[Funland] Tình hình Nga - Ukraine Vol.168 (số đặc biệt: xung đột Nga và Ukraine)

nmtri1210

Xe máy
Biển số
OF-743049
Ngày cấp bằng
15/9/20
Số km
73
Động cơ
79,829 Mã lực
Ý cụ là U đã chắc chắn là vùng đất chết rồi nên kiểu gì cũng kéo thằng Nga sứt đầu mẻ trán theo. Khổ cái là ý ầy ko phải của dân U, mà của quan thầy.
thật là biết đường đi của mình là cửa tử rồi mà vẫn đi, và thêm mấy cụ hóng trên oò nhiệt tình cổ vũ nữa, thật khó hiểu.
1732754018278.png

Nick cụ vừa reply, e thấy ngày từ lúc mới reg, e chỉ bị ấn tưởng bởi motip mới của nick này thôi.
Đầu tiên là đăng các tin về Nga với giọng quan ngại, lo lắng, như đang ủng hộ Nga nhưng lại chỉ lọc những tin thiệt hại để đưa => chủ yếu là tạo sự chú ý và tương tác
Khi đã có vài vòng tương tác thì bắt đầu đưa ra "góc nhìn khác", "góc nhìn trái chiều" => ý là tôi ủng hộ Nga nhưng tôi trung lập, tôi thấy Nga đang ngày càng xấu đi.
Chiến thuật đăng tin kiểu "nhập cuộc chậm" này em nói thật e thấy khắm, thà là chửi từ đầu e còn thấy nể, chứ kiểu này e chỉ thấy chướng, e block sau khi xuất hiện tầm 5 tin.
 

Rinoceronte

Xe máy
Biển số
OF-811798
Ngày cấp bằng
2/5/22
Số km
81
Động cơ
5,917 Mã lực
Các cụ tím có group riêng chắc luôn. Lúc lặn thì cùng nhau. Lúc ngoi lên cũng rất đồng đều. Đặt biệt là cùng 1 chủ đề luôn. Như lần này thì lại là bài ca kinh tế, tỉ giá, trứng 🥹🥹
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,029
Động cơ
67,659 Mã lực
Tuổi
124
Lãnh đạo quân sự tư nhân khuyên Ukraine từ bỏ hi vọng giành lại các vùng Nga đã tuyên bố chủ quyền


rõ ràng rồi, đến giờ mà ko lấy lại được Crimea bị mất từ 2014 thì vĩnh viễn mất r
 

acc_75

Xe điện
Biển số
OF-108292
Ngày cấp bằng
9/8/11
Số km
3,324
Động cơ
337,088 Mã lực
Tuổi
49
Nơi ở
Đang tìm.

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,029
Động cơ
67,659 Mã lực
Tuổi
124
Lữ đoàn tinh nhuệ bị tiêu diệt, Ukraine mất con át cuối cùng


các đơn vị tinh nhuệ được nato đào tạo bị tiêu diệt liên tục, mà đa số quân Nga là lính nghĩa vụ, tức là trang bị, đào tạo thua xa chuẩn nato nhé, như vậy tiêu chuẩn lính nhà nghề nato cũng chỉ chém gió cho vui thôi, còn thua cả lính nghĩa vụ Triều Tiên chứ chẳng đùa

Bổ sung thông tin, hàng loạt các lữ đoàn tinh nhuệ tiêu chuẩn nato của ukraine bị tiêu diệt





Quân Nga chủ yếu sử dụng lính nghĩa vụ, đặc biệt tại Kursk phần lớn là lính nghĩa vụ


1732756407023.png
1732756415491.png


Mỹ buông xuôi rồi, để mặc đồng minh muốn làm gì thì làm, Nga và Thổ cùng nhau chiến thắng

 
Chỉnh sửa cuối:

