Tình hình Nga - Ukraine, Trung Á-Trung Đông Vol.151 (số đặc biệt: cuộc chiến Nga và Ukraine)

Trạng thái
Thớt đang đóng

Ô tô điên

Xe tăng
Biển số
OF-69141
Ngày cấp bằng
24/7/10
Số km
1,857
Động cơ
481,371 Mã lực
Chiến tranh tàn khốc, dân thường là nạn nhân
20220226_003942.jpg
20220226_003915.jpg


Nạn nhận gì cụ. Chính phủ cũng từ dân mà ra, đại diện cho dân chứ có tự mọc lên đâu.
Thế nên khi đi bầu cử thì phải lựa người có tài có đức làm lãnh đạo. Thường xuyên giám sát, góp ý ngay những việc bất bình. nếu không thấy phản hồi lại thì kệ thôi.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,168
Động cơ
138,330 Mã lực
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,168
Động cơ
138,330 Mã lực
Ukr 2022 do nato đào tạo còn yếu hơn georgia 2008 chuẩn liên xô, có rpg7 ko dùng đi dùng nlaw, rpg nhái của mỹ âu vốn kém hơn, tội ngu dốt phủ nhận học thuyết qs lx đấy

 
Chỉnh sửa cuối:

Gianthuong123

Xe tải
Biển số
OF-713941
Ngày cấp bằng
26/1/20
Số km
465
Động cơ
91,706 Mã lực
Tuổi
33
Bài phân tích .

Tình hình Ukraine: Bản chất và xu hướng

P.V: Thưa Thiếu tướng, đề nghị ông làm rõ bản chất điểm nóng Ukraine?

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Cần nhắc lại một chút lịch sử, năm 882, tại Kiev hiện nay thành lập nhà nước Rus Kiev, sau đó phát triển sang phía Đông, qua thăng trầm lịch sử phát triển thành 3 nước Ukraine, Nga và Belarus. Nên hiện người Nga, người Belarus vẫn cho rằng, nguồn gốc của họ là tộc người Slav sinh sống tại Ukraine cách đây cả nghìn năm. 10 tỉnh phía Đông Ukraine nói tiếng Nga, kinh tế gắn với Nga; 7 tỉnh phía Tây kinh tế gắn liền với châu Âu và phương Tây; 8 tỉnh ở giữa trung dung, nhưng nghiêng về phương Tây hơn. Vì thế, từ xưa tới nay, những ai lãnh đạo Ukraine mà cân bằng được giữa mối quan hệ với Nga và phương Tây thì tồn tại, chính quyền nào ngả hẳn về một bên để chống bên còn lại đều thất bại. Từ phân bố cư dân, đến lịch sử, văn hóa, chủng tộc, tôn giáo, kinh tế, Ukraine chưa bao giờ là một quốc gia thống nhất mà gần như bị chia đôi Đông-Tây như vậy.

Trở lại điểm nóng Ukraine hiện nay, về bản chất đây là cuộc chạm trán giữa Mỹ với Nga. Từ năm 1991, sau khi Liên Xô tan rã, Nga muốn yên ổn, cố thủ bảo vệ lợi ích sống còn của mình, không đe dọa châu Âu, không đe dọa Mỹ. “Cây muốn lặng gió chẳng dừng”, Mỹ và NATO đã liên tục dồn ép Nga, thu hẹp không gian chiến lược của Nga và tạo nguy cơ hiện hữu đối với an ninh quốc gia của Nga, 5 lần mở rộng NATO về phương Đông sát biên giới Nga, thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa tại Cộng hoà Czech và Ba Lan, có kế hoạch kết nạp Ukraine và Gruzia vào NATO. Nên nhớ, Ukraine chỉ cách Moskva vỏn vẹn 400 dặm, nếu Ukraine trở thành thành viên của NATO, tên lửa siêu thanh của Mỹ đặt ở Ukraine thì Nga không cách nào chống trả. Vì thế, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong mọi cuộc tiếp xúc với các đời Tổng thống Mỹ từ trước tới nay, cũng như với Thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp, Thủ tướng Anh… đều yêu cầu dứt khoát không kết nạp Ukraine vào NATO.

