Ý nghĩa ban đầu của việc sử dụng chỉ số PPP là hợp lý, nhưng lấy nó ra để làm cái việc
nghiêm túc so sánh giữa các quốc gia là rất ối dồi ôi
chỉ số này chỉ để tham khảo là chính.
Lý do thì bên dưới:
1- Đây chỉ là giả thuyết
2- Chỉ số GDP hiện nay là do bộ tài chính ở các quốc gia tự công bố, World Bank hay IMF chả can thiệp gì được mà tuyên bố số nào đó đúng hay sai. Cho nên họ chỉ có thể kiểm tra chéo bằng các con số tương đối khác. Nếu khác biệt ít thì họ ko nói gì, còn nếu khác biệt quá họ sẽ đặt câu hỏi, chứ cũng vẫn chẳng thể khẳng định. Còn vẫn khác biệt quá vô lý họ sẽ xóa con số quốc gia đó tự công bố ra khỏi bảng thống kê.
Do đó GDP có thể bùa được và PPP lại càng rất dễ bùa, cứ cho 1 tỷ lệ con số quy đổi trời ơi nào đó là PPP bay véo lên trời
Các quốc gia tam quyền phân lập, có các cơ quan càng độc lập thì con số PPP càng
gần chính xác (PPP không bao giờ chính xác vì nó chỉ là giả thuyết). Ví dụ như Mỹ có bộ tài chính, FED và các cơ quan xếp hạng tín dụng độc lập. Tổng thống có quỳ xuồng năn nỉ chưa chắc FED thèm làm theo, như từng xảy ra rất nhiều lần. Lý do tổng thống chỉ có "tư duy nhiệm kỳ", "Tư duy lợi ích cá nhân, nhóm", trong khi tài chính luôn phải có tư duy 10, 20, 30, 100 năm ... Do đó các cơ quan này phải độc lập. Các nước EU cũng có cơ chế tương tự Mỹ.
Chưa kể cách tính tỷ lệ PPP, rổ hàng hóa quy đổi mỗi quốc gia lại khác nhau. Không có cách tính chung. Nên lấy nó ra để so sánh nghiêm túc thì lại càng hài hước.
Riêng TQ không có cơ chế này, nhiều cơ quan chính phủ còn mang cách vận hành kiểu "kế hoạch hóa", "tập trung hóa". Không có khái niệm độc lập. Nên con số PPP của TQ cực kỳ chỉ là con số tham khảo cho vui.
View attachment 8600246
Nếu TQ thật sự mạnh hơn Mỹ trong bảng PPP bác gửi bên trên, thì TQ lúc này chắc chắn đã éo thèm sợ Mỹ đe dọa kinh tế. Cứ thế mà bơm tiền, hỗ trợ cho Nga nướng đẹp Ukraine đến tận Kiev từ lâu rồi ạ.