[Funland] Tình hình Nga - Ukraine Vol.168 (số đặc biệt: xung đột Nga và Ukraine)

Trạng thái
Thớt đang đóng

Nguyễn. Hoàng

Xe tải
Biển số
OF-872114
Ngày cấp bằng
25/11/24
Số km
274
Động cơ
-2,512 Mã lực
Tuổi
38
Cụ ý chỉ đưa bài bâng kua thôi mà cụ, có phân tích và hữu ích gì đâu nên bỏ qua tránh lạc đề ạ;
Bâng quơ gì bạn? Tình hình rối ren tại Syria khiến Nga phải căng mình ra khắp mọi mặt trận. Không phải mỗi Syria đâu bạn. Điều này rất có lợi cho Ukraine.
 

evnspc

Xe đạp
Biển số
OF-870777
Ngày cấp bằng
2/11/24
Số km
43
Động cơ
2,392 Mã lực
Tuổi
38
cố vào nato để làm j vậy nhỉ, phát triển kinh tế thì vào eu chứ vào nato làm gì, còn vào để bảo vệ tổ quốc thì có ai xâm lược đâu mà bảo vệ, ông anh gần nhà cưng như cưng trứng mà đi phản lại rồi bây giờ đất nước lâm vào cảnh thế này, hay ăn tiền của ai đó thì lợi mình trước đã sống chết mặc dân.
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,858
Động cơ
523,397 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com

vqpp

Xe tải
Biển số
OF-61540
Ngày cấp bằng
12/4/10
Số km
259
Động cơ
443,084 Mã lực
Chiến trường mùa đông UK sẽ là các đòn thi triển UAV, Tên lửa nhắm vào hậu cần của đối phương.

Với những tên lửa ngoại biên thải loại nhận được từ Nato như Atacms, Storm Shadow v v v Neptune phối hợp với các loại UAV mới phát triển UK đang chuyển cuộc chiến từ phi đối xứng sang săn tìm diệt các kho tàng bến bãi.
Với những Kh101, Kinzal, iskander, v.v.v và mới nhất là tên lửa sao hỏa Oresnik nhưng lại nhắm vào mục tiêu dân sự tại của UK. Nga thật sự cũng đáng gờm.

Chờ xem các cụ ạ
Mới chích xong ah?
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
9,394
Động cơ
316,577 Mã lực
cố vào nato để làm j vậy nhỉ, phát triển kinh tế thì vào eu chứ vào nato làm gì, còn vào để bảo vệ tổ quốc thì có ai xâm lược đâu mà bảo vệ, ông anh gần nhà cưng như cưng trứng mà đi phản lại rồi bây giờ đất nước lâm vào cảnh thế này, hay ăn tiền của ai đó thì lợi mình trước đã sống chết mặc dân.
PT nó thâm lắm, muốn vào eu mà không để nó sai làm lính xung kích thì còn lâu nó mới kết nạp. Thổ vào nato mãi mà nó đã cho vào eu đâu vì cứng đầu. Phải chống nga hăng như mấy ông ban tích hay ba lan, phần lan thì mới dễ vào eu🤣
 

evnspc

Xe đạp
Biển số
OF-870777
Ngày cấp bằng
2/11/24
Số km
43
Động cơ
2,392 Mã lực
Tuổi
38
PT nó thâm lắm, muốn vào eu mà không để nó sai làm lính xung kích thì còn lâu nó mới kết nạp. Thổ vào nato mãi mà nó đã cho vào eu đâu vì cứng đầu. Phải chống nga hăng như mấy ông ban tích hay ba lan, phần lan thì mới dễ vào eu🤣
vậy thôi ko vào, lo phát triển kinh tế thôi có ông anh bảo kê rồi còn ăn no rững mỡ
 

Nguyễn. Hoàng

Xe tải
Biển số
OF-872114
Ngày cấp bằng
25/11/24
Số km
274
Động cơ
-2,512 Mã lực
Tuổi
38
PT nó thâm lắm, muốn vào eu mà không để nó sai làm lính xung kích thì còn lâu nó mới kết nạp. Thổ vào nato mãi mà nó đã cho vào eu đâu vì cứng đầu. Phải chống nga hăng như mấy ông ban tích hay ba lan, phần lan thì mới dễ vào eu🤣
Phần Lan là thành viên EU lâu rồi bạn. Nhờ Nga đánh Ukraine mà Phần Lan, Thụy Điển mới vào NATO. Đó là công lao rất lớn của anh Pu.
 

quanggialai

Xe điện
Biển số
OF-305258
Ngày cấp bằng
16/1/14
Số km
2,191
Động cơ
461,753 Mã lực
Nơi ở
Gia lai
Nga đang nguy ngập thật rồi.

Tình hình rối ren, Nga phải căng mình ra khắp các mặt trận, lại đang cháy kho dầu ( nghe đâu phải cháy mất 2 tuần).

Nay lại dính thêm kế Không thành trống trên đường chạy về phía tây. Nay Nga đã phải rút hoàn toàn vào 3 khu định cư mới ở phía tây và chạy về ngoại ô phía đông của 5 khu vực khác. Thật là xót xa
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
9,394
Động cơ
316,577 Mã lực
vậy thôi ko vào, lo phát triển kinh tế thôi có ông anh bảo kê rồi còn ăn no rững mỡ
Theo ông anh thì vẫn phải lăn ra làm mới có nhai. Khó đổi đời lắm, có tham nhũng được tý cho vk con thì lại dễ vào lò. Lấy đâu ra biệt thự nước ngoài, siêu xe, đồ hiệu cho bố mẹ vợ con🤣
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,544
Động cơ
318,433 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Có lẽ Mỹ không hiểu tiếng Nga nhưng nếu bom / tên lửa nổ thì chắc Mỹ hiểu.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết Moscow đang cân nhắc nối lại các vụ thử hạt nhân do Washington theo đuổi chính sách leo thang.

