[Funland] Tình hình Campuchia

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Trong những tháng gần đây, Chính phủ Campuchia liên tục có những tuyên bố thể hiện sự ngưỡng mộ và mật thiết đối với Trung Quốc. Ngày 3/8, Phó Thủ tướng Hor Namhong nói rằng sự phát triển của Campuchia "không thể tách rời" sự viện trợ của Trung Quốc. Phát ngôn viên Hội đồng Bộ trưởng Campuchia Phay Siphan khẳng định: "Nếu không có viện trợ của Trung Quốc, chúng ta sẽ chẳng đi đến đâu". Những nhận xét như vậy là ví dụ rõ ràng nhất cho thấy tính chất của mối quan hệ Campuchia - Trung Quốc.

Điều đáng nói, mối quan hệ này ở thời “không xưa lắm” lại hoàn toàn khác. Năm 1988, ông Hun Sen đã từng miêu tả Trung Quốc là "gốc rễ của tất cả mọi thứ ma quỷ" đang tồn tại ở đất nước ông. Mười hai năm sau, năm 2000, ông Hun Sen đã thay đổi khi gọi Trung Quốc là “người bạn đáng tin cậy nhất" của Campuchia? Vậy tại sao lại có sự thay đổi như vậy?

Sau những mâu thuẫn về một số vấn đề trong quá khứ, mối quan hệ Campuchia – Trung Quốc bắt đầu có những chuyển biến trong khoảng năm 1996, 1997. Ngày 18/7/1996, ông Hun Sen đã được mời tới thăm Trung Quốc. Bắc Kinh lúc đó khẳng định rằng, ông Hun Sen là người có thể tác động để cải thiện mối quan hệ hai nước.

Bắc Kinh đã cử cả máy bay ra đón, khiến ông Hun Sen rất hài lòng. Ngay trước khi lên máy bay, ông đã tuyên bố rằng chuyến thăm sẽ kết thúc những hoài nghi trong quá khứ. Trong 5 ngày ở Trung Quốc, ông đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng, ký một thỏa thuận mới về thương mại và đầu tư.

Theo ông David, phấn chấn với kết quả chuyến thăm Trung Quốc, tháng 71997 Thủ tướng Hun Sen đã phát động một cuộc đảo chính chống lại Funcinpec, lật đổ các chính trị gia của đảng này trong hệ thống chính phủ. Kết quả, Campuchia bị cắt giảm tài trợ từ phương Tây. ASEAN cũng tạm ngừng kết nạp nước này. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đã có cơ hội thân thiết hơn với Phnom Penh bằng các gói viện trợ. Từ đó, ông Hun Sen tự tin rằng, Bắc Kinh sẽ sát cánh cùng với chính phủ của ông.

The Diplomat cho rằng dù ông Hun Sen cho rằng “Không ai có thể mua chuộc Campuchia”, nhưng hầu hết chuyên gia đều không nhận định như vậy.

The Diplomat dẫn lời chuyên gia người Campuchia Sophal Ear, phó giáo sư về ngoại giao và quan hệ quốc tế tại trường Occidental College ở California nhận định, Campuchia dường như đang thực hiện thay các chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Ông nói: "Một đất nước không có chính sách đối ngoại riêng”.

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Campuchia, nhưng trong những năm gần đây Trung Quốc đã dần trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở đây.

Bài luận có tựa đề “Những lợi ích chiến lược của Trung Quốc ở Campuchia” của ông Sophal cùng đồng nghiệp Sigfrido có đoạn viết: “Các tập đoàn nhà nước khổng lồ của Bắc Kinh đã đầu tư hàng tỷ USD vào các đập nước, các mỏ dầu, đường cao tốc, ngành dệt may…của Campuchia”. Quanh thủ đô Phnom Penh có rất nhiều biển bằng chữ Trung Quốc quảng cáo cho hàng loạt dự án từ các căn hộ sang trọng tới các con đường hay các bệnh viện điều trị ung thư.