Bản chất cuộc xung đột hiện nay có gốc rễ từ cuộc đối đầu do Mỹ khởi xướng nhằm chèn ép, làm suy yếu Nga đến tận cùng. Ngày 27/5/1997, tại Paris (Pháp), Nga và NATO đã thỏa thuận về việc xây dựng đạo luật sáng lập quan hệ tương trợ, hợp tác và an ninh giữa 2 bên. Đây là hiệp ước đảm bảo an ninh cho cả Nga và châu Âu, đưa quan hệ Nga-châu Âu trở thành bạn bè, láng giềng. Nhưng sau khi ký xong, NATO đã trở mặt, tiến hành các cuộc chiến xâm lược, vi phạm thỏa thuận, đơn cử như việc NATO xâm lược Nam Tư năm 1999. Đó là đòn nặng nề đánh vào quan hệ Nga-NATO, tạo bước ngoặt xấu trong mối quan hệ này.

Ngày 22/5/2002, tại Rome (Italy), lãnh đạo Nga và các quốc gia NATO tuyên bố mở ra chương mới trong quan hệ song phương nhằm tăng cường hợp tác đối phó với các thách thức chung, thành lập Hội đồng Nga-NATO. Đây là bước ngoặt thứ hai, Nga cố gắng lái mối quan hệ này trở nên thân thiện hơn. Nhưng ngay sau đó, NATO lại tiếp tục phá bĩnh, xóa bỏ những thỏa thuận đã ký. Cùng năm, Mỹ rút khỏi hiệp ước chống tên lửa đạn đạo. Năm 2003, Mỹ xâm lược Iraq, năm 2010 xâm lược Libya, năm 2018 Mỹ rút khỏi Hiệp ước Tên lửa tầm trung, năm 2019 rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở. Như vậy, Mỹ và NATO tiếp tục làm cho Nga suy yếu, buộc Nga phải nhân nhượng Mỹ trong nhiều vấn đề quốc tế như Triều Tiên, Iran, Syria, Cuba, châu Phi… Đó là nguyên nhân sâu xa của sức nóng Ukraine hiện nay.

P.V: Mỗi một sự kiện hệ trọng thường có những nhân tố kích hoạt. Ông có thể cho biết, ai là kẻ kích động cuộc xung đột Ukraine tại Donbass hiện nay?

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Có 3 thế lực nhóm mồi lửa Ukraine. Thứ nhất là các tập đoàn tài chính, tổ hợp quân sự công nghiệp của Mỹ. Họ cần tạo nên một cuộc xung đột, hay chí ít là căng thẳng để bán vũ khí. Khách quan mà nói, việc này nhiều khi cũng nằm ngoài tầm tay Tổng thống Joe Biden. Thứ hai là thế lực cực hữu chống Nga ở châu Âu từ năm ngoái đến nay có cảm giác rằng chính quyền Biden tập trung vào châu Á- Thái Bình Dương, đối phó với Trung Quốc, có vẻ xao nhãng châu Âu nên họ muốn “khuấy lên” để kéo Mỹ trở lại. Thứ ba, thế lực trực tiếp, hay kẻ châm mồi lửa ở đây là Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ông Zelensky lên nắm quyền sau cuộc bầu cử ngày 31/3/2019, trong bối cảnh Ukraine gặp rất nhiều khó khăn, và những lời hứa của nhà lãnh đạo này đến nay vẫn chưa thực hiện được. Kinh tế Ukraine hiện đang đứng trước khó khăn rất lớn, nhiều nguy cơ, người dân bất bình. Để lôi kéo Mỹ và châu Âu vào hỗ trợ mình, tháng 3/2021, ông Zelensky đã tổ chức pháo kích dồn dập vào Donbass, gây ra hàng trăm vụ vi phạm lệnh ngừng bắn theo Thỏa thuận Minsk II. Như vậy, Mỹ và phương Tây “đổ của” về đây, trong mấy tháng vừa rồi, thông qua vụ gây rối ở Donbass để tạo căng thẳng, Mỹ và châu Âu đã “rót” cho ông ta hơn 3 tỷ USD.