Đáp trả chính sách leo thang của Mỹ, Nga cân nhắc nối lại thử hạt nhân
Nga đang cân nhắc nối lại các vụ thử hạt nhân do Mỹ theo đuổi chính sách leo thang. (Nguồn: Vocal Media)

Trả lời câu hỏi của TASS về khả năng Nga nối lại các vụ thử hạt nhân để đáp trả chính sách leo thang của Mỹ, Thứ trưởng Ryabkov đáp: “Có vấn đề này. Tôi không muốn báo trước bất cứ điều gì, mà chỉ cho rằng tình hình khá phức tạp. Vấn đề này đang được xem xét một cách liên tục về tổng thể của tất cả các yếu tố và mọi khía cạnh của nó”.

Hồi tháng 2, ông Vladimir Yermakov, Giám đốc Cơ quan kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí hạt nhân thuộc Bộ Ngoại giao Nga - đã đề cập một số dấu hiệu gián tiếp cho thấy Mỹ có thể tiếp diễn các vụ thử hạt nhân toàn diện.
Giới chóp bu Nga khi đó cảnh báo nếu Washington đi theo con đường này, Moscow sẽ buộc phải đáp trả tương xứng.
Bãi thử hạt nhân của Nga nằm trên quần đảo Novaya Zemlya ở Bắc Băng Dương. Liên Xô đã tiến hành hơn 200 cuộc thử hạt nhân tại đây. Tháng trước, ông Andrei Sinitsyn, người đứng đầu bãi thử hạt nhân của Nga tại Novaya Zemlya, nói rằng cơ sở đã sẵn sàng để tiếp tục thử nghiệm trên quy mô lớn.
Năm 2023, Tổng thống Putin đã ký một đạo luật rút lại việc Nga phê chuẩn hiệp ước toàn cầu cấm thử vũ khí hạt nhân. Ông cho biết động thái này nhằm đưa Nga vào vị thế giống như Mỹ, quốc gia đã ký nhưng chưa bao giờ phê chuẩn hiệp ước.
Lần gần đây nhất, Moscow tiến hành thử hạt nhân là cuối năm 1990, khi đó nước Nga vẫn thuộc Liên bang Xô viết.
Trước đó, ngày 27/11, Thứ trưởng Sergei Ryabkov cũng đã cảnh báo Mỹ cần chấm dứt vòng xoáy leo thang căng thẳng ở Ukraine trước khi tình trạng này trở nên quá nguy hiểm cho tất cả các bên, bao gồm cả chính Mỹ, theo đài RT.

Ông Ryabkov đưa ra tuyên bố này 6 ngày sau khi Nga phóng tên lửa đạn đạo siêu thanh tầm trung Oreshnik nhằm vào Ukraine, điều mà ông mô tả là một thông điệp rõ ràng gửi tới phương Tây.
“Tín hiệu rất rõ ràng: Hãy dừng lại. Các vị không nên tiếp tục hành động như vậy. Đừng cung cấp mọi thứ Ukraine yêu cầu và đừng khuyến khích Kiev thực hiện các cuộc phiêu lưu quân sự mới vì chúng cực kỳ nguy hiểm”, ông Ryabkov nhấn mạnh.
Thứ trưởng Nga cũng kêu gọi chính quyền Mỹ hiện tại ngăn chặn vòng xoáy leo thang này. “Họ buộc phải làm như vậy, nếu không tình hình sẽ vượt tầm kiểm soát và trở nên nguy hiểm cho tất cả mọi người, kể cả nước Mỹ”.
Theo TASS, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov kêu gọi chính quyền sắp tới của Mỹ và Tổng thống đắc cử Donald Trump hãy xử lý vấn đề này "với tất cả sự nghiêm túc".
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,544
Động cơ
318,433 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Có gì mà phải tranh cãi.
Chắc chắn Nga không chấp nhận cái gọi là "nhượng bộ" này. Ăn mấy quả Minsk chưa tỉnh hay sao !!!

Tranh cãi việc Tổng thống Zelensky sẵn sàng nhượng bộ lãnh thổ để chấm dứt xung đột

Hoàng Vũ • 30/11/2024

Tuyên bố mới nhất từ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về khả năng đạt được một thỏa thuận ngừng bắn với Nga đã mở ra cuộc tranh luận gay gắt về lập trường chiến lược của Kyiv trong cuộc xung đột kéo dài với Moscow.
Trong bối cảnh Nga tiếp tục kiểm soát khoảng 20% lãnh thổ Ukraine, ông Zelensky gợi ý rằng việc đạt được hòa bình tạm thời có thể bao gồm nhượng bộ lãnh thổ, nhưng chỉ trong khuôn khổ được quốc tế công nhận và với sự bảo trợ từ NATO.

Bước ngoặt trong lập trường của Ukraine

Từ khi Nga phát động cuộc chiến vào Ukraine vào tháng 2.2022, Kyiv đã luôn khẳng định lập trường bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Tuy nhiên, gần hai năm chiến sự ác liệt, Ukraine đang đối mặt với tổn thất nghiêm trọng về nhân lực và vật lực. Trong khi đó, các cuộc phản công gần đây của quân đội Ukraine không đạt được tiến triển lớn, khiến Nga tiếp tục củng cố quyền kiểm soát ở các vùng lãnh thổ quan trọng như Donetsk, Lugansk, Zaporizhzhia và Kherson.