Giáo sư Bronson Percival, Cố vấn cao cấp thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược (trước đây là Trung tâm Phân tích Hải quân) tại Virginia, Mỹ, mô tả Trung Quốc là "người bảo lãnh an ninh của Campuchia". Có nghĩa là, dưới sự bảo trợ của Trung Quốc, ông Hun Sen sẽ thoải mái hơn nếu phải đối mặt với các chỉ trích quốc tế. Quan trọng hơn, đầu tư của Trung Quốc giúp Campuchia đạt được những tiến bộ về kinh tế. Trong khi đó, các cử tri nước này lại quan tâm tới những thứ như con đường mới, các hàng hóa nhập khẩu giá rẻ thay vì ngoại giao của Campuchia.

Theo The Diplomat, tình hình hiện tại cho thấy chính phủ Campuchia sẽ không thay đổi, thậm chí còn phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc.
 

en lờ 100

Xe buýt
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
526
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Em hóng các cụ chuyên gia bình luận nhà anh độc nhãn long...chừng nào 16 chữ vàng hết chói sáng trên đầu anh trán hói thì mới sợ,còn bây giờ đừng nói 1 mình anh độc nhãn,chấp cả lò nhà nó luôn,nói cho các cụ yên tâm.b-)
 

phiendasau

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-334448
Ngày cấp bằng
12/9/14
Số km
6,754
Động cơ
331,418 Mã lực
Trong những tháng gần đây, Chính phủ Campuchia liên tục có những tuyên bố thể hiện sự ngưỡng mộ và mật thiết đối với Trung Quốc. Ngày 3/8, Phó Thủ tướng Hor Namhong nói rằng sự phát triển của Campuchia "không thể tách rời" sự viện trợ của Trung Quốc. Phát ngôn viên Hội đồng Bộ trưởng Campuchia Phay Siphan khẳng định: "Nếu không có viện trợ của Trung Quốc, chúng ta sẽ chẳng đi đến đâu". Những nhận xét như vậy là ví dụ rõ ràng nhất cho thấy tính chất của mối quan hệ Campuchia - Trung Quốc.

Điều đáng nói, mối quan hệ này ở thời “không xưa lắm” lại hoàn toàn khác. Năm 1988, ông Hun Sen đã từng miêu tả Trung Quốc là "gốc rễ của tất cả mọi thứ ma quỷ" đang tồn tại ở đất nước ông. Mười hai năm sau, năm 2000, ông Hun Sen đã thay đổi khi gọi Trung Quốc là “người bạn đáng tin cậy nhất" của Campuchia? Vậy tại sao lại có sự thay đổi như vậy?

Sau những mâu thuẫn về một số vấn đề trong quá khứ, mối quan hệ Campuchia – Trung Quốc bắt đầu có những chuyển biến trong khoảng năm 1996, 1997. Ngày 18/7/1996, ông Hun Sen đã được mời tới thăm Trung Quốc. Bắc Kinh lúc đó khẳng định rằng, ông Hun Sen là người có thể tác động để cải thiện mối quan hệ hai nước.

Bắc Kinh đã cử cả máy bay ra đón, khiến ông Hun Sen rất hài lòng. Ngay trước khi lên máy bay, ông đã tuyên bố rằng chuyến thăm sẽ kết thúc những hoài nghi trong quá khứ. Trong 5 ngày ở Trung Quốc, ông đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng, ký một thỏa thuận mới về thương mại và đầu tư.

Theo ông David, phấn chấn với kết quả chuyến thăm Trung Quốc, tháng 71997 Thủ tướng Hun Sen đã phát động một cuộc đảo chính chống lại Funcinpec, lật đổ các chính trị gia của **** này trong hệ thống chính phủ. Kết quả, Campuchia bị cắt giảm tài trợ từ phương Tây. ASEAN cũng tạm ngừng kết nạp nước này. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đã có cơ hội thân thiết hơn với Phnom Penh bằng các gói viện trợ. Từ đó, ông Hun Sen tự tin rằng, Bắc Kinh sẽ sát cánh cùng với chính phủ của ông.

