S.V. Lavrov bình luận về đề xuất đàm phán hòa bình của Dmitry Kuleba.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên bang Nga S.V. Lavrov phát biểu và trả lời câu hỏi của giới truyền thông về Hội nghị Nga-ASEAN và Hội nghị Bộ trưởng các nước tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á, Viêng Chăn, ngày 27/7/2024
Câu hỏi: Chủ đề về Ukraine đã được nêu ra tại Hội nghị. Ông đã gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Trong cuộc gặp này có thảo luận sáng kiến hòa bình của Trung Quốc về Ukraine hay không, tiến độ thực hiện và các cơ hội ra sao? Ông có thể bình luận thế nào về tuyên bố của D.I. Kuleba rằng Bắc Kinh ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, rằng không thể gây áp lực và buộc họ phải đàm phán? Chúng ta nên có thái độ thế nào về tuyên bố này?
Sergey Lavrov: Nói về Dmitry Kuleba. Chúng ta nên tiếp cận vấn đề này bằng cách nào khác? Đây không phải là lần đầu tiên ông ta nói về điều này. Đôi khi ông ta còn nói những điều hoàn toàn ngược lại. Mới gần đây họ có nói về đàm phán. V.A. Zelensky nói rằng đã đến lúc sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán với các đại diện của Nga. Thành thật mà nói, tôi không nghe họ.
Nói về các sáng kiến của Trung Quốc. Chúng tôi không cần phải nhắc lại sáng kiến của họ vì chúng tôi đã biết rất rõ các sáng kiến đó. Chúng tôi đã hơn một lần bày quan điểm về các sáng kiến đó. Không giống như tất cả những sáng kiến khác, các sáng kiến của Trung Quốc phù hợp với khái niệm an ninh toàn cầu do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra trước đây, nêu rõ điều chủ yếu cần quan tâm là thấu hiểu và loại bỏ nguyên nhân sâu xa dẫn tới những gì đang xảy ra hiện nay.
Nguyên nhân sâu xa đó chính là những gì chúng ta thường xuyên nói đến: mọi chuyện bắt đầu như thế nào, bằng cách nào họ biến Ukraine thành "quốc gia chống Nga", họ tuồn vũ khí cho Ukraina, họ lôi kéo Ukraina vào NATO, họ đưa chế độ tân quốc xã lên nắm quyền, rồi chính quyền đó bắt đầu xóa bỏ tất cả các quyền của người dân nói tiếng Nga đi ngược lại Hiến pháp Ukraine và nhiều hành động khác nữa.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị kể về cuộc gặp của ông với D.I. Kuleba. Chúng tôi nhận thấy rằng quan điểm của Trung Quốc vẫn không thay đổi. Một lần nữa, Trung Quốc tập trung vào nguyên nhân gốc rễ [dẫn tới cuộc khủng hoảng Ukraina].
Về định dạng. Lập trường của Trung Quốc đã từng được thể hiện rõ ràng trong các văn kiện. Chúng ta chỉ có thể nói về việc chuẩn bị một kiểu hội nghị nào đó, một sự kiện đa phương nào đó nếu các thông số và điều kiện để triệu tập hội nghị này được tất cả các bên chấp nhận. Và chỉ khi tất cả các sáng kiến hiện có được đưa vào chương trình nghị sự. Không thể chấp nhận làm việc theo “công thức hòa bình” bế tắc, không tưởng và viển vông của V. Zelensky. Mọi người đều đã nhận ra rằng công thức đó sẽ không bao giờ trở thành hiện thực. Mặc dù Phương Tây theo quán tính vẫn cố nhắc đến công thức đó như một tối hậu thư.
Về vấn đề toàn vẹn lãnh thổ. Tất cả luận điệu đó đều là giả dối. Phương Tây cho biết họ yêu cầu một giải pháp cho cuộc khủng hoảng Ukraine dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc, đồng thời tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine.
Hiến chương Liên hợp quốc còn có nhiều nguyên tắc khác nữa. Trong số đó có nguyên tắc tự quyết của các dân tộc, được nêu trong Hiến chương sớm hơn rất nhiều so với nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ. Ở đây thoạt nhìn dường như có mâu thuẫn. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã giải quyết vấn đề này trong một thời gian dài. Năm 1970, sau các cuộc thảo luận kéo dài, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đồng thuận thông qua một tuyên bố chi tiết để giải thích các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. Theo đó cần phải tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của những quốc gia mà ở đó có chính phủ tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc và như vậy họ đại diện cho toàn bộ người dân sống trên lãnh thổ của quốc gia đó.
Trong tháng 2/2014, lực lượng tân quốc xã lên nắm quyền ở Ukraine đã tuyên bố bãi bỏ quy chế của tiếng Nga và điều động các băng đảng có vũ trang xông vào tòa nhà Hội đồng tối cao Crimea. Chính quyền tân quốc xã ở Ukraina không thể đại diện cho người dân Crimea hoặc người dân đông nam Ukraine. Tất cả những điều này đã quá rõ ràng.