Trước đây, ông Zelensky luôn khẳng định rằng Ukraine sẽ không bao giờ từ bỏ bất kỳ phần lãnh thổ nào, bao gồm cả bán đảo Crimea và các vùng phía đông hiện do Nga kiểm soát. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với Sky News ngày 29.11, Tổng thống Zelensky đã lần đầu tiên ám chỉ khả năng chấp nhận một thỏa thuận ngừng bắn trong đó NATO sẽ bảo trợ các vùng lãnh thổ hiện do Ukraine kiểm soát. Theo ông, điều này có thể chấm dứt "giai đoạn nóng" của cuộc chiến và mở đường cho việc giải quyết các vấn đề lãnh thổ còn lại thông qua biện pháp ngoại giao trong tương lai.

tt-ukraine24.png

Tổng thống Ukraine Zelensky trong cuộc phỏng vấn với Sky News hôm 29.11 - Ảnh: Sky News

"Nếu chúng ta muốn dừng giai đoạn nóng của chiến tranh, chúng ta cần đưa lãnh thổ Ukraine mà chúng ta đang kiểm soát vào dưới ô bảo trợ của NATO", ông Zelensky nói, nhấn mạnh rằng Kyiv cần phải hành động nhanh chóng để đảm bảo rằng Nga không mở rộng lãnh thổ chiếm đóng.

Tuyên bố này dường như thừa nhận thực tế rằng việc lấy lại các vùng lãnh thổ Nga đang kiểm soát, bao gồm Donetsk, Lugansk, Zaporizhzhia và Kherson, là thách thức trong ngắn hạn. Ông cũng nhấn mạnh rằng NATO cần hành động nhanh chóng để bảo vệ lãnh thổ Ukraine hiện tại nhằm ngăn chặn Nga tiến sâu hơn.

Tuyên bố của ông Zelensky được đưa ra trong bối cảnh lực lượng Nga tiếp tục đạt được những bước tiến nhỏ nhưng ổn định ở miền đông Ukraine. Điểm nhấn của Mosocw là duy trì quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ mà họ đã tuyên bố sáp nhập. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần khẳng định rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng phải dựa trên "thực tế mới" này.

Trong khi đó, Ukraine đã gặp nhiều khó khăn trong các cuộc phản công gần đây, với tổn thất lớn về người và trang thiết bị. Những tháng gần đây cho thấy Kyiv không thể đạt được các bước tiến đáng kể trên chiến trường, điều này làm gia tăng áp lực buộc ông Zelensky phải xem xét các giải pháp ngoại giao.

Nhượng bộ lãnh thổ: Hiến pháp và thực tế

Tuyên bố của ông Zelensky đã ngay lập tức gây ra tranh cãi. Trong nước, nhiều người xem đây là dấu hiệu của sự nhượng bộ, đi ngược lại với tuyên bố trước đây của ông rằng Ukraine sẽ không bao giờ từ bỏ bất kỳ phần lãnh thổ nào, bao gồm cả Crimea và các vùng phía đông bị Nga chiếm đóng. Những người chỉ trích cho rằng việc chấp nhận mất đất, dù chỉ là tạm thời, sẽ là một chiến thắng chiến lược lớn cho Nga và có thể tạo tiền lệ nguy hiểm cho các cuộc xung đột tương lai.

Trong khi đó, cộng đồng quốc tế cũng bày tỏ quan ngại. Một số quốc gia phương Tây cho rằng việc nhượng bộ có thể làm suy yếu tinh thần kháng cự của Ukraine và ảnh hưởng đến an ninh toàn cầu. Ngược lại, một số nhà quan sát cho rằng đây là bước đi thực dụng, có thể giúp Ukraine bảo toàn những phần lãnh thổ chưa bị chiếm đóng và tránh được tổn thất nhân mạng thêm nữa.

Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn đối với bất kỳ động thái nhượng bộ lãnh thổ nào là Hiến pháp Ukraine, vốn không cho phép chính phủ từ bỏ lãnh thổ quốc gia. Điều này đồng nghĩa với việc bất kỳ quyết định nhượng bộ nào cũng phải được thông qua bởi người dân Ukraine trong một cuộc trưng cầu dân ý tự do và công bằng.

Trước đây, ông Zelensky từng tuyên bố rằng bất kỳ sự thay đổi nào về lãnh thổ cũng phải được thực hiện thông qua ý chí của người dân. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Le Monde hồi tháng 7, ông gợi ý rằng nếu người dân tại các vùng lãnh thổ chiếm đóng đồng ý ly khai thông qua một cuộc trưng cầu dân ý, Kyiv có thể chấp nhận kết quả. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng điều này chỉ có thể xảy ra khi Ukraine giành lại quyền kiểm soát những khu vực đó, một điều khó khăn trong thực tế hiện tại.

Vai trò của NATO và chính sách của phương Tây

Ông Zelensky đặt nhiều kỳ vọng vào việc NATO có thể bảo trợ phần lãnh thổ Ukraine hiện tại để ngăn chặn các cuộc tấn công tiếp theo từ Nga. Tuy nhiên, việc Ukraine gia nhập NATO vẫn còn gặp nhiều trở ngại do lo ngại của các thành viên liên minh về việc leo thang xung đột với Nga.