The Diplomat cho rằng dù ông Hun Sen cho rằng “Không ai có thể mua chuộc Campuchia”, nhưng hầu hết chuyên gia đều không nhận định như vậy.

The Diplomat dẫn lời chuyên gia người Campuchia Sophal Ear, phó giáo sư về ngoại giao và quan hệ quốc tế tại trường Occidental College ở California nhận định, Campuchia dường như đang thực hiện thay các chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Ông nói: "Một đất nước không có chính sách đối ngoại riêng”.

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Campuchia, nhưng trong những năm gần đây Trung Quốc đã dần trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở đây.

Bài luận có tựa đề “Những lợi ích chiến lược của Trung Quốc ở Campuchia” của ông Sophal cùng đồng nghiệp Sigfrido có đoạn viết: “Các tập đoàn nhà nước khổng lồ của Bắc Kinh đã đầu tư hàng tỷ USD vào các đập nước, các mỏ dầu, đường cao tốc, ngành dệt may…của Campuchia”. Quanh thủ đô Phnom Penh có rất nhiều biển bằng chữ Trung Quốc quảng cáo cho hàng loạt dự án từ các căn hộ sang trọng tới các con đường hay các bệnh viện điều trị ung thư.

Giáo sư Bronson Percival, Cố vấn cao cấp thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược (trước đây là Trung tâm Phân tích Hải quân) tại Virginia, Mỹ, mô tả Trung Quốc là "người bảo lãnh an ninh của Campuchia". Có nghĩa là, dưới sự bảo trợ của Trung Quốc, ông Hun Sen sẽ thoải mái hơn nếu phải đối mặt với các chỉ trích quốc tế. Quan trọng hơn, đầu tư của Trung Quốc giúp Campuchia đạt được những tiến bộ về kinh tế. Trong khi đó, các cử tri nước này lại quan tâm tới những thứ như con đường mới, các hàng hóa nhập khẩu giá rẻ thay vì ngoại giao của Campuchia.

Theo The Diplomat, tình hình hiện tại cho thấy chính phủ Campuchia sẽ không thay đổi, thậm chí còn phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc.
Cụ yên tâm! Dù Khựa nó có đổ bao nhiêu tiền nhưng mỗi khi chính trường có biến thi anh Hun chỉ biết qua hỏi anh Vịt thôi!
 

VW Golf01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451884
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
1,694
Động cơ
223,745 Mã lực
Tuổi
25
Điều đáng nói, mối quan hệ này ở thời “không xưa lắm” lại hoàn toàn khác. Năm 1988, ông Hun Sen đã từng miêu tả Trung Quốc là "gốc rễ của tất cả mọi thứ ma quỷ" đang tồn tại ở đất nước ông. Mười hai năm sau, năm 2000, ông Hun Sen đã thay đổi khi gọi Trung Quốc là “người bạn đáng tin cậy nhất" của Campuchia? Vậy tại sao lại có sự thay đổi như vậy?
Việc gì bác phải hỏi "Vậy tại sao lại có sự thay đổi như vậy?"

Nếu tôi không nhầm, năm 1979, Bắc Hàn và Nam Hàn còn oánh nhau chí tử ở biên giới, rồi đủ thứ Bè lũ ********* bá quyền được cả 2 phía tung ra, nhẩy??!!
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Khi nhà phân tích chính trị nổi tiếng Kem Lay bị bắn chết thê thảm tại Phnom Penh vào tháng trước, đám đông dân chúng đề phòngcảnh sátcan thiệp vào bằng chứng, đãcố gắngngăn chặn nhà chức trách di chuyển thi thể. Thật quái lạ khi đám đông giận dữ hét lên “youn” (một thuật ngữ ám chỉ một cách xúc phạm người Việt Nam) vào cảnh sát, buộc tội họ là người Việt Nam. Làm thế nào họ có thể đồng thanh và nhất trí – khi không có bất kỳ cơ sở nào- xem viên sĩ quan là người Việt chỉ vì hành động của anh này được có thể phương hại đến một vị anh hùng Khmer vốn tuyên truyền rất nhiều những ý tưởng về Việt Nam. Những lời cáo buộc kiểu đó chẳng mấy xa lạ – trong các cuộc biểu tình năm 2014 , những người biểu tình tại Freedom Park đã chế giễu nhân viên bảo vệ bằng cách gọi họ là “Yuon” vì một lý do tương tự (mặc dù họ thực sự là người Khmer) – do đó đã nảy sinh phản ứng bạo lực. Trong một số trường hợp lời lăng mạ như vậy có thể dẫn tới đám đông đánh chết nạn nhân rồi bu vào hôi của chỉ vì nạn nhân là người Việt.
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Việc gì bác phải hỏi "Vậy tại sao lại có sự thay đổi như vậy?"