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
5,745
Động cơ
524,558 Mã lực
Các cụ tím có group riêng chắc luôn. Lúc lặn thì cùng nhau. Lúc ngoi lên cũng rất đồng đều. Đặt biệt là cùng 1 chủ đề luôn. Như lần này thì lại là bài ca kinh tế, tỉ giá, trứng 🥹🥹
Vui chứ, cũng phải có tý phòng thủ phản công chứ thế trận 1 chiều thì chán lắm.
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,029
Động cơ
67,659 Mã lực
Tuổi
124
Hiệu ứng domino ở nam Donetsk, Nga bao vây Velyka Novosilka



Chỉ với 10 lính Nga xuyên thủng trận địa phòng ngự Ukraine ở Kurakhove


10 lính Nga này chỉ là lính nghĩa vụ thôi đấy, kỹ năng của lính đào tạo chuẩn nato thì chúng ta đã thấy ở iraq, apga dưới các chế độ do NATO Mỹ dựng lên rồi, nhanh chóng thất bại thảm hại trước lực lượng du kích dép lê IS, AQ, Taliban....
 

Finew

Xe buýt
Biển số
OF-740882
Ngày cấp bằng
27/8/20
Số km
556
Động cơ
124,824 Mã lực
Trái ngược diễn biến tỉ giá Usd/Rub, độ tuổi vét lính của Uka đang bị Mèo hối thúc giảm chóng mặt từ 25 xuống 18;
Anh Ze muốn yêu cầu viện trợ thì phải bỏ thịt vào sẽ kg có tiền và súng;

1732756483497.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-872114
Ngày cấp bằng
25/11/24
Số km
69
Động cơ
-346 Mã lực
Tuổi
38
TT các nước Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Latvia, Na Uy, Ba Lan và Thụy Điển ra tuyên bố chung sẽ tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine. Hỗ trợ ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine. Hợp tác cùng các đồng minh để chống lại các cuộc tấn công thông thường cũng như tấn công hỗn hợp (phá hoại). Mở rộng các lệnh trừng phạt đối với Nga.

 

honglong1

Xe điện
Biển số
OF-305422
Ngày cấp bằng
17/1/14
Số km
2,435
Động cơ
237,955 Mã lực
Trái ngược diễn biến tỉ giá Rub/Usd, độ tuổi vét lính của Uka đang bị Mèo hối thúc giảm chóng mặt từ 25 xuống 18;
Anh Ze muốn yêu cầu viện trợ thì phải bỏ thịt vào sẽ kg có tiền và súng;

View attachment 8856908
Không lẽ U đang bán máu dân lấy viện trợ?
 
Biển số
OF-872114
Ngày cấp bằng
25/11/24
Số km
69
Động cơ
-346 Mã lực
Tuổi
38
Các động thái gần đây cho thấy cuộc chiến sẽ kết thúc trong năm 2025. PT ồ ạt viện trợ cho Ukraine. Ukraine hạ độ tuổi nhập ngũ để mở rộng quân đội. Hàng nóng sẽ được cung cấp đầy đủ cho Ukraine để chơi một trận sống còn với quân Nga.
 

trantran123

Xe đạp
Biển số
OF-867184
Ngày cấp bằng
1/9/24
Số km
34
Động cơ
668 Mã lực
Tuổi
33
hỏi thật các cụ tím trong này ko còn bài nào khác ngoài suốt ngày ca cái bài tỷ giá kinh tế lương thực à ? , sao không thấy cụ tím nào dám nhắc đến chiến sự chính ở donbas hết vậy toàn bàn mấy về đề tào lao bí đao ko à thông tin chiến trường chính thì bơ hết
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,474
Động cơ
317,666 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Phương Tây là PT nào chứ các CỤ trên này coi cái Hạt dẻ của Nga này chỉ là hạt dẻ thôi, đục được mỗi cái lỗ ở mặt đất, chả làm ăn được gì đâu.

VOV.VN - Tên lửa Oreshnik mà Nga mới công bố đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế nói chung và phương Tây nói riêng. Vũ khí đạn đạo tầm xa siêu vượt âm này được xem là một bước tiến mới trong năng lực tên lửa của Nga, với khả năng tác động sâu rộng đến xung đột Nga - Ukraine cũng như an ninh quốc tế.

