TT Ukr bảo bắn hạ hết mấy quả tên lửa, UAV thì rơi và bị chế áp hết, mà sao vẫn cứ bảo bị Nga không kích hệ thống năng lượng, vẫn thấy cháy nhà, thế hóa ra ông ấy tự đốt nhà mình à
Thực ra khôbg phải pk Ucraina bắn trượt đâu cụ, tủ lệ bắn trúng uav, máy giặt vủa Nga rất cao, với tỷ lệ chianh xác các loại tên lửa, uav của Nga kém, thường sai số 14m.
Cháy nổ là do tên lửa Nga bay trên các trạm điện bị tên lửa Ba-con-tốt bắn trúng nên rơi luôn vào trạm hiến áp, nhà máy điện đó thôi
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,800
Động cơ
371,431 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Anh Chum bật nhạc nào thì nhảy theo nhạc đó thôi, cái gì mà đổi giọng.

VOV.VN - Chiến lược dành cho Ukraine đang âm thầm thay đổi ở châu Âu để phù hợp với giọng điệu thay đổi của Mỹ - từ cam kết ủng hộ không lay chuyển sang nỗ lực đưa Kiev vào bàn đàm phán.

Châu Âu âm thầm “đổi giọng”
Chiến lược đó sẽ thể hiện rõ nhất trong tuần này tại Hội nghị An ninh Munich - một trong những cuộc họp lớn nhất của các nhà lãnh đạo quốc phòng trên thế giới. Đây là một sự thay đổi đáng kể so với thời ông Biden, khi cuộc họp củng cố sự ủng hộ của Mỹ và đồng minh cho Ukraine. Trong khi châu Âu vẫn khẳng định rằng họ sẽ hỗ trợ Kiev thì các cuộc trao đổi vào cuối tuần có thể báo hiệu hướng đi tương lai cho quốc gia đang gặp khó khăn này.
"Châu Âu muốn định vị bản thân để có mặt trên bàn đàm phán thay vì nằm trong các điều khoản. Đó là toàn bộ cuộc tranh luận", Camille Grand, cựu trợ lý Tổng thư ký NATO cho biết.

chau Au am tham doi giong giua luc ong trump muon nhanh dung xung dot ukraine hinh anh 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Reuters

Các nhà lãnh đạo châu Âu cũng cho thấy họ đang thích nghi với mong muốn chấm dứt xung đột của Tổng thống Trump.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hồi tháng 1 đã nói với một nhóm đại sứ của mình rằng: "Nếu chúng ta quyết định mình sẽ yếu đuối và bi quan thì sẽ có rất ít cơ hội được Mỹ và Tổng thống Trump tôn trọng".
Vài ngày sau khi ông Trump nhậm chức, Thủ tướng Anh Keir Starmer đã gửi đi thông điệp rằng ông sẵn sàng cử lực lượng gìn giữ hòa bình của Anh đến Ukraine trong trường hợp ngừng bắn. Các đồng minh châu Âu khác cũng nói rằng họ sẵn sàng cho một kế hoạch như vậy.
Cam kết chấm dứt xung đột trong 1 ngày của ông Trump, sau đó thay đổi thành 100 ngày kể từ khi nhậm chức, đã đặt ra những rủi ro cao cho hội nghị lần này. Theo 2 nguồn thạo tin, Phó Tổng thống JD Vance dự kiến sẽ gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại đó.
Ông Vance từng tỏ ra nghi ngờ sự hỗ trợ của Mỹ cho Ukraine và đã không tham gia cuộc họp của phái đoàn Thượng viện với ông Zelensky vào năm ngoái tại hội nghị. Thay vào đó, ông sử dụng ngày cuối cùng của hội nghị để nhấn mạnh rằng Mỹ tập trung vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
"Chúng tôi sẽ tạm thời dẫn đầu nếu Mỹ không làm vậy", một quan chức quân sự châu Âu cho hay.
Anh đã tạm thời tiếp quản Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine, được cựu Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin thành lập để điều phối cách hàng chục quốc gia cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine. NATO cũng bắt đầu một nhiệm vụ an ninh và đào tạo nhằm củng cố sự hỗ trợ của liên minh cho quân đội Ukraine để phòng ngừa việc Mỹ giảm sự ủng hộ.
Sự thay đổi về mặt tuyên bố từ các đồng minh NATO có một cảnh báo quan trọng: Họ tiếp tục khẳng định rằng Kiev nên quyết định khi nào muốn đàm phán.
"Điều quan trọng là Ukraine phải đưa ra quyết định vì đó là đất nước của họ. Chúng tôi đang tìm cách để có lệnh ngừng bắn, khôi phục hòa bình và an ninh với các thỏa thuận dài hạn hơn cho Ukraine", Bill Blair - Bộ trưởng Quốc phòng Canada cho hay.