Nếu NATO đồng ý đưa các phần lãnh thổ chưa bị kiểm soát của Ukraine vào dưới sự bảo trợ, điều này có thể tạo ra một vùng an toàn và củng cố vị thế của Kyiv trong các cuộc đàm phán hòa bình sau này. Tuy nhiên, Nga chắc chắn sẽ phản đối mạnh mẽ bất kỳ động thái nào như vậy, coi đây là sự mở rộng không thể chấp nhận của NATO tại biên giới mình.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden và các đồng minh châu Âu đã nhiều lần khẳng định sự ủng hộ đối với Ukraine, nhưng họ cũng không đưa ra cam kết rõ ràng về việc đẩy nhanh quá trình Ukraine gia nhập NATO. Trong khi đó, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã thể hiện lập trường hoài nghi về hỗ trợ quân sự cho Kyiv và nhấn mạnh cần chấm dứt chiến tranh nhanh chóng, ngay cả khi điều này đòi hỏi Ukraine nhượng bộ lãnh thổ.

Đàm phán với Trump: Một lựa chọn chiến lược

Trong cuộc phỏng vấn ngày 29.11, ông Zelensky cho biết Ukraine sẵn sàng hợp tác với ông Trump để đạt được "sự ủng hộ lớn nhất" từ Mỹ. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ liên lạc trực tiếp với tổng thống đắc cử Mỹ để tránh những hiểu lầm hoặc can thiệp không cần thiết từ đội ngũ cố vấn của ông Trump.

Tổng thống Ukraine cũng tiết lộ rằng ông và ông Trump đã có một cuộc gặp "nồng ấm và mang tính xây dựng" hồi tháng 9 tại New York. Ông Zelensky nhấn mạnh rằng việc làm việc trực tiếp với ông Trump là cách tốt nhất để tránh những can thiệp không cần thiết từ các cố vấn của tổng thống Mỹ, vốn có nhiều ý kiến trái ngược.

"Chúng tôi phải làm việc trực tiếp với ông Trump để đảm bảo sự liên lạc không bị gián đoạn", ông Zelensky nói, nhấn mạnh rằng Ukraine cần tận dụng mọi cơ hội để củng cố sự hỗ trợ quốc tế.

Cuộc chiến tại Ukraine tiếp tục diễn biến phức tạp mà chưa có dấu hiệu kết thúc rõ ràng. Tuyên bố mới đây của Tổng thống Zelensky cho thấy Kyiv dường như đang chuẩn bị đối mặt với một giai đoạn chiến tranh lạnh kéo dài. Tuy nhiên, tìm kiếm hòa bình mà vẫn bảo toàn chủ quyền là một thách thức không nhỏ, đòi hỏi sự cân nhắc cẩn thận giữa duy trì cuộc chiến và sử dụng biện pháp ngoại giao.

Động thái mới của ông Zelensky phản ánh sự điều chỉnh đáng kể trong chiến lược của Ukraine. Từ việc kiên định khẳng định toàn vẹn lãnh thổ, Kyiv giờ đây dường như sẵn sàng chấp nhận các giải pháp ngoại giao để bảo vệ những phần lãnh thổ hiện tại. Việc nhượng bộ lãnh thổ, dù chỉ tạm thời, có thể được coi như một bước khởi đầu trong tiến trình đàm phán dài hạn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố phức tạp như sự ủng hộ từ phương Tây và thái độ của Nga.

Bên cạnh đó, cân bằng giữa lý tưởng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và thực tế khắc nghiệt của chiến tranh sẽ là một bài toán khó với chính quyền Kyiv. Trong bối cảnh các bên liên quan đều có lợi ích riêng, tương lai của Ukraine không chỉ phụ thuộc vào tài lãnh đạo của ông Zelensky mà còn vào sự đồng lòng của cộng đồng quốc tế.

Mặc dù một thỏa thuận ngừng bắn với sự bảo trợ của NATO có thể mang lại hy vọng chấm dứt xung đột, những câu hỏi lớn vẫn còn bỏ ngỏ. Liệu Nga có chấp nhận giải pháp mà không đòi hỏi sự công nhận quốc tế đối với các vùng lãnh thổ đã sáp nhập? Liệu các đồng minh phương Tây, đặc biệt là Mỹ và châu Âu, có tiếp tục hỗ trợ Kyiv trong bối cảnh áp lực chính trị nội địa gia tăng? Quan trọng nhất, liệu người dân Ukraine có ủng hộ bất kỳ sự nhượng bộ nào mà chính phủ đưa ra, khi chủ quyền lãnh thổ luôn là vấn đề trọng tâm của quốc gia này? Những câu hỏi này chắc chắn sẽ quyết định con đường mà Ukraine sẽ bước tiếp trong tương lai.
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,544
Động cơ
318,433 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Chắc mới thử loại thuốc tổng hợp mới nên mới ngáo đến thế.


TPO - Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Andrii Sybiha đã thúc giục các đối tác Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gửi lời mời Kiev gia nhập liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu, theo nội dung một lá thư mà Reuters được tiếp cận hôm 29/11.

Ukraine muốn được nhận lời mời gia nhập NATO vào tuần tới ảnh 1
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Andrii Sybiha. (Ảnh: Reuters)
Lá thư phản ánh nỗ lực mới nhất của Ukraine nhằm có được lời mời gia nhập NATO. Đây là một phần trong "kế hoạch chiến thắng" được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vạch ra vào tháng trước để chấm dứt cuộc xung đột.

