Liệu có thật không ?
20.000 lính công binh Triều Tiên ra tiền tuyến, có đảo ngược thế trận?
Dư luận quốc tế đang rất "sốc" khi có thông tin cho rằng, sẽ có khoảng 20.000 lính công binh tinh nhuệ của Triều Tiên tiến vào chiến trường Ukraine. Vậy lực lượng này có thể đảo ngược cục diện cuộc chiến?
kienthuc.net.vn
Hãng truyền thông Hàn Quốc Chosun tiết lộ một thông tin gây sốc rằng, Triều Tiên có thể cử 4 lữ đoàn công binh tinh nhuệ (khoảng 20.000 quân) tới hỗ trợ tiền tuyến của Nga, dự kiến sẽ đặt chân tới mặt trận Donetsk vào tháng 7 này.
Động thái này đi kèm với cam kết kinh tế viện trợ hàng năm của Nga cho Triều Tiên lên tới 115 triệu USD, trong đó mỗi binh sĩ có thu nhập hàng năm là 5.750 USD, một con số rất lớn đối với họ.
Nhiệm vụ của
lính công binh Triều Tiên ở chiến trường Ukraine không chỉ là xây dựng tuyến phòng thủ cho
Quân đội Nga, mà còn phải đối mặt với sự phản công dữ dội của Quân đội Ukraine, dưới hỏa lực pháo binh hạng nặng và việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng chiến lược của khu vực Donbass.
Hiện nay việc lính công binh Triều Tiên tham chiến ở Ukraine chỉ là tin đồn, nhưng nếu điều đó xảy ra, Quân đội Triều Tiên được tổ chức theo mô hình Quân đội Liên Xô liệu có thể chinh phục được Quân đội Ukraine với trang bị của phương Tây?
Các khái niệm về tổ chức biên chế, huấn luyện và thậm chí cả chiến thuật của Quân đội Triều Tiên, đều mang đậm dấu vết của mô hình Quân đội Liên Xô. Họ nổi tiếng với sự kiên trì và giỏi sử dụng hỏa lực mạnh để thực hiện các cuộc đột phá trực diện, được bổ sung bằng các đòn tấn công bên sườn linh hoạt và các cuộc tấn công của lực lượng đặc công vào phía sau phòng tuyến của đối phương.
Các binh sĩ Triều Tiên phải trải qua quá trình huấn luyện dài hạn và nghiêm ngặt, với thời gian phục vụ trung bình là 5 năm, vượt xa quá trình huấn luyện khẩn cấp của lính nghĩa vụ Ukraine. Về các kỹ năng cơ bản như bắn, ném lựu đạn, cơ động trên chiến trường, lính Triều Tiên chắc chắn thành thạo hơn những tân binh của Quân đội Ukraine đã trải qua chiến đấu.
Tuy nhiên, vẫn chưa biết liệu kinh nghiệm tác chiến ở địa hình rừng núi của Quân đội Triều Tiên có hiệu quả khi chiến đấu trên vùng đồng bằng rộng lớn của Ukraine hay không? Đó vẫn là một câu hỏi.
Trên chiến trường Ukraine, máy bay không người lái (UAV) đã trở thành chìa khóa quyết định kết quả cuộc chiến. Quân đội Ukraine sử dụng UAV để trinh sát, tấn công và thậm chí là chiến tranh tâm lý, gây tổn thất lớn cho Quân đội Nga.
Do vậy lính công binh Triều Tiên không chỉ phải đối mặt với hỏa lực pháo binh và các cuộc đột kích mặt đất truyền thống, mà còn phải đối mặt với những “bóng ma trên không” khắp nơi. Làm thế nào để ẩn nấp, can thiệp và phản công hiệu quả UAV, sẽ trở thành cốt lõi quyết định cho việc binh lính Triều Tiên có thể sống sót và hoàn thành nhiệm vụ hay không?
Đây không chỉ là bài kiểm tra thể lực, kỹ năng và chiến thuật, mà còn là thách thức gay gắt đối với năng lực tác chiến điện tử hiện đại. Bên cạnh đó, việc hội nhập vào hệ thống quân sự Nga, đó là thử thách kép giữa khác biệt văn hóa và hoạt động phối hợp của lính Triều Tiên tại chiến trường Ukraine.
Dù Quân đội Triều Tiên có ý chí sắt đá và được huấn luyện cơ bản, vững chắc, nhưng việc hội nhập với Quân đội Nga không hề dễ dàng. Có sự khác biệt rõ ràng giữa hai nước về vũ khí trang bị, thói quen chiến đấu và thậm chí cả ngôn ngữ giao tiếp. Do vậy, liệu nó có thể thích ứng nhanh chóng và hình thành một đơn vị chiến đấu hiệu quả hay không, vẫn cần phải được thử nghiệm trên thực tế.
Tuy nhiên, vấn đề điều kiện hậu cần được cải thiện, chắc chắn đã tiếp thêm động lực cho binh lính Triều Tiên. Nguồn cung cấp lương thực dồi dào không chỉ cải thiện tinh thần, mà còn cung cấp năng lượng hỗ trợ cần thiết cho các hoạt động dã chiến cường độ cao của lính Triều Tiên ở chiến trường Ukraine.
Sự can thiệp của quân đội chính quy Triều Tiên (nếu có) vào chiến trường Ukraine, chắc chắn sẽ tạo thêm những biến đổi mới cho cuộc xung đột hiện tại ở Ukraine. Liệu Mỹ và NATO có thay đổi lập trường về việc tham gia gián tiếp và chấm dứt trực tiếp?
Những phản ứng quốc tế có thể xảy ra, có thể được kích hoạt sẽ ảnh hưởng đến sự căng thẳng của bối cảnh an ninh toàn cầu. Việc can thiệp quân sự không chỉ là sự điều chỉnh cán cân quyền lực trong khu vực, mà còn là một phép thử táo bạo đối với trật tự quốc tế.
Dư luận quốc tế đang hồi hộp chờ đợi xem cuộc chiến do một quốc gia nhỏ gây ra, sẽ viết lại chương lịch sử thế giới như thế nào, liệu có thể châm ngòi cho thế chiến thứ ba hay cuộc chiến tranh hạt nhân hay không?
Trong tình hình quốc tế đang thay đổi, hành động này của lính công binh Triều Tiên, không chỉ thử thách khả năng sống sót trên chiến trường của họ, mà còn thử thách sự khôn ngoan và kiên nhẫn của cộng đồng quốc tế trong việc xử lý khủng hoảng. Mỗi động thái có thể làm rơi một hòn đá nặng lên bàn cờ chính trị toàn cầu, gây ra gợn sóng ở mọi cấp độ.
Tuy nhiên trái ngược với thông tin của hãng tin Chosun và của cả Ukraine, người phát ngôn Lầu Năm Góc bác bỏ những thông tin trên, đồng thời lưu ý rằng họ không có thông tin về việc chuẩn bị của Quân đội Triều Tiên (bất kỳ binh chủng nào) để triển khai tới khu vực xung đột Ukraine. (Nguồn ảnh: TTXVN, KCNA, CNN, Sputnik).