Lập trường của Nga và Ukraine
Mỹ và Ukraine đã thảo luận về các đảm bảo an ninh dài hạn trước thềm hội nghị, một nguồn thạo tin cho biết. Những điều này bao gồm vũ khí và khả năng tình báo cũng như các vệ tinh mà châu Âu không thể cung cấp. Ông Trump cũng đề xuất trao đổi một số nguồn tài nguyên khoáng sản có giá trị của Ukraine để lấy viện trợ của Mỹ.
Các chiến tuyến của Nga và Ukraine hầu như không dịch chuyển trong hơn 1 năm qua. Ukraine đã chiếm một phần khu vực Kursk của Nga trong gần 6 tháng. Tuy nhiên, Nga đã dần làm suy yếu vị thế của Kiev và Điện Kremlin được cho là đang chuẩn bị tiếp nhận một đợt quân mới của Triều Tiên để bổ sung cho các tiền tuyến.
Đội ngũ của ông Trump sẽ cần thuyết phục những người có quan điểm hoài nghi rằng một thỏa thuận hòa bình không chỉ đơn giản là cho phép quân đội của Nga nghỉ ngơi và chuẩn bị cho một chiến dịch trong tương lai.
Tổng thống Zelensky cũng muốn có 200.000 binh lính gìn giữ hòa bình tuần tra một khu vực phi quân sự trong khi các quan chức nước này vẫn hy vọng vào những cam kết viện trợ mới, bao gồm cả việc nâng cấp hệ thống phòng không.
"Nếu không có việc chuyển giao vũ khí từ Mỹ, tôi nghĩ chúng ta sẽ gặp phải những vấn đề lớn trên chiến trường", Yehor Cherniev, nghị sĩ Ukraine thuộc đảng của Tổng thống Zelensky nhận định.
Các quan chức Ukraine vẫn giữ im lặng trước hội nghị mặc dù họ đã dành nhiều giờ để nói chuyện với các quan chức Mỹ và châu Âu. Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine Heorhii Tykhyi, ông Andrii Yermak - người đứng dầu văn phòng tổng thống, đã nói chuyện với cả cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Michael Waltz và đặc phái viên của Tổng thống Trump về Nga và Ukraine Keith Kellogg,
Các quan chức ở Kiev không kỳ vọng nhiều vào khoảnh khắc đột phá ở Munich mà coi đó là cơ hội để nhấn mạnh lập trường của Ukraine.
"Cuộc họp Munich này không quá quan trọng vì khả năng trình bày một số kế hoạch mà là cơ hội để truyền tải lập trường của Ukraine ở cấp cao nhất", ông Tykhyi nói với các phóng viên ở Kiev.
Moscow cũng giữ thái độ thận trọng. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin cho biết các quan chức đang chờ đợi các đề xuất cụ thể từ chính quyền ông Trump.
"Điều quan trọng là các tuyên bố phải đi cùng các bước thực tế có tính đến lợi ích hợp pháp của Nga, thể hiện thiện chí loại bỏ tận gốc nguyên nhân của cuộc khủng hoảng và thừa nhận những thực tế mới. Chúng tôi chưa nhận được đề xuất cụ thể nào về việc này", ông Galuzin nói với báo giới ngày 10/2.
Theo các nguồn thạo tin, cuộc họp với ông Vance sẽ là các bước đi thăm dò cho Ukraine để họ tìm ra ai là người hữu ích trong chính quyền ông Trump.
Ông Cherniev nói: "Tôi chỉ muốn chính quyền ông Trump hiểu rõ rằng nếu Ukraine dừng lại, xung đột sẽ không dừng lại. Nếu Nga dừng lại, xung đột sẽ kết thúc".

