E hỏi ngu tí là cuộc chiến Nga và Ukà thì ai đúng ai sai vậy các cụ
Em cũng từng suy ngẫm về vấn đề này hơn 1 năm trước và có tổng hợp lại thông tin, và cho đến giờ thấy suy luận của cá nhân mình không thay đổi:
Tiên Hạ Thủ Vi Cường – Đánh Trước Để Giành Lợi Thế Trong Cuộc Xung Đột Nga - Ukraine
Vì sao ông Putin thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tấn công sang Ukraine?
Rõ ràng về mặt biểu hiện, nước Nga đã chủ động đưa quân sang lãnh thổ Ukraine, kích hoạt cho cuộc xung đột hơn 1 năm qua. Để lý giải cho vấn đề này, chúng ta cần nhìn nhận những nét nổi bật trong mối quan hệ hai nước gần 30 năm qua.
Thứ nhất, mẫu thuẫn Nga và Ukraine đã âm ỉ kéo dài trong hơn 20 năm qua. Chúng ta biết rằng Nga và Ukraine cùng thuộc Liên Xô cũ. Sau khi Liên Xô bắt đầu xụp đổ, tan rã từ năm 1991, Ukraine tách dần, muốn độc lập, thoát khỏi ảnh hưởng của Nga trong khi Ukraine thừa hưởng tiềm lực quân sự khoảng nửa triệu quân và các kho vũ khí chiến lược quan trọng từ Liên Xô. Ông Putin bất ngờ lên nắm quyền vào năm 2000, vực dậy dần nước Nga đang suy yếu sau khi Liên Xô sụp đổ và tìm cách lấy lại vị thế của Nga, trong đó có sự ảnh hưởng với Ukraine. Hai bên có những sự không đồng thuận, những rạn rứt dần khi các phe nhóm chính trị gia thân Nga và thân phương Tây có những cuộc đảo chính, không công nhận kết quả bẩu cử của nhau.
Thứ hai, ông Putin đã có sự nghiệp chính trị rất dài kể từ năm 2000 lên làm tổng thống. Là một chính trị gia nắm quyền một nước Nga là nơi vốn đầy phức tạp bởi giới tài phiệt và mafia Nga, ông hẳn là là người lão luyện, khôn ngoan để đưa nước Nga trở lại cường quốc và cá nhân ông là chính trị gia quyền lực có sức ảnh hưởng trên thế giới. Một người như vậy, ắt hẳn luôn tìm cách bảo vệ thành quả mà ông đã gây dựng là an ninh, an toàn của nước Nga, trong đó có di sản chính trị của cá nhân ông.
Thứ ba, Ukraine thời tổng thống Zenlensky đã có những động thái kiên quyết gia nhập Nato và kêu gọi sự hỗ trợ quân sự từ Nato. Ông Putin đã tìm cách phản đối bằng kiến nghị thư nhưng Mỹ và Nato không đồng ý kiến nghị này.
Với ba lý do trên, là một người từng trải, nắm quyền hơn 20 năm, trước đó từng là làm tình báo bên Đức thời Liên Xô, có lẽ ông Putin đã nhìn thấy, mâu thuẫn không tìm được tiếng nói chung với Ukraine sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh trong tương lai. Đây là điều tất yếu sẽ xảy ra. Và ông Putin đứng trước hai lựa chọn: “
Tiếp tục ngồi chờ cho đến khi chiến tranh xảy ra, đe dọa đến an ninh của nước Nga, cũng như de dọa di sản chính trị của ông” hay “
Tìm cách tháo ngòi nổ cuộc chiến tranh trong tương lai bằng một chiến dịch quân sự có quy mô hạn chế, có kiểm soát để phi quân sự hóa Ukraine hiện tại”.
Ở vào tuổi 70, cái tuổi mà sức khỏe có thể suy kém bất cứ khi nào, và quyền lực nước Nga trong tay ông Putin có thể sẽ phải đặt trong tay người khác hoặc thế hệ sau, ông còn lựa chọn duy nhất và đã quyết định chủ động đánh trước để có lợi thế, như kế sách Tiên Hạ Thủ Vi Cường. Ông kỳ vọng chủ động tìm cách tháo ngòi nổ của cuộc chiến ở tương lai bằng chiến dịch quân sự có kiểm soát ở hiện tại. Những gì diễn ra hơn 1 năm qua cho thấy nước Nga vừa như chủ động trong cuộc chiến, vừa như bị động đối phó với những diễn biến dai dẳng của cuộc chiến khi có sự hỗ trợ của Mỹ và Phương tây khá phù hợp với suy luận trên.
Cuối cùng, mọi cuộc chiến tranh đều có những nguyên nhân sâu xa, phức tạp và không hề đơn giản. Nếu như nước Ukraine không vội vã động binh khi nôn nóng muốn gia nhập Nato mà có thể lùi lại 5, 10 hay 20 năm, nhất là khi ông Putin không còn cầm quyền, khi đó vị thế, cán cân giữa Nga và Ukraine đã khác và rất có thể cuộc chiến này đã không xảy ra. Bài học rút ra là mỗi quốc gia cần có những tính toán khôn ngoan để đất nước không bị tàn phá, người dân không bị mất mát đau thương.
Với sự tiến bộ về khoa học vũ trụ, con người càng thấy trái đất quá nhỏ bé trong không gian vô tận. Tuy vậy, có lẽ sẽ còn mất thời gian dài nữa, tất cả các cư dân trên địa cầu, dù khác nhau về màu da, giống nòi, có thể lập ra một chính phủ chung, duy nhất để giải quyết hài hòa các mẫu thuẫn về quyền lợi, và trách nhiệm, tránh đi những cuộc chiến mất mát và đau thương các nước như hiện nay.