Nếu tôi không nhầm, năm 1979, Bắc Hàn và Nam Hàn còn oánh nhau chí tử ở biên giới, rồi đủ thứ Bè lũ ********* bá quyền được cả 2 phía tung ra, nhẩy??!!
Có phải em hỏi đâu. Tài liệu trên mạng lấy về chia sẻ cùng các cụ thôi mà.

Hiện đã có một số phương tiện truyền thông bằng tiếng Anh thuộc Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) đặc biệt được Sam Rainsy và Kem Sokh dùng để khai thác tâm lý chống Việt Nam. Nhưng điều quan trọng phải lưu ý rằng tình cảm chống Việt phổ biến hơn và vượt hẳn tầm CNRP. Lãnh đạo của Đảng Liên đoàn Dân chủ Khem Veasna (vốn chỉ giành được hơn 1% số phiếu trong cuộc bầu cử năm 2013, để thành đảng phái lớn thứ tư) nổi tiếng với luận điệu huênh hoang chống nhập cư kì quái (luôn nhằm duy nhất vào Yuon) có thể làm ngay cả Donald Trump phải cảm thấy xấu hổ. Sự phát triển gần đây của đảng Sức mạnh Khmer của Soun Serey Ratha cũng dựa hoàn toàn vào luận điệu tương tự, rằng phải “tống cổ bọn Youn khỏi đất Campodia” – Một cựu lính RCAF lưu vong từ Canada, người đã kêu gọi một cuộc đảo chánh của quân đội – luôn luôn nhấn mạnh tính cấp bách của việc “giải phóng Campodia khỏi chế độ bù nhìn của Việt Nam.”

Chẳng có gì mới trong những luận điệu này, chính sách khủng bố và ngược đãi người Việt đã là chủ thuyết chính trị chính kể từ thời chính phủ Lon Nol thập niên 70. Những vụ thảm sát bạo lực nhắm vào người Campuchia gốc Việt năm 1970 dưới bàn tay của Lon Nol – vốn bị số đông dân chúng Campuchia gần như hoàn toàn quên lãng – báo động một thực tế là tướng Lon Nol đã có thể khai thác tình cảm chống Việt để giảm bớt sự bất bình của quần chúng về thực tế là chế độ quân chủ được yêu quý đã bị xóa bỏ lần đầu tiên sau 1000 năm. Vì vậy, một nghiên cứu mới – cùng với bằng chứng đặc biệt mới xuất hiện tại tòa án Khmer Đỏ – cho thấy chế độ Khmer Đỏ không chỉ là một cỗ máy giết người hoang tưởng tự hủy diệt, một chế độ giết người hàng loạt dẫn đến sụp đổ là mà còn là kết quả của một mục tiêu địa chính trị sâu thẳm nhằm của loại trừ một cách có hệ thống ảnh hưởng của Việt Nam ra khỏi cộng đồng chính trị Campuchia . Không một người Việt Nam nào ở lại Campuchia trong chế độ Democratic Kampuchea được cho là đã sống sót và vì lý do này mà từ “diệt chủng” được sử dụng trong phương cách chính quyền này thanh tẩy người Việt.
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Hoa Kỳ đưa vụ “Campuchia vi phạm nhân quyền” ra Liên Hiệp Quốc

Ngày 13/9, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua một dự thảo nghị quyết để đệ trình lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong phiên họp vào cuối tháng này ở Geneva, lên án “tình hình mất nhân quyền”, sự “lạm dụng quyền lực” và “áp bức các nhóm đối lập chính trị” của chính quyền Campuchia.