Vũ khí mới, không phải là phiên bản nâng cấp
Trái với một số nhận định ban đầu, tên lửa Oreshnik của Nga không phải là phiên bản nâng cấp của các hệ thống tên lửa từ thời Xô viết. Tổng thống Nga Putin cho biết, Oreshnik là một phát triển hoàn toàn mới, dựa trên công nghệ Nga hiện đại. Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh rằng quả tên lửa này đại diện cho những nỗ lực trong khuôn khổ “nước Nga mới”, hàm ý những phát triển do Nga thực hiện sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. Ông nói: “Nó được tạo ra trên cơ sở những phát triển hiện đại mới nhất”.
Tên lửa tầm xa Oreshnik có khả năng gắn cả đầu đạn thông thường lẫn đầu đạn hạt nhân.

ly do phuong tay sung so truoc cu danh cua nga bang ten lua oreshnik loi hai hinh anh 1

Tầm bắn của tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Oreshnik (Nga) phủ khắp Tây Âu. Ảnh: Open Data

Năng lực siêu vượt âm và độ chính xác lớn
Tên lửa Oreshnik được mô tả là vũ khí chính xác cao, hoạt động tầm xa hàng ngàn km, sở hữu tốc độ siêu vượt âm (tức là có tốc độ từ 5 lần tốc độ âm thanh trở lên). Tổng thống Putin nêu rõ rằng đây tuy chưa phải là vũ khí “chiến lược” nhưng vẫn rất đáng sợ. Ông nói: “Do sức mạnh tấn công, đặc biệt là khi sử dụng ồ ạt, kết hợp với các hệ thống tầm xa chính xác cao khác, tên lửa Oeshnik sẽ tương đương vũ khí chiến lược”.

Cụ thể, Oreshnik được thiết kế để bay với vận tốc lên tới Mach 10 (khoảng 12.200km/h), tức là bằng khoảng 10 lần tốc độ âm thanh. Các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay rất khó đánh chặn tên lửa di chuyển với tốc độ lớn như vậy. Tổng thống Putin khẳng định, các hệ thống phòng thủ tên lửa của phương Tây hiện nay, kể cả những loại đang được triển khai tại Tây Âu, không đủ sức đánh chặn Oreshnik.
Ông Putin tuyên bố rằng vài quả Oreshnik gắn đầu đạn thường cũng có thể tạo ra sức phá hủy tương đương vũ khí hạt nhân.

Lần sử dụng đầu tiên - phóng thử thành công và đánh trúng mục tiêu
Tên lửa Oreshnik được sử dụng lần đầu tiên là vào ngày 21/11/2024. Khi ấy, tên lửa lao chính xác vào một cơ sở công nghiệp quốc phòng của Ukraine ở thành phố Dnipro, miền trung nước này. Mục tiêu là khu phức hợp công nghiệp Yuzhmash quan trọng của Ukraine, được kế thừa từ Liên Xô và chuyên sản xuất tên lửa.
Ông Putin giải thích rằng đòn đánh vào cơ sở trên là nhằm đáp trả việc Kiev dùng tên lửa tầm xa ATACMS của Mỹ và Storm Shadow của Anh để tập kích lãnh thổ Nga.
Trước việc Mỹ và Anh gỡ rào tên lửa cho Ukraine, Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng cuộc “xung đột khu vực” tại Ukraine đã “có những yếu tố toàn cầu”, ám chỉ sự liên quan của phương Tây trên quy mô lớn.

Sản xuất đại trà và triển khai tác chiến
Sau khi Oreshnik được sử dụng lần đầu (đồng thời được thử nghiệm thành công), Nga hứa hẹn sẽ sản xuất vũ khí này trên quy mô đại trà. Tổng thống Putin xác nhận, Nga hiện đang tổ chức sản xuất hàng loạt tên lửa này và có kế hoạch đưa chúng vào biên chế của Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga. Đây là chỉ dấu cho thấy Oreshnik sẽ trở thành bộ phận chính trong chiến lược quân sự dài hạn của Nga. Oreshnik có tiềm năng sẽ được triển khai rộng rãi trong những tháng tới.
Đáng chú ý, theo ông Putin, việc sản xuất Oreshnik dựa trên công nghệ nội địa và Moscow “đã giải quyết được các vấn đề về thay thế nhập khẩu”. Điều này có nghĩa rằng Nga có thể đã xoay sở thành công để phát triển tên lửa Oreshnik hoàn toàn dựa trên nguồn lực riêng, giảm thiểu việc phụ thuộc yếu tố nước ngoài.