Ông Zelensky nói với Sky News, rằng việc trao cho Ukraine tư cách thành viên NATO trong khi cho phép Nga tạm thời giữ những vùng lãnh thổ mà nước này kiểm soát có thể là giải pháp chấm dứt "giai đoạn nóng" của cuộc xung đột kéo dài 33 tháng.
Ukraine chấp nhận sẽ không thể gia nhập liên minh cho đến khi xung đột kết thúc, nhưng việc NATO gửi lời mời sẽ cho Nga thấy rằng họ sẽ không thể đạt được một trong những mục tiêu chính của mình - ngăn Kiev trở thành thành viên NATO.
"Lời mời không nên được coi là sự leo thang", ông Sybiha viết trong thư. "Ngược lại, nếu hiểu rõ ràng rằng tư cách thành viên NATO của Ukraine là điều không thể tránh khỏi, thì Nga sẽ mất đi một trong những lập luận chính để tiếp tục chiến dịch quân sự này”.
"Tôi kêu gọi các bạn ủng hộ quyết định mời Ukraine gia nhập liên minh như một trong những kết quả của cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao NATO vào ngày 3-4/12/2024".
Phản ứng của NATO
Các nhà ngoại giao NATO cho biết, không có sự đồng thuận nào giữa các thành viên liên minh để mời Ukraine gia nhập vào thời điểm này. Bất kỳ quyết định nào cũng cần có sự đồng thuận của tất cả 32 quốc gia thành viên NATO.
NATO từng tuyên bố Ukraine sẽ gia nhập liên minh và Kiev đang trên con đường "không thể đảo ngược" để trở thành thành viên. Nhưng liên minh vẫn chưa đưa ra lời mời chính thức hoặc đặt ra mốc thời gian cho quá trình kết nạp Ukraine.
Trong bức thư của mình, Ngoại trưởng Sybiha lập luận rằng lời mời sẽ là phản ứng đúng đắn "đối với việc Nga liên tục leo thang xung đột, bằng chứng mới nhất là sự tham gia của hàng chục nghìn quân Triều Tiên và việc sử dụng Ukraine làm nơi thử nghiệm vũ khí mới".
Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, các nhà ngoại giao cho biết họ không thấy bất kỳ thay đổi nào về lập trường giữa các nước NATO, đặc biệt là khi liên minh đang chờ đợi chính sách Ukraine của Mỹ dưới chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
8,142
Động cơ
82,954 Mã lực
Nga quá fair play báo trước khi đánh

Nga họ đánh để U hiểu là U chả có cửa gì và đàm phán đi. Chứ Israel đánh Palestine mới thấy người Nga quá nhân đạo!
Giờ này mà U cà vẫn khăng khăng muốn gia nhập Nateo ? Haiz.

Theo Reuters, nội dung một bức thư của Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Andrii Sybiha cho thấy nước này đang thúc giục các đối tác NATO gửi lời mời Kiev tham dự một cuộc họp ở Brussels vào tuần tới để sớm gia nhập liên minh quân sự này.

View attachment 8860554
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (phải) trong cuộc họp báo chung với Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg, tại Kiev. Ảnh: AFP/TTXVN

