[Funland] Tình hình Nga - Ukraine Vol.168 (số đặc biệt: xung đột Nga và Ukraine)

Trạng thái
Thớt đang đóng

lambasss

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-869864
Ngày cấp bằng
17/10/24
Số km
97
Động cơ
1,699 Mã lực
Ôi sợ quá cơ.

VOV.VN - Cả giới quân sự và giới ngoại giao Mỹ đều cảnh báo về hậu quả thảm khốc cho quân Triều Tiên nếu họ tham chiến tại Ukraine. Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc đưa ra lời cảnh báo đặc biệt sắc lạnh nhằm vào binh sĩ Triều Tiên. Mỹ và Hàn Quốc cùng kêu gọi Triều Tiên hãy rút quân khỏi Nga.

Mỹ tuyên bố quân Triều Tiên trở thành mục tiêu nếu lâm chiến
Nhà Trắng nói rằng các lực lượng Triều Tiên sẽ trở thành “mục tiêu quân sự hợp pháp” nếu họ chiến đấu chống lại Ukraine. Ngày 30/10/2024, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin lặp lại ý này của Nhà Trắng và bổ sung: Các binh sĩ Triều Tiên sẽ “bị thương vong do tham chiến” cùng Nga.
Mỹ hiện chưa chứng kiến binh sĩ Triều Tiên thực sự xung trận giúp Nga. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ Blinken hôm 31/10 cảnh báo rằng “nếu những lực lượng này tham chiến hoặc hỗ trợ tác chiến chống lại Ukraine, họ sẽ trở thành mục tiêu quân sự hợp pháp”.

my canh bao trieu tien ve hau qua tham khoc neu tham chien o ukraine hinh anh 1

Cầu vượt và hệ thống đường sắt tại thị trấn Pokrovk (miền Đông Ukraine) sau khi hứng chịu những đòn tập kích của quân đội Nga. Ảnh: Reuters.

Trong khi đó, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Robert Wood tuyên bố thẳng thừng trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc rằng các lực lượng Triều Tiên nếu tiến vào đất Ukraine sẽ đối mặt hậu quả thảm khốc.

Người đứng đầu ngành quốc phòng của Mỹ và Hàn Quốc đều đã kêu gọi Triều Tiên hãy rút quân khỏi Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu tại Lầu Năm Góc vào ngày 30/10: “Tôi kêu gọi họ rút quân khỏi Nga”. Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong-hyun trước đó cũng đã đưa ra lời kêu gọi tương tự.
Mặc dù Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin kêu gọi Triều Tiên rút quân, ông vẫn cho rằng có khả năng cao Moscow sẽ xúc tiến triển khai quân Triều Tiên để chống lại Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong-hyun cho biết, ông tin rằng việc Triều Tiên triển khai quân sang Nga “có thể dẫn tới leo thang đe dọa an ninh trên bán đảo Triều Tiên”. Ông nói, sở dĩ ông nhận định vậy là vì có khả năng cao Bình Nhưỡng sẽ đề nghị Nga chuyển giao công nghệ hỗ trợ chương trình vũ khí của Triều Tiên, bao gồm vũ khí hạt nhân chiến thuật, tên lửa đạn đạo liên lục địa và vệ tinh trinh sát, để đổi lại việc triển khai quân Triều Tiên giúp Nga.
Nga và Triều Tiên vốn đã làm sâu sắc quan hệ đồng minh chính trị và quân sự trong tiến trình xung đột Nga - Ukraine. Tuy nhiên, tình huống lực lượng Bình Nhưỡng tham chiến chống lại quân Kiev là một bước leo thang thu hút sự chú ý rộng rãi của quốc tế.
Ngoại trưởng Triều Tiên Choe Son Hui đã có mặt tại Moscow vào hôm 30/10 để hội đàm “chiến lược” với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Trong khi đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thảo luận với Thứ trưởng Ngoại giao Nga đang thăm Bắc Kinh về cuộc khủng hoảng Ukraine.
Tổng thống Nga Putin không phủ nhận cũng không xác nhận cáo buộc quân Triều Tiên được triển khai trên lãnh thổ Nga. Triều Tiên phủ nhận việc nước này gửi quân sang Nga nhưng một thứ trưởng ngoại giao của Triều Tiên tuyên bố rằng nếu có chuyện đó thì vẫn là phù hợp thông lệ quốc tế.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia hôm 30/10 nói rằng lực lượng Triều Tiên không có mặt tại tiền tuyến. Ông Nebenzia tố cả Mỹ lẫn Anh tung tin sai lệch.