Ý nghĩa chiến lược và tác động toàn cầu
Tướng Sergei Karakayev - người đứng đầu Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga, cho biết Oreshnik có thể vươn tới khắp châu Âu.
Như vậy, đòn tập kích bằng Oreshnik vào ngày 21/11 vừa qua có lẽ không chỉ giới hạn vào xung đột Ukraine mà còn mang ẩn ý rộng lớn hơn, khiến phương Tây phải dè chừng nhiều.
Nga chưa công khai coi Oreshnik là vũ khí hủy diệt hàng loạt nhưng độ chính xác cũng như tiềm năng phá hủy của nó mang lại cho Nga lợi thế công nghệ mà ít nước khác theo kịp được vào lúc này.
Ngay sau đòn răn đe của Nga bằng Oreshnik, phương Tây đã hối thúc phải tăng cường năng lực phòng không cho Ukraine. Giới chức Ukraine đã tiếp cận Mỹ để thảo luận về việc tiếp nhận các hệ thống tiên tiến, bao gồm hệ thống phòng không Patriot và hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cho thấy các hệ thống này đối phó hiệu quả với Oreshnik.
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,474
Động cơ
317,666 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Anh Rốp nhắc lại để U cà nghe cho rõ không thì đến lúc bị vả cho sưng mặt lại gào lên là bị bắt nạt.

Ngoại trưởng Nga cảnh báo nghiêm khắc về việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS của Mỹ để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, nhấn mạnh rằng "sự kiên nhẫn có thể cạn kiệt nếu liên tục bị thử thách."

Tên lửa được phóng từ Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tên lửa được phóng từ Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo Spuniknews, ngày 27/11, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã đưa ra cảnh báo nghiêm khắc về việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS của Mỹ để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, nhấn mạnh rằng "sự kiên nhẫn có thể cạn kiệt nếu liên tục bị thử thách."
Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Nga Pavel Zarubin, ông Lavrov đã trích dẫn các câu tục ngữ Nga để minh họa quan điểm: "Đo bảy lần trước khi cắt một lần" và "Người Nga thắng yên ngựa chậm rãi nhưng phi nước đại."
Phát biểu này được đưa ra sau khi Tổng thống Vladimir Putin tuần trước tiết lộ Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ và Storm Shadow của Anh tấn công vào các khu vực Kursk và Bryansk của Nga vào ngày 19/11.
Trong đêm 24/11, lực lượng phòng không Nga thông báo đã bắn hạ và đánh chặn 34 thiết bị bay không người lái (UAV) của Ukraine - bao gồm 27 UAV bị bắn hạ ở tỉnh Kursk, 2 UAV ở tỉnh Belgorod, 1 UAV ở tỉnh Oryol và 4 UAV trên bầu trời tỉnh Lipetsk.
Bộ Quốc phòng Nga xác nhận trong tuần từ 18-24/11, phòng không nước này đã bắn hạ 5 tên lửa ATACMS và 2 tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh.
Đáp lại, ngày 21/11, Nga đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo tầm trung mới mang tên Oreshnik, nhắm vào một tổ hợp công nghiệp quốc phòng tại thành phố Dnepropetrovsk (Dnipro) của Ukraine./.
 
Biển số
OF-872114
Ngày cấp bằng
25/11/24
Số km
69
Động cơ
-346 Mã lực
Tuổi
38
Anh Rốp nhắc lại để U cà nghe cho rõ không thì đến lúc bị vả cho sưng mặt lại gào lên là bị bắt nạt.

Ngoại trưởng Nga cảnh báo nghiêm khắc về việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS của Mỹ để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, nhấn mạnh rằng "sự kiên nhẫn có thể cạn kiệt nếu liên tục bị thử thách."