P.V: Đề nghị Thiếu tướng lý giải vấn đề được dư luận quan tâm nhất hiện nay, đó là tại sao Tổng thống Nga Vladimir Putin lại quyết định công nhận nền độc lập của 2 nước cộng hòa tự xưng Donetsk (DPR) và Luhansk (LPR)?

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Ngày 7/2/2022, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thăm Nga, hội đàm với Tổng thống Putin, nói rằng, chỉ có cách duy nhất là thực hiện Thỏa thuận Minsk II ra đời ngày 12/2/2015 từ cuộc họp của Bộ Tứ Normandy (gồm Nga, Đức, Pháp và Ukraine) tại Belarus. Ngày 15/2/2022, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng sang thăm Nga, nêu quan điểm tương tự. Nhưng sau khi 2 “trụ cột” của châu Âu hứa hẹn trở lại Thỏa thuận Minsk II, thì chính quyền Ukraine lại không tuân thủ cả 3 nội dung chính của văn kiện này, tiếp tục pháo kích Donbass. Tổng thống Putin có quan điểm rằng, muốn giải quyết xung đột ở Ukraine thì con đường duy nhất, hợp lý, hòa bình nhất là thực hiện Thỏa thuận Minsk II, nên trước việc ngay cả những người có trách nhiệm nhất như Tổng thống Pháp, Thủ tướng Đức đã cam kết thực hiện Minsk II, nhưng cũng không ngăn cản được ông Zelensky phá vỡ nó, thì nhà lãnh đạo Nga thấy rằng, chẳng còn cách nào khác. Vì thế, ông lựa chọn công nhận Donetsk và Luhansk là 2 quốc gia độc lập. Quyết định này gây bất ngờ, chấn động cả thế giới.

P.V: Vậy các nước bao gồm Mỹ, phương Tây hay Trung Quốc đã có những phản ứng ra sao, thưa Thiếu tướng?

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Ngày 22/2, Thủ tướng Đức đã quyết định dừng hoạt động của “Dòng chảy Phương Bắc 2”, cả châu Âu ra lệnh trừng phạt đối với cá nhân, tổ chức, nhất là nhà băng của Nga. Ngày 24/2, Mỹ cũng sẽ công bố một loạt biện pháp đối với tổ chức, cá nhân, làm suy yếu nền kinh tế Nga. Chắc chắn phương Tây sẽ ra nhiều biện pháp trừng phạt nặng nề.

Với Trung Quốc, ngày 4/2 vừa rồi, khi Tổng thống Putin tới Bắc Kinh dự Thế vận hội mùa Đông, 2 bên Nga-Trung đã ký kết hiệp định đối tác chiến lược toàn diện không giới hạn, tức có thể trở thành liên minh bất cứ lúc nào. Trung Quốc và Nga chưa bao giờ ủng hộ nhau như hiện nay, thậm chí lần đầu tiên Trung Quốc đề nghị NATO không mở rộng về phía Đông. Nhưng ngược lại, Trung Quốc cũng có quan hệ hết sức thân thiện với Ukraine. Vì thế, có thể nói xung đột Ukraine đặt Trung Quốc vào thế khó xử. Ngày 18/2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã phát biểu khi dự Hội nghị An ninh Munich, rằng “các quốc gia nào cũng có quyền yêu cầu đối với bảo vệ an ninh quốc gia của mình và những yêu cầu của Nga cũng cần được xem xét một cách nghiêm túc”. Tức là thực chất Trung Quốc ủng hộ yêu cầu bảo vệ an ninh của Nga. Tôi cho phát biểu đó là đúng mức và hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của Nga và đảm bảo được mối quan hệ của Trung Quốc với Ukraine.

P.V: Cuối cùng, ông có dự báo thế nào về tình hình sắp tới?