Luật pháp quốc tế quy định rõ ràng ai và sẽ giải thích tình huống nhất định và giải thích như thế nào. Phương Tây không nghe điều này. Họ sống theo những quy tắc của riêng mình. Crimea đã tổ chức trưng cầu dân ý công khai, minh bạch có nhiều quan sát viên quốc tế chứng kiến. Các nước Phương Tây bác bỏ kết quả cuộc trưng cầu này và cho rằng vi phạm nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ. Thế nhưng, khi Kosovo tách ra mà không dựa vào bất kỳ cuộc trưng cầu dân ý nào, thì Phương Tây đã “vỗ tay hoan hô” bởi chính họ đã “dàn dựng” sự chia cắt này và tuyên bố rằng người Albania ở Kosovo hành động như vậy là tuân thủ nguyên tắc tự quyết của các dân tộc. Nga không hề ảo tưởng về cách “tập thể Phương Tây” sẽ tiếp tục “công việc” của mình./.
*****
Выступление и ответы на вопросы СМИ Министра иностранных дел Российской Федерации С.В.Лаврова по итогам совещания Россия-АСЕАН и министерской встречи стран-участниц Восточноазиатского саммита, Вьентьян, 27 июля 2024 года
Вопрос: Тема Украины уже прозвучала. У вас состоялась встреча с Министром иностранных дел Китая Ван И. Обсуждалась ли китайская мирная инициатива по Украине, ход ее реализации и возможности? Как Вы можете прокомментировать слова Д.И.Кулебы о том, что Пекин поддерживает территориальную целостность Украины, что невозможно надавить на них и заставить идти на переговоры? Как к этому относиться?
С.В.Лавров: Как к Д.И.Кулебе. Как еще к этому относиться? Он это говорит уже не первый раз. Говорил иногда и прямо противоположные вещи. Совсем недавно они говорили про переговоры. В.А.Зеленский упоминал о готовности в конечном итоге сесть за стол с российскими представителями. Не слушаю их, честно говоря.
Что касается китайских инициатив. Нам не было нужды с ними знакомиться. Мы их хорошо знаем. Не раз выражали к ним свое отношение. В отличие от всех других в китайских инициативах в соответствии с выдвинутой ранее Председателем КНР Си Цзиньпином концепцией глобальной безопасности зафиксировано, что главное внимание необходимо уделить пониманию и ликвидации первопричин того, что сейчас происходит.
Это ровно то, о чем мы постоянно говорим: как все это начиналось, как из Украины хотели сделать «анти-Россию», накачивали вооружением, тащили в НАТО, привели к власти нацистский режим, который стал отменять все мыслимые права русскоязычного населения в нарушение украинской конституции и многое другое.
Министр иностранных дел Китая Ван И рассказал о том, как проходили его беседы с Д.И.Кулебой. Мы почувствовали, что китайская позиция остается неизменной. Повторю, она заключается в сосредоточении на первопричинах.
Что касается формата. Китайская позиция ясно сформулирована в документах. Речь может идти о подготовке какой-то конференции, какого-то многостороннего мероприятия только в случае, если параметры и условия созыва этого мероприятия будут приемлемыми для всех сторон. И только если на повестку дня будут вынесены все имеющиеся инициативы. Это прямой отказ работать только на основе тупиковой, утопичной, иллюзорной «формулы мира» В.А.Зеленского. Уже все поняли, что она никогда не материализуется. Хотя Запад по инерции еще пытается ее ультимативно упоминать.
Что касается территориальной целостности. Это все от лукавого. Запад говорит, что требует урегулирования украинского кризиса на основе Устава ООН при уважении территориальной целостности Украины и ее суверенитета.
Устав всемирной Организации содержит гораздо больше принципов. Среди них – принцип самоопределения народов, который упомянут в Уставе гораздо раньше принципа территориальной целостности. Казалось бы, налицо противоречие. Им долгое время занималась Генеральная Ассамблея ООН. В 1970 г. после длительных переговоров она консенсусом приняла развернутую декларацию относительно толкования принципов Устава ООН. В ней записано, что все должны уважать территориальную целостность тех государств, чьи правительства уважают право народов на самоопределение и в силу этого представляют все население, проживающее на территории соответствующей страны.
В феврале 2014 г. к власти на Украине пришла клика нацистов, которая заявила об отмене статуса русского языка, направила вооруженные банды штурмовать здание Верховного Совета Крыма. Они никак не могли представлять население ни Крыма, ни юго-востока Украины. Все это было ясно.
Международное право здесь четко излагает, кто и как должен толковать ту или иную ситуацию. Запад этого не слушает. Он живет по своим правилам. Крым провел открытый, транспарентный референдум со множеством международных наблюдателей. Западные страны отвергают его результат, заявляя о нарушении принципа территориальной целостности. При этом когда без какого-либо референдума отделялось Косово, Запад «аплодировал» (он сам и «оркестрировал» это отделение) и объявил, что таким образом косовские албанцы реализовали принцип самоопределения народов. У России нет иллюзий насчет того, каким образом "коллективный Запад" будет продолжать свою «работу».
https://www.mid.ru/ru/foreign_policy/news/1963819/
Bản dịch của Đại sứ quán Nga ở ...