Tình hình Nga - Ukraine nóng lên với yếu tố Triều Tiên
Washington cho biết, 10.000 quân Triều Tiên đã được triển khai để đối đầu với lực lượng Ukraine. Ngày 31/10, giới chức Mỹ thông báo có tới 8.000 binh lính Triều Tiên hiện diện tại tỉnh Kursk của Nga và dự kiến sẽ lâm trận chống lại lực lượng Ukraine trong những ngày sắp tới (Ukraine bắt đầu chiến dịch đột kích vào Kursk vào đầu tháng 8). Một quan chức Ukraine giấu tên tiết lộ rằng quân Triều Tiên hiện đóng tại vị trí nằm cách biên giới Nga - Ukraine là 50km.
Phát biểu bên cạnh các bộ trưởng quốc phòng của Mỹ và Hàn Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Blinken cho biết, các lực lượng Triều Tiên đã được huấn luyện về “pháo, UAV, tác chiến bộ binh cơ bản, bao gồm khai thông chiến hào, cho thấy họ có thể được sử dụng đầy đủ cho tác chiến ở tuyến đầu”.
Những cảnh báo của Mỹ và Triều Tiên xuất hiện vào lúc Triều Tiên vừa thử tên lửa đạn đạo mà nước này coi là “tên lửa chiến lược mạnh nhất thế giới” còn Mỹ xác định là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

Mỹ và đồng minh hiện đang cân nhắc cách phản ứng với hợp tác quân sự gia tăng giữa Moscow và Bình Nhưỡng.
Tại buổi họp báo vào hôm 31/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin cho biết: “Chúng tôi đang tham vấn sát sao với các đồng minh và đối tác tại những nước khác trong khu vực về những diễn biến này và phản ứng của chúng tôi”. Còn Ngoại trưởng Mỹ Blinken thì nói rằng Mỹ sẽ cung cấp thêm viện trợ quân sự cho Ukraine trong những ngày tới.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin tin rằng Ukraine vẫn sẽ giữ được đất ở Kursk dù quân Nga có thêm viện binh Triều Tiên. Tổng thống Ukraine Zelensky hôm 31/10 cũng cảnh báo lực lượng Triều Tiên sẽ bị đẩy lui và hứng chịu thương vong.
Cùng ngày 31/10, Ngoại trưởng Blinken và Bộ trưởng Austin kêu gọi Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của mình với Triều Tiên để ngăn ngừa các động thái trên của Triều Tiên. Ông Blinken cho biết phía Mỹ rất quan tâm đến khả năng Nga hỗ trợ nâng cao năng lực quân sự của Triều Tiên.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc không công bố sự thay đổi nào đối với chính sách dài lâu của Hàn Quốc với nội dung cấm nước này bán vũ khí cho những khu vực đang có xung đột vũ trang, bao gồm Ukraine. Cả Mỹ và Ukraine đều đã kêu gọi Hàn Quốc xem lại chính sách này.
Ông Kim Yong-hyun trả lời như sau cho câu hỏi liệu Hàn Quốc có kế hoạch để cung cấp đạn dược cho Ukraine theo cách gián tiếp hay không: “Vào lúc này, chưa có điều gì được quyết định”.

Trung Hiếu/VOV.VN tổng hợp
Nguồn: Guardian, CNN
Các cụ cho hỏi cái tại sao Phương Tây Mỹ Hàn Quốc chuyển tiền vũ khí người sang Ukraine, cướp cả tiền của Nga chuyển sang Ukraine được mà tại sao Triều Tiên đưa vũ khí với người sang Nga lại không được nhỉ? Mà sao Hàn quốc cứ kêu la oaii oái như bị cắt tiết thể nhỉ, Hàn Quốc còn có cả Quân Mỹ đóng ở trong nước, có cả tập trận với Mỹ, có cả bán vũ khí cho Phương Tây, còn Triều Tiên bị cấm vận mãi giờ mới ngóc đầu lên được lại bị kêu la kinh thế nhỉ, chẳng lẽ dân chủ phải lê la giẫy đành đạch thể hả?
 

ncs

Xe tăng
Biển số
OF-824375
Ngày cấp bằng
26/12/22
Số km
1,079
Động cơ
46,129 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lâu lắm mình mới vào đây. Vẫn không hiểu người dân Uc nghĩ gì khi đưa anh Do thái làm lđ và đưa đất nước vào cuộc chiến tàn khốc. Hơn thế nữa, 1 dân tộc đã để anh Dê thay đổi tín ngưỡng truyền thống hàng ngàn năm của mình trong tg cực ngắn liệu có xứng đáng còn là 1 dân tộc nữa hay không. Mình chỉ có thể tự giải thích là người dân Uc đã mộng tưởng quá nhiều vào phương Tây, nghĩ rằng sẽ nhanh chóng đổi đời nên bất chấp mù quáng mà không nghĩ rằng đó chỉ là đk cần, đủ là phải nội lực. Để đất nước phát triển quan hệ tốt với phương Tây mà không xung đột với Nga không phải là không làm được
 

Taikhoanit

Xe máy
Biển số
OF-402667
Ngày cấp bằng
25/1/16
Số km
68
Động cơ
230,718 Mã lực
Nơi ở
horizon...
Lâu lắm mình mới vào đây. Vẫn không hiểu người dân Uc nghĩ gì khi đưa anh Do thái làm lđ và đưa đất nước vào cuộc chiến tàn khốc. Hơn thế nữa, 1 dân tộc đã để anh Dê thay đổi tín ngưỡng truyền thống hàng ngàn năm của mình trong tg cực ngắn liệu có xứng đáng còn là 1 dân tộc nữa hay không. Mình chỉ có thể tự giải thích là người dân Uc đã mộng tưởng quá nhiều vào phương Tây, nghĩ rằng sẽ nhanh chóng đổi đời nên bất chấp mù quáng mà không nghĩ rằng đó chỉ là đk cần, đủ là phải nội lực. Để đất nước phát triển quan hệ tốt với phương Tây mà không xung đột với Nga không phải là không làm được
Anh Ze chưa bao giờ đại diện cho ng dân Uc cụ ạ. Cụ nhìn ảnh ng dân bị bắt đi lính sẽ hiểu. Chỉ 1 nhóm nhỏ bị đô la đầu độc. Cụ đừng dùng người dân mà tội họ nhé cụ.
 