Tên lửa được phóng từ Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tên lửa được phóng từ Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo Spuniknews, ngày 27/11, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã đưa ra cảnh báo nghiêm khắc về việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS của Mỹ để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, nhấn mạnh rằng "sự kiên nhẫn có thể cạn kiệt nếu liên tục bị thử thách."
Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Nga Pavel Zarubin, ông Lavrov đã trích dẫn các câu tục ngữ Nga để minh họa quan điểm: "Đo bảy lần trước khi cắt một lần" và "Người Nga thắng yên ngựa chậm rãi nhưng phi nước đại."
Phát biểu này được đưa ra sau khi Tổng thống Vladimir Putin tuần trước tiết lộ Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ và Storm Shadow của Anh tấn công vào các khu vực Kursk và Bryansk của Nga vào ngày 19/11.
Trong đêm 24/11, lực lượng phòng không Nga thông báo đã bắn hạ và đánh chặn 34 thiết bị bay không người lái (UAV) của Ukraine - bao gồm 27 UAV bị bắn hạ ở tỉnh Kursk, 2 UAV ở tỉnh Belgorod, 1 UAV ở tỉnh Oryol và 4 UAV trên bầu trời tỉnh Lipetsk.
Bộ Quốc phòng Nga xác nhận trong tuần từ 18-24/11, phòng không nước này đã bắn hạ 5 tên lửa ATACMS và 2 tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh.
Đáp lại, ngày 21/11, Nga đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo tầm trung mới mang tên Oreshnik, nhắm vào một tổ hợp công nghiệp quốc phòng tại thành phố Dnepropetrovsk (Dnipro) của Ukraine./.
Giờ này còn đe dọa Ukraine được nữa hả? Hành động của Ukraine cho thấy họ sẵn sàng chơi khô máu với Nga. Giờ chỉ bắn tên lửa qua lại thôi và chờ một trận chiến quyết định.
 

MlemMlem

Xe đạp
Biển số
OF-810638
Ngày cấp bằng
11/4/22
Số km
34
Động cơ
7,112 Mã lực
Tuổi
40
Cụ lại coi thường tay chơi tới từ Châu Á rồi. Các con số này không biết nói dối thưa cụ.
Chiến tranh thế giới lần thứ 2 Liên Xô hy sinh hết 27tr dân. Thì TQ cũng hi sinh từ 14-20tr dân. Chứ có ít đâu thưa cụ?

Còn chiến tranh TT-HQ cái lúc TQ nghèo nhất, lạc hậu nhất, đói ăn nhất. Thì cũng bấm bụng kéo 900k sang để đấu với liên minh Hàn-Mỹ 1tr2 quân chứ ít gì :))

So về chất chơi, thì LX số 1 thì tay chơi TQ cũng số 2. Chứ có thua kém gì đâu?

Mà thôi không lan man nữa, mất công chã cho đu cửa sổ vì không liên quan tới chiến sự. Em ấn nút đây =))
Theo em thì Mỹ mới là tay chơi số một, QG duy nhất bị thiệt hại trên 30 con máy bay ném bom chiến lược trong một cuộc chiến, huy động 30% nguồn lực QG để solo với một QG bé hơn mình nhiều. Nga, TQ chưa bao giờ làm đc điều này.😆😆
 

trantran123

Xe đạp
Biển số
OF-867184
Ngày cấp bằng
1/9/24
Số km
34
Động cơ
668 Mã lực
Tuổi
33
Giờ này còn đe dọa Ukraine được nữa hả? Hành động của Ukraine cho thấy họ sẵn sàng chơi khô máu với Nga. Giờ chỉ bắn tên lửa qua lại thôi và chờ một trận chiến quyết định.
trận chiến quyết định cái gì khi nga là đứa đang thắng trên chiến trường , cụ nói chuyện như thằng nga đang thua nặng ở donbass vậy
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,474
Động cơ
317,666 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Làm gì có sự đảo ngược nào ? Chỉ là leo thang ở mức độ nào thôi.

