"Valery Romanenko, chuyên gia hàng không Ukraine, ngày 4/9 nhận định Nga đang tăng cường tập kích bằng tên lửa đạn đạo, do Kiev thiếu các tổ hợp phòng không có thể đối phó loại đạn này."
Haiz. Loại tên lửa này của Nga đến Mỹ còn chả bắn trúng được mà U kêu thiếu cái gì ? Ba chốt của Mỹ chỉ bắn được F-16 thôi.
Nga gần đây tăng sử dụng tên lửa đạn đạo tập kích Ukraine, có thể vì biết đối phương có ít hệ thống phòng không đối phó được loại vũ khí này.
Hai tên lửa đạn đạo Nga ngày 3/9 lao xuống khu vực Học viện Thông tin Quân sự nằm cạnh bệnh viện ở Poltava, thủ phủ tỉnh cùng tên của Ukraine, khiến 51 người thiệt mạng và 271 người bị thương. Các quan chức Ukraine nhận định đây là một trong những trận tập kích đẫm máu nhất của Nga trong năm nay.
Sau đó một ngày, quân đội Nga phóng loạt tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Kinzhal và máy bay không người lái (UAV) nhằm vào thành phố Lviv, cách Poltava vài trăm km về phía tây. Không quân Ukraine cho biết lực lượng phòng không nước này chỉ chặn được 7 trong số 13 tên lửa Nga, hạ 22 trong số 29 UAV.
Các trận tập kích nói trên, đặc biệt là tại Poltava, được nhận định đã phơi bày nỗi đau dai dẳng của Ukraine, đó là năng lực phòng không thiếu hụt khiến họ không thể đối phó khi bị Nga tập kích tầm xa. Ukraine thừa nhận tên lửa đạn đạo mà Nga phóng vào Học viện Thông tin Quân sự Poltava có tốc độ cao và chỉ số ít hệ thống phòng không trong biên chế của họ có thể đánh chặn.
Tổng thống Volodymyr Zelensky nhiều lần đề nghị các bên ủng hộ viện trợ thêm hệ thống tên lửa phòng không và tiêm kích để Ukraine đối phó đòn không kích của Nga, đồng thời phàn nàn việc phương Tây giao hàng quá chậm.
Các tòa nhà hư hại tại Lviv, Ukraine sau khi Nga tập kích ngày 4/9. Ảnh: AP
"Một lần nữa chúng tôi muốn nói với các bên trên thế giới có thể đủ sức ngăn chặn những trận tập kích này rằng cần chuyển hệ thống phòng không và đạn tên lửa đến Ukraine, thay vì cất chúng ở nhà kho nào đó", ông Zelensky nói.
Sau thời gian dài im ắng, Nga hơn một tuần qua phóng hàng trăm tên lửa và UAV vào Ukraine, mở đầu bằng trận tập kích quy mô lớn ngày 26/8 với hơn 200 tên lửa và UAV tấn công hạ tầng năng lượng tại 15 tỉnh, khiến ít nhất 7 người thiệt mạng.
Loạt trận tập kích khiến một số đô thị của Ukraine mất điện, trong đó có thủ đô Kiev. Nga không bình luận về việc tăng tần suất các trận tập kích nhằm vào Ukraine, song một số kênh Telegram nước này cho biết đây là phản ứng của Nga đối với chiến dịch tấn công tỉnh Kursk.
Valery Romanenko, chuyên gia hàng không Ukraine, ngày 4/9 nhận định Nga đang tăng cường tập kích bằng tên lửa đạn đạo, do Kiev thiếu các tổ hợp phòng không có thể đối phó loại đạn này.
"Đây là lý do Nga đang giảm sử dụng tên lửa hành trình và tăng cường phóng tên lửa đạn đạo", Romanenko nói. "Tỷ lệ bắn hạ tên lửa hành trình và UAV thường là 80%, đôi khi lên tới 100%. Tuy nhiên, chúng tôi cần hệ thống phòng không chuyên biệt để bắn hạ tên lửa đạn đạo".