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Như đã đề cập, việc công nhận nền độc lập của 2 nước cộng hoà tự xưng Donetsk và Luhansk là bước ngoặt trong quan hệ Nga-phương Tây, từ nay về sau không còn chỗ lùi. Căng thẳng tới đâu, có chiến tranh hạt nhân không thì tôi cho là ít ra 5-7 năm nữa sẽ không có chiến tranh hạt nhân do điểm nóng Ukraine. Vì bản thân ông Putin lẫn chính quyền Biden và cả Đức, Pháp… đều không muốn điều đó xảy ra. Không có chiến tranh nóng, nhưng có nguy cơ Chiến tranh Lạnh phiên bản 2.0 giữa Nga với phương Tây. Nhưng tôi cũng đánh giá nguy cơ này khó thành hiện thực, bởi cả Mỹ và châu Âu còn cần Nga và ngược lại. Còn với kịch bản chiến tranh vũ khí thông thường giữa Nga với Ukraine, thật ra Tổng thống Ukraine qua “canh bạc” này cũng đã kiếm được rất nhiều vũ khí của Mỹ và châu Âu, nhưng do họ chưa vào NATO nên Mỹ và NATO sẽ không kéo quân vào. Vì thế, trong tương quan lực lượng, Nga vẫn mạnh áp đảo, nên trước mắt ít có khả năng xảy ra chiến tranh.

Vậy còn lại là khả năng xung đột lẻ tẻ giữa chính quyền Kiev với 2 nhà nước độc lập ở mức độ cầm cự, gây sự chứ không xảy ra chiến tranh, bởi nếu phát động chiến tranh Nga chắc chắn sẽ dùng toàn bộ lực lượng có thể của mình để phản công chính quyền Kiev. Khả năng xấu nhất là Mỹ và NATO sẽ mở cửa đón nhận Ukraine gia nhập NATO, họ sẵn sàng vượt qua những quy định chặt chẽ của Hiến chương NATO và làm cho quan hệ với Nga thêm căng thẳng. Tôi cho rằng, không loại trừ nhưng ít khả năng xảy ra chiến tranh với vũ khí thông thường, vì thế, bố trí chiến lược của Nga thuận lợi hơn châu Âu, Ukraine, vũ khí thông thường của Nga hoàn toàn không thua kém, thậm chí một số loại vượt trội hơn so với NATO và dĩ nhiên 400 triệu người châu Âu cũng cần cuộc sống yên ổn. Dù vậy, tình hình Ukraine vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng.

P.V: Trân trọng cảm ơn Thiếu tướng!

 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,879
Động cơ
98,021 Mã lực
Nạn nhận gì cụ. Chính phủ cũng từ dân mà ra, đại diện cho dân chứ có tự mọc lên đâu.
Thế nên khi đi bầu cử thì phải lựa người có tài có đức làm lãnh đạo. Thường xuyên giám sát, góp ý ngay những việc bất bình. nếu không thấy phản hồi lại thì kệ thôi.
Vâng, nhưng nhiều nơi người dân bị tước đoạt quyền chọn đại diện, và còn có kẻ giữ quyền lực bằng mọi giá
 

Linh 22 tỷ

Xe tải
Biển số
OF-780357
Ngày cấp bằng
12/6/21
Số km
342
Động cơ
38,222 Mã lực
Tuổi
24
Ukr 2022 do nato đào tạo còn yếu hơn georgia 2008 chuẩn liên xô, có rpg7 ko dùng đi dùng nlaw, rpg nhái của mỹ âu vốn kém hơn

Ý là đánh sau 5 ngày rồi tuyên bố rút quân hả? Cái thủ đo U cà nó sát với Belarus mà cả 100.000 ngàn quân Nga đánh từ hôm qua đến nay còn cách cả 32 km mà cứ nổ cho to. :))
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,168
Động cơ
138,330 Mã lực
Ukr nói giết 2800 lính Nga, chơi đá nặng quá r [-(
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,168
Động cơ
138,330 Mã lực
Ý là đánh sau 5 ngày rồi tuyên bố rút quân hả? Cái thủ đo U cà nó sát với Belarus mà cả 100.000 ngàn quân Nga đánh từ hôm qua đến nay còn cách cả 32 km mà cứ nổ cho to. :))
Nato đào tạo kém quá, hèn gì thua đau đớn taliban
100k quân đâu ra, biên chế vdv toàn quân Nga chưa tới 61k, biết thì nói ko thì im
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,869
Động cơ
203,008 Mã lực
Theo TTK của NATO nói thì họ đang điều một số quân, trước hết là hải quân và không quân về các nước phía Đông, và sau vài ngày thì sẽ có lục quân di chuyển về phía Đông. Không nói rõ cụ thể.