BinhminhSG

Xe buýt
Biển số
OF-794941
Ngày cấp bằng
28/10/21
Số km
727
Động cơ
181,503 Mã lực
Tím vẫn thường hú hét, chế nhạo lằn ranh đỏ của Nga mà không đủ nhận thức/ hoặc cố tình không biết rằng khi Teilon vi phạm red-line thì không có nghĩa là Nga phải chường mặt ra đánh nhau với bầy đàn đó, chỉ cần bơm thông tin tình báo, vũ khí cho lực lượng nào đó thì Teilon sẽ bị ăn không ngon, ngủ không yên và phạm vi ảnh hưởng sẽ bị co hẹp lại, không thể cứ hung hăng thói côn đồ bắt nạt mãi được.
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,544
Động cơ
318,418 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Ôi trời. AQ thời hiện đại ở PT đây sao ?
Quân U cà có lợi thế là thay vì làm màu mỡ cho đất U thì giờ đây họ được phép làm cho đất Nga màu mỡ hơn.
Hic.

VOV.VN - Quân đội Ukraine chiến đấu trên lãnh thổ Kursk của Nga có một lợi thế bất ngờ trong chiến đấu mà họ chưa từng có trước đây trong cuộc xung đột này.

Lợi thế bất ngờ của Ukraine
Lực lượng Ukraine đã tràn vào khu vực Kursk ở phía Tây Nam nước Nga vào tháng 8/2024. Ở giai đoạn cao trào của chiến dịch xâm nhập, họ chiếm giữ khoảng 804km2 lãnh thổ của Nga. Moscow đã giành lại một số khu vực, nhưng chưa thể đẩy lùi hoàn toàn các lực lượng của đối phương.
loi the bat ngo cua ukraine trong tran chien du doi voi nga tai lo lua kursk hinh anh 1

Ukraine có một lợi thế quan trọng tại Kursk. Ảnh: Getty

Trước khi thực hiện chiến dịch đột kích Kursk, các binh sỹ Ukraine chủ yếu chiến đấu trên lãnh thổ nước này, ngoại trừ những cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tầm xa vào các cơ sở quân sự và nhà máy lọc dầu ở Nga cũng như những cuộc tập kích tại Biển Đen.
Mặc dù binh sỹ Ukraine có một số lợi thế nhất định khi chiến đấu ở lãnh thổ của họ, nhưng chiến lược tập trung phòng thủ trong thời gian quá dài đã cản trở khả năng tấn công mạnh mẽ, khiến họ khó đạt được bước đột phá lớn, Business Insider dẫn nhận định của các chuyên gia về xung đột cho biết.

Ông Michael Bohnert, một chuyên gia về chiến tranh tại Tập đoàn RAND cho rằng, lợi thế của Ukraine ở Kursk là "họ không phải bảo vệ bất kỳ thành phố hay thị trấn nào trong số đó" vì chúng thuộc về Nga. "Họ chỉ cần tiến lên khi có lợi thế và rút lui khi không có lợi thế. Đó là cách chiến đấu thực sự hiệu quả", ông nói.
Khi chiến đấu trong nước, quân đội Ukraine đã nỗ lực phòng thủ tại một số thành phố, kiên quyết bám trụ đến cùng và giao chiến với lực lượng Nga cho đến khi họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc rút lui. Trận chiến giành Bakhmut là một ví dụ điển hình. Ngoài ra, còn rất nhiều diễn biến tương tự khi Ukraine tập trung bảo vệ nhiều vùng lãnh thổ nhất trong khả năng của họ.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine chủ yếu diễn ra trên lãnh thổ của một quốc gia, khiến Ukraine gặp bất lợi lớn và làm cho quân đội nước này bị mắc kẹt. Nhưng hiện giờ, tình hình đã thay đổi, ông Michael Bohnert lưu ý.