Kiều Anh/VOV.VN (biên dịch)
Theo: Politico
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,800
Động cơ
371,431 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Lại "vũ khí thay đổi cuộc chơi" này các CỤ ơi.

VOV.VN - Thành công của Ukraine trong việc bắn hạ bom lượn KAB đã làm dấy lên đồn đoán về loại vũ khí được sử dụng. Theo một phân tích của truyền thông Ukraine, vũ khí này có thể đơn giản đến bất ngờ.

Vũ khí thử nghiệm
Ukraine tuyên bố đã triển khai một loại vũ khí bí mật để phá hủy một quả bom lượn của Nga đang trong quá trình bay. Không quân nước này không cung cấp thông tin chi tiết về vũ khí nhưng một số báo cáo cho biết, nó đã được sử dụng để phá hủy một quả bom dẫn đường trên không (KAB) của Nga tại Zaporizhzhia vào ngày 6/2.

tiet lo vu khi co the thay doi cuoc choi giup ukraine ban ha bom luon nga hinh anh 1

Bom lượn Nga. Ảnh: mil.ru

Việc bắn hạ thành công một quả bom lượn Nga mà truyền thông Ukraine đưa tin rộng rãi, được cho là nhờ vào một loại “vũ khí thử nghiệm”, tuyên bố chính thức của Ukraine cho biết. Bài phân tích trên Telegram của Ukraine cho thấy, "vũ khí thử nghiệm" có thể là một hệ thống đơn giản, khá phổ biến và có giá thành phải chăng.
Ông Yuriy Ihnat, người phát ngôn của lực lượng Không quân Ukraine, cho biết: "Đây không phải là lần đầu tiên phương tiện tấn công trên không như vậy bị bắn hạ. Để chống lại mối đe dọa từ bom lượn một cách hiệu quả, cần có một cách tiếp cận toàn diện, sử dụng cả các phương tiện phòng không trên mặt đất và phương tiện trên không để xua đuổi máy bay Nga mang theo những quả bom này".

Theo Defense Express, quân đội Ukraine nhiều khả năng sử dụng hệ thống phòng không ZU-23-2, có tầm bắn 2,5km, để bắn hạ bom lượn KAB. Đây là một loại vũ khí cũ, được sản xuất từ những năm 1960 và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
“Việc sử dụng pháo phòng không cho mục đích như vậy có thể coi là giải pháp khả thi vì hỏa lực của nó rất hiệu quả”, Defense Express nhấn mạnh.
Mặc dù ZU-23-2 có tuổi đời khá cao và cấu tạo đơn giản nhưng khả năng của nó có thể được tăng cường bằng các hệ thống phát hiện mục tiêu và kiểm soát hỏa lực hiện đại.
Cách tiếp cận này đã được những kỹ sư chế tạo hệ thống PSR-A Pilica của Ba Lan áp dụng, theo đó, họ bổ sung thêm thêm hệ thống phát hiện và dẫn đường mục tiêu tự động cho pháo phòng không. Giải pháp đó cho phép các hệ thống hoạt động cùng nhau dưới sự giám sát của người vận hành, phá hủy các mục tiêu theo cơ chế bán tự động.
Sau khi được bổ sung các hệ thống tiên tiến, hiệu quả của hệ thống phòng không ZU-23-2 được cải thiện rõ rệt. Tuy vậy, quy trình hiện đại hóa hệ thống này vẫn vấp phải một số rào cản nhất định.

