[Funland] Tình hình Nga - Ukraine Vol.168 (số đặc biệt: xung đột Nga và Ukraine)

mystery078

Xe hơi
Biển số
OF-809998
Ngày cấp bằng
1/4/22
Số km
162
Động cơ
13,534 Mã lực
Tuổi
31
Kiểu thế giới nhìn vào cuộc chiến đó cụ
thế giới nhìn vào nó chỉ là ngắn hạn thôi, vài chục năm trôi qua thì chả còn ai quan tâm nữa
đạt lvl cao hơn, nắm giữ truyền thông thì thích vẽ lại lịch sử như nào cũng đc
 

anhtrangvn

Tháo bánh
Biển số
OF-117009
Ngày cấp bằng
16/10/11
Số km
1,051
Động cơ
404,318 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E hỏi ngu tí là cuộc chiến Nga và Ukà thì ai đúng ai sai vậy các cụ
Em cũng từng suy ngẫm về vấn đề này hơn 1 năm trước và có tổng hợp lại thông tin, và cho đến giờ thấy suy luận của cá nhân mình không thay đổi:

Tiên Hạ Thủ Vi Cường – Đánh Trước Để Giành Lợi Thế Trong Cuộc Xung Đột Nga - Ukraine

Vì sao ông Putin thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tấn công sang Ukraine?

Rõ ràng về mặt biểu hiện, nước Nga đã chủ động đưa quân sang lãnh thổ Ukraine, kích hoạt cho cuộc xung đột hơn 1 năm qua. Để lý giải cho vấn đề này, chúng ta cần nhìn nhận những nét nổi bật trong mối quan hệ hai nước gần 30 năm qua.

Thứ nhất, mẫu thuẫn Nga và Ukraine đã âm ỉ kéo dài trong hơn 20 năm qua. Chúng ta biết rằng Nga và Ukraine cùng thuộc Liên Xô cũ. Sau khi Liên Xô bắt đầu xụp đổ, tan rã từ năm 1991, Ukraine tách dần, muốn độc lập, thoát khỏi ảnh hưởng của Nga trong khi Ukraine thừa hưởng tiềm lực quân sự khoảng nửa triệu quân và các kho vũ khí chiến lược quan trọng từ Liên Xô. Ông Putin bất ngờ lên nắm quyền vào năm 2000, vực dậy dần nước Nga đang suy yếu sau khi Liên Xô sụp đổ và tìm cách lấy lại vị thế của Nga, trong đó có sự ảnh hưởng với Ukraine. Hai bên có những sự không đồng thuận, những rạn rứt dần khi các phe nhóm chính trị gia thân Nga và thân phương Tây có những cuộc đảo chính, không công nhận kết quả bẩu cử của nhau.

Thứ hai, ông Putin đã có sự nghiệp chính trị rất dài kể từ năm 2000 lên làm tổng thống. Là một chính trị gia nắm quyền một nước Nga là nơi vốn đầy phức tạp bởi giới tài phiệt và mafia Nga, ông hẳn là là người lão luyện, khôn ngoan để đưa nước Nga trở lại cường quốc và cá nhân ông là chính trị gia quyền lực có sức ảnh hưởng trên thế giới. Một người như vậy, ắt hẳn luôn tìm cách bảo vệ thành quả mà ông đã gây dựng là an ninh, an toàn của nước Nga, trong đó có di sản chính trị của cá nhân ông.

Thứ ba, Ukraine thời tổng thống Zenlensky đã có những động thái kiên quyết gia nhập Nato và kêu gọi sự hỗ trợ quân sự từ Nato. Ông Putin đã tìm cách phản đối bằng kiến nghị thư nhưng Mỹ và Nato không đồng ý kiến nghị này.

Với ba lý do trên, là một người từng trải, nắm quyền hơn 20 năm, trước đó từng là làm tình báo bên Đức thời Liên Xô, có lẽ ông Putin đã nhìn thấy, mâu thuẫn không tìm được tiếng nói chung với Ukraine sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh trong tương lai. Đây là điều tất yếu sẽ xảy ra. Và ông Putin đứng trước hai lựa chọn: “Tiếp tục ngồi chờ cho đến khi chiến tranh xảy ra, đe dọa đến an ninh của nước Nga, cũng như de dọa di sản chính trị của ông” hay “Tìm cách tháo ngòi nổ cuộc chiến tranh trong tương lai bằng một chiến dịch quân sự có quy mô hạn chế, có kiểm soát để phi quân sự hóa Ukraine hiện tại”.