VOV.VN - Những quyết định đảo ngược chính sách gần đây của Tổng thống Biden làm dấy lên một câu hỏi: Đó là tại sao viện trợ không được cung cấp sớm hơn thay vì hỗ trợ vào thời điểm Ukraine dường như đang suy yếu?

Giải mã thời điểm ông Biden ra quyết định
Những quyết định gần đây của Tổng thống Mỹ Joe Biden khi cho phép Ukraine phóng tên lửa vào sâu hơn trong lãnh thổ Nga và cung cấp cho Kiev mìn chống bộ binh gây tranh cãi đã được đưa ra bởi một thực tế mới khắc nghiệt: Nga tăng cường lực lượng, Ukraine chịu nhiều tổn thất trên chiến trường và chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống đã đẩy Ukraine vào vị thế có lẽ là yếu nhất trong gần 3 năm.
Nhiều quan chức Mỹ hiện thừa nhận rằng trong vòng vài tháng nữa, Ukraine có thể bị thúc đẩy đàm phán với Nga để chấm dứt xung đột và buộc phải từ bỏ lãnh thổ. Việc ông Biden đảo ngược các chính sách trước đây của mình về mìn và tên lửa một phần là nhằm trao cho Ukraine vị thế mạnh nhất có thể khi bước vào các cuộc đàm phán tiềm năng đó.

giai ma su dao nguoc chinh sach cua ong biden voi ukraine vao cuoi nhiem ky hinh anh 1

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Washington Post

Sự thay đổi hướng đi này cũng cho thấy một kịch bản đã diễn ra nhiều lần vì ông Biden thường phản đối việc nâng cấp vũ khí cho Kiev do lo ngại leo thang với Nga nhưng lại nhượng bộ vài tháng sau đó. Tuy nhiên, sự đảo ngược gần đây đang nhận được cả những lời hoan nghênh và chỉ trích từ các đồng minh châu Âu, những người nói rằng Ukraine cần mọi lợi thế trong những tuần tới, song không giấu diếm sự thất vọng vì phải đến tận bây giờ nhà lãnh đạo Mỹ mới cung cấp các vũ khí đó.

Động thái của Tổng thống Biden làm dấy lên một câu hỏi bấy lâu trong một số quan chức Mỹ và châu Âu: Đó là tại sao viện trợ không được cung cấp sớm khi nó có thể củng cố sức mạnh Ukraine vào thời điểm nước này ở vị thế mạnh hơn thay vì hỗ trợ vào lúc Kiev dường như đang suy yếu?
Kurt Volker, người từng là Đại sứ Mỹ tại NATO dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush và là đặc phái viên tại Ukraine trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump, cho biết những thay đổi này "đã quá hạn từ lâu" và ông Biden có lẽ đã tạo điều kiện thuận lợi cho Moscow khi không gửi những vũ khí mạnh hơn sớm hơn. Ông Volker đánh giá: "Điều đó đã mang đến cho Nga cảm giác miễn trừ. Họ biết họ có không gian an toàn. Họ biết chúng ta không muốn leo thang và họ có thể tiếp tục tiến hành chiến dịch, tấn công và có những động thái mạnh mẽ".
Tuy nhiên, ông Biden rất nhạy cảm với nguy cơ Tổng thống Vladimir Putin có thể leo thang xung đột một cách nguy hiểm và có khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu ông cảm thấy bị đe dọa. Các quan chức Nhà Trắng cho biết quyết định của ông Biden bị chi phối bởi các điều kiện chiến trường đang thay đổi.
Theo 2 quan chức cấp cao giấu tên trong chính quyền Mỹ, các cuộc thảo luận về việc cho phép sử dụng mìn chống bộ binh và tên lửa tầm xa ATACMS bắt đầu vào cuối tháng 10 nhưng không có quyết định nào được đưa ra cho đến sau cuộc bầu cử tổng thống.
Ông Trump cam kết sẽ chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong 24 giờ mặc dù không nêu rõ cách thức thực hiện. Với khoản viện trợ quân sự và kinh tế của Mỹ cho Ukraine sắp hết hạn vào năm tới, các quan chức của chính quyền ông Biden phần lớn đã chấp nhận khả năng ông Trump sẽ không cung cấp thêm viện trợ cho Ukraine sau khi ông nhậm chức.