Tất nhiên là khả năng quân NATO vào Ukraine xấp xỉ 0%.
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,879
Động cơ
98,021 Mã lực
Theo TTK của NATO nói thì họ đang điều một số quân, trước hết là hải quân và không quân về các nước phía Đông, và sau vài ngày thì sẽ có lục quân di chuyển về phía Đông. Không nói rõ cụ thể.

Tất nhiên là khả năng quân NATO vào Ukraine xấp xỉ 0%.
Đấy là cũng cố các nước Đông Âu, không có Ukraine vào đó
 

alansaint

Xe buýt
Biển số
OF-473287
Ngày cấp bằng
26/11/16
Số km
760
Động cơ
-5,224 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam
Cũng chưa chắc đâu cụ, quân dân Nga có thể giao nộp anh Putin thay cho chết cả nước vì anh ấy.
Nhìn gương Ukraine thì Phần Lan chắc sẽ gia nhập NATO để được an toàn do Nga mất hết uy tín, không tin được nữa.
Hôm trước tụi Nga nó cũng tập trận hạt nhân phản đòn để phòng hờ phần lan và thụy điển hoặc NATO tham chiến rồi. Thiết nghĩ nó xóa sổ mấy nước xung quanh Ucraina bằng hạt nhân thì Anh, Pháp, Mỹ hay NATO cũng chỉ đánh nhau bằng mồm với nó thôi.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,168
Động cơ
138,330 Mã lực
toàn bộ vũ khí nato đều vô dụng trong trận này
Trước đụng trận thì gáy to lắm nào là javelin stinger diệt sạch Nga
May còn giữ lại vk lx chứ ko là tạch sớm
 

AcidS

Xe điện
Biển số
OF-165369
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
4,395
Động cơ
479,782 Mã lực
Cuộc chiến này không biết có ảnh hưởng gì tới việc mua bán vũ khí của các nước với Nga không nhỉ? Theo danh sách này thì đội nào mua bán vũ khí với Nga sẽ bị hạn chế các loại lung tung pheng cả.
 

okaybn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-446407
Ngày cấp bằng
18/8/16
Số km
716
Động cơ
215,099 Mã lực
Ai khơi mào trước, 22/2 Ukr xâm phạm tấn công Nga trước, nên Nga mới trả đũa, giống 2008 Georgia tấn công lính Nga trước

Ngươi phạm ta ta ắt phạm ngươi

Nga và Ukrai dùng chung mẫu xe tăng. Mà thằng Ukrai tin chắc là nó ko điên đi chọc thằng Nga trước. 99% là vở kịch được dựng lên làm cái cớ đánh nhau thôi.

ps/ Gay to rồi, liên minh gửi vũ khí vào, hy vọng quá trình vận chuyển máy bay của Nato ko bị bắn rụng. Từ đó thành cái cớ để 2 phen Nga và Nato chính thức bem nhau.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 25/2 cho biết liên minh đang triển khai lực lượng phản ứng sẵn sàng chiến đấu và sẽ gửi vũ khí cho Ukraine, bao gồm cả các hệ thống phòng không, Reuters đưa tin.




Trong khi đó, các phương tiện quân sự Ukraine đang tiến vào thủ đô Kiev để phòng thủ trước quân đội Nga, Bộ Nội vụ Ukraine cho hay. Theo phóng viên của Kiev Independent, quân đội Ukraine muốn tiến hành chiến tranh đô thị chống lại quân đội Nga, với hàng chục nghìn người đã nhận súng và bom xăng.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,168
Động cơ
138,330 Mã lực
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top