Ở vào tuổi 70, cái tuổi mà sức khỏe có thể suy kém bất cứ khi nào, và quyền lực nước Nga trong tay ông Putin có thể sẽ phải đặt trong tay người khác hoặc thế hệ sau, ông còn lựa chọn duy nhất và đã quyết định chủ động đánh trước để có lợi thế, như kế sách Tiên Hạ Thủ Vi Cường. Ông kỳ vọng chủ động tìm cách tháo ngòi nổ của cuộc chiến ở tương lai bằng chiến dịch quân sự có kiểm soát ở hiện tại. Những gì diễn ra hơn 1 năm qua cho thấy nước Nga vừa như chủ động trong cuộc chiến, vừa như bị động đối phó với những diễn biến dai dẳng của cuộc chiến khi có sự hỗ trợ của Mỹ và Phương tây khá phù hợp với suy luận trên.

Cuối cùng, mọi cuộc chiến tranh đều có những nguyên nhân sâu xa, phức tạp và không hề đơn giản. Nếu như nước Ukraine không vội vã động binh khi nôn nóng muốn gia nhập Nato mà có thể lùi lại 5, 10 hay 20 năm, nhất là khi ông Putin không còn cầm quyền, khi đó vị thế, cán cân giữa Nga và Ukraine đã khác và rất có thể cuộc chiến này đã không xảy ra. Bài học rút ra là mỗi quốc gia cần có những tính toán khôn ngoan để đất nước không bị tàn phá, người dân không bị mất mát đau thương.

Với sự tiến bộ về khoa học vũ trụ, con người càng thấy trái đất quá nhỏ bé trong không gian vô tận. Tuy vậy, có lẽ sẽ còn mất thời gian dài nữa, tất cả các cư dân trên địa cầu, dù khác nhau về màu da, giống nòi, có thể lập ra một chính phủ chung, duy nhất để giải quyết hài hòa các mẫu thuẫn về quyền lợi, và trách nhiệm, tránh đi những cuộc chiến mất mát và đau thương các nước như hiện nay.
 

Thắng Formosa

Xe tăng
Biển số
OF-693751
Ngày cấp bằng
6/8/19
Số km
1,831
Động cơ
-82,816 Mã lực
Nơi ở
Hà Tĩnh
E hỏi ngu tí là cuộc chiến Nga và Ukà thì ai đúng ai sai vậy các cụ
Theo cách nói của Hội đồng Bảo An thì đây là cuộc "xung đột"
Mà xung đột thì ko tính ai đúng ai sai cả, chỉ là 2 bên đang oánh nhau để giành lấy lợi thế, mục tiêu cho riêng bản thân mình.
Chúng ta có quyền ủng hộ Ukr chửi Nga, cũng có quyền ủng hộ Nga chửi Ukr. Đúng sai trong lòng mỗi người khác nhau
 

Ngu_Ngo_123

Xe hơi
Biển số
OF-497587
Ngày cấp bằng
14/3/17
Số km
101
Động cơ
199,530 Mã lực
Tuổi
46
Nơi ở
Hà noi
Bác nào bên Thụy điển hoặc biết tiếng vào hóng xem dân tình Thụy Điện phản ứng sao. Đang trung lập thành ra thế
Truyền thông dân chủ như Sden cũng bị kiểm soát ghê lắm chứ cụ tưởng. Toàn bảo là báo Rus đưa thông tin sai lệch thôi. Nhưng chúng nó cũng luồn lách để tuồn thông tin khéo lắm. Nó đưa tin em gái lên face đưa tin cải chính là ai đó mạo danh em ý viết. Ảnh thì cụ dùng google lens mà dịch để xem nó nói cái gì nhé!
.
Screenshot_20240905-143544.png
 
Chỉnh sửa cuối:

vừa đi vừa láii

Xe container
Biển số
OF-418867
Ngày cấp bằng
25/4/16
Số km
6,179
Động cơ
220,812 Mã lực

