- Biển số
- OF-793027
- Ngày cấp bằng
- 11/10/21
- Số km
- 55
- Động cơ
- 21,380 Mã lực
- Tuổi
- 34
Sốc: Xe tăng Nga treo cờ... Liên Xô khi tiến vào Ukraine
26/02/22 14:30 GMT+72 liên quanGốc
Hình ảnh một chiếc xe tăng chủ lực Nga treo cờ Liên Xô dẫn đầu đoàn thiết giáp khi hành quân ở Ukraine, đã khiến truyền thông phương Tây bất ngờ.
Hình ảnh một chiếc xe tăng chủ lực của Nga treo cờ Liên Xô cũ, dẫn đầu đoàn thiết giáp tiến vào Ukraine, đã khiến truyền thông phương Tây bất ngờ.
Trong đoạn video được camera an ninh ghi lại gần khu vực biên giới phía Bắc Ukraine, một chiếc xe tăng chủ lực của Nga, đã treo lá cờ đỏ Liên Xô dẫn đầu đoàn quân.
Đoàn thiết giáp hùng hậu của Nga tiến sau chiếc xe tăng treo cờ Liên Xô.
Trước đó, một đoạn video khác cũng ghi lại cảnh, chiếc xe tăng treo cờ Liên Xô tăng tốc, vượt qua hàng dài thiết giáp và cơ giới Nga đang di chuyển trên đường, sau đó vượt lên dẫn đầu đoàn phương tiện này.
Giới phân tích quân sự cho rằng, địa hình của Ukraine là cực kỳ thích hợp cho tác chiến bằng xe tăng, bằng chứng là Ukraine từng là "bãi chiến trường" cho những trận đấu tăng lớn bậc nhất lịch sử hồi Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Với đặc điểm địa hình bằng phẳng, nhiều thảo nguyên rộng lớn, xe tăng nói riêng và các loại cơ giới nói chung, sẽ rất dễ di chuyển ngay cả khi các tuyến đường lớn bị chặn lại.
Ngay từ hôm đầu tiên quân đội Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine, truyền thông thế giới đã lo sợ về một cuộc "chiến tranh chớp nhoáng" tại quốc gia này.
"Chiến tranh Chớp nhoáng" là một thuật ngữ ra đời từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đây là một học thuyết quân sự, được sử dụng để mô tả lối đánh tận dụng cơ giới hóa và tốc độ cao, luồn sâu vào lãnh thổ đối phương.
Với dàn thiết giáp hùng hậu của mình, Nga hoàn toàn có thể tái hiện một cuộc "chiến tranh Chớp nhoáng" ở Ukraine, như cách Đức từng làm với Ba Lan năm 1941.
Tuy nhiên trên thực tế, giới quan sát cho rằng chỉ có từ 30.000 tới 60.000 quân Nga tham chiến, đây là con số không đủ nhiều để có thể tạo ra một màn tiến quân ngoạn mục theo kiểu chiến tranh chớp nhoáng.
Về phía Ukraine, lực lượng tăng thiết giáp của nước này đã hầu như "im hơi lặng tiếng" suốt kể từ đầu cuộc xung đột. Đơn giản là do các xe tăng của Ukraine quá ít và yếu, không thể đối đầu với lực lượng Nga hùng hậu.
Ngược lại, Ukraine lại lựa chọn chiến thuật khá khôn ngoan, sử dụng nhiều tổ bộ binh diệt tăng theo kiểu du kích. Tuy nhiên, cách tác chiến này cũng không thể giúp Ukraine chặn được đà tiến quân của Nga, điều hiệu quả nhất mà Kiev có thể làm, là phá hủy cầu đường, để câu giờ. Nguồn ảnh: TH.
Trần Trân
26/02/22 14:30 GMT+72 liên quanGốc
Hình ảnh một chiếc xe tăng chủ lực Nga treo cờ Liên Xô dẫn đầu đoàn thiết giáp khi hành quân ở Ukraine, đã khiến truyền thông phương Tây bất ngờ.
Hình ảnh một chiếc xe tăng chủ lực của Nga treo cờ Liên Xô cũ, dẫn đầu đoàn thiết giáp tiến vào Ukraine, đã khiến truyền thông phương Tây bất ngờ.
Trong đoạn video được camera an ninh ghi lại gần khu vực biên giới phía Bắc Ukraine, một chiếc xe tăng chủ lực của Nga, đã treo lá cờ đỏ Liên Xô dẫn đầu đoàn quân.
Đoàn thiết giáp hùng hậu của Nga tiến sau chiếc xe tăng treo cờ Liên Xô.
Trước đó, một đoạn video khác cũng ghi lại cảnh, chiếc xe tăng treo cờ Liên Xô tăng tốc, vượt qua hàng dài thiết giáp và cơ giới Nga đang di chuyển trên đường, sau đó vượt lên dẫn đầu đoàn phương tiện này.
Giới phân tích quân sự cho rằng, địa hình của Ukraine là cực kỳ thích hợp cho tác chiến bằng xe tăng, bằng chứng là Ukraine từng là "bãi chiến trường" cho những trận đấu tăng lớn bậc nhất lịch sử hồi Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Với đặc điểm địa hình bằng phẳng, nhiều thảo nguyên rộng lớn, xe tăng nói riêng và các loại cơ giới nói chung, sẽ rất dễ di chuyển ngay cả khi các tuyến đường lớn bị chặn lại.
Ngay từ hôm đầu tiên quân đội Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine, truyền thông thế giới đã lo sợ về một cuộc "chiến tranh chớp nhoáng" tại quốc gia này.
"Chiến tranh Chớp nhoáng" là một thuật ngữ ra đời từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đây là một học thuyết quân sự, được sử dụng để mô tả lối đánh tận dụng cơ giới hóa và tốc độ cao, luồn sâu vào lãnh thổ đối phương.
Với dàn thiết giáp hùng hậu của mình, Nga hoàn toàn có thể tái hiện một cuộc "chiến tranh Chớp nhoáng" ở Ukraine, như cách Đức từng làm với Ba Lan năm 1941.
Tuy nhiên trên thực tế, giới quan sát cho rằng chỉ có từ 30.000 tới 60.000 quân Nga tham chiến, đây là con số không đủ nhiều để có thể tạo ra một màn tiến quân ngoạn mục theo kiểu chiến tranh chớp nhoáng.
Về phía Ukraine, lực lượng tăng thiết giáp của nước này đã hầu như "im hơi lặng tiếng" suốt kể từ đầu cuộc xung đột. Đơn giản là do các xe tăng của Ukraine quá ít và yếu, không thể đối đầu với lực lượng Nga hùng hậu.
Ngược lại, Ukraine lại lựa chọn chiến thuật khá khôn ngoan, sử dụng nhiều tổ bộ binh diệt tăng theo kiểu du kích. Tuy nhiên, cách tác chiến này cũng không thể giúp Ukraine chặn được đà tiến quân của Nga, điều hiệu quả nhất mà Kiev có thể làm, là phá hủy cầu đường, để câu giờ. Nguồn ảnh: TH.
Trần Trân