Không cần quá tập trung vào nỗ lực phòng thủ
Theo chuyên gia Michael Bohnert, trong vùng Kursk, "các binh sỹ Ukraine chỉ cần tận dụng địa hình, tìm cách chiến đấu hiệu quả nhất và sau đó họ có thể rời đi. Ngược lại, họ có thể ở lại nếu cần bảo vệ lực lượng hay thiết bị của mình hoặc theo đuổi một số mục tiêu khác. Điều này không xảy ra khi họ chiến đấu bên trong lãnh thổ Ukraine”.
Nói về các khu định cư ở Kursk, ông Bohnert rằng "chúng không phải là lãnh thổ của Ukraine, vì vậy họ có thể lựa chọn chiến đấu và phòng thủ ở những vị trí có lợi nhất để xây dựng các công sự. Trong trường hợp bị áp đảo về số lượng, họ chỉ cần rút lui về vị trí tiếp theo".
Nga đang tiến công và từng bước giành lại lãnh thổ ở Kursk. Hiện vẫn chưa rõ Ukraine có ý định bám trụ lâu dài tại khu vực này hay không.
Ông William Alberque, chuyên gia về chiến tranh tại Trung tâm Stimson cho rằng, trong thời gian tới, Nga có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi muốn giành phần phần lãnh thổ còn lại mà Ukraine đang kiểm soát. Đối với Kiev, họ có thể dễ dàng thực hiện hoạt động rút lui trong chiến đấu và nhượng lại lãnh thổ mà họ không bao giờ có thể giữ một cách hợp pháp", ông nói.
Ông Bohnert lưu ý, Nga chắc chắn sẽ đối mặt thách thức lớn vì giờ đây Ukraine có thể "chọn thời điểm và địa điểm phòng thủ".
Ukraine nhiều lần ám chỉ rằng cuộc tấn công tỉnh Kursk nhằm mục đích chiếm giữ lãnh thổ của Nga để họ có thể đưa ra trao đổi trong các cuộc đàm phán, nhưng Kiev vẫn có những lợi thế khác khi giao tranh ở đây. Matthew Savill - chuyên gia chiến lược quân sự tại Viện nghiên cứu An ninh - Quốc phòng Hoàng gia Anh (RUSI), cho rằng, mục đích của Ukraine chiếm giữ lãnh thổ Kursk có thể xuất phát từ đánh giá cho rằng "nếu họ thiết lập một thế phòng thủ vững chắc, họ có thể làm suy yếu người Nga một cách hiệu quả".
Ông Alberque cho rằng, tại Kursk, Ukraine có thể xác định địa điểm thuận lợi để chiến đấu với Nga, tạo ra "vùng nguy hiểm" và "cài bẫy để làm chậm bước tiến của Nga". "Họ không cần phải phòng thủ toàn bộ khu vực đã chiếm giữ”, chuyên gia này nhấn mạnh.

Quân đội Ukraine luôn lo ngại rằng Nga sẽ giữ bất kỳ lãnh thổ nào mà họ chiếm được vô thời hạn. Nga đã sáp nhập Crimea kể từ năm 2014, trong khi lực lượng ly khai được Nga hậu thuẫn đang cố gắng siết chặt quyền kiểm soát của họ ở Donbas.
Nhưng tại Kursk, Ukraine không cần phải lo lắng về những gì sẽ xảy ra với lãnh thổ mà họ từ bỏ ở Nga và điều đó cho phép họ tiếp cận cuộc xung đột ở khu vực này theo cách khác. "Đây là lợi thế hoạt động rất lớn đối với người chỉ huy vì họ không phải vạch ra bất kỳ ranh giới nào", ông Alberque nói.
Chuyên gia này nhấn mạnh, khi lựa chọn nơi phòng thủ ở Ukraine, quân đội nước này "không chỉ xem xét địa hình mà còn xem xét vai trò, tầm quan trọng cũng như tính biểu tượng của các thành phố, làng mạc vì ở những nơi đó có công dân Ukraine, in đậm dấu ấn lịch sử đất nước.
“Việc mất một ngôi làng ở Ukraine hoàn toàn khác với việc từ bỏ một ngôi làng ở Nga", ông Alberque lưu ý. Ngược lại, ở miền đông Ukraine, nơi giao tranh diễn ra ác liệt, "các binh sỹ Ukraine có thể sẽ cảm thấy suy sụp khi để mất một ngôi làng, hoặc một địa điểm lịch sử”. Theo chuyên gia Alberque, việc chiến đấu trên lãnh thổ Nga giúp các chỉ huy Ukraine có nhiều lựa chọn hơn trong việc đưa ra kế hoạch chiến đấu dựa trên những gì thực sự học thực sự cần.

Hồng Anh/VOV.VN (biên dịch)
Theo Business Insider
 

MlemMlem

Xe máy
Biển số
OF-810638
Ngày cấp bằng
11/4/22
Số km
61
Động cơ
7,944 Mã lực
Tuổi
40
Sau khi kích động Iran đứng sau nhóm hồi giáo cực đoan Hamas gây ra cuộc chiến ở Trung đông cách đây hơn một năm ... Giờ đây lại tiếp tục kích động gây căng thẳng ở vùng Đông Á biên giới đình chiến giữa Nam Bắc Triều tiên, và đặc biệt là đưa khoảng 10.000 quân tới Nga huấn luyện và sắp sửa đưa vào Ukraine tham chiến .
Đây là mỗi nguy hiểm rất tiềm tàng cho nguy cơ thế chiến thứ 3, trong khi đó quan điểm của Mỹ là vẫn theo dõi sát sao tình hình qua tin tức tình báo, bà chỉ khi nào người lính Bắc hàn đầu tiên đặt chân trên đất Ukraine thì mới cho phép Ukraine sử dụng những vũ khí hiệu quả hơn, đặc biệt là tên lửa tầm xa .
Lính Nato trá hình vào Ukr mới là mối nguy nguy lớn nhất cho WW3, mấy chỗ kia nhằm nhò gì. WW3 sẽ chỉ diễn ra trên đất châu Âu thôi. Đó là định mệnh😊
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,544
Động cơ
318,418 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Nga càng đánh càng sáng tạo.