Nỗ lực gìn giữ di sản
Nhìn chung, các diễn biến hiện tại cho thấy một trong những thành tựu chính sách đối ngoại lớn nhất của ông Biden đang bị đe dọa. Nhà lãnh đạo Mỹ đã tuyên bố vào năm 2022 rằng ông Putin "không thể tiếp tục nắm quyền" nhưng hiện nay, dường như canh bạc của ông Putin - đặt cược vào việc có thể vượt qua sự hỗ trợ của phương Tây cho Ukraine - đang dần thành hiện thực.
Tổng thống Biden đã được ca ngợi vì cách xử lý cuộc xung đột khi giữ vai trò lãnh đạo liên minh phương Tây hỗ trợ Kiev bằng viện trợ và vũ khí cũng như giám sát việc mở rộng NATO. Tuy nhiên, ông cũng bị một số đồng minh chỉ trích vì quá chậm trễ trong việc cung cấp cho Ukraine vũ khí tiên tiến mà nước này yêu cầu, trong đó ATACMS là minh chứng mới nhất.
Quyết định gây tranh cãi về việc gửi mìn chống bộ binh - một vũ khí mà nhiều nước đã từ bỏ cách đây vài năm vì lý do nhân đạo, cho thấy Nhà Trắng nhìn nhận tình hình cấp bách như thế nào, các quan chức Mỹ cho hay. Trong suốt cuộc xung đột, mối lo ngại của ông Biden, rằng Tổng thống Putin có thể phản ứng mạnh với một hành động mà ông cho là khiêu khích, thậm chí sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí sinh học, đôi khi khiến ông bất đồng với các cố vấn hàng đầu của mình.
"Rõ ràng trong mọi vấn đề lớn - ATACMS, F-16 hay tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Nga, ông Biden đều đơn độc", Ivo Daalder, cựu đại sứ NATO dưới thời Tổng thống Barack Obama và là chủ tịch Hội đồng Chicago về các vấn đề toàn cầu, cho biết.
"Ông ấy do dự trước viễn cảnh leo thang với Nga” và “muốn tránh bằng mọi giá cuộc đối đầu quân sự trực tiếp" với Moscow.
Tổng thống Biden, 82 tuổi, đã dành hơn 50 năm nghiên cứu sâu về chính sách đối ngoại và nhậm chức với những quan điểm đã được xác lập về các vấn đề chính, trong đó có Nga. Phần lớn thế giới quan của ông được đình hình trong suốt Chiến tranh Lạnh, thời điểm mà Liên Xô là một siêu cường toàn cầu tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ, một quan điểm xa lạ với nhiều cố vấn trẻ của ông. Ông Biden đã dành nhiều tâm huyết để củng cố năng lực quốc phòng Ukraine, huy động hàng chục tỷ USD hỗ trợ kinh tế và quân sự cho nước này. Ông khuyến khích các nước châu Âu cũng có động thái tương tự ngay cả khi xung đột làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu, dẫn đến chi phí khí đốt và sưởi ấm cao hơn.
Nỗi sợ leo thang với Nga của ông Biden cũng là yếu tố quan trọng trong quyết định của ông khi giới hạn vũ khí được cung cấp cho Ukraine.
Các cố vấn của ông Biden nói rằng Tổng thống đã thể hiện sự thận trọng phù hợp, xét đến rủi ro của một cuộc chiến tranh hạt nhân và cho biết, các quyết định của ông được thúc đẩy bởi nhân tố chính sách nhiều hơn là nỗi sợ leo thang. Những cố vấn này cũng hạ thấp quan điểm cho rằng việc cung cấp vũ khí sớm hơn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tiến trình xung đột. Nhiều quan chức châu Âu phản đối mạnh mẽ, nói rằng Mỹ chỉ hành động vừa đủ để Ukraine tiếp tục chiến đấu nhưng không đủ để nước này giành chiến thắng.
"Đã muộn 2 năm rồi", một quan chức cấp cao châu Âu nói về quyết định hỗ trợ mìn chống bộ binh của Mỹ cho Ukraine vào đầu tháng này. Tuy nhiên, ngay cả những người không đồng tình với quyết định của ông Biden cũng cho biết họ thừa nhận áp lực mà ông phải chịu để đảm bảo Mỹ không bị vướng vào một cuộc xung đột lớn hơn với một đối thủ sở hữu vũ khí hạt nhân.