Nghị sĩ Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Ngoại vụ Quốc hội Mỹ tuyên bố rằng, chính phủ của Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã tiếp tục đàn áp các nhóm đối lập chính trị và các nhà hoạt động đối lập tự do, những người phản đối chính sách của mình.

Tại Geneva cuối tháng này, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ triệu tập phiên họp thường kỳ lần thứ 33 của mình với chương trình nghị sự bao gồm cả việc trình bày báo cáo sơ bộ về nhân quyền ở Campuchia.
 

inovavgj

Xe container
Biển số
OF-38227
Ngày cấp bằng
14/6/09
Số km
9,288
Động cơ
510,235 Mã lực
Nơi ở
Định Công - Hoàng Mai
mẽo EU ủng hộ nhân quyền và đối lập Cam , chính chủ Cam thì thân trung để đối trọng

tương lai bất ổn dài
 

Minhnd

Xe container
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
5,840
Động cơ
563,124 Mã lực
Ngày xưa ông Nguyễn Công Trứ bỏ mất Trấn Tây chứ không thì giờ khác nhiều CCCM nhỉ?
Vào năm Minh Mạng thứ 16 (1836), nhà vua đã nghe chuẩn tấu của Trương Minh Giảng, lập đất Cao Miên thành quận huyện của Đại Nam, đặt tên là thành Trấn Tây.
 

cogangmuaxe

Xe điện
Biển số
OF-372266
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
2,900
Động cơ
267,230 Mã lực
Tôi đã nói với các cụ rồi, 2 phe Cambodia diễn thôi. Khi nào muốn lèn VN, Hunsen xúi bọn kia biểu tình, Hunsen đem cảnh sát ra, ý bảo với VN là tôi gần phê các ông hơn chúng nó nhé. Chứ thực ra như nhau. Chính Hunsen có khi còn chống VN hơn bọn đối lập chứ chẳng chơi
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực


Bất chấp trực thăng, tàu chiến, phe đối lập Campuchia không lui
Theo báo The Cambodia Daily, hôm qua (14-9), tại trụ sở Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập, nghị sĩ Son Chhay nói chuyện với khoảng 100 người ủng hộ và khẳng định sẽ tiếp tục tiến hành kế hoạch biểu tình ôn hòa ở Phnom Penh.

Ông Chhay tuyên bố nhắm vào chính quyền: “Chúng tao không sợ kiểu đe dọa của chúng mày. Tao muốn nói rằng cách chúng mày sử dụng vũ khí để dọa nạt chúng tao là bất hợp pháp”.
“Chính phủ không thể sử dụng vũ khí để dọa nạt nhân dân. Nhiệm vụ của quân đội là bảo vệ an ninh và lãnh thổ. Tụi mày sử dụng quân đội quốc gia để đe dọa nhân dân của chúng mày. Đó là hành vi bất hợp pháp”, nghị sĩ Chhay lớn tiếng tố cáo.
(Báo Tuổi trẻ dịch là "tao", "mày" có vẻ kích động phết).
 