TPO - Các chuyên gia Ukraine chỉ ra rằng, quân đội Nga đã bắt đầu triển khai máy bay không người lái được trang bị đầu đạn nhiệt áp trên chiến trường.
Báo cáo từ Phòng thí nghiệm nghiên cứu chất nổ thuộc Viện Nghiên cứu khoa học pháp y Kiev (KNDISE) cho biết, những ngày gần đây, Nga đã triển khai máy bay không người lái trang bị đầu đạn nhiệt áp trong cuộc tấn công vào các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Ukraine.
Theo đó, các chuyên gia đã kiểm tra các mảnh vỡ từ máy bay không người lái (UAV) Geran-2 (Geran là UAV tấn công được Nga phát triển dựa trên UAV Shahed-136 của Iran) được lực lượng Nga sử dụng trong một loạt cuộc không kích từ ngày 26 đến ngày 29/10.
Quá trình phân tích chỉ ra rằng, quân đội Nga đã cải tiến máy bay không người lái để trang bị đầu đạn nhiệt áp. Đặc biệt, khi "mổ xẻ" UAV của Nga, các chuyên gia đã phát hiện thiết bị Kometa - một công cụ tác chiến điện tử mạnh mẽ thường được lắp đặt trong tên lửa như Kh-69 và Iskander-M, cũng như máy bay không người lái trinh sát của Nga. Điều đáng chú ý là việc sản xuất các thành phần này phụ thuộc vào vi điện tử nước ngoài.

Nga trang bị đầu đạn nhiệt áp cho máy bay không người lái ảnh 1

Trong một diễn biến mới, Không quân Ukraine thông báo, trong đêm ngày 31/10, sáng 1/11, Nga đã tiến hành một cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine.
48 máy bay tấn công không người lái đã được Nga phóng từ Orel và Kursk trong khi 3 tên lửa không đối đất Kh-59/69 được phóng từ Kherson. Ngoài ra, máy bay chiến thuật của Nga đã tiến hành các cuộc tấn công bằng bom dẫn đường vào Kharkiv, Sumy và Zaporizhzhia.
Máy bay chiến đấu, lực lượng tên lửa phòng không, các nhóm hỏa lực cơ động và các đơn vị tác chiến điện tử của Ukraine đã bắn hạ 31 máy bay không người lái, 14 máy bay không người lái khác đã biến mất khỏi màn hình radar và 3 chiếc bay về phía Belarus. Phòng không Ukraine cũng đã bắn hạ 1 tên lửa không đối đất Kh-59/69 và 2 tên lửa còn lại không đến được mục tiêu.
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
19,847
Động cơ
544,778 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Ôi trời. AQ thời hiện đại ở PT đây sao ?
Quân U cà có lợi thế là thay vì làm màu mỡ cho đất U thì giờ đây họ được phép làm cho đất Nga màu mỡ hơn.
Hic.

VOV.VN - Quân đội Ukraine chiến đấu trên lãnh thổ Kursk của Nga có một lợi thế bất ngờ trong chiến đấu mà họ chưa từng có trước đây trong cuộc xung đột này.

Lợi thế bất ngờ của Ukraine
Lực lượng Ukraine đã tràn vào khu vực Kursk ở phía Tây Nam nước Nga vào tháng 8/2024. Ở giai đoạn cao trào của chiến dịch xâm nhập, họ chiếm giữ khoảng 804km2 lãnh thổ của Nga. Moscow đã giành lại một số khu vực, nhưng chưa thể đẩy lùi hoàn toàn các lực lượng của đối phương.
loi the bat ngo cua ukraine trong tran chien du doi voi nga tai lo lua kursk hinh anh 1

Ukraine có một lợi thế quan trọng tại Kursk. Ảnh: Getty

Trước khi thực hiện chiến dịch đột kích Kursk, các binh sỹ Ukraine chủ yếu chiến đấu trên lãnh thổ nước này, ngoại trừ những cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tầm xa vào các cơ sở quân sự và nhà máy lọc dầu ở Nga cũng như những cuộc tập kích tại Biển Đen.
Mặc dù binh sỹ Ukraine có một số lợi thế nhất định khi chiến đấu ở lãnh thổ của họ, nhưng chiến lược tập trung phòng thủ trong thời gian quá dài đã cản trở khả năng tấn công mạnh mẽ, khiến họ khó đạt được bước đột phá lớn, Business Insider dẫn nhận định của các chuyên gia về xung đột cho biết.