Sức mạnh của tổ hợp pháo phòng không ZU-23-2
Tổ hợp pháo phòng không ZU-23-2 ra đời trong thập kỷ 1960 là một trong những dòng vũ khí phòng không phổ biến nhất trên thế giới. Đây là một vũ khí mạnh mẽ và đa năng với các ứng dụng phòng không và hỗ trợ mặt đất.
Tổ hợp gồm 2 pháo cỡ 23mm 2A14 có thể bắn được 2.000 viên đạn/phút. Do có kích thước nhỏ gọn, hệ thống có thể dễ dàng lắp đặt trên khung gầm xe tải hạng nhẹ để tăng cường khả năng cơ động. Việc tích hợp hệ thống điều khiển hỏa lực tự động, hệ thống ngắm bắn quang-ảnh hồng ngoại kết hợp đo xa laser đã nâng cao đáng kể xác suất tiêu diệt mục tiêu.
Pháo có thể được đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu trong vòng 30 giây và vừa bắn vừa di chuyển trong trường hợp khẩn cấp. Pháo được ngắm và bắn hoàn toàn bằng thủ công, trang bị một kính ngắm quang học ZAP-23 cùng một thước ngắm cơ khí. ZU-23-2 có thể sử dụng đạn xuyên giáp, đạn cháy hoặc đạn nổ mạnh phân mảnh. Pháo phòng không này hoạt động hiệu quả khi nhắm bắn các mục tiêu ở độ cao lên tới 2 km và ở khoảng cách lên tới 2,5 km.
Forbes đưa tin, Ukraine nhiều khả năng gắn pháo tự động ZU-23-2 vào xe bọc thép chở quân M-113. Xe M-113 do Mỹ thiết kế, nặng 14 tấn với động cơ diesel 275 mã lực, có thể chứa kíp lái gồm 2 người và 11 binh sỹ. M-113 thiếu khả năng bảo vệ bằng giáp, nhưng bù lại có tính cơ động và tính linh hoạt cao. Khi được lắp thêm hệ thống pháo ZU-23-2, nó sẽ trở thành xe phòng không và hỗ trợ bộ binh. Quân đội Ai Cập, Liban, Hezbollah và lực lượng dân quân người Kurd đều đã vận hành xe M-113 trang bị ZU-23-2. Ukraine trước đó đã gắn hệ thống pháo ZU-23-2 vào nhiều phương tiện kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào năm 2024.
Tính cơ động của hệ thống ZU-23-2 khi được gắn trên xe tải hoặc xe bọc thép đảm bảo rằng các khẩu pháo phòng không có thể được định vị lại nhanh chóng để ứng phó với sự đổi của chiến trường hoặc chống lại các mối đe dọa từ UAV. Hơn nữa, khả năng triển khai và thu hồi nhanh chóng hệ thống pháo khi lắp trên phương tiện di động giúp tăng cường khả năng sống sót của chúng, cho phép các lực lượng Ukraine giảm thiểu nguy cơ bị nhắm mục tiêu bởi hỏa lực đối phương hoặc các mối đe dọa trên không.
Việc sử dụng rộng rãi bom lượn là một trong những lý do giúp Nga phá vỡ tuyến phòng thủ của Ukraine nhanh hơn trước và đạt được những bước tiến trên nhiều mặt trận. Do vậy nếu Ukraine có thể tìm ra cách thức để phá hủy bom lượn một cách hiệu quả và ít tốn kém bằng pháo cỡ nhỏ thì điều này có thể giúp họ từng bước đạt lợi thế nhất định.

Hồng Anh/VOV.VN (tổng hợp)
Theo Forbes, Defense Express
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,800
Động cơ
371,431 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Đến lúc chia bánh mà không có các anh là không được nhá.

Ngày 12/2, các cường quốc châu Âu, bao gồm Anh, Pháp và Đức, tuyên bố họ phải tham gia vào mọi cuộc đàm phán trong tương lai về số phận của Ukraine.

Binh sỹ Ukraine bắn lựu pháo bọc thép 2000 trong cuộc xung đột với Nga gần Bahmut, vùng Donetsk. (Ảnh: Reuters/TTXVN)

Binh sỹ Ukraine bắn lựu pháo bọc thép 2000 trong cuộc xung đột với Nga gần Bahmut, vùng Donetsk. (Ảnh: Reuters/TTXVN)


Ngày 12/2, các cường quốc châu Âu, bao gồm Anh, Pháp và Đức, tuyên bố họ phải tham gia vào mọi cuộc đàm phán trong tương lai về số phận của Ukraine, nhấn mạnh rằng chỉ một thỏa thuận công bằng với các đảm bảo an ninh mới có thể đảm bảo hòa bình lâu dài.
Một tuyên bố chung của 7 quốc gia và Ủy ban châu Âu (EC) nêu rõ: "Mục tiêu chung của chúng tôi phải là đặt Ukraine vào vị thế mạnh. Ukraine và châu Âu phải là một phần của mọi cuộc đàm phán."