buonduale

Xe điện
Biển số
OF-102288
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
2,453
Động cơ
417,253 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Một đòng chí rất quan trọng trong bộ tổng vừa cho biết CPC lần này có biến thì chúng ta tuyệt đội ko can thiệp , nếu bên nào vi phạm biên giới thì bắn bỏ nhưng ko được sang đất bạn. Hun trước kia từng chịu ơn chúng ta nhưng nay đã vô ơn thì chúng ta chỉ đúng ngoài quan sát . Thời điểm xấu nhât thì ta cũng lập 1đ ảng Cam Tân cạnh tranh quyền lực với tất cả các đ ảng phái
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
9,672
Động cơ
562,737 Mã lực
CPC loạn như bây giờ là hậu quả của việc quay lưng lại với VN
Nhiều cụ cứ bám vào cái niềm tin còn Hunsen là yên tâm
Và cũng nhiều cụ lại lo lắng thái quá nếu oảng của Sam lên thì VN nguy
Nên nhớ rằng VN và CPC dù gì vẫn là láng giềng, Cam thằng nào lên thì cũng nhận thức được tầm quan trọng phải ổn định quan hệ này
Công kích VN là con bài để vận động phiếu, còn khi ngã ngũ rồi thì dù Hun hay Sam cũng sẽ không để quan hệ 2 bên trở nên quá xấu như thời Polpot. Đối với Cam đấy là bài học nhớ đời về việc để mâu thuẫn với VN đi quá xa rồi
Có thể Hun thì tốt hơn Sam, nhưng đừng nghĩ Sam lên thì mọi chuyện sẽ trở nên thảm họa.
Hành động của VN mới là quan trọng, ngay từ bây giờ phải xét lại việc chỉ chăm chăm dựa vào quan hệ oảng-oảng đi, mà phải hướng sang quan hệ nhân dân, quốc gia. CPC không phải là nước 1 oảng, thế nên cứ dựa vào kiểu quan hệ oảng-oảng như hiện thời thì còn gặp rắc rối dài dài, VN phải tôn trọng quyền tự quyết dân tộc của người ta, đừng để thiên vị bên này bên kia rồi đối lập nó lôi ra làm con bài chính trị
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực




Phát biểu tại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở Thụy Sĩ, Đại sứ Campuchia tại Liên Hiệp Quốc, ông Ney Samol cho biết nước này không hoan nghênh sự can thiệp từ bên ngoài vào tình hình nội bộ của Campuchia.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,773 Mã lực
Báo cáo hội nghị em thấy Ofer nhà ta vạn sự thông, trên mắng U cà dưới vả Thổ kỳ câu nào cũng đúng, nhưng mà dính đến hàng xóm thì trăm ông như chục, cứ là im hết, như iem.
Thế thì nên hiểu là sát nách là việc các anh, dân mạng khỏi nói.
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã hồi đáp sau khi bị Campuchia yêu cầu “truy tìm và nhận dạng những người sỉ nhục” Thủ tướng Hun Sen trên Facebook của ông này.

Tuyên bố hôm 30/8 dẫn lời người phát ngôn Lê Hải Bình nói: “Việc một nhóm người được cho là người Việt Nam bày tỏ ý kiến cá nhân của riêng họ trên mạng xã hội không phản ánh quan điểm của Việt Nam. Chúng tôi không đồng tình với việc sử dụng quyền tự do ngôn luận để xúc phạm cá nhân, bày tỏ thái độ kích động, cực đoan, chia rẽ tình cảm tốt đẹp giữa nhân dân hai nước”.

Trong lời kêu gọi của mình trước đó, Bộ Ngoại giao Campuchia cũng yêu cầu chính phủ Việt Nam “trừng phạt” những người được cho là công dân Việt chỉ trích ông Hun Sen nhằm bảo vệ “danh dự và phẩm giá của nhà lãnh đạo Campuchia”.
 

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,467
Động cơ
387,461 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cam xây dựng xã hội quân chủ lập hiến theo mầu sắc Việt nam thì có phải ngon không.
 

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,041
Động cơ
323,265 Mã lực
Em nghe đồn là mình có kịch bản cho tình hình CPC sau Hunsen rồi, ko phải lo.
Bên nó bây giờ quân đội vẫn thực quyền, và người của Hunsen nắm quân đội.
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
3,569
Động cơ
582,403 Mã lực
Tìm hiểu ân oán Việt Nam- Cambodia

Cuốn “When broken glass floats” của Chanrithy Him trở thành một cuốn sách bán chạy khắp thế giới, bởi câu chuyện rùng rợn của một đứa trẻ sống dưới chế độ Khơ-me Đỏ. Câu cuối cùng, Chanrithy viết: “…thoát chết trong gang tấc, và trái tim cô gái nhỏ thắt lại, bởi cùng với nỗi khổ hạnh đã qua, cô nhìn thấy đất nước Campuchia đang chuẩn bị chìm trong bóng tối cuộc xâm lược từ một kẻ thù truyền kiếp: Việt Nam”.

