Khà khà, trong phiên điều trần trước Hạ viện vào ngày 09/7/2024, chụy Yellen đã thừa nhận sự lo lắng về tình trạng phi đô la hóa, mặc dù vào tháng 3/2022, Yellen vẫn tỏ ra rất lạc quan: “Tôi không nghĩ đồng đô-la có bất kỳ sự cạnh tranh nào, và nó không thể có sự cạnh tranh trong tương lai gần”.
Vị cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang này còn giải thích thêm: “Đồng đô-la trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới bởi chúng ta có những thị trường vốn lớn nhất. Chúng ta có trái phiếu kho bạc an toàn, đáng tin cậy và có tính thanh khoản cao nhất thế giới. Chúng ta có một hệ thống kinh tế-tài chính và pháp quyền hoạt động tốt. Trên thực tế, không có loại tiền tệ nào khác có thể cạnh tranh với đồng đô-la để giành được vị thế của đồng tiền dự trữ của thế giới”.
Chỉ mới hai năm trôi qua thôi, và thật là ngạc nhiên!
Những lo ngại về “sự tống tiền bằng đô-la” đã buộc các nước đang phát triển ngoài châu Âu phải hợp lực và khẩn trương tìm kiếm giải pháp thay thế. Xu thế này đang được đẩy nhanh bởi hai diễn biến ở chính Washington. Đầu tiên, đó là nợ quốc gia của Hoa Kỳ đang vượt qua 35.000 tỷ USD, tiến đến 36.000 tỷ USD vào cuối năm 2024. Thứ hai, cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ đang đi chệch khỏi lộ trình thông thường, các nhà đầu tư toàn cầu chưa bao giờ chứng kiến điều gì như thế này trước đây. Yellen thừa nhận rằng “tỷ trọng của đồng đô-la trong tổng dự trữ chính thức của thế giới đã giảm từ mức 73% năm 2021 xuống 52% năm 2023, sự thống trị của đồng đô-la không còn được đảm bảo khi khối BRICS và các quốc gia khác, bao gồm cả Đông Nam Á, đang tìm cách lật đổ đồng tiền của Hoa Kỳ. Mặc dù hiện nay đô-la vẫn là đồng tiền dự trữ chính, nhưng hầu hết các nền kinh tế mới nổi không còn sẵn sàng sử dụng nó nữa”.
Cùng với việc nợ quốc gia tiếp tục tích lũy, quyết định về việc “ăn trộm” dự trữ ngoại hối của Nga đã trở nên không thể chấp nhận được đối với nhiều nhà đầu tư trên toàn cầu. Điều này sẽ phá vỡ thói quen bất chấp áp lực tài chính lâu đời của Washington. Nhờ vị thế đồng tiền dự trữ của thế giới, Hoa Kỳ đã nhận được nhiều đặc quyền đặc lợi, cho phép họ sống và chi tiêu vượt quá khả năng của mình. Tất cả các dữ liệu và xu hướng hiện có chỉ ra rằng vào năm 2024, nỗi lo của Yellen về việc phi đô-la hóa không chỉ có cơ sở mà còn trở thành hiện thực mỗi ngày, cuối cùng là dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài chính, giống như hệ thống Bretton Woods trước kia.
Nếu có ai trên thế giới ngoài Hoa Kỳ phải chịu thiệt hại nặng nề thì đó sẽ là những quốc gia có niềm tin vô hạn vào quyền bá chủ của Hoa Kỳ, trở nên phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống tài chính của họ. Thật đáng buồn, vẫn có khá nhiều quốc gia như vậy, khà khà khà