Cuối cùng sau 22 năm cầm quyền, chiến lược kết nối với Tây Âu bằng khí đốt để đổi lấy hợp tác và an ninh cho Nga của Putin đã thất bại.
Một lần nữa, Mỹ lại thắng trong ván cờ địa chính trị: châu Âu bị chia rẽ và suy yếu, Nga bị cô lập, Tây Âu tiếp tục lệ thuộc Mỹ, Đông Âu và các nước hàng xóm của Nga càng coi Mỹ là cứu tinh.
Cái sao siêu của Mỹ là Mỹ trả giá rất ít, gần như không mất gì, chỉ gần châm ngòi đốt một quả pháo nhỏ (là Maidan ở Ucraina) mà thu được lợi ích ở mức chiến lược lâu dài.
Mỹ có ưu thế cực kỳ lớn là mâu thuẫn sẵn có, sự cảnh giác và e ngại nhau sẵn có giữa các nước trong lục địa, và cũng vì thế nên Mỹ vừa dễ dàng thao túng tình hình, mà các nước lục địa lại luôn cần đến Mỹ.
Nếu nhìn bằng con mắt của các nước châu Âu (trừ Nga) thì phải công nhận một thực tế là nhờ có Mỹ và Nato mà an ninh châu Âu mới được như 70 năm qua, trước khi có Nato với Mỹ lãnh đạo, châu Âu đánh lẫn nhau liên miên hàng trăm năm, đủ loại liên minh, hiệp ước ra đời rồi bị xé bỏ, cho nên nhu cầu vào Nato của các nước châu Âu là rất hiển nhiên, nhưng điều này lại đe dọa an ninh của Nga.
Bất hạnh cho nước Nga vĩ đại là nó lại mâu thuẫn với trật tự của Mỹ, hiện nay ngay cả Putin có đạt mục đích gì đi nữa thì cái đạt được đó cũng là một sự giật lùi quay trở lại quá khứ ở một mức độ thấp hơn.
Putin dù tài năng đến đâu cũng phải gánh gánh nặng quá nặng do lịch sử thất bại của nước Nga để lại, cố quá dễ thành quá cố, nếu tiếp tục muốn dùng vũ lực (các biện pháp khác đã thất bại) để lấy lại những gì đã mất cho nước Nga, Putin có rủi ro đi lại vết xe đổ của Hitler, người đã hồi phục nước Đức từ thất bại và tình trạng bi đát, nhục nhã sau thế chiến 1 nhưng rồi lại đưa nước Đức vào con đường thất bại lần nữa trong thế chiến 2.