Vị trí thành phố Lviv và Poltava. Đồ họa: RYV
Theo Romanenko, Ukraine hiện chỉ sở hữu 5 tổ hợp phòng không có thể hạ tên lửa đạn đạo, gồm 4 hệ thống Patriot của Mỹ cùng một hệ thống SAMP-T do Pháp và Italy hợp tác phát triển.
Các hệ thống này rất cồng kềnh, không thể nhanh chóng di chuyển khắp nơi để bảo vệ các mục tiêu quan trọng, mà chủ yếu được bố trí tại trận địa cố định để lập ô phòng không cục bộ.
"Chúng tôi cần thêm hệ thống phòng không dùng cơ chế va chạm để tiêu diệt tên lửa đạn đạo, nghĩa là hạ quả đạn ở gần pha cuối. Hệ thống phòng không kiểu này không chỉ đánh chặn được tên lửa mà còn kích nổ đầu đạn trên không. Nếu chỉ bắn hạ tên lửa, còn đầu đạn vẫn rơi xuống khu dân cư bên dưới, sẽ không có ý nghĩa gì", Romanenko nói.
Vụ không kích Poltava ngày 3/9 cũng gây ra phẫn nộ trong dư luận Ukraine, do Học viện Thông tin Quân sự Poltava dường như không có biện pháp ngụy trang hoặc phân tán binh lực nào để đề phòng nguy cơ bị tập kích. Các học viên tại đây dường như đã bị trúng tên lửa khi tập trung đông người và bị phương tiện trinh sát Nga phát hiện.
"Thảm kịch Poltava có thể tránh được nếu các quy tắc an ninh không chỉ tồn tại trên giấy tờ", Serhiy Sternenko, một blogger quân sự Ukraine, nhận định.
Lục quân Ukraine thông báo đang điều tra xem liệu Học viện Thông tin Quân sự Poltava "có thực hiện đúng cách quản lý trong điều kiện liên tục bị tên lửa đối phương đe dọa hay không", đồng thời khẳng định sẽ siết chặt biện pháp đảm bảo an toàn ở những cơ sở đào tạo khác.
Bộ Quốc phòng Ukraine thừa nhận trong vụ tập kích Poltava, "khoảng thời gian giữa báo động không kích và lúc tên lửa tới nơi quá ngắn, khiến quả đạn lao trúng những người đang chạy đến hầm trú ẩn".
Hiện trường vụ học viện quân sự ở Poltava, Ukraine trúng tên lửa đạn đạo Nga ngày 3/9. Ảnh: X/Elevchenko
Ukraine từng kỳ vọng việc phương Tây chuyển giao tiêm kích F-16 sẽ giúp họ lấp khoảng trống phòng không, đối phó hiệu quả hơn với các đòn tập kích tầm xa của Nga.
Tuy nhiên, F-16 có thể bắn hạ hiệu quả UAV và tên lửa hành trình, nhưng rất khó đối phó với tên lửa đạn đạo. Việc một tiêm kích F-16 rơi trong trận đánh ngày 26/8 khiến phi công hàng đầu Oleksiy Mes thiệt mạng là tổn thất lớn về nhân sự và khí tài, thậm chí gây ảnh hưởng đến sĩ khí của quân đội Ukraine trong lúc họ gặp nhiều áp lực.
Trước "nỗi đau phòng không" kéo dài, Tổng thống Zelensky tiếp tục kêu gọi phương Tây cho phép Ukraine dùng tên lửa tầm xa tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga. "Đòn tập kích tầm xa có thể ngăn những trận không kích của Nga là điều cần thiết ngay lúc này, không phải trong tương lai", ông Zelensky nói. "Mỗi ngày chậm trễ đồng nghĩa với việc có thêm nhiều người thiệt mạng".
Các quan chức Ukraine trong nhiều tháng hối thúc Mỹ cho phép dùng vũ khí viện trợ tấn công mục tiêu trên lãnh thổ Nga, trong đó có nhà kho và sân bay. Theo phía Ukraine, điều này có thể ngăn Nga tung đòn tập kích đường không quy mô lớn. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Joe Biden từ chối, dường như muốn tránh hành động mà Nga coi là động thái leo thang quy mô lớn.