Su34

Xe hơi
Biển số
OF-787475
Ngày cấp bằng
14/8/21
Số km
112
Động cơ
37,534 Mã lực
Tuổi
31
Có ngôn ngữ không phù hợp với nguyên thủ nước khác
Dừng đăng bài trong thớt
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

nickthu2

Xe buýt
Biển số
OF-821624
Ngày cấp bằng
27/10/22
Số km
781
Động cơ
40,438 Mã lực
Tuổi
35
Khi Liên Xô sụp đổ nếu Mỹ muốn bá quyền thì ai có thể ngăn cản?
Nhưng Mỹ đã rất nhân từ cho Nga xây dựng lại từ bùn đen
Thậm chí còn mời Nga vào G8 cùng hội cùng thuyền với thế giới văn minh
Nhưng không, Nga nhất định không muốn văn minh mà đóng vai kẻ tấn công
Mất công mấy chục năm đóng vai phòng thủ
Chắc cụ đùa.

Ai từ chối mong muốn gia nhập NATO của Putin?
Ai từ chối là chắn tên lửa chung?
"Nhân từ" ? Dù LX ran rã, dễ mà xông vào, đè Nga xuống bắt thần phục chắc?
Hàng ngàn VKHN để đó làm cảnh chắc?

Chỉ có cách phá hoại từ bên trong và bố ráp bao quanh Nga.
Nghe quen không ạ? Ngày nay, người ta thấy rõ ràng câu chuyện này đang diễn ra ở những nơi mà Mỹ cho rằng có lợi ích (Dù cách nửa vòng trái đất, 2 đại dương).

Bằng cách nào ạ?

Người Mỹ tự tin về Elsin, ngoài mặt cổ vũ ông ta như 1 người đổi mới, bên trong thì cười khúc khích nhận định Elsin là kẻ nát rượu.
Bên ngoài thì sao? Ngoài việc thu thập đệ tử là các nước Đông Âu hậu Xô Viết, 1992 TTK NATO chính thức thăm Ukraine.
Nhân từ vậy nhưng diều hâu Mỹ đặt căn cứ quân sự khắp thế giới và lá chắn tên lửa tại Đông Âu? (sau này là HQ) Để làm gì vậy?

Nhưng ko may cho giới diều hâu Mỹ vs đồng bọn tại Châu Âu.

Elsin chẳng những không say sỉn như người Mỹ tưởng/muốn. Ông ta yêu đất nước ông ta và nhận ra dã tâm của kẻ thù. Người đàn ông này đã gửi gắm đất nước mình cho người kế nhiệm Vladimir Putin với câu nói huyền thoại: Hãy giữ lấy nước Nga.

Có một câu chuyện vui, từ lúc biết tới điện ảnh Hoa Kỳ tới nay, t thường thấy người Nga, người TQ trong các tác phẩm tuyệt đại đa số là phản diện, là kẻ xấu.

Đấy là cách một siêu cường nhân từ quảng bá với thế giới về tình yêu, lòng vị tha của mình với " đối thủ" đấy các cụ ạ.

Người trưởng thành, thẳng thắn hãy thừa nhận, khẳng định luôn diều hâu Mỹ luôn có dã tâm với Nga, TQ và phần còn lại của thế giới.
Giới diều hâu Mỹ đã chọn Nga, TQ là đối thủ, là đối tượng, ko có thay đổi được.

Các cụ không cần phải rửa mặt hộ anh cảnh sát địa cầu.
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,462
Động cơ
317,789 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Lại có thêm đồ chơi

Tập đoàn sản xuất máy bay Thống nhất thuộc sở hữu của Chính phủ Nga đã chuyển giao một lô máy bay chiến đấu Su-34 mới cho Bộ Quốc phòng.
su_34.jpg

Máy bay chiến đấu Su-34 của Không quân Nga

Đây là đợt chuyển giao máy bay chiến đấu tiếp theo sau các đợt giao hàng trước đó được báo cáo vào tháng 4 và tháng 6/2024.

Trước đó vào tháng 10/2023, Bộ Quốc phòng Nga ra chỉ thị mở rộng sản xuất Su-34, song song với việc tăng sản lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57.