Tuyên bố cho biết thêm: "Ukraine cần được cung cấp những đảm bảo an ninh mạnh mẽ. Một nền hòa bình công bằng và lâu dài ở Ukraine là điều kiện cần thiết cho an ninh xuyên Đại Tây Dương vững mạnh", đồng thời nói thêm rằng các cường quốc châu Âu mong muốn thảo luận về con đường phía trước với các đồng minh Mỹ./.
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,800
Động cơ
371,431 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Chả bị cấm vận gì cả mà sao máy bay cứ rơi bồm bộp thể nhỉ !!!

(VTC News) - Theo Sở Cứu hỏa San Diego, Mỹ, máy bay chiến đấu chở hai binh sĩ rơi xuống vịnh San Diego, gần đảo Shelter hôm 12/2.

Đội cứu hộ làm nhiệm vụ vào khoảng 10h15 ngày 12/2, khi nhận được thông tin máy bay quân sự rơi gần đảo Shelter. Máy bay gặp nạn là EA-18 Growler của Hải quân Mỹ, một biến thể của máy bay Boeing F/A-18E/F Super Hornet, thuộc phi đội tấn công điện tử (VAQ) 135, có trụ sở tại Whidbey Island, Washington.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Một chiếc thuyền đánh cá thuê của H&M Landing là chiếc đầu tiên có mặt tại hiện trường và kéo các phi công ra khỏi mặt nước. Tổng giám đốc Frank Ursitti cho biết họ nhìn thấy các phi công nhảy dù khỏi máy bay quân sự và ngay lập tức quay lại để giúp đỡ.
Ursitti thông tin: "Vì tất cả đoàn của chúng tôi đều được đào tạo về nỗ lực cứu hộ nên họ lập tức quay lại và cứu cả hai phi công đang ở dưới nước. Khi họ đưa phi công lên, máy bay thực sự lao xuống vịnh San Diego".

Vụ tai nạn máy bay xảy ra vài phút sau khi các phi công bị đẩy ra ngoài. Cả hai phi công đều tỉnh táo khi được kéo ra khỏi nước. Trung úy cảnh sát cảng Daniel Moen cho biết họ cũng hỗ trợ đưa các phi công ra khỏi mặt nước, chuyển đến Trung tâm Y tế UC San Diego.
Mức độ thương tích của các phi công không được tiết lộ. Bãi biển Kellogg đóng cửa trong khi các đội thu hồi các mảnh vỡ của máy bay.
Trước đó, một chiếc EA-18G Growler gặp tai nạn chết người trong chuyến bay huấn luyện gần núi Rainier, Washington vào tháng 10/2024. Các phi công thuộc phi đội tấn công điện tử (VAQ) 130.
Theo VAQ-135, máy bay EA-18G Growler là "tuyến phòng thủ đầu tiên của Hải quân trong môi trường thù địch" với nhiều cảm biến và vũ khí để chống lại các mối đe dọa. Căn cứ Hải quân Coronado thành lập một trung tâm hoạt động khẩn cấp trong khi điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.

Phương Anh (Nguồn: NBC )
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
27,234
Động cơ
943,832 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Chính thức xuống nước rồi, khả năng Mỹ và Nga ngó lơ Zelensky dần hiện hữu

Trước tiên QH và TT Uc phải ký ban hành luật bãi bỏ luật cấm đàm phán với Nga đã, mà hiện nay TT Uc không còn hợp pháp/hợp hiến theo quan điểm của Nga. Do vậy, Uc cần bầu QH mới, TT mới rồi mới đàm phán gì thì đàm phán.
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,800
Động cơ
371,431 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Có tin cháy nổ tưng bừng thế này mà CỤ gì đấy lại không được chém ở đây. Buồn ghê.

TPO - Rạng sáng ngày 12/2, quân đội Nga đã tiến hành một cuộc không kích quy mô lớn, gây thiệt hại đáng kể cho cơ sở hạ tầng năng lượng cũng như kho quân sự của Ukraine.

Avia.pro đưa tin, Nga đã sử dụng tên lửa có độ chính xác cao Iskander, kết hợp với máy bay không người lái (UAV), tiến hành tấn công các cơ sở chiến lược, kho chứa thiết bị quân sự và trung tâm hậu cần của Ukraine.
Ít nhất, 15 vụ nổ đã được ghi nhận tại Kiev, kèm theo đó là tình trạng mất điện ở một số khu vực. Nhiều đám cháy lớn đã bùng phát tại kho chứa ở các quận Goloseevsky, Podolsky và Svyatoshinsky.