Nguyễn Tiến (Theo AP, AFP, WSJ)
Haiz. Loại tên lửa này của Nga đến Mỹ còn chả bắn trúng được mà U kêu thiếu cái gì ? Ba chốt của Mỹ chỉ bắn được F-16 thôi.
Loạt trận tập kích phơi bày nỗi đau phòng không Ukraine
Nga gần đây tăng sử dụng tên lửa đạn đạo tập kích Ukraine, có thể vì biết đối phương có ít hệ thống phòng không đối phó được loại vũ khí này.
vnexpress.net
Nga gần đây tăng sử dụng tên lửa đạn đạo tập kích Ukraine, có thể vì biết đối phương có ít hệ thống phòng không đối phó được loại vũ khí này.
Hai tên lửa đạn đạo Nga ngày 3/9 lao xuống khu vực Học viện Thông tin Quân sự nằm cạnh bệnh viện ở Poltava, thủ phủ tỉnh cùng tên của Ukraine, khiến 51 người thiệt mạng và 271 người bị thương. Các quan chức Ukraine nhận định đây là một trong những trận tập kích đẫm máu nhất của Nga trong năm nay.
Sau đó một ngày, quân đội Nga phóng loạt tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Kinzhal và máy bay không người lái (UAV) nhằm vào thành phố Lviv, cách Poltava vài trăm km về phía tây. Không quân Ukraine cho biết lực lượng phòng không nước này chỉ chặn được 7 trong số 13 tên lửa Nga, hạ 22 trong số 29 UAV.
Các trận tập kích nói trên, đặc biệt là tại Poltava, được nhận định đã phơi bày nỗi đau dai dẳng của Ukraine, đó là năng lực phòng không thiếu hụt khiến họ không thể đối phó khi bị Nga tập kích tầm xa. Ukraine thừa nhận tên lửa đạn đạo mà Nga phóng vào Học viện Thông tin Quân sự Poltava có tốc độ cao và chỉ số ít hệ thống phòng không trong biên chế của họ có thể đánh chặn.
Tổng thống Volodymyr Zelensky nhiều lần đề nghị các bên ủng hộ viện trợ thêm hệ thống tên lửa phòng không và tiêm kích để Ukraine đối phó đòn không kích của Nga, đồng thời phàn nàn việc phương Tây giao hàng quá chậm.
Các tòa nhà hư hại tại Lviv, Ukraine sau khi Nga tập kích ngày 4/9. Ảnh: AP
"Một lần nữa chúng tôi muốn nói với các bên trên thế giới có thể đủ sức ngăn chặn những trận tập kích này rằng cần chuyển hệ thống phòng không và đạn tên lửa đến Ukraine, thay vì cất chúng ở nhà kho nào đó", ông Zelensky nói.
Sau thời gian dài im ắng, Nga hơn một tuần qua phóng hàng trăm tên lửa và UAV vào Ukraine, mở đầu bằng trận tập kích quy mô lớn ngày 26/8 với hơn 200 tên lửa và UAV tấn công hạ tầng năng lượng tại 15 tỉnh, khiến ít nhất 7 người thiệt mạng.
Loạt trận tập kích khiến một số đô thị của Ukraine mất điện, trong đó có thủ đô Kiev. Nga không bình luận về việc tăng tần suất các trận tập kích nhằm vào Ukraine, song một số kênh Telegram nước này cho biết đây là phản ứng của Nga đối với chiến dịch tấn công tỉnh Kursk.
Valery Romanenko, chuyên gia hàng không Ukraine, ngày 4/9 nhận định Nga đang tăng cường tập kích bằng tên lửa đạn đạo, do Kiev thiếu các tổ hợp phòng không có thể đối phó loại đạn này.
"Đây là lý do Nga đang giảm sử dụng tên lửa hành trình và tăng cường phóng tên lửa đạn đạo", Romanenko nói. "Tỷ lệ bắn hạ tên lửa hành trình và UAV thường là 80%, đôi khi lên tới 100%. Tuy nhiên, chúng tôi cần hệ thống phòng không chuyên biệt để bắn hạ tên lửa đạn đạo".