Trong khi sản xuất máy bay chiến đấu mới để đáp ứng các đơn đặt hàng còn tồn đọng, nhà máy Chkalov ở Novosibirsk, Siberia, cũng chịu trách nhiệm hiện đại hóa các máy bay Su-34 hiện có trong đội bay.

Ông Vladimir Artykov, Phó Tổng giám đốc thứ nhất Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Rostec (Nga), cho biết: "Những chiếc Su-34 mới được chuyển giao có hiệu suất bay đặc biệt và tấn công các mục tiêu cực kỳ hiệu quả. Đặc biệt, chúng có khả năng bắn các loại đạn có độ chính xác cao với mô-đun lập kế hoạch và hiệu chỉnh phổ quát, chứng minh được giá trị trong các vùng phòng không".

su_342.jpeg

Nga được cho là đã 3 lần nhận lô Su-34 mới từ đầu năm tới nay

Không quân Nga đã mua sắm Su-34 với số lượng lớn hơn nhiều so với bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào khác sau Chiến tranh Lạnh. Những chiếc Su-34 đầu tiên được đưa vào sử dụng vào năm 2014, cùng năm với máy bay chiến đấu Su-35.

Su-34 tiếp tục được sử dụng rộng rãi cho cả mục đích răn đe hạt nhân và các nhiệm vụ tấn công chiến thuật trên mọi chiến trường từ Syria đến Bắc Cực, Tây Thái Bình Dương và đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc xung đột với Ukraine.

dau_dan_nhiet_ap.png

Đầu đạn nhiệt áp ODAB-500 được Su-34 thả xuống

Các thông tin thu được cho thấy Su-34 đã sử dụng bom lượn ODAB-500 với đầu đạn nhiệt áp tại Ukraine nhằm vô hiệu hóa các vị trí kiên cố của đối phương.

Với 500 kg thuốc nổ, bom lượn ODAB-500 có thể xóa sổ các boongke ngầm. Tác động của các cuộc tấn công bằng bom lượn của Nga được ví như "cổng địa ngục".
 

tratida2019

Xe tải
Biển số
OF-826714
Ngày cấp bằng
21/2/23
Số km
302
Động cơ
3,156 Mã lực
Tuổi
43
Ng thắng đúng, kẻ thua sai, thế mà cũng hỏi!
ai cũng nhận thắng, chỉ có dân miền đông là sai, dân miền Tây chuồn ra nước ngoài là đúng, dân miền Tây ở lại phục vụ anh Ze là sai, lính Nga đi chiến đấu bỏ mạng là sai, dân Nga bị khủng bố chẳng may vỡ đầu là sai. Mà ai chả có lúc sai :))

Sent from Other Universe via OTOFUN
 

VnStarOne

Xe hơi
Biển số
OF-391736
Ngày cấp bằng
12/11/15
Số km
138
Động cơ
237,912 Mã lực
Tuổi
32
Ùi trời, EU cạch khí Nga, chuyển qua mua khí của Ajerbaizan & TNK từ lâu rùi, cụ bất cập quá.🤭🤭
Tổng cung và tổng cầu vẫn thế, không mua trực tiếp thì đi mua vòng qua TNK thôi (không thì lấy đâu ra nguồn cung mà dùng), khí của TNK thì cũng là của Nga bơm sang, xong lại mất thêm tiền ship và tiền hoa hồng.
EU đúng là cắt giảm sâu khí tự nhiên của Nga thông qua đường ống nhưng lại tăng mua LNG với giá cao hơn nhiều cũng của chính Nga. Tính về tổng khối lượng thì có giảm nhưng về tiền thì chưa chắc đã giảm được đồng nào, có khi còn tốn kém hơn nhiều khi phần khí đường ống được bằng LNG của Mỹ và Qatar
 

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
5,741
Động cơ
524,192 Mã lực
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,462
Động cơ
317,789 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
"Valery Romanenko, chuyên gia hàng không Ukraine, ngày 4/9 nhận định Nga đang tăng cường tập kích bằng tên lửa đạn đạo, do Kiev thiếu các tổ hợp phòng không có thể đối phó loại đạn này."
Haiz. Loại tên lửa này của Nga đến Mỹ còn chả bắn trúng được mà U kêu thiếu cái gì ? Ba chốt của Mỹ chỉ bắn được F-16 thôi.