Nội dung bức thư gửi tới người đứng đầu cơ quan ngoại giao của NATO đã phản ánh nỗ lực mới của Ukraine nhằm đảm bảo lời mời gia nhập NATO sớm nhất có thể. Đây được xem là một phần của "kế hoạch chiến thắng" được Tổng thống Ukraine Zelenskiy vạch ra vào tháng trước để chấm dứt cuộc chiến giữa hai nước Nga và Ukraine hiện nay.
Kiev đã nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 9/2022 và tháng 7/2024. Tuy NATO khẳng định "con đường không thể đảo ngược” của Ukraine hướng tới sự hội nhập hoàn toàn vào Euro-Đại Tây Dương, bao gồm cả tư cách thành viên NATO nhưng đến nay Ukraine chưa nhận được bất kỳ tin tức chắc chắn nào về việc gia nhập trong tương lai.
Tổng thống Zelenskiy nhận định việc trao cho Ukraine tư cách thành viên NATO trong khi vẫn tạm thời chấp nhận Nga chiếm đóng lãnh thổ của nước này có thể là giải pháp chấm dứt "giai đoạn nóng" của cuộc chiến kéo dài 33 tháng.
Ukraine chấp nhận không thể tham gia liên minh cho đến khi chiến tranh kết thúc nhưng việc NATO gửi lời mời và đánh tín hiệu vào thời điểm này sẽ khiến cho Tổng thống Nga Vladimir Putin không thể đạt được một trong những mục tiêu chính của mình - ngăn cản Kiev trở thành thành viên NATO.
Trong bức thư, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Sybiha nêu rõ: "Lời mời này không nên được coi là hành động leo thang căng thẳng. Ngược lại, với sự nhận thức rõ ràng về việc Ukraine gia nhập NATO là điều tất yếu, Nga sẽ mất đi một trong những lý do chính để tiếp tục cuộc chiến phi lý này. Tôi kêu gọi ngài ủng hộ quyết định mời Ukraine gia nhập Liên minh như một trong những kết quả của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao NATO vào ngày 3-4/12/2024".
Tổng thống Zelenskiy nói: "Không ai đề nghị chúng tôi gia nhập NATO cho một phần này hay một phần khác của Ukraine. Thực tế là, đây là giải pháp để ngăn chặn giai đoạn nóng của cuộc chiến vì chúng tôi có thể được trao tư cách thành viên NATO cho phần Ukraine nằm dưới sự kiểm soát của chúng tôi". Phát biểu trên ám chỉ tư cách thành viên NATO của Ukraine ban đầu có thể chỉ áp dụng cho phần Ukraine đang kiểm soát.
Ông cũng nhấn mạnh: "Nhưng lời mời gia nhập phải được đưa ra cho Ukraine trong phạm vi toàn bộ lãnh thổ được quốc tế công nhận. Đó là điều chúng ta cần làm nhanh chóng và sau đó Ukraine có thể giành lại phần lãnh thổ còn lại của mình một cách ngoại giao".
Phó Thủ tướng Ukraine Olga Stefanishyna cho rằng Kiev hiểu rõ vẫn chưa có sự đồng thuận về lời mời gia nhập NATO nhưng bức thư trên nhằm gửi đi một tín hiệu chính trị mạnh mẽ từ nước này.
Về phía NATO, Liên mình này cho biết chưa có sự đồng thuận giữa tất cả các thành viên trong việc mời Ukraine gia nhập vào thời điểm này. Bất kỳ quyết định nào như vậy sẽ cần sự đồng ý của tất cả 32 quốc gia thành viên NATO.
Trong khi đó về tình hinh chiến sự, ngày 28/11, Nga đã phát động đợt tấn công lớn thứ hai vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, gây ra tình trạng cắt điện trên khắp cả nước. Quân đội Nga cũng đang giành thế chủ động trên chiến trường ở phía Đông Ukraine khi kiểm soát được một khu vực rộng lớn và với tốc độ tiến công được đánh giá là nhanh nhất từ trước đến nay.
Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới có thể nhắm vào Kiev nếu Ukraine tiếp tục sử dụng vũ khí tầm xa của phương Tây. Ông Putin cho biết các cuộc không kích vào Ukraine là “phản ứng” của Moskva trước các cuộc tấn công của Kiev bằng tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất.
Ông Putin cũng đe dọa phóng tên lửa đạn đạo tầm trung mới Oreshnik vào thủ đô Kiev của Ukraine. Hôm 27/11, các nguồn tin Liên bang Nga cho biết nước này đã chính thức đóng cửa không phận đối với các chuyến bay qua bãi thử Kapustin Yar, nơi chuyên thử nghiệm các loại tên lửa, cũng là điểm xuất phát của tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik đã tấn công vào doanh nghiệp Yuzhmash ở Dnipro tại Ukraine.

Bình Thanh/Báo Tin tức (Theo Reuters, TASS)
Nước yếu thì tìm mọi cách để cứu vớt thôi; lôi kéo bằng được những người khác ủng họ mình. Ngay Gia Long ngày trước cũng thế mà!
 

origami

Xe tải
Biển số
OF-858859
Ngày cấp bằng
9/5/24
Số km
264
Động cơ
10,738 Mã lực
Có gì mà phải tranh cãi.
Chắc chắn Nga không chấp nhận cái gọi là "nhượng bộ" này. Ăn mấy quả Minsk chưa tỉnh hay sao !!!

Tranh cãi việc Tổng thống Zelensky sẵn sàng nhượng bộ lãnh thổ để chấm dứt xung đột

Hoàng Vũ • 30/11/2024

Tuyên bố mới nhất từ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về khả năng đạt được một thỏa thuận ngừng bắn với Nga đã mở ra cuộc tranh luận gay gắt về lập trường chiến lược của Kyiv trong cuộc xung đột kéo dài với Moscow.
Trong bối cảnh Nga tiếp tục kiểm soát khoảng 20% lãnh thổ Ukraine, ông Zelensky gợi ý rằng việc đạt được hòa bình tạm thời có thể bao gồm nhượng bộ lãnh thổ, nhưng chỉ trong khuôn khổ được quốc tế công nhận và với sự bảo trợ từ NATO.

Bước ngoặt trong lập trường của Ukraine

Từ khi Nga phát động cuộc chiến vào Ukraine vào tháng 2.2022, Kyiv đã luôn khẳng định lập trường bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Tuy nhiên, gần hai năm chiến sự ác liệt, Ukraine đang đối mặt với tổn thất nghiêm trọng về nhân lực và vật lực. Trong khi đó, các cuộc phản công gần đây của quân đội Ukraine không đạt được tiến triển lớn, khiến Nga tiếp tục củng cố quyền kiểm soát ở các vùng lãnh thổ quan trọng như Donetsk, Lugansk, Zaporizhzhia và Kherson.

Trước đây, ông Zelensky luôn khẳng định rằng Ukraine sẽ không bao giờ từ bỏ bất kỳ phần lãnh thổ nào, bao gồm cả bán đảo Crimea và các vùng phía đông hiện do Nga kiểm soát. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với Sky News ngày 29.11, Tổng thống Zelensky đã lần đầu tiên ám chỉ khả năng chấp nhận một thỏa thuận ngừng bắn trong đó NATO sẽ bảo trợ các vùng lãnh thổ hiện do Ukraine kiểm soát. Theo ông, điều này có thể chấm dứt "giai đoạn nóng" của cuộc chiến và mở đường cho việc giải quyết các vấn đề lãnh thổ còn lại thông qua biện pháp ngoại giao trong tương lai.

tt-ukraine24.png

Tổng thống Ukraine Zelensky trong cuộc phỏng vấn với Sky News hôm 29.11 - Ảnh: Sky News

"Nếu chúng ta muốn dừng giai đoạn nóng của chiến tranh, chúng ta cần đưa lãnh thổ Ukraine mà chúng ta đang kiểm soát vào dưới ô bảo trợ của NATO", ông Zelensky nói, nhấn mạnh rằng Kyiv cần phải hành động nhanh chóng để đảm bảo rằng Nga không mở rộng lãnh thổ chiếm đóng.