Chia rẽ trong chính trường Mỹ
Theo 3 nguồn tin giấu tên, vào tháng 9/2022, khi Ukraine đạt được những thành quả vượt xa kỳ vọng trên chiến trường, Washington nhận được thông tin tình báo rằng Điện Kremlin đang cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân. Những báo cáo tình báo đó là bối cảnh cho quyết định của ông Biden vài tháng sau đó khi bác bỏ đề xuất của Ngoại trưởng Antony Blinken và cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan. Trong một cuộc họp tại Phòng Bầu dục, ông Blinken và ông Sullivan đề xuất đưa ra cảnh báo với Nga rằng Mỹ sẽ cung cấp ATACMS cho Ukraine. Ông Biden đã phản đối, lo ngại về cách Nga sẽ phản ứng. Ông chỉ nhượng bộ một phần gần 1 năm sau đó khi đồng ý cung cấp cho Ukraine ATACMS tầm trung vào mùa thu năm 2023 và ATACMS tầm xa thậm chí còn đến muộn hơn vào mùa xuân năm 2024.
Các nhà lãnh đạo Ukraine đã nhiều lần phàn nàn về thói quen nói không của Mỹ khi họ yêu cầu vũ khí tiên tiến và chỉ đồng ý sau vài tháng, khiến cho vũ khí kém hiệu quả hơn so với thời điểm chúng được gửi đi. Trong chính quyền Mỹ, các yêu cầu của Ukraine thường gây ra sự chia rẽ. Ông Blinken và Bộ Ngoại giao thường thoải mái hơn khi chấp thuận chúng so với ông Biden và Bộ Quốc phòng. Các quan chức thuộc Bộ Ngoại giao đôi khi nói rằng họ tin những tuyên bố đe dọa của ông Putin chỉ là nói suông. Họ dẫn ra rằng các cơ quan tình báo thường đưa ra cảnh báo về hậu quả thảm khốc nếu Ukraine nhận được nhiều viện trợ hơn nhưng sau đó, khi viện trợ thực sự được cung cấp, những kịch bản đó đã không thành hiện thực.
Khi các nhà lãnh đạo Ukraine yêu cầu được phép sử dụng tên lửa ATACMS tầm xa hơn để tấn công vào lãnh thổ Nga vào mùa hè, các quan chức Bộ Ngoại giao đã nhanh chóng đồng ý. Nhưng Lầu Năm Góc và Nhà Trắng đã phản đối, một phần vì lo ngại leo thang và một phần vì Lầu Năm Góc lo ngại về việc cạn kiệt kho tên lửa tiên tiến, các quan chức cho biết vào thời điểm đó.
Mặc dù trước đây là điều cấm kỵ nhưng hiện đã có một sự công nhận âm thầm giữa những người ủng hộ Ukraine ở châu Âu, rằng các cuộc đàm phán hòa bình có thể buộc Ukraine phải từ bỏ một số lãnh thổ cho Nga. Hiện họ đang cân nhắc xem Ukraine có thể nhận được những đảm bảo an ninh nào để ngăn chặn Nga tấn công trong tương lai.
Ông Blinken đã có chuyến thăm một ngày đến trụ sở NATO vào đầu tháng này và các quan chức châu Âu cho biết ông đã mang đến một thông điệp chính: "Chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để củng cố năng lực của Ukraine trước khi ông Trump nhậm chức và các bạn cũng nên làm như vậy".

Kiều Anh/VOV.VN (biên dịch)
Theo: Washington Post
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top