Nga gần đây tăng sử dụng tên lửa đạn đạo tập kích Ukraine, có thể vì biết đối phương có ít hệ thống phòng không đối phó được loại vũ khí này.

Hai tên lửa đạn đạo Nga ngày 3/9 lao xuống khu vực Học viện Thông tin Quân sự nằm cạnh bệnh viện ở Poltava, thủ phủ tỉnh cùng tên của Ukraine, khiến 51 người thiệt mạng và 271 người bị thương. Các quan chức Ukraine nhận định đây là một trong những trận tập kích đẫm máu nhất của Nga trong năm nay.

Sau đó một ngày, quân đội Nga phóng loạt tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Kinzhal và máy bay không người lái (UAV) nhằm vào thành phố Lviv, cách Poltava vài trăm km về phía tây. Không quân Ukraine cho biết lực lượng phòng không nước này chỉ chặn được 7 trong số 13 tên lửa Nga, hạ 22 trong số 29 UAV.

Các trận tập kích nói trên, đặc biệt là tại Poltava, được nhận định đã phơi bày nỗi đau dai dẳng của Ukraine, đó là năng lực phòng không thiếu hụt khiến họ không thể đối phó khi bị Nga tập kích tầm xa. Ukraine thừa nhận tên lửa đạn đạo mà Nga phóng vào Học viện Thông tin Quân sự Poltava có tốc độ cao và chỉ số ít hệ thống phòng không trong biên chế của họ có thể đánh chặn.

Tổng thống Volodymyr Zelensky nhiều lần đề nghị các bên ủng hộ viện trợ thêm hệ thống tên lửa phòng không và tiêm kích để Ukraine đối phó đòn không kích của Nga, đồng thời phàn nàn việc phương Tây giao hàng quá chậm.

Các tòa nhà hư hại tại Lviv, Ukraine sau khi Nga tập kích ngày 4/9. Ảnh: AP

Các tòa nhà hư hại tại Lviv, Ukraine sau khi Nga tập kích ngày 4/9. Ảnh: AP

"Một lần nữa chúng tôi muốn nói với các bên trên thế giới có thể đủ sức ngăn chặn những trận tập kích này rằng cần chuyển hệ thống phòng không và đạn tên lửa đến Ukraine, thay vì cất chúng ở nhà kho nào đó", ông Zelensky nói.

Sau thời gian dài im ắng, Nga hơn một tuần qua phóng hàng trăm tên lửa và UAV vào Ukraine, mở đầu bằng trận tập kích quy mô lớn ngày 26/8 với hơn 200 tên lửa và UAV tấn công hạ tầng năng lượng tại 15 tỉnh, khiến ít nhất 7 người thiệt mạng.

Loạt trận tập kích khiến một số đô thị của Ukraine mất điện, trong đó có thủ đô Kiev. Nga không bình luận về việc tăng tần suất các trận tập kích nhằm vào Ukraine, song một số kênh Telegram nước này cho biết đây là phản ứng của Nga đối với chiến dịch tấn công tỉnh Kursk.

Valery Romanenko, chuyên gia hàng không Ukraine, ngày 4/9 nhận định Nga đang tăng cường tập kích bằng tên lửa đạn đạo, do Kiev thiếu các tổ hợp phòng không có thể đối phó loại đạn này.

"Đây là lý do Nga đang giảm sử dụng tên lửa hành trình và tăng cường phóng tên lửa đạn đạo", Romanenko nói. "Tỷ lệ bắn hạ tên lửa hành trình và UAV thường là 80%, đôi khi lên tới 100%. Tuy nhiên, chúng tôi cần hệ thống phòng không chuyên biệt để bắn hạ tên lửa đạn đạo".

Vị trí thành phố Lviv và Poltava. Đồ họa: RYV

Vị trí thành phố Lviv và Poltava. Đồ họa: RYV

Theo Romanenko, Ukraine hiện chỉ sở hữu 5 tổ hợp phòng không có thể hạ tên lửa đạn đạo, gồm 4 hệ thống Patriot của Mỹ cùng một hệ thống SAMP-T do Pháp và Italy hợp tác phát triển.