Ông Michael Bohnert, một chuyên gia về chiến tranh tại Tập đoàn RAND cho rằng, lợi thế của Ukraine ở Kursk là "họ không phải bảo vệ bất kỳ thành phố hay thị trấn nào trong số đó" vì chúng thuộc về Nga. "Họ chỉ cần tiến lên khi có lợi thế và rút lui khi không có lợi thế. Đó là cách chiến đấu thực sự hiệu quả", ông nói.
Khi chiến đấu trong nước, quân đội Ukraine đã nỗ lực phòng thủ tại một số thành phố, kiên quyết bám trụ đến cùng và giao chiến với lực lượng Nga cho đến khi họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc rút lui. Trận chiến giành Bakhmut là một ví dụ điển hình. Ngoài ra, còn rất nhiều diễn biến tương tự khi Ukraine tập trung bảo vệ nhiều vùng lãnh thổ nhất trong khả năng của họ.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine chủ yếu diễn ra trên lãnh thổ của một quốc gia, khiến Ukraine gặp bất lợi lớn và làm cho quân đội nước này bị mắc kẹt. Nhưng hiện giờ, tình hình đã thay đổi, ông Michael Bohnert lưu ý.

Không cần quá tập trung vào nỗ lực phòng thủ
Theo chuyên gia Michael Bohnert, trong vùng Kursk, "các binh sỹ Ukraine chỉ cần tận dụng địa hình, tìm cách chiến đấu hiệu quả nhất và sau đó họ có thể rời đi. Ngược lại, họ có thể ở lại nếu cần bảo vệ lực lượng hay thiết bị của mình hoặc theo đuổi một số mục tiêu khác. Điều này không xảy ra khi họ chiến đấu bên trong lãnh thổ Ukraine”.
Nói về các khu định cư ở Kursk, ông Bohnert rằng "chúng không phải là lãnh thổ của Ukraine, vì vậy họ có thể lựa chọn chiến đấu và phòng thủ ở những vị trí có lợi nhất để xây dựng các công sự. Trong trường hợp bị áp đảo về số lượng, họ chỉ cần rút lui về vị trí tiếp theo".
Nga đang tiến công và từng bước giành lại lãnh thổ ở Kursk. Hiện vẫn chưa rõ Ukraine có ý định bám trụ lâu dài tại khu vực này hay không.
Ông William Alberque, chuyên gia về chiến tranh tại Trung tâm Stimson cho rằng, trong thời gian tới, Nga có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi muốn giành phần phần lãnh thổ còn lại mà Ukraine đang kiểm soát. Đối với Kiev, họ có thể dễ dàng thực hiện hoạt động rút lui trong chiến đấu và nhượng lại lãnh thổ mà họ không bao giờ có thể giữ một cách hợp pháp", ông nói.
Ông Bohnert lưu ý, Nga chắc chắn sẽ đối mặt thách thức lớn vì giờ đây Ukraine có thể "chọn thời điểm và địa điểm phòng thủ".
Ukraine nhiều lần ám chỉ rằng cuộc tấn công tỉnh Kursk nhằm mục đích chiếm giữ lãnh thổ của Nga để họ có thể đưa ra trao đổi trong các cuộc đàm phán, nhưng Kiev vẫn có những lợi thế khác khi giao tranh ở đây. Matthew Savill - chuyên gia chiến lược quân sự tại Viện nghiên cứu An ninh - Quốc phòng Hoàng gia Anh (RUSI), cho rằng, mục đích của Ukraine chiếm giữ lãnh thổ Kursk có thể xuất phát từ đánh giá cho rằng "nếu họ thiết lập một thế phòng thủ vững chắc, họ có thể làm suy yếu người Nga một cách hiệu quả".
Ông Alberque cho rằng, tại Kursk, Ukraine có thể xác định địa điểm thuận lợi để chiến đấu với Nga, tạo ra "vùng nguy hiểm" và "cài bẫy để làm chậm bước tiến của Nga". "Họ không cần phải phòng thủ toàn bộ khu vực đã chiếm giữ”, chuyên gia này nhấn mạnh.

Quân đội Ukraine luôn lo ngại rằng Nga sẽ giữ bất kỳ lãnh thổ nào mà họ chiếm được vô thời hạn. Nga đã sáp nhập Crimea kể từ năm 2014, trong khi lực lượng ly khai được Nga hậu thuẫn đang cố gắng siết chặt quyền kiểm soát của họ ở Donbas.
Nhưng tại Kursk, Ukraine không cần phải lo lắng về những gì sẽ xảy ra với lãnh thổ mà họ từ bỏ ở Nga và điều đó cho phép họ tiếp cận cuộc xung đột ở khu vực này theo cách khác. "Đây là lợi thế hoạt động rất lớn đối với người chỉ huy vì họ không phải vạch ra bất kỳ ranh giới nào", ông Alberque nói.
Chuyên gia này nhấn mạnh, khi lựa chọn nơi phòng thủ ở Ukraine, quân đội nước này "không chỉ xem xét địa hình mà còn xem xét vai trò, tầm quan trọng cũng như tính biểu tượng của các thành phố, làng mạc vì ở những nơi đó có công dân Ukraine, in đậm dấu ấn lịch sử đất nước.
“Việc mất một ngôi làng ở Ukraine hoàn toàn khác với việc từ bỏ một ngôi làng ở Nga", ông Alberque lưu ý. Ngược lại, ở miền đông Ukraine, nơi giao tranh diễn ra ác liệt, "các binh sỹ Ukraine có thể sẽ cảm thấy suy sụp khi để mất một ngôi làng, hoặc một địa điểm lịch sử”. Theo chuyên gia Alberque, việc chiến đấu trên lãnh thổ Nga giúp các chỉ huy Ukraine có nhiều lựa chọn hơn trong việc đưa ra kế hoạch chiến đấu dựa trên những gì thực sự học thực sự cần.