https://nghiencuulichsu.com/2016/09/09/tim-hieu-an-oan-viet-nam-cambodia/

Cuối cùng, chịu không nổi những cuộc đụng độ và tàn sát dã man, cộng với lý do cho là Campuchia cấu kết với Trung Quốc, Việt Nam quyết định chính thức kết thúc mối quan hệ đồng minh lúc đó chỉ còn trên danh nghĩa và lật đổ chính quyền Khmer Đỏ bằng vũ lực. Lấy cớ Khmer phạm tội diệt chủng, quân VN tiến vào “giải phóng” Campuchia, lật đổ chính quyền của kẻ từng là đồng minh.

Tuy nhiên, VN không ĐÁNH rồi RÚT, mà dựng lên chính quyền bù nhìn thân Việt và bắt đầu thời kỳ hơn 10 năm đóng quân và ảnh hưởng. Trong khi người Việt gọi đây là cuộc giải phóng nước láng giềng anh em và giúp bạn xây dựng đất nước, chính bản thân người Cam và hầu hết các tư liệu lịch sử ngoài biên giới VN lại cho rằng đây là cuộc xâm lược – (invasion).

Tại sao người Cam coi VN là quân xâm lược? Một lý giải cho cách hiểu này là do VN không bó hẹp các hoạt động của mình tại Cam trong phạm vi quân sự để tiêu diệt tàn quân Khmer, mà nhúng tay quá sâu vào chính trường, áp đặt ảnh hưởng của mình lên chính trường Campuchia, hoặc có những chính sách thiếu khôn khéo khiến nhiều người Cam cho rằng VN không chỉ kết thúc chế độ diệt chủng mà còn đang lũng đoạn hệ thống chính trị Cam. Cần phải phân biệt rõ ràng hai chuyện này với nhau, vì đây là hai thái độ tình cảm riêng biệt. Họ mang ơn vì một chuyện (Khmer Đỏ), nhưng mang oán vì một chuyện hoàn toàn khác (thao túng chính trị).

Trong thời kỳ trụ lại Campuchia, Việt Nam bị dư luận thế giới lên án mạnh mẽ với lý do đã dùng vũ lực chiếm đóng nước khác. Nhiều tư liệu cho rằng các quyết định của chính quyền Campuchia trong thời kỳ này đều phải qua sự kiểm duyệt cuối cùng của VN. Mỗi bộ trưởng Cam đều đi kèm một cố vấn người Việt, chưa kể các cố vấn cho thứ trưởng. 80 nước trên thế giới và Liên Hiệp Quốc công nhận chính quyền Khmer Đỏ là chính quyền duy nhất đại diện cho Campuchia, phủ nhận chính quyền bù nhìn do VN lập nên. Nhiều quốc gia dù CÔNG NHẬN CÔNG TRẠNG của VN trong việc xóa bỏ chế độ man rợ của Khmer Đỏ, nhưng lại không tin rằng ý đồ nguyên thủy của VN là thực sự muốn kết thúc chế độ diệt chủng Khmer. Nhiều nước coi việc VN đánh đổ Khmer chỉ là hệ quả phụ của một ván bài chính trị sau khi Khmer tấn công dân thường VN và không còn là đồng minh của chính quyền VN.

Người Việt lâu nay vốn hay coi thường người Cam, cộng thêm sự kiêu hãnh/ thậm chí thành kể cả ngạo mạn của kẻ tự cho mình là quân giải phóng cứu dân Cam khỏi họa diệt chủng, sự mù mờ dối trá của môn lịch sử đang giảng dạy tại nhà trường (mà thực chất là môn chính trị học, sàng lọc sự kiện)… là những lý do khiến Việt Nam thiếu sự đề phòng với đất nước láng giềng vẫn còn như con thú bị thương này.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top