Các hệ thống này rất cồng kềnh, không thể nhanh chóng di chuyển khắp nơi để bảo vệ các mục tiêu quan trọng, mà chủ yếu được bố trí tại trận địa cố định để lập ô phòng không cục bộ.

"Chúng tôi cần thêm hệ thống phòng không dùng cơ chế va chạm để tiêu diệt tên lửa đạn đạo, nghĩa là hạ quả đạn ở gần pha cuối. Hệ thống phòng không kiểu này không chỉ đánh chặn được tên lửa mà còn kích nổ đầu đạn trên không. Nếu chỉ bắn hạ tên lửa, còn đầu đạn vẫn rơi xuống khu dân cư bên dưới, sẽ không có ý nghĩa gì", Romanenko nói.

Vụ không kích Poltava ngày 3/9 cũng gây ra phẫn nộ trong dư luận Ukraine, do Học viện Thông tin Quân sự Poltava dường như không có biện pháp ngụy trang hoặc phân tán binh lực nào để đề phòng nguy cơ bị tập kích. Các học viên tại đây dường như đã bị trúng tên lửa khi tập trung đông người và bị phương tiện trinh sát Nga phát hiện.

"Thảm kịch Poltava có thể tránh được nếu các quy tắc an ninh không chỉ tồn tại trên giấy tờ", Serhiy Sternenko, một blogger quân sự Ukraine, nhận định.

Lục quân Ukraine thông báo đang điều tra xem liệu Học viện Thông tin Quân sự Poltava "có thực hiện đúng cách quản lý trong điều kiện liên tục bị tên lửa đối phương đe dọa hay không", đồng thời khẳng định sẽ siết chặt biện pháp đảm bảo an toàn ở những cơ sở đào tạo khác.

Bộ Quốc phòng Ukraine thừa nhận trong vụ tập kích Poltava, "khoảng thời gian giữa báo động không kích và lúc tên lửa tới nơi quá ngắn, khiến quả đạn lao trúng những người đang chạy đến hầm trú ẩn".

Hiện trường vụ học viện quân sự ở Poltava, Ukraine trúng tên lửa đạn đạo Nga ngày 3/9. Ảnh: X/Elevchenko

Hiện trường vụ học viện quân sự ở Poltava, Ukraine trúng tên lửa đạn đạo Nga ngày 3/9. Ảnh: X/Elevchenko

Ukraine từng kỳ vọng việc phương Tây chuyển giao tiêm kích F-16 sẽ giúp họ lấp khoảng trống phòng không, đối phó hiệu quả hơn với các đòn tập kích tầm xa của Nga.

Tuy nhiên, F-16 có thể bắn hạ hiệu quả UAV và tên lửa hành trình, nhưng rất khó đối phó với tên lửa đạn đạo. Việc một tiêm kích F-16 rơi trong trận đánh ngày 26/8 khiến phi công hàng đầu Oleksiy Mes thiệt mạng là tổn thất lớn về nhân sự và khí tài, thậm chí gây ảnh hưởng đến sĩ khí của quân đội Ukraine trong lúc họ gặp nhiều áp lực.

Trước "nỗi đau phòng không" kéo dài, Tổng thống Zelensky tiếp tục kêu gọi phương Tây cho phép Ukraine dùng tên lửa tầm xa tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga. "Đòn tập kích tầm xa có thể ngăn những trận không kích của Nga là điều cần thiết ngay lúc này, không phải trong tương lai", ông Zelensky nói. "Mỗi ngày chậm trễ đồng nghĩa với việc có thêm nhiều người thiệt mạng".

Các quan chức Ukraine trong nhiều tháng hối thúc Mỹ cho phép dùng vũ khí viện trợ tấn công mục tiêu trên lãnh thổ Nga, trong đó có nhà kho và sân bay. Theo phía Ukraine, điều này có thể ngăn Nga tung đòn tập kích đường không quy mô lớn. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Joe Biden từ chối, dường như muốn tránh hành động mà Nga coi là động thái leo thang quy mô lớn.

Nguyễn Tiến (Theo AP, AFP, WSJ)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top