Hồng Anh/VOV.VN (biên dịch)
Theo Business Insider
Đúng là AQ chính truyện còn thua xa!
 
Biển số
OF-486502
Ngày cấp bằng
4/2/17
Số km
959
Động cơ
178,251 Mã lực
Nga càng đánh càng sáng tạo.

TPO - Các chuyên gia Ukraine chỉ ra rằng, quân đội Nga đã bắt đầu triển khai máy bay không người lái được trang bị đầu đạn nhiệt áp trên chiến trường.
Báo cáo từ Phòng thí nghiệm nghiên cứu chất nổ thuộc Viện Nghiên cứu khoa học pháp y Kiev (KNDISE) cho biết, những ngày gần đây, Nga đã triển khai máy bay không người lái trang bị đầu đạn nhiệt áp trong cuộc tấn công vào các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Ukraine.
Theo đó, các chuyên gia đã kiểm tra các mảnh vỡ từ máy bay không người lái (UAV) Geran-2 (Geran là UAV tấn công được Nga phát triển dựa trên UAV Shahed-136 của Iran) được lực lượng Nga sử dụng trong một loạt cuộc không kích từ ngày 26 đến ngày 29/10.
Quá trình phân tích chỉ ra rằng, quân đội Nga đã cải tiến máy bay không người lái để trang bị đầu đạn nhiệt áp. Đặc biệt, khi "mổ xẻ" UAV của Nga, các chuyên gia đã phát hiện thiết bị Kometa - một công cụ tác chiến điện tử mạnh mẽ thường được lắp đặt trong tên lửa như Kh-69 và Iskander-M, cũng như máy bay không người lái trinh sát của Nga. Điều đáng chú ý là việc sản xuất các thành phần này phụ thuộc vào vi điện tử nước ngoài.

Nga trang bị đầu đạn nhiệt áp cho máy bay không người lái ảnh 1


Trong một diễn biến mới, Không quân Ukraine thông báo, trong đêm ngày 31/10, sáng 1/11, Nga đã tiến hành một cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine.
48 máy bay tấn công không người lái đã được Nga phóng từ Orel và Kursk trong khi 3 tên lửa không đối đất Kh-59/69 được phóng từ Kherson. Ngoài ra, máy bay chiến thuật của Nga đã tiến hành các cuộc tấn công bằng bom dẫn đường vào Kharkiv, Sumy và Zaporizhzhia.
Máy bay chiến đấu, lực lượng tên lửa phòng không, các nhóm hỏa lực cơ động và các đơn vị tác chiến điện tử của Ukraine đã bắn hạ 31 máy bay không người lái, 14 máy bay không người lái khác đã biến mất khỏi màn hình radar và 3 chiếc bay về phía Belarus. Phòng không Ukraine cũng đã bắn hạ 1 tên lửa không đối đất Kh-59/69 và 2 tên lửa còn lại không đến được mục tiêu.
Hệ thống phòng không hoàn hảo, Ít xà không cắp cặp sang học hơi phí :D
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,113
Động cơ
68,774 Mã lực
Tuổi
124
Bây giờ trình độ, kinh nghiệm của phi công không quân Nga số 2 thì ko ai dám số 1


kể cả kinh nghiệm của pilot NATO cũng chả là cái gì
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,113
Động cơ
68,774 Mã lực
Tuổi
124

L0SEDOW

Xe tải
Biển số
OF-379346
Ngày cấp bằng
25/8/15
Số km
425
Động cơ
167,586 Mã lực
Tuổi
43
Tuyên bố từ phía Ukraine

quân ukraine đã chính thức giao chiến với quân đội triều tiên tại kursk


nhưng ko có lấy 1 hình ảnh nào !
Ý của Ukraine là quá rõ: Bọn Triểu nó công khai vào đánh giúp quân Nga rồi kìa, các anh NATO đẹp trai còn chờ gì nữa mà không lột áo ra chính thức công khai tham chiến với bon Nga đi, em sẽ tắm rửa sẵn nằm chờ cho ráo nước.
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,113
Động cơ
68,774 Mã lực
Tuổi
124
Phó Tổng tham mưu trưởng Bắc Triều Tiên giám sát quân đội ở Nga

1730537600108.png

Bắc Triều Tiên được cho là đã cử Phó Tổng tham mưu trưởng Kim Yong Bok cùng quân nhân của mình đến Nga. Cơ quan Tình báo Quốc gia đã đưa tin này trong phiên họp quốc hội tại Hàn Quốc.