Nga phóng hàng loạt tên lửa Iskander phá hủy kho vũ khí của Ukraine ảnh 1


Theo thông tin ban đầu, các nhà kho bị cháy được sử dụng để lưu trữ nhiều loại thiết bị quân sự cho lực lượng vũ trang Ukraine. Lực lượng cứu hỏa và cứu hộ vẫn tiếp tục làm việc tại hiện trường, khoanh vùng đám cháy.
Cùng ngày, Không quân Ukraine báo cáo, trong đêm 11, rạng sáng ngày 12/2, Nga đã phóng 7 tên lửa đạn đạo Iskander-M và 123 máy bay không người lái các loại vào Ukraine.
Theo cơ quan này, quân đội Nga đã phóng tên lửa từ Bryansk và Crimea, trong khi UAV được phóng từ thành phố Millerovo, Orel, Bryansk, Kursk và Primorsko-Akhtarsk của Nga.
Tính đến 8h30 sáng ngày 12/2, 6 tên lửa lửa đạn đạo Iskander-M và 71 UAV của Nga đã bị Ulraine bắn hạ trên 11 khu vực của Ukraine. Các cuộc tấn công đã gây thiệt hại ở Kiev, Dnipropetrovsk, Sumy, Poltava và Chernihiv.
 

losedow

Xe buýt
Biển số
OF-822088
Ngày cấp bằng
6/11/22
Số km
506
Động cơ
780,185 Mã lực
Lại "vũ khí thay đổi cuộc chơi" này các CỤ ơi.

VOV.VN - Thành công của Ukraine trong việc bắn hạ bom lượn KAB đã làm dấy lên đồn đoán về loại vũ khí được sử dụng. Theo một phân tích của truyền thông Ukraine, vũ khí này có thể đơn giản đến bất ngờ.

Vũ khí thử nghiệm
Ukraine tuyên bố đã triển khai một loại vũ khí bí mật để phá hủy một quả bom lượn của Nga đang trong quá trình bay. Không quân nước này không cung cấp thông tin chi tiết về vũ khí nhưng một số báo cáo cho biết, nó đã được sử dụng để phá hủy một quả bom dẫn đường trên không (KAB) của Nga tại Zaporizhzhia vào ngày 6/2.

tiet lo vu khi co the thay doi cuoc choi giup ukraine ban ha bom luon nga hinh anh 1

Bom lượn Nga. Ảnh: mil.ru

Việc bắn hạ thành công một quả bom lượn Nga mà truyền thông Ukraine đưa tin rộng rãi, được cho là nhờ vào một loại “vũ khí thử nghiệm”, tuyên bố chính thức của Ukraine cho biết. Bài phân tích trên Telegram của Ukraine cho thấy, "vũ khí thử nghiệm" có thể là một hệ thống đơn giản, khá phổ biến và có giá thành phải chăng.
Ông Yuriy Ihnat, người phát ngôn của lực lượng Không quân Ukraine, cho biết: "Đây không phải là lần đầu tiên phương tiện tấn công trên không như vậy bị bắn hạ. Để chống lại mối đe dọa từ bom lượn một cách hiệu quả, cần có một cách tiếp cận toàn diện, sử dụng cả các phương tiện phòng không trên mặt đất và phương tiện trên không để xua đuổi máy bay Nga mang theo những quả bom này".

Theo Defense Express, quân đội Ukraine nhiều khả năng sử dụng hệ thống phòng không ZU-23-2, có tầm bắn 2,5km, để bắn hạ bom lượn KAB. Đây là một loại vũ khí cũ, được sản xuất từ những năm 1960 và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
“Việc sử dụng pháo phòng không cho mục đích như vậy có thể coi là giải pháp khả thi vì hỏa lực của nó rất hiệu quả”, Defense Express nhấn mạnh.
Mặc dù ZU-23-2 có tuổi đời khá cao và cấu tạo đơn giản nhưng khả năng của nó có thể được tăng cường bằng các hệ thống phát hiện mục tiêu và kiểm soát hỏa lực hiện đại.
Cách tiếp cận này đã được những kỹ sư chế tạo hệ thống PSR-A Pilica của Ba Lan áp dụng, theo đó, họ bổ sung thêm thêm hệ thống phát hiện và dẫn đường mục tiêu tự động cho pháo phòng không. Giải pháp đó cho phép các hệ thống hoạt động cùng nhau dưới sự giám sát của người vận hành, phá hủy các mục tiêu theo cơ chế bán tự động.
Sau khi được bổ sung các hệ thống tiên tiến, hiệu quả của hệ thống phòng không ZU-23-2 được cải thiện rõ rệt. Tuy vậy, quy trình hiện đại hóa hệ thống này vẫn vấp phải một số rào cản nhất định.