Tuyên bố này dường như thừa nhận thực tế rằng việc lấy lại các vùng lãnh thổ Nga đang kiểm soát, bao gồm Donetsk, Lugansk, Zaporizhzhia và Kherson, là thách thức trong ngắn hạn. Ông cũng nhấn mạnh rằng NATO cần hành động nhanh chóng để bảo vệ lãnh thổ Ukraine hiện tại nhằm ngăn chặn Nga tiến sâu hơn.

Tuyên bố của ông Zelensky được đưa ra trong bối cảnh lực lượng Nga tiếp tục đạt được những bước tiến nhỏ nhưng ổn định ở miền đông Ukraine. Điểm nhấn của Mosocw là duy trì quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ mà họ đã tuyên bố sáp nhập. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần khẳng định rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng phải dựa trên "thực tế mới" này.

Trong khi đó, Ukraine đã gặp nhiều khó khăn trong các cuộc phản công gần đây, với tổn thất lớn về người và trang thiết bị. Những tháng gần đây cho thấy Kyiv không thể đạt được các bước tiến đáng kể trên chiến trường, điều này làm gia tăng áp lực buộc ông Zelensky phải xem xét các giải pháp ngoại giao.

Nhượng bộ lãnh thổ: Hiến pháp và thực tế

Tuyên bố của ông Zelensky đã ngay lập tức gây ra tranh cãi. Trong nước, nhiều người xem đây là dấu hiệu của sự nhượng bộ, đi ngược lại với tuyên bố trước đây của ông rằng Ukraine sẽ không bao giờ từ bỏ bất kỳ phần lãnh thổ nào, bao gồm cả Crimea và các vùng phía đông bị Nga chiếm đóng. Những người chỉ trích cho rằng việc chấp nhận mất đất, dù chỉ là tạm thời, sẽ là một chiến thắng chiến lược lớn cho Nga và có thể tạo tiền lệ nguy hiểm cho các cuộc xung đột tương lai.

Trong khi đó, cộng đồng quốc tế cũng bày tỏ quan ngại. Một số quốc gia phương Tây cho rằng việc nhượng bộ có thể làm suy yếu tinh thần kháng cự của Ukraine và ảnh hưởng đến an ninh toàn cầu. Ngược lại, một số nhà quan sát cho rằng đây là bước đi thực dụng, có thể giúp Ukraine bảo toàn những phần lãnh thổ chưa bị chiếm đóng và tránh được tổn thất nhân mạng thêm nữa.

Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn đối với bất kỳ động thái nhượng bộ lãnh thổ nào là Hiến pháp Ukraine, vốn không cho phép chính phủ từ bỏ lãnh thổ quốc gia. Điều này đồng nghĩa với việc bất kỳ quyết định nhượng bộ nào cũng phải được thông qua bởi người dân Ukraine trong một cuộc trưng cầu dân ý tự do và công bằng.

Trước đây, ông Zelensky từng tuyên bố rằng bất kỳ sự thay đổi nào về lãnh thổ cũng phải được thực hiện thông qua ý chí của người dân. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Le Monde hồi tháng 7, ông gợi ý rằng nếu người dân tại các vùng lãnh thổ chiếm đóng đồng ý ly khai thông qua một cuộc trưng cầu dân ý, Kyiv có thể chấp nhận kết quả. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng điều này chỉ có thể xảy ra khi Ukraine giành lại quyền kiểm soát những khu vực đó, một điều khó khăn trong thực tế hiện tại.

Vai trò của NATO và chính sách của phương Tây

Ông Zelensky đặt nhiều kỳ vọng vào việc NATO có thể bảo trợ phần lãnh thổ Ukraine hiện tại để ngăn chặn các cuộc tấn công tiếp theo từ Nga. Tuy nhiên, việc Ukraine gia nhập NATO vẫn còn gặp nhiều trở ngại do lo ngại của các thành viên liên minh về việc leo thang xung đột với Nga.

Nếu NATO đồng ý đưa các phần lãnh thổ chưa bị kiểm soát của Ukraine vào dưới sự bảo trợ, điều này có thể tạo ra một vùng an toàn và củng cố vị thế của Kyiv trong các cuộc đàm phán hòa bình sau này. Tuy nhiên, Nga chắc chắn sẽ phản đối mạnh mẽ bất kỳ động thái nào như vậy, coi đây là sự mở rộng không thể chấp nhận của NATO tại biên giới mình.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden và các đồng minh châu Âu đã nhiều lần khẳng định sự ủng hộ đối với Ukraine, nhưng họ cũng không đưa ra cam kết rõ ràng về việc đẩy nhanh quá trình Ukraine gia nhập NATO. Trong khi đó, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã thể hiện lập trường hoài nghi về hỗ trợ quân sự cho Kyiv và nhấn mạnh cần chấm dứt chiến tranh nhanh chóng, ngay cả khi điều này đòi hỏi Ukraine nhượng bộ lãnh thổ.