Kim Yong Bok, một cộng sự thân cận của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, nắm giữ vai trò có ảnh hưởng là Phó Tổng tham mưu trưởng. Được biết đến với vai trò lãnh đạo trước đây của Quân đoàn tấn công số 11 của Triều Tiên – hiện là nền tảng của lực lượng đặc nhiệm – Kim Yong Bok mang đến kinh nghiệm tác chiến sâu rộng, giúp ông có thể giám sát tốt các lực lượng Triều Tiên hiện đang ở Nga.

 

foxdie

Xe buýt
Biển số
OF-592202
Ngày cấp bằng
26/9/18
Số km
722
Động cơ
142,923 Mã lực
Nơi ở
TP.HCM
Website
foxdie.one
Các cụ cho hỏi cái tại sao Phương Tây Mỹ Hàn Quốc chuyển tiền vũ khí người sang Ukraine, cướp cả tiền của Nga chuyển sang Ukraine được mà tại sao Triều Tiên đưa vũ khí với người sang Nga lại không được nhỉ? Mà sao Hàn quốc cứ kêu la oaii oái như bị cắt tiết thể nhỉ, Hàn Quốc còn có cả Quân Mỹ đóng ở trong nước, có cả tập trận với Mỹ, có cả bán vũ khí cho Phương Tây, còn Triều Tiên bị cấm vận mãi giờ mới ngóc đầu lên được lại bị kêu la kinh thế nhỉ, chẳng lẽ dân chủ phải lê la giẫy đành đạch thể hả?
thì tại quen thói ngồi trên đầu người khác rồi, giờ đang bị tước mất cái quyền đó nên PT la oai oái.
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,113
Động cơ
68,774 Mã lực
Tuổi
124
Trung Quốc cấm vận trừng phạt nhà sản xuất UAV lớn nhất của Mỹ Skydio - ảnh hưởng đến nguồn cung UAV cho Ukraine


Cuộc chiến ukraine đã chứng minh công nghệ uav drone đắt tiền của nato hoan toàn vô dụng, ko thể so bì được với uav drone rẻ tiền của TQ, Nga, Iran
 

baba77

Xe tăng
Biển số
OF-825566
Ngày cấp bằng
29/1/23
Số km
1,503
Động cơ
150,323 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tuyên bố từ phía Ukraine

quân ukraine đã chính thức giao chiến với quân đội triều tiên tại kursk


nhưng ko có lấy 1 hình ảnh nào !
Uc đang gào to để ae tài trợ bơm thêm đồ thôi.....
 

baba77

Xe tăng
Biển số
OF-825566
Ngày cấp bằng
29/1/23
Số km
1,503
Động cơ
150,323 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em xem cái clip về các lãnh đạo trên thế giới các cụ thư giãn vui vẻ như các cụ ấy thì thế giới bình yên ...... :D
Screenshot_20241027_193951_TikTok.jpg

Screenshot_20241027_193537_TikTok.jpg

Screenshot_20241027_193527_TikTok.jpg

Screenshot_20241027_193514_TikTok.jpg

Screenshot_20241027_193506_TikTok.jpg
 

Ku_den

Xe tải
Biển số
OF-720479
Ngày cấp bằng
16/3/20
Số km
354
Động cơ
101,435 Mã lực
Tuổi
34
Em thêm ý nữa: Nga phải vần Ucr ra bã để các nước quanh Nga nhìn vào đấy mà sợ, mà biết ăn cái bả dân chủ thì trả giá thế nào.
Chính quyền hiện tại và người dân Gruzia đã thấy và say NO với dân chủ kiểu phương Tây rồi.
Nếu như chính quyền Ukr hiện tại khôn ngoan, thấy bài học Gruzia 2008 mà tránh đi thì có phải đỡ không?
Tiếc là lịch sử không có chữ NẾU.
 

Ku_den

Xe tải
Biển số
OF-720479
Ngày cấp bằng
16/3/20
Số km
354
Động cơ
101,435 Mã lực
Tuổi
34
Ukraine có thể gia nhập Liên minh châu Âu vào năm 2029 nếu hoàn thành các cải cách cần thiết, Cao ủy EU về vấn đề mở rộng khối Oliver Varhelyi cho biết vào ngày 29/10.

Vâng, 2029 tức thêm 5 năm nữa. Hy vọng không có 5 năm lần thứ 2, 5 năm lần thứ 3.

Em đánh giá cơ hội gia nhập EU như sau:
- Albani: Quá khó vì toàn gốc Hồi, chưa kể đang xung đột với Serbia vì Albani ủng hộ Kosovo nhiệt tình.
- Thổ: Quên đi chứ EU thất hứa chắc hơn chục năm.
- Serbia: Còn thân Nga. Cũng khó.
- Modolva: Phân cực giữa thân Nga - Phương Tây. Chưa kể quân Nga còn đóng ở đây.
- Bắc Macedonia: Triển vọng ít nhiều.
- Motenegro: Triển vọng ít nhiều.
- Gruzia: Chính quyền thân Nga đang nắm quyền. Mới bị EU cảnh báo.
- Ukraina: Thôi. Quên đi :)
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top