Mõm nhiều quá. Vào luôn đi cho nóng.
Các bộ trưởng quốc phòng từ khoảng 30 quốc gia đã nhóm họp tại Brussels để thảo luận về "lực lượng đảm bảo an ninh“ cho Ukraine trong trường hợp ngừng bắn với Nga. Nhưng những câu hỏi chính về nhiệm vụ của lực lượng này và bất kỳ sự hỗ trợ nào của Mỹ vẫn chưa được giải đáp.
tienphong.vn
TPO - Các bộ trưởng quốc phòng từ khoảng 30 quốc gia đã nhóm họp tại Brussels để thảo luận về "lực lượng đảm bảo an ninh“ cho Ukraine trong trường hợp ngừng bắn với Nga. Nhưng những câu hỏi chính về nhiệm vụ của lực lượng này và bất kỳ sự hỗ trợ nào của Mỹ vẫn chưa được giải đáp.
 |
Các đại diện Pháp, Anh, Ukraine tại cuộc họp ngày 10/4 ở Brussels (Bỉ). (Ảnh: Reuters) |
Cuộc họp diễn ra tại trụ sở Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), là hoạt động mới nhất của "liên minh tự nguyện" nhằm tìm cách củng cố hòa bình nếu Mỹ làm trung gian chấm dứt giao tranh. Liên minh chủ yếu gồm các nước
châu Âu, do Anh và Pháp dẫn đầu.
"Chúng ta cùng nhau tiến lên một cách đoàn kết, sẵn sàng đảm bảo tương lai của Ukraine sau bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào", Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey phát biểu khi bắt đầu cuộc họp.
Ông cho biết, liên minh được thành lập nhằm mục đích "đưa Ukraine vào vị thế mạnh nhất có thể, để bảo vệ chủ quyền và ngăn chặn bất kỳ hành động quân sự nào khác của
Nga".
Khoảng 200 nhà hoạch định quân sự - chủ yếu từ Anh và Pháp - đã tham gia liên minh. Họ tập trung thảo luận về các hoạt động trên bộ, trên không và trên biển, cũng như tăng cường hơn nữa lực lượng vũ trang của Ukraine.
“Cách bảo đảm an ninh đầu tiên tất nhiên là hỗ trợ quân đội Ukraine, điều đó có nghĩa là từ chối phi quân sự hóa Ukraine", Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu nói.
Cho đến nay, mới chỉ có sáu quốc gia - bao gồm Anh, Pháp, Estonia, Latvia, Lithuania và một quốc gia chưa được tiết lộ - cam kết gửi quân đến Ukraine.
Các quan chức châu Âu cho biết sẵn sàng đóng góp nếu nỗ lực tiếp cận Mátxcơva của Tổng thống
Mỹ Donald Trump có hiệu quả. Nhưng cần đảm bảo rằng lực lượng Mỹ sẽ hỗ trợ họ và giúp đỡ về hậu cần, tình báo trong quá trình triển khai đến Ukraine. Cho đến nay, Washington vẫn từ chối đưa ra những đảm bảo như vậy.
Tại cuộc họp, một số bộ trưởng cho biết cần làm rõ về các vấn đề như nhiệm vụ chính xác của bất kỳ lực lượng an ninh nào và các quy tắc hành động, trước khi họ có thể quyết định về quy mô của lực lượng hoặc thậm chí có nên triển khai quân đến Ukraine hay không.
"Tôi không loại trừ khả năng Thụy Điển sẽ tham gia, nhưng có một số câu hỏi mà chúng ta cần làm rõ", Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pal Jonson nói.
Đồng quan điểm, Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Ruben Brekelmans cho rằng liên minh cần thảo luận về cách các lực lượng sẽ hoạt động trong những kịch bản khác nhau, chẳng hạn như khi Nga leo thang hoạt động quân sự.
"Điều quan trọng là phải có một bức tranh rõ ràng về những gì cần thiết ở một nhiệm vụ như vậy, và sau đó chúng ta sẽ có thể ra quyết định”, ông Brekelmans nói.
Mátxcơva đã nhiều lần cảnh báo phương Tây không được triển khai lực lượng đến Ukraine dưới bất kỳ hình thức nào, đặc biệt là lực lượng từ các quốc gia NATO. Tháng trước, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết khả năng xuất hiện bất kỳ “
lực lượng gìn giữ hòa bình” nào của NATO ở Ukraine sẽ đồng nghĩa với một cuộc chiến trực tiếp giữa khối này và Nga.