Vị trí thành phố Lviv và Poltava. Đồ họa: RYV
Theo Romanenko, Ukraine hiện chỉ sở hữu 5 tổ hợp phòng không có thể hạ tên lửa đạn đạo, gồm 4 hệ thống Patriot của Mỹ cùng một hệ thống SAMP-T do Pháp và Italy hợp tác phát triển.
Các hệ thống này rất cồng kềnh, không thể nhanh chóng di chuyển khắp nơi để bảo vệ các mục tiêu quan trọng, mà chủ yếu được bố trí tại trận địa cố định để lập ô phòng không cục bộ.
"Chúng tôi cần thêm hệ thống phòng không dùng cơ chế va chạm để tiêu diệt tên lửa đạn đạo, nghĩa là hạ quả đạn ở gần pha cuối. Hệ thống phòng không kiểu này không chỉ đánh chặn được tên lửa mà còn kích nổ đầu đạn trên không. Nếu chỉ bắn hạ tên lửa, còn đầu đạn vẫn rơi xuống khu dân cư bên dưới, sẽ không có ý nghĩa gì", Romanenko nói.
Vụ không kích Poltava ngày 3/9 cũng gây ra phẫn nộ trong dư luận Ukraine, do Học viện Thông tin Quân sự Poltava dường như không có biện pháp ngụy trang hoặc phân tán binh lực nào để đề phòng nguy cơ bị tập kích. Các học viên tại đây dường như đã bị trúng tên lửa khi tập trung đông người và bị phương tiện trinh sát Nga phát hiện.
"Thảm kịch Poltava có thể tránh được nếu các quy tắc an ninh không chỉ tồn tại trên giấy tờ", Serhiy Sternenko, một blogger quân sự Ukraine, nhận định.
Lục quân Ukraine thông báo đang điều tra xem liệu Học viện Thông tin Quân sự Poltava "có thực hiện đúng cách quản lý trong điều kiện liên tục bị tên lửa đối phương đe dọa hay không", đồng thời khẳng định sẽ siết chặt biện pháp đảm bảo an toàn ở những cơ sở đào tạo khác.
Bộ Quốc phòng Ukraine thừa nhận trong vụ tập kích Poltava, "khoảng thời gian giữa báo động không kích và lúc tên lửa tới nơi quá ngắn, khiến quả đạn lao trúng những người đang chạy đến hầm trú ẩn".
Hiện trường vụ học viện quân sự ở Poltava, Ukraine trúng tên lửa đạn đạo Nga ngày 3/9. Ảnh: X/Elevchenko
Ukraine từng kỳ vọng việc phương Tây chuyển giao tiêm kích F-16 sẽ giúp họ lấp khoảng trống phòng không, đối phó hiệu quả hơn với các đòn tập kích tầm xa của Nga.
Tuy nhiên, F-16 có thể bắn hạ hiệu quả UAV và tên lửa hành trình, nhưng rất khó đối phó với tên lửa đạn đạo. Việc một tiêm kích F-16 rơi trong trận đánh ngày 26/8 khiến phi công hàng đầu Oleksiy Mes thiệt mạng là tổn thất lớn về nhân sự và khí tài, thậm chí gây ảnh hưởng đến sĩ khí của quân đội Ukraine trong lúc họ gặp nhiều áp lực.
Trước "nỗi đau phòng không" kéo dài, Tổng thống Zelensky tiếp tục kêu gọi phương Tây cho phép Ukraine dùng tên lửa tầm xa tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga. "Đòn tập kích tầm xa có thể ngăn những trận không kích của Nga là điều cần thiết ngay lúc này, không phải trong tương lai", ông Zelensky nói. "Mỗi ngày chậm trễ đồng nghĩa với việc có thêm nhiều người thiệt mạng".
Các quan chức Ukraine trong nhiều tháng hối thúc Mỹ cho phép dùng vũ khí viện trợ tấn công mục tiêu trên lãnh thổ Nga, trong đó có nhà kho và sân bay. Theo phía Ukraine, điều này có thể ngăn Nga tung đòn tập kích đường không quy mô lớn. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Joe Biden từ chối, dường như muốn tránh hành động mà Nga coi là động thái leo thang quy mô lớn.
Nguyễn Tiến (Theo AP, AFP, WSJ)