Sức mạnh của tổ hợp pháo phòng không ZU-23-2
Tổ hợp pháo phòng không ZU-23-2 ra đời trong thập kỷ 1960 là một trong những dòng vũ khí phòng không phổ biến nhất trên thế giới. Đây là một vũ khí mạnh mẽ và đa năng với các ứng dụng phòng không và hỗ trợ mặt đất.
Tổ hợp gồm 2 pháo cỡ 23mm 2A14 có thể bắn được 2.000 viên đạn/phút. Do có kích thước nhỏ gọn, hệ thống có thể dễ dàng lắp đặt trên khung gầm xe tải hạng nhẹ để tăng cường khả năng cơ động. Việc tích hợp hệ thống điều khiển hỏa lực tự động, hệ thống ngắm bắn quang-ảnh hồng ngoại kết hợp đo xa laser đã nâng cao đáng kể xác suất tiêu diệt mục tiêu.
Pháo có thể được đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu trong vòng 30 giây và vừa bắn vừa di chuyển trong trường hợp khẩn cấp. Pháo được ngắm và bắn hoàn toàn bằng thủ công, trang bị một kính ngắm quang học ZAP-23 cùng một thước ngắm cơ khí. ZU-23-2 có thể sử dụng đạn xuyên giáp, đạn cháy hoặc đạn nổ mạnh phân mảnh. Pháo phòng không này hoạt động hiệu quả khi nhắm bắn các mục tiêu ở độ cao lên tới 2 km và ở khoảng cách lên tới 2,5 km.
Forbes đưa tin, Ukraine nhiều khả năng gắn pháo tự động ZU-23-2 vào xe bọc thép chở quân M-113. Xe M-113 do Mỹ thiết kế, nặng 14 tấn với động cơ diesel 275 mã lực, có thể chứa kíp lái gồm 2 người và 11 binh sỹ. M-113 thiếu khả năng bảo vệ bằng giáp, nhưng bù lại có tính cơ động và tính linh hoạt cao. Khi được lắp thêm hệ thống pháo ZU-23-2, nó sẽ trở thành xe phòng không và hỗ trợ bộ binh. Quân đội Ai Cập, Liban, Hezbollah và lực lượng dân quân người Kurd đều đã vận hành xe M-113 trang bị ZU-23-2. Ukraine trước đó đã gắn hệ thống pháo ZU-23-2 vào nhiều phương tiện kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào năm 2024.
Tính cơ động của hệ thống ZU-23-2 khi được gắn trên xe tải hoặc xe bọc thép đảm bảo rằng các khẩu pháo phòng không có thể được định vị lại nhanh chóng để ứng phó với sự đổi của chiến trường hoặc chống lại các mối đe dọa từ UAV. Hơn nữa, khả năng triển khai và thu hồi nhanh chóng hệ thống pháo khi lắp trên phương tiện di động giúp tăng cường khả năng sống sót của chúng, cho phép các lực lượng Ukraine giảm thiểu nguy cơ bị nhắm mục tiêu bởi hỏa lực đối phương hoặc các mối đe dọa trên không.
Việc sử dụng rộng rãi bom lượn là một trong những lý do giúp Nga phá vỡ tuyến phòng thủ của Ukraine nhanh hơn trước và đạt được những bước tiến trên nhiều mặt trận. Do vậy nếu Ukraine có thể tìm ra cách thức để phá hủy bom lượn một cách hiệu quả và ít tốn kém bằng pháo cỡ nhỏ thì điều này có thể giúp họ từng bước đạt lợi thế nhất định.

Hồng Anh/VOV.VN (tổng hợp)
Theo Forbes, Defense Express
Em nghĩ không phải dùng phái phòng không đâu.
Ma pháp chỉ có thể bị đánh bại bởi ma pháp.
Bom lượn chỉ có thể bị đánh bại bởi bom không lượn.
1000006095.jpg
 

Alibabababa

Xe buýt
Biển số
OF-870026
Ngày cấp bằng
20/10/24
Số km
576
Động cơ
669,306 Mã lực
Cuộc chiến Nga Ukraine coi đã ngã ngũ, và bên thiệt hại luôn thuộc về kẻ yếu

"Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth cho rằng việc khôi phục biên giới của Ukraine về trước năm 2014 là không thực tế, và chính quyền của Tổng thống Donald Trump không coi việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là một phần của giải pháp nhằm chấm dứt cuộc xung đột. "

 

Huthasa

Xe lăn
Biển số
OF-45753
Ngày cấp bằng
7/9/09
Số km
11,055
Động cơ
1,054,256 Mã lực
A là trùm xóm. B là con nợ của A
A tuyên bố:

Tuyên bố thứ nhất:
Thằng B kia, mày nợ anh 500 tỷ. Trả ngay đê. Bán nhà mà trả

Tuyên bố thứ hai:
Ờ, nhà thằng B có thể nhập vào vườn nhà thằng C

Thông điệp khá rõ: C, giá của nhà thằng B là 500 tỷ, xúc không? Chồng đủ tiền thì tao bán

C có 3 phương án:
1. Mặt lỳ, cơ bắp to, chén luôn nhà B, kệ cmn A
2. Trả luôn cho A 500 tỷ
3. Mặt lỳ, bắp to mặc cả với A để deal giá tốt nhất có thể

Phương án 1 thì C đél đủ tầm và sức
Phương án 2 thì C đél đủ tiền
Và C đang làm cái phương án 3 đây

Khú khú

A: nhắc lại cho các Bạn biết
1000064875.png
Phương án 2 C trả phút mốt cụ nhé. Nhưng trả xong thì phải làm PA 1.
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,465
Động cơ
782,904 Mã lực
Việc của anh Zê kể cũng nhàn, chỉ việc làm theo thôi, các anh đã tính hết đường đi nước bước rồi. :D

Hãng tin Reuters dẫn thông báo của văn phòng tổng thống Ukraine cho biết, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã trao đổi qua điện thoại với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong khoảng một giờ vào tối 12/2.

Cuộc trao đổi này diễn ra ngay sau cuộc điện đàm của Tổng thống Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tổng thống Zelensky cho biết ông đã trao đổi với Tổng thống Trump về "cơ hội đạt được hòa bình". Ông cũng đang hợp tác với Mỹ để "lên kế hoạch cho các bước tiếp theo nhằm ngăn chặn cuộc tấn công của Nga và đảm bảo hòa bình lâu dài, đáng tin cậy".
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,553
Động cơ
1,415,491 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Trước tiên QH và TT Uc phải ký ban hành luật bãi bỏ luật cấm đàm phán với Nga đã, mà hiện nay TT Uc không còn hợp pháp/hợp hiến theo quan điểm của Nga. Do vậy, Uc cần bầu QH mới, TT mới rồi mới đàm phán gì thì đàm phán.
Vấn đề ở chỗ Nga và Mỹ hoàn toàn có thể 'ngó lơ' vai trò của TT Ukr hiện tại ấy cụ
 

cocken

Xe máy
Biển số
OF-872023
Ngày cấp bằng
23/11/24
Số km
80
Động cơ
14,121 Mã lực
Như trò hề cụ ạ. Sao cứ phải ký hết thằng này đến thằng khác để đảm bảo an ninh cho dân tộc mình. Trong khi những thằng đấy còn không đảm bảo được an ninh cho chính nó. Làm màu qua lại tốn tiền nhân dân, tốn giấy mực báo chí.
Ukraina ngồi trên 1 đống tài nguyên, nắm vị trí chiến lược nối Nga và EU, thừa hưởng khoa học công nghệ từ LX, lợi thế là AE ruột của Nga thế mà giờ đây phải đi xin từng đồng từ nước khác (nhiều nước còn bé và yếu hơn cả mình) rồi nhờ nó bảo kê.
Thưa cụ, hài là năng lực tốt nhất của anh ấy mà.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top