Đàm phán với Trump: Một lựa chọn chiến lược

Trong cuộc phỏng vấn ngày 29.11, ông Zelensky cho biết Ukraine sẵn sàng hợp tác với ông Trump để đạt được "sự ủng hộ lớn nhất" từ Mỹ. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ liên lạc trực tiếp với tổng thống đắc cử Mỹ để tránh những hiểu lầm hoặc can thiệp không cần thiết từ đội ngũ cố vấn của ông Trump.

Tổng thống Ukraine cũng tiết lộ rằng ông và ông Trump đã có một cuộc gặp "nồng ấm và mang tính xây dựng" hồi tháng 9 tại New York. Ông Zelensky nhấn mạnh rằng việc làm việc trực tiếp với ông Trump là cách tốt nhất để tránh những can thiệp không cần thiết từ các cố vấn của tổng thống Mỹ, vốn có nhiều ý kiến trái ngược.

"Chúng tôi phải làm việc trực tiếp với ông Trump để đảm bảo sự liên lạc không bị gián đoạn", ông Zelensky nói, nhấn mạnh rằng Ukraine cần tận dụng mọi cơ hội để củng cố sự hỗ trợ quốc tế.

Cuộc chiến tại Ukraine tiếp tục diễn biến phức tạp mà chưa có dấu hiệu kết thúc rõ ràng. Tuyên bố mới đây của Tổng thống Zelensky cho thấy Kyiv dường như đang chuẩn bị đối mặt với một giai đoạn chiến tranh lạnh kéo dài. Tuy nhiên, tìm kiếm hòa bình mà vẫn bảo toàn chủ quyền là một thách thức không nhỏ, đòi hỏi sự cân nhắc cẩn thận giữa duy trì cuộc chiến và sử dụng biện pháp ngoại giao.

Động thái mới của ông Zelensky phản ánh sự điều chỉnh đáng kể trong chiến lược của Ukraine. Từ việc kiên định khẳng định toàn vẹn lãnh thổ, Kyiv giờ đây dường như sẵn sàng chấp nhận các giải pháp ngoại giao để bảo vệ những phần lãnh thổ hiện tại. Việc nhượng bộ lãnh thổ, dù chỉ tạm thời, có thể được coi như một bước khởi đầu trong tiến trình đàm phán dài hạn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố phức tạp như sự ủng hộ từ phương Tây và thái độ của Nga.

Bên cạnh đó, cân bằng giữa lý tưởng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và thực tế khắc nghiệt của chiến tranh sẽ là một bài toán khó với chính quyền Kyiv. Trong bối cảnh các bên liên quan đều có lợi ích riêng, tương lai của Ukraine không chỉ phụ thuộc vào tài lãnh đạo của ông Zelensky mà còn vào sự đồng lòng của cộng đồng quốc tế.

Mặc dù một thỏa thuận ngừng bắn với sự bảo trợ của NATO có thể mang lại hy vọng chấm dứt xung đột, những câu hỏi lớn vẫn còn bỏ ngỏ. Liệu Nga có chấp nhận giải pháp mà không đòi hỏi sự công nhận quốc tế đối với các vùng lãnh thổ đã sáp nhập? Liệu các đồng minh phương Tây, đặc biệt là Mỹ và châu Âu, có tiếp tục hỗ trợ Kyiv trong bối cảnh áp lực chính trị nội địa gia tăng? Quan trọng nhất, liệu người dân Ukraine có ủng hộ bất kỳ sự nhượng bộ nào mà chính phủ đưa ra, khi chủ quyền lãnh thổ luôn là vấn đề trọng tâm của quốc gia này? Những câu hỏi này chắc chắn sẽ quyết định con đường mà Ukraine sẽ bước tiếp trong tương lai.
Anh Ze hay chính phủ Ukr tiếp tục con đường để cho nước mình thành bàn đạp để chống Nga thì không bao giờ ổn định được, dẫu sao thì cũng kg phải thành viên Nato chính thức;
Nếu ký nhượng thổ là vi hiến thì ký xong lật lại như thường, chưa kể anh còn là tổng thống hết hạn cơ;
Tóm lại thỏa thuận bây giờ không thể so với bản ghi nhớ đã ký 2022; Ít nhất vẫn giữ trên danh nghĩa là 4 tỉnh khu vực miền đông nam vẫn thuộc Ukr;
 

The star

Xe máy
Biển số
OF-610444
Ngày cấp bằng
18/1/19
Số km
94
Động cơ
121,928 Mã lực
Tuổi
43

Nga sắp về thời ăn bo bo rồi
😂😂😂

Được gửi từ iPhone - Otofun
Nga giờ tiêu đo vào đâu mà cụ để ý tỷ giá làm gì? Bọn dân chủ cuội nó cấm vận hết rồi thì tỷ giá có ý nghĩa gì? Đến thể thao còn chả chơi thì lảm nhảm điều này thật vô nghĩa. Giờ để ý bất động sản Nga tăng hay mất thôi…
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,544
Động cơ
318,433 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Các CỤ rất thật thà và đáng yêu.
Mấy hôm nay các cụ ra sức khai sáng văn hóa cho một nhân vật mới xuất hiện mặc cho nhân vật này thực chất được sinh ra từ thiên niên kỷ trước, không thể tiếp thu được những thứ văn minh, hiện đại này.
Em nể sức chịu đựng của các CỤ một thì em khiếp mức độ kiên định đường lối , chủ trương, chính sách của nhân vật này mười. Tuy nhiên, như em đã nói, các CỤ không thể cải hóa được đâu nên tốt nhất các CỤ đừng phí sức nữa. Để sức mà tập trung đưa tin chiến sự.
Và thớt cũng